- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,118
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP SÁNG KIẾN ÂM NHẠC THCS MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file các file word gồm thư mục trang. Các bạn xem và tải sáng kiến âm nhạc thcs về ở dưới.
SỞ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BÌNH PHÖÔÙC
TRÖÔØNG THCS&THPT ĐỒNG TIẾN
******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG VIỆC SỬ DỤNG
DI SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
Ở TRƯỜNG THCS&THPT ĐỒNG TIẾN
Họ và tên : Trần Thị Anh
Chức vụ : Giáo viên
Bộ môn : Âm nhạc
Đơn vị : Trường THCS&THPT Đồng Tiến
Năm học : 2014- 2015
MỤC LỤC
Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………. 3
1. Lí do chọn đề tài……………………………………..………………… 3
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………..… 4
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………… 5
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 6
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………… 7
II. NỘI DUNG…………………………………………………………… 7
1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………… 7
2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………… 8
3. Khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản ………………………… 11
Bước 1 : Nghiên cứu, liệt kê tiết dạy sử dụng di sản………………………. 13
Bước 2 : Soạn giáo án (Một số giáo án minh họa) ……………………… 13
VD1.Âm nhạc 6 tiết 12 : Sơ lược về dân ca……………………………… 14
VD2.Âm nhạc 6 tiết 13 : Học hát Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) ………… 24
VD3.Âm nhạc 8 tiết12 : Học hát Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam) ……… 31
VD4.Âm nhạc 8 tiết14 : Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến……………… 41
Bước 3 : Tiến hành dạy học……………………………………………… 47
Một số hình ảnh giảng dạy……………………………………………… 47
4. Kết quả thực tiễn……………………………………………………… 51
C.KẾT LUẬN………………………………………………………......... 54
III. KẾT QUẢ TỪ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY……………………… 54
1. Bài học kinh nghiệm………………………………………………… 59
2. Đề xuất- Kiến nghị………………………………………………… 61
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.
Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọng dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường học. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường học.
Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực , sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh... Tóm lại, sử dụng di sản trong dạy học ở trường học có ý nghĩa toàn diện.
Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn: “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến”.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khi khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến, tôi hướng đến những nhiệm vụ sau:
1.Tiến hành nghiên cứu, liệt kê các tiết dạy lồng ghép sử dụng di sản trong dạy học :
+ Âm nhạc lớp 6 :
- Tiết 12 : Sơ lược về dân ca Việt Nam
- Tiết 13 : Học hát Đi cấy ( Dân ca Thanh Hóa)
- Tiết 15 : Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Tiết 27 : Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
+ Âm nhạc lớp 7 :
- Tiết 4 : Học hát Lí cây đa (Dân ca quan họ); Bài đọc thêm : Hội Lim
- Tiết 19 : Học hát Đi cắt lúa (Dân ca H’rê – Tây Nguyên)
- Tiết 21 : Một số thể loại bài hát
+ Âm nhạc lớp 8
- Tiết 4 : Học hát Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ)
- Tiết 12 : Học hát Hò ba lý (Dân ca Quảng Nam)
- Tiết 14 : Một số nhạc cụ dân tộc
- Tiết 32 : Sơ lược một số thể loại nhạc đàn
+Âm nhạc lớp 9 :
- Tiết 12 : Học hát Lí kéo chài ( Dân ca Nam bộ)
- Tiết 14 : Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
2. Soạn giáo án ( lồng ghép hiệu quả, phù hợp, không làm ảnh hưởng đến nội dung bài học)
3. Tiến hành hoạt động dạy học
4. Giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh
5. Đánh giá được thực trạng của việc khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến.
- Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS&THPT Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở đề tài này là Khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến. Quá trình nghiên cứu được chia làm ba giai đoạn như sau :
+ Giai đoạn 1: Học kì I năm học 2013-2014
+ Giai đoạn 2: Học kì II năm học 2013-2014
+ Giai đoạn 3: Học kì I năm học 2014-2015
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp so sánh - đối chứng - khai thác - vận dụng
- Phương pháp tổng kết
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG:
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng, văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường học. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường học.
Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh... Tóm lại, sử dụng di sản trong dạy học ở trường học có ý nghĩa toàn diện.
Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình Âm nhạc hiện hành, chứ không phải dạy về di sản.
