- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi ngữ văn lớp 6 kì 1, cuối kì 2 2024 - 2025 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm 13 FILE trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn lớp 6 kì 1, cuối kì 2 2024 về ở dưới.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất.
Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.
Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc.
Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành 5 mảnh, biến thành 5 hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp.
Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện Sự tích ngũ hành sơn thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của ông cụ. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của cô gái C. Lời của nhà vua.
Câu 3. Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa?
A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân.
C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại.
Câu 4. Trong câu : «Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt» có mấy từ phức ?
A. Ba từ phức. B. Có 3 từ
C. Hai từ phức D. Không có từ phức nào.
Câu 5. Câu : «Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. Biện pháp tu từ nhân hoá. B. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
C. Biện pháp tu từ hoán dụ. D. Biện pháp tu từ so sánh.
Câu 6. Điều gì khiến vua sai quan quân đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ.
A. Cô gái xinh đẹp
B. Cô gái thông minh và xinh đẹp.
C. Cô gái xinh đẹp và có tấm lòng nhân hậu.
D. Cô gái có sức mạnh kì diệu.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích ngũ hành sơn ?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.
Câu 8. Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo ?
A. Vì họ là những người nghèo khổ.
B. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người.
C. Vì họ là những người tiên.
D. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện quả trứng trong tác phẩm?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ gặp lại người thân sau bao ngày xa cách.
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.
Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. Em bé B. Người mẹ C. Ông sư D.Bông hoa
Câu 5: Em bé đã làm gì để mẹ khỏi bệnh?
A. Lập tức đun thuốc chữa bệnh cho mẹ
B. Em bé đi tìm thuốc cho mẹ,
C. Em bé nhờ thầy lang chữa bệnh cho mẹ
D. Em được ông sư cho bông hoa cúc về cứu mẹ
Câu 6. Vì sao em bé xé các cánh hoa cúc ra vô số cánh nhỏ li ti?
A. Vì muốn mẹ hết bệnh và sống thật lâu.
B. Vì thích xé những cánh hoa.
C. Vì mong cho mẹ sống thật lâu.
D. Vì không thích bông hoa cúc.
Câu 7. Từ «Liêu Chi» trong văn bản là từ loại gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
BỘ ĐỀ LỚP 6
BỘ ĐỀ ÔN TẬP LỚP 6 NGỮ LIỆU NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH SGK
MỤC LỤC (276 trang)
MỤC LỤC (276 trang)
STT | THỂ LOẠI | NỘI DUNG | TRANG |
1 | I. TRUYỆN CỔ TÍCH, TRUYỀN THUYẾT, ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN NGÁN 1. TRUYỆN CỔ TÍCH – TRUYỀN THUYẾT. 2. TRUYỆN ĐỒNG THOẠI 3. TRUYỆN NGẮN | 22 ĐỀ 15 ĐỀ 17 ĐỀ | 1-62 63-102 103-158 |
2 | II. THƠ, THƠ LỤC BÁT | 18 ĐỀ | 159 |
203 | |||
3 | III. DU KÍ HỒI KÍ | 5 ĐỀ | 203 |
214 | |||
4 | IV. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN | 12 ĐỀ | 214 |
242 | |||
5 | V. VĂN BẢN THÔNG TIN | 9 ĐỀ | 243 |
276 | |||
TỔNG | 98 ĐỀ | 276 |
I. TRUYỆN NGẮN TRUYỆN CỔ TÍCH VÀ TRUYỆN ĐỒNG THOẠI
1. TRUYỆN CỔ TÍCH – TRUYỀN THUYẾT
ĐỀ SỐ 1:I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH NGŨ HÀNH SƠN
Ngày xưa, có một ông cụ già sống một thân một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng. Một hôm, tự nhiên ngoài biển khơi có một vùng sóng gió nổi lên dữ dội làm bầu trời tối mịt. Hồi lâu có một con giao long rất lớn ngoi vào bờ, đẻ một quả trứng lớn. Sau đó, giao long lại trườn xuống biển đi mất.
Một lát sau, có một con rùa vàng to lớn từ ngoài khơi xuất hiện và đào đất chôn trứng vào bãi cát. Rùa giới thiệu là thần Kim Quy rồi bảo với ông lão phải chăm sóc quả trứng của Long Quân cho cẩn thận. Đồng thời, để phòng vệ, thần Kim Quy ban cho ông lão một cái móng thần kỳ.