Như vậy nội dung chương trình, chuẩn kiến thức- kĩ năng của môn Âm nhạc không thay đổi, chỉ thay đổi về phương tiện dạy học...
Việt Nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm nhạc ở THCS, chủ yếu là dùng 6 di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh- Bắc Giang, Ca trù, Hát xoan và Đờn ca tài tử Nam bộ. Ngoài ra, các loại di sản khác cũng có thể được khai thác và sử dụng sao cho linh hoạt và hiệu quả.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
a)Thực trạng hiện nay :
- Các giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc mới vừa tập huấn sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc.
- Việc khai thác, sử dụng tài liệu về di sản trong môn âm nhạc còn hạn chế.
- Đa số học sinh ít hiểu biết về các di sản văn hóa , từ đó khó hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản của đất nước, các em ít thích nghe ca trù, hát xoan, nhã nhạc…
Trước khi đi sâu vào việc áp dụng “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến”, bản thân tôi có làm một trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng của học sinh về việc am hiểu các di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc bằng câu hỏi sau :
? Em hãy kể tên các di sản văn hóa gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc ở nước ta mà em biết ?
Trả lời : Việt Nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm nhạc ở THCS, chủ yếu là dùng 6 di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là:
1. Nhã nhạc cung đình Huế 2. Ca trù
3. Không gian văn hóa cồng 4. Hát xoan
chiêng Tây Nguyên
5. Dân ca quan họ 6. Đờn ca tài tử Nam bộ
Phát phiếu trả lời cho học sinh, kết quả như sau:
-Trường THCS&THPT Đồng Tiến có đội ngũ giáo viên và học sinh đi thi giáo viên giỏi , học sinh giỏi đạt nhiều thành tích cao, đem lại niềm tự hào về cho nhà trường.
-Sở dĩ giáo viên và học sinh đạt được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm của các ban nghành và các cấp chính quyền. Đặc biệt nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo đúng chuyên ngành, tận tâm tận tình với công việc, với phương châm tất cả vì học sinh thân yêu. Bên cạnh đó phần đông học sinh có tinh thần học tập cao, có ý thức học tập rèn luyện, yêu thích ca hát, sinh hoạt tập thể…
- Khó khăn :
- Các giáo viên chưa được bồi dưỡng nhiều về chuyên môn âm nhạc, chưa được tham gia nhiều về các lớp tập huấn về giảng dạy môn âm nhạc, cách dạy truyền thống của phương pháp cũ vẫn còn tồn đọng sâu trong ý thức của nhiều giáo viên.
- Một số giáo viên chưa có lòng nhiệt tình, chưa có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy của mình, từ đó hạn chế luôn sự sáng tạo, tìm tòi cái mới trong quá trình dạy học.
- Đa phần các em tìm và thích nghe các thể loại nhạc trẻ theo xu hướng
( nhạc Hàn Quốc, nhạc chế….).
3. KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS&THPT ĐỒNG TIẾN
-Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nổ lực của tập thể giáo viên nhà trường,trường đã có rất nhiều thành tích trong công tác dạy và học. Cũng vậy, đối với bộ môn âm nhạc, học sinh và giáo viên có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy - học, có cơ hội mang những kiến thức và kỹ năng được học ở trường đề cọ xát với thực tế cụ thể như học sinh ở trường luôn tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của xã, của huyện…
-Từ điều kiện phát triển của cơ sở, và lợi thế của bộ môn đòi hỏi tình hình dạy và học Âm nhạc của trường phải ngày càng phát triển, khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh ngày càng phải nâng cao, kiến thức am hiểu ngày càng nhiều, càng sâu sắc và rộng.
-Bản thân tôi là giáo viên chuyên trách môn Âm nhạc, tôi có trách nhiệm đưa môn học đến gần với Học sinh của mình, tạo cho các em hứng thú với bộ môn Âm nhạc, ngày càng yêu thích hơn với bộ môn nghệ thuật này. Chính vì lẽ đó, bên cạnh những kiến thức chuyên ngành mà tôi đã được học, tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kiến thức mới của chuyên môn để áp dụng phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Dưới đây là một số cách khai thác tư liệu di sản cho môn Âm nhạc :
Có được cách khai thác tư liệu di sản cho môn Âm nhạc tôi tiến hành áp dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy bộ môn âm nhạc.
Và sau đây là các bước tôi đã khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến mà tôi đã áp dụng trong các tiết dạy của mình, nó thực sự mang lại sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học Âm nhạc.
Bước 1.Tiến hành nghiên cứu, liệt kê các tiết dạy lồng ghép sử dụng di sản trong dạy học :
+ Âm nhạc lớp 6 :
- Tiết 12 : Sơ lược về dân ca Việt Nam
- Tiết 13 : Học hát Đi cấy ( Dân ca Thanh Hóa)
- Tiết 15 : Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Tiết 27 : Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
+ Âm nhạc lớp 7 :
- Tiết 4 : Học hát Lí cây đa (Dân ca quan họ); Bài đọc thêm : Hội Lim
- Tiết 19 : Học hát Đi cắt lúa (Dân ca H’rê – Tây Nguyên)
- Tiết 21 : Một số thể loại bài hát
+ Âm nhạc lớp 8
- Tiết 4 : Học hát Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ)
- Tiết 12 : Học hát Hò ba lý (Dân ca Quảng Nam)
- Tiết 14 : Một số nhạc cụ dân tộc
- Tiết 32 : Sơ lược một số thể loại nhạc đàn
+Âm nhạc lớp 9 :
-Tiết 12 : Học hát Lí kéo chài ( Dân ca Nam bộ)
-Tiết 14 : Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
Bước 2. Soạn giáo án ( lồng ghép hiệu quả, phù hợp, không làm ảnh hưởng đến nội dung bài học)
Sau đây là một số giáo án bản thân tôi soạn có lồng ghép đưa di sản vào giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường THCS&THPT Đồng Tiến.
Ví dụ 1 :
Âm nhạc : 6
Tuần : 12
Tiết : 12
- Ôn tập bài hát: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
- Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4
- Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- HS hát thuộc bài hát Hành khúc tới trường và tập hát đuổi
- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4
- HS biết sơ lược về dân ca Việt Nam
2- Kỹ năng:
- Hát hòa giọng, diễn cảm, biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát.
3- Thái độ
- Giáo dục HS dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của ông cha ta để lại cần trân trọng giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên, TKBG, PP dạy học Âm nhạc, chuẩn KT-KN, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN….
2. Phương pháp
- Thuyết trình, trình bày tác phẩm, thực hành - luyện tập, trực quan…
3. Đồ dùng dạy học
- Đàn, máy, băng…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ôn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (sau khi ôn tập)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Kho tàng dân ca Việt Nam thật phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại với bản sắc rất riêng. Vậy dân ca là gì ? Do ai sáng tác? Các em cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay sau khi đã ôn tập thuần thục bài hát Hành khúc tới trường và bài TĐN số 4.
4. Củng cố, dặn dò
Củng cố : Hoạt động nhóm : Kể tên các bài dân ca mà em biết?
Nhóm 1 : Miền Bắc
Nhóm 2: Miền Trung
Nhóm 3 : Miền Nam
(Gợi ý trả lời, cung cấp thêm thông tin )
-Dân ca Bắc Bộ:Trống cơm, Lí cây đa,Ngày mùa vui, mưa rơi,Cò lả, Bà Rằng Bà Rí...
-Dân ca Trung Bộ: Đi cấy, Hò ba lí, Lí thương nhau ,Ví dặm...
-Dân ca Nam Bộ: Vui bước trên đường xa; Lí dĩa bánh bò; Lí cây bông ;Lí kéo chài;Bạn ơi lắng nghe(DC Ba Na Tây Nguyên),Đi cắt lúa, Hát mừng(DC Hrê Tây Nguyên); Ru em…
+Liên hệ thực tế - Giáo dục HS: Ngày nay có rất nhiều bạn chọn những bài hát không phù hợp lứa tuổi,lời ca không có ý nghĩa, cô mong các em về nhà tìm hiểu và lắng nghe thêm nhiều ca khúc dân ca để thêm yêu mến tự hào về nhân dân, đất nước ta.
+Mở rộng : Như cô đã giới thiệu, đất nước chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, phải thương yêu đoàn kết, tuy mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng nhưng ta là anh em một nhà, không nên tách biệt ra ba miền, mở rộng bài học và cũng để củng cố lại bài cô mời các em nghe một ca khúc mang âm hưởng dân ca :”Non nước hữu tình”,( sáng tác :Thanh sơn )
Điều này càng chứng tỏ dân ca có sức sống rất lâu bền nên rất nhiều nhạc sĩ đã dùng dân ca để làm chất liệu sáng tác ra các ca khúc rất ý nghĩa.