Thời gian trôi qua, quả trứng càng ngày càng lớn. Một hôm, gian lều của ông cụ bị những tên vô lại đốt cháy. Ông cụ cầu cứu móng rùa. Bỗng nhiên, trong lòng trứng hiện ra một cái hang đá có đủ giường chiếu sẵn sàng. Ông già vừa đặt mình xuống là ngủ thiếp ngay.
Giữa lúc đó thì một cô gái bé từ trong lòng trứng ra đời bên cạnh giường của ông già. Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi. Hàng ngày có những con khỉ hái hoa quả đến cho cô ăn, có những con chim cu tha bông đến dệt cho cô mặc.
Ông già ngủ một giấc dài tỉnh dậy lấy làm kinh ngạc khi thấy một thiếu nữ xinh đẹp ngồi bên cạnh mình, còn quả trứng bị vỡ thành 5 mảnh, biến thành 5 hòn núi đá to lớn, cỏ cây đã rậm rạp, chim chóc thú vật nhộn nhịp.
Từ đây, ông già dạy dỗ, săn sóc cô gái của Long Quân như con ruột của mình. Ngoài ra, hai người còn dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo.
Sau đó chẳng bao lâu, nhà vua nghe tin có nàng tiên xinh đẹp, bèn sai quan quân mang lễ vật đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ. Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Truyện Sự tích ngũ hành sơn thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của ông cụ. B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của cô gái C. Lời của nhà vua.
Câu 3. Vì sao ông cụ lại cầu cứu móng rùa?
A. Vì gian liều của ông cụ bị đốt cháy. B. Vì bào vệ quả trứng của Long Quân.
C. Vì muốn sống sợ chết. D. Vì thấy không thể đối phó thắng nổi bọn vô lại.
Câu 4. Trong câu : «Còn ông già cưỡi lên lưng rùa đi biệt» có mấy từ phức ?
A. Ba từ phức. B. Có 3 từ
C. Hai từ phức D. Không có từ phức nào.
Câu 5. Câu : «Sữa ở mạch đá trong hang chảy ra nuôi cô gái bé lớn lên như thổi.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì ?
A. Biện pháp tu từ nhân hoá. B. Biện pháp tu từ ẩn dụ.
C. Biện pháp tu từ hoán dụ. D. Biện pháp tu từ so sánh.
Câu 6. Điều gì khiến vua sai quan quân đến cầu hôn và cưới cô gái về làm vợ.
A. Cô gái xinh đẹp
B. Cô gái thông minh và xinh đẹp.
C. Cô gái xinh đẹp và có tấm lòng nhân hậu.
D. Cô gái có sức mạnh kì diệu.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích ngũ hành sơn ?
A. Giải thích các hiện tượng thiên nhiên.
B. Ca ngợi tình cảm cộng đồng bền chặt.
C. Thể hiện sự cảm thương cho số phận người phụ nữ.
D. Giải thích nguồn gốc tục ăn trầu của người Việt.
Câu 8. Tại sao cả hai nhân vật đều dốc lòng làm việc thiện, cứu chữa dân nghèo ?
A. Vì họ là những người nghèo khổ.
B. Vì họ có tấm lòng nhân hậu và thương người.
C. Vì họ là những người tiên.
D. Vì họ được mọi người cưu mang và giúp đỡ.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự xuất hiện quả trứng trong tác phẩm?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Bằng trí tưởng tượng hoặc bằng trải nghiệm thực của mình, em hãy viết bài văn kể lại một giấc mơ gặp lại người thân sau bao ngày xa cách.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
ĐỀ SỐ 2:Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. - Lí giải được lí do nêu bài học ấy. | 1,0 | |
10 | - Nêu lí do dẫn đến sự xuất hiện của quả trứng. - Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này. | 1,0 | |
II | | VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một giấc mơ đẹp | 0,25 | |
| 1. Mở bài: Giới thiệu về giấc mơ sẽ kể. - Cách 1: Suy nghĩ về giấc mơ giấc mơ đẹp của em: Sự kì diệu của giấc mơ cho em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày. - Cách 2: Tình huống dẫn đến giấc mơ (một món quà, một kỉ niệm, trở lại nơi cùng người thân đã sống, nỗi khao khát được gặp người thân, ...). 2. Thân bài: - Giới thiệu chung về người thân: Người thân bây giờ ở đâu? Làm gì? Tình huống nào em gặp lại người thân? | | |