Dặn dò : -Xem và phân tích bài Đi cấy
5. Rút kinh nghiệm:
Ví dụ 2 :
Âm nhạc : 6
Tuần : 13
Tiết : 13
Học hát: BÀI ĐI CẤY
- HS biết bài Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hóa, trích trong Tổ khúc Múa đèn.
2. Kỹ năng
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca….
3. Thái độ
- Giúp HS hiểu được tác dụng của dân ca trong đời sống của người dân lao động. Từ đó, biết yêu quý người lao động, trân trọng thành quả lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên, TKBG, PP dạy học Âm nhạc, chuẩn KT-KN, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN….
2. Phương pháp
- Thuyết trình, trình bày tác phẩm, thực hành - luyện tập, trực quan…
3. Đồ dùng dạy học
- Đàn, máy, băng, thanh phách…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ôn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho hs nghe các trích đoạn bài hát :
Trống cơm (Dân ca Bắc Bộ) Lí mười thương(dân ca huế) Lí kéo chài ( Dân ca Nam Bộ)
?Dân ca là gì? (Trả lời : Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả)
Gv giới thiệu : Những bài hát dân ca không rõ tác giả, lời ca đơn giản, dễ thuộc , dễ nhớ,nhẹ nhàng đi sâu vào trong lòng người, và những bài hát dân ca cũng thường gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân, họ thường cất cao lời ca tiếng hát trong lúc lao động để xua tan mệt nhọc, vậy các em quan sát bức tranh sau và cho cô biết bức tranh miêu tả công việc gì ?
Cho hs quan sát hình ảnh,trả lời ( gợi ý : bức tranh miêu tả công việc cấy lúa )
3. Bài mới:
Đi cấy là công việc lao động của những người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả, nhưng với bản chất lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát, người nông dân đã sáng tác ra được những điệu múa đẹp, những bài hát hay. Đi cấy là một trong những bài hát đó.chúng ta sẽ cùng nhau học một bài hát rất hay miêu tả công việc lao đông của người nông dân qua bài hát ĐI CẤY( Dân ca Thanh Hóa)
4. Củng cố, dặn dò
* Củng cố :
? Em hãy cho biết ý nghĩa của câu hát “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” trong bài “ Đi cấy”.
Câu hát diễn tả nỗi vất vả của người nông dân: Phải dậy sớm ra đồng và về nhà rất trễ, qua đó ta càng thấy rõ sự lạc quan yêu đời, hăng say lao động của những người nông dân quanh năm một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dù vất vả nhưng họ vẫn luôn cất cao lời ca tiếng hát.vậy trong cuộc sống của chúng ta, cô mong các em hãy cố gắng học tập, trân trọng các làn điệu dân ca bằng cách sử dụng chúng thường xuyên trong sinh hoạt âm nhạc hằng ngày.
- Cá nhân, nhóm HS xung phong lên bảng trình bày bài hát
* Dặn dò:
- Học thuộc lời ca, hát có sắc thái, tập biểu diễn.
- BT 2 (SGK – 32), tập đặt lời mới cho bài hát theo chủ đề,thầy cô, bè bạn, mái trường, quê hương đất nước
- Phân tích bài TĐN số 5
* Mở rộng : Hát lời ca mới cho hs nghe ( nếu còn thời gian )
Quê nhà mỗi ngày đẹp hơn quê nhà mỗi ngày đẹp hơn,quê hương từng ngày đổi mới sáng tươi.Em mến yêu xóm làng của em,xóm làng của em.Tháng ngày em sẽ gắng chăm học hành,gắng chăm học hành, muốn rằng ngày mai,ngày mai khôn lớn em xây dựng làng quê.
5. Rút kinh nghiệm:
Ví dụ 3 :
Âm nhạc : 8
Tuần : 12
- Tiết :12
Học hát: Bài HÒ BA LÍ
(Dân ca Quảng Nam)
I/ MỤC TIÊU:
1.Kieán thöùc :
- Học sinh bieát vaø hát đúng giai điệu, lời ca bài hát “Hoø ba lí”
- Hoïc sinh hieåu “hoø ”laø moät loaïi daân ca ñoäc ñaùo cuûa daân toäc ta.