| - Khi gặp lại quan sát thấy người thân như thế nào? Diện mạo? Hình dáng? Y phục? Cử chỉ? Nét mặt? Động tác? Lời nói…(Chủ yếu tả người và hành động) - Người thân có những nét gì khác so với lúc trước khi xa không? (So sánh từ hình dáng bên ngoài với tính cách bên trong trước đó và bây giờ?) Nhận xét và suy nghĩ của em. - Nhớ và kể lại những kỉ niệm gắn bó với người thân. - Em và người thân đã trò chuyện như thế nào? Nói với nhau những gì? (Kể lại sinh động và lồng vào cảm xúc) - Cuối buổi gặp gỡ những việc gì xảy ra? Cảm xúc của em? - Cái gì đã đánh thức em dậy? Tâm trạng em như thế nào? Cảm xúc sâu lắng? | 2.5 | |
| 3. Kết bài: - Giấc mơ tan biến, trở về hiện thực, ấn tượng sâu sắc nhất của em và người thân là gì? - Cảm xúc của em ra sao, khi nhớ lại cuộc gặp gỡ này? - Em có cảm nghĩ gì? Sẽ làm gì để người thân vui lòng? Gợi ý bổ sung: Có thể người thân đã qua đời: (ông, bà, cô….) + Nhắc nhở em: Sống tốt, phấn đấu có tương lại sáng lạng hơn. + Là anh (hoặc chị) chết sớm (do lầm lỗi… hoặc tai nạn…) nhắc nhở em biết suy nghĩ chính chắn để có hành động đúng để người thân vui lòng ở cõi hư không | 0,5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,5 | |
| Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, hấp dẫn. | |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH BÔNG HOA CÚC
Ngày xưa, đã lâu lắm rồi, không ai còn nhớ rõ là tự bao giờ. Ở một vùng nọ có hai mẹ con rất nghèo sống với nhau. Người mẹ đau yếu luôn. Mắt bà mờ dần đi, còn tai thì ù không nghe rõ. Con gái bà còn rất nhỏ. Bệnh tình của người mẹ ngày một nặng thêm. Bà không ăn, không ngủ được. Em bé thương mẹ lắm. Em luôn luôn ở bên mẹ, nhưng cũng không thể làm cho mẹ khỏi bệnh được. Người ta bảo em rằng: ở một nơi kia, có ông thầy lang giỏi, nên em quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. Em đi suốt cả ngày đêm. Rồi một hôm em đến một ngôi chùa. Em vừa đói vừa mệt, nằm vật ra trước cổng chùa. Tấm lòng hiếu thảo của em động đến Trời Phật, nên một ông thầy chùa đi ra ngoài về, gặp thấy em, ông đưa vào chùa, và cho em ăn uống, nghe đầu đuôi câu chuyện. Thấy em hiếu thảo, ông đưa cho em một bông hoa Cúc, và dặn cách làm thuốc cho mẹ uống. Ông Sư còn cho em biết là bông Cúc có bao nhiêu cánh thì mẹ em sẽ sống thêm được bấy nhiêu năm. Em bé cám ơn rối rít, rồi mừng rỡ, em chào từ giã nhà sư ra về. Vì mong cho mẹ sống thật lâu, em ngồi xuống bên đường, lấy tay xé các cánh hoa cúc ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa Cúc có vô số cánh nhỏ li ti. Bà mẹ đã được chữa lành bệnh và sống rất lâu với người con gái hiếu thảo của mình. Ngày nay hoa Cúc là một trong những vị thuốc nam được dùng nhiều trong các đơn thuốc, có tên là Liêu Chi.
Câu 1. Truyện Sự tích bông hoa cúc thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết D. Thần thoại.
Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Thứ nhất. B. Thứ hai. C. Thứ ba. D. Không có ngôi kể
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
A. Miêu tả. B. Biểu cảm C. Tự sự D. Nghị luận
Câu 4: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?
A. Em bé B. Người mẹ C. Ông sư D.Bông hoa
Câu 5: Em bé đã làm gì để mẹ khỏi bệnh?
A. Lập tức đun thuốc chữa bệnh cho mẹ
B. Em bé đi tìm thuốc cho mẹ,
C. Em bé nhờ thầy lang chữa bệnh cho mẹ
D. Em được ông sư cho bông hoa cúc về cứu mẹ
Câu 6. Vì sao em bé xé các cánh hoa cúc ra vô số cánh nhỏ li ti?
A. Vì muốn mẹ hết bệnh và sống thật lâu.
B. Vì thích xé những cánh hoa.
C. Vì mong cho mẹ sống thật lâu.
D. Vì không thích bông hoa cúc.
Câu 7. Từ «Liêu Chi» trong văn bản là từ loại gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Đại từ
full file
THẦY CÔ TẢI NHÉ!