2.Kó naêng :
- Hoïc sinh bieát trình baøy baøi haùt qua moät vaøi caùch haùt taäp
theå nhö haùt hoøa gioïng, lónh xöôùng.
3.Thaùi ñoä :
-Giaùo duïc , nhaéc nhôû caùc em bieát giöõ gìn nhöõng laøn ñieäu daân ca baèng caùch söû duïng thöôøng xuyeân trong sinh hoaït aâm nhaïc haøng ngaøy.
II/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
1.Taøi lieäu tham khaûo : Saùch giaùo khoa, saùch giaùo vieân.
2.Phöông phaùp :
-Trình baøy taùc phaåm
-Duøng lôøi
-Luyeän taäp
-Giaùo cuï tröïc quan
-Kieåm tra-Ñaùnh giaù.
3.Ñoà duøng: Đàn Organ, hình aûnh, baûng phuï, (maùy chieáu)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Caâu hoûi : Em haõy trình baøy baøi haùt :”Tuoåi hoàng” ; Nhaïc vaø lôøi : Tröông Quang Luïc
3.Bài mới :
a)Giôùi thieäu baøi :
1) Giaùo vieân hoûi : ÔÛ Vieät Nam coù nhöõng danh lam thaéng caûnh naøo ñöôïc Unesco coâng nhaän laø di saûn vaên hoùa theá giôùi ?
Hoïc sinh traû lôøi Thaùnh ñòa Myõ Sôn ; Vònh Haï Long ; Phoá coå Hoäi An, Kinh ñoâ Hueá; Vöôøn Quoác gia Phong Nha - Keû Baøng)
Ngoaøi ra coøn coù kieät taùc vaên hoùa phi vaät theå vaø truyeàn khaåu cuûa nhaân loaïi ñöôïc Unesco coâng nhaän laø: Khoâng gian vaên hoùa coàng chieâng Taây Nguyeân ; Nhaõ nhaïc cung ñình Hueá).
2) Giaùo vieân hoûi : Phoá coå Hoäi An vaø Thaùnh ñòa Myõ Sôn thuoäc tænh naøo?
Hoïc sinh traû lôøi : Tænh Quaûng Nam
Hoâm nay coâ seõ giôùi thieäu cho caùc em moät baøi daân ca raát hay cuûa tænh Quaûng Nam , ñoù laø baøi haùt :”Hoø ba lí” (Dân ca Quảng Nam )
b) Toå chöùc daïy hoïc :
4/Cuûng coá – daën doø :
- Cuûng coá : Gv yêu cầu một , hai học sinh xung phong hát lại bài hát
- Daën doø : Hoïc thuoäc baøi haùt :”Hoø ba lí”
Tìm moät caâu ca dao hoaëc töï vieát moät caâu luïc baùt chuû ñeà thaày coâ, maùi tröôøng, queâ höông , ñaát nöôùc…haùt theo giai ñieäu baøi :”Hoø ba lí”
Nhaéc nhôû HS bieát traân troïng vaø giöõ gìn nhöõng laøn ñieäu daân ca, ñieäu lí caâu hoø…
Môû roäng : GV trình baøy döïa theo giai ñieäu baøi haùt :”Hoø ba lí”caâu ca dao ;
Baàu ôi thöông laáy bí cuøng
Tuy raèng khaùc gioáng nhöng chung moät giaøn
5/Ruùt kinh nghieäm vaø boå sung sau tieát daïy :
Ví dụ 4:
Âm nhạc : 8
Tuần : 14
Tiết : 14
-ANTT : MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
-Giới thiệu cho HS biết một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam: Cồng, chiêng, đàn T’rưng, đàn đá. Biết được cấu tạo, phân biệt được hình dáng âm sắc của các nhạc cụ.
2.Thái độ:
-Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và gìn giữ các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, biết cồng, chiêng là một trong những di sản thế giới tại Việt Nam được Unesco công nhận.
3.Kỹ năng:
-Rèn học sinh cách làm việc: Ghi chép, ghi hình, quan sát, tìm hiểu nội dung từ di sản.
- Nhạc cụ cần dùng...
- Một số hình ảnh hoặc hiện vật về các nhạc cụ dân tộc như: Cồng, chiêng, đàn t’rưng, đàn đá.
- Máy nghe và băng, đĩa về hình ảnh các nhạc cụ dân tộc, hình ảnh các địa phương có những nhạc cụ và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ dân tộc.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về các nhạc cụ dân tộc.
Kiểm tra sĩ số
2.Giới thiệu bài mới:
3.Tổ chức các hoạt động dạy học:
Di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - định hướng bảo tồn và phát huy(Tư liệu)
Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại. Những giá trị đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận của di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh. Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do Unesco đưa ra.
Giá trị nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi đây chứa đựng những giá trị sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Một số hình ảnh sưu tầm cho học sinh xem:
Đàn T’rưng
Đàn đá
Cồng chiêng
Bước 3. Tiến hành hoạt động dạy học
Một số hình ảnh thực dạy tại lớp học âm nhạc do chính bản thân tôi phụ trách giảng dạy vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến.
Giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan ( đàn T’rưng)
Giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan (hình ảnh)
Giáo viên trình bày bài hát kết hợp sử dụng nhạc cụ dân tộc (song loan).
Học sinh được tiếp xúc với một số nhạc cụ dân tộc
Học sinh hăng hái phát biểu
4. KẾT QUẢ THỰC TIỄN:
- Sau khi “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến” vào giảng dạy bộ môn âm nhạc tôi nhận thấy HS có những chuyển biến tích cực.
- Kết quả cụ thể :
-Từ khảo sát trên nhận thấy so với trước và sau khi khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến trong giảng dạy thì số học sinh hứng thú và có hiểu biết về di sản trong âm nhạc tăng lên đáng kể.
- Từ kết quả trên bước sang học kì 2 năm học 2013-2014 và năm học
2014-2015, tôi mạnh dạn tiếp tục khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc, và tôi nhận thấy học sinh ngày càng hứng thú với bộ môn âm nhạc và bộ môn này đã thực sự làm cho học sinh trường tôi thoải mái, hứng thú hơn trong các tiết học âm nhạc, học sinh chủ động, không khí tiết học sôi nổi, học sinh có hiểu biết nhiều hơn về các di sản văn hóa , từ đó khó hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản của đất nước, các em thích nghe ca trù, hát xoan, nhã nhạc, các em ham thích tìm tòi và lắng nghe, hát nhiều các bài hát dân ca... trường tôi đã có một số câu lạc bộ âm nhạc như : múa dân vũ , em yêu làn điệu dân ca...
- Kết quả các năm học ( Trước và sau khi khai thác - vận dụng)
C.KẾT LUẬN
III.KẾT LUẬN TỪ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và BGH nhà trường tôi đã được đi học tập, bồi dưỡng các chương trình có liên quan đến bộ môn Âm nhạc. Bên cạnh đó, trong những đợt tập huấn, dự giờ của các Giáo viên nên bản thân tôi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm và có những cơ sở để viết nên sáng kiến kinh nghiệm này.
- Qua hơn một năm thực hiện áp dụng tôi tin rằng với việc khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy đã giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa , rèn luyện được tính chủ động tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh.
- Một số hình ảnh các câu lạc bộ văn nghệ sinh hoạt chứng tỏ cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa.
Sinh hoạt câu lạc bộ : Em yêu làn điệu dân ca
Học sinh trình diễn dân ca Đi cắt lúa ( Dân ca H’rê)
Học sinh trình diễn trang phục dân tộc
Biểu diễn quan họ Bắc Ninh cho học sinh xem
Múa dân gian
Câu lạc bộ múa dân vũ
1.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc Khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là: Về nhận thức thì giáo dục qua di sản là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả một hệ thống chính trị, trước hết là của các gia đình và nhà trường (xã hội hóa giáo dục). Đây hiển nhiên không phải là trách nhiệm chỉ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ngành giáo dục. Ngành giáo dục sử dụng phương pháp dạy và học thông qua các di sản như là một phương pháp bổ trợ tích cực nhằm củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.
Hai là: Giáo dục thông qua di sản là phương thức giáo dục vừa có tính phổ biến, vừa không phụ thuộc vào độ tuổi của người học và đạt hiệu quả cao, góp phần tạo lập, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và không đòi hỏi quá nhiều chi phí, “chơi mà học, học mà chơi”: Khi trẻ mới sinh, sự vuốt ve, cưng nựng, lời ru và tiếng hát của người mẹ từ ngày này qua ngày khác thật sự đã xác lập được phản xạ có điều kiện đầu tiên ở não bộ trẻ. Để rồi sau đó, lúc trẻ giận hờn, mẹ nựng, mẹ ru “cơn hờn” dịu lại. Lúc trẻ vẫn đang mải chơi, nhưng đã đến giờ trẻ cần được ngủ, mẹ bế trẻ và chỉ vài động thái cưng chiều, vài lời hát ru, trẻ đã “chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành”. Khi trẻ biết nói, biết nhận biết, não bộ trẻ bắt đầu hình thành được các khái niệm, từ giản đơn đến phức tạp, mà những khái niệm đầu đời ấy chính là di sản văn hoá: tiếng nói, đồ vật, cái nôi, cái giường, cái chăn, cái bát, cái thìa, đôi đũa, cái nhà mà trẻ vẫn tiếp xúc hàng ngày, v.v... Tới tuổi cắp sách tới trường, trẻ lại một lần nữa được làm quen, được tiếp cận với di sản văn hoá... Thế là các khái niệm được định hình và trở thành hữu thức khi được tiếp nhận ở các lớp học tiếp theo, v.v...
Ba là: Dạy và học thông qua các di sản văn hoá là phương pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả. Do mục tiêu đào tạo, do khối lượng kiến thức cần phải truyền thụ cho HS các cấp, chúng ta hiện chưa đưa việc dạy, học các di sản văn hoá vào chương trình bắt buộc (có thời lượng), mà mới chỉ dừng lại ở chương trình ngoại khoá, ở các giờ tự học, hoặc sinh hoạt tập thể. Ở đây, mức độ là “sử dụng” di sản văn hóa, coi di sản văn hóa như là phương tiện, tư liệu dạy học, hỗ trợ cho bài học thêm sinh động, học sinh hứng thú, qua đó giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục truyền thống, đạo lý, hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc.
Bốn là: Để nhằm tăng cường tính hành dụng trong học tập, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp, góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết về di sản, biết bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng, bảo vệ di sản; có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản.
Dạy - học thông qua di sản chỉ đạt kết quả cao khi được tổ chức có kế hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với ban quản lý các di tích, ban giám đốc các bảo tàng ; xác định rõ chủ đề dạy, học tại trường, tham quan và đa dạng hoá các hình thức thể hiện trong giờ ngoại khoá tại trường, trong mỗi lần tới di tích, tới bảo tàng. Di sản quanh chúng ta, rất gần gũi với chúng ta, nên trước hết cần khai thác các di sản có sẵn tại địa phương; sau đó, nếu có điều kiện mới tiến tới đưa HS tới các di sản ngoài địa phương. Tuy nhiên, cần chú ý là mọi di sản đều được khai thác nhiều lần trong giảng dạy, cũng như trong học tập và điều đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kiến thức ở từng cấp học của HS.
Dạy - học thông qua các di sản, hay giáo dục thông qua các di sản là phương pháp tối ưu không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp, mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái đẹp, cái hay qua các công trình kiến trúc, các mảng chạm khắc lộng lẫy ở các đình, chùa... qua các làn điệu dân ca, qua các cảnh quan thiên nhiên vừa gần gũi, vừa say đắm lòng người. Đồng thời, giúp HS tích lũy vốn sống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững bước tiến vào tương lai v.v...
☞Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
2.ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc, các cấp lãnh đạo nên tổ chức nhiều lớp tập huấn thêm về môn Âm nhạc để các giáo viên không chuyên được bồi dưỡng chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy. Đồng thời đó cũng là những dịp để giáo viên các trường giao lưu, trao đổi với nhau những sáng kiến mới cũng như những kinh nghiệm tích lũy của bản thân. Làm được điều đó, tôi tin rằng tình hình giảng dạy các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng sẽ ngày càng đạt được nhiều kết quả khả quan.
Vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần phải có phòng học nghệ thuật, trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu, đồ dùng dạy học phục vụ môn học.
Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Việc dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS, trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước.
Từ thực trạng dạy học âm nhạc ở trường THCS, từ kiến thức được học trong nhà trường bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm. Có thể nói phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập đó là đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên.
Những cách thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc là hết sức phong phú, mỗi người có một phương pháp biện pháp riêng của mình.
Trên đây tôi mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản thân trong quá trình áp dụng kiến thức mới chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm.
Đồng Tiến, ngày 14 tháng 02 năm 2015
NGƯỜI VIẾT
TRẦN THỊ ANH
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRÊN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
2. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc ở trường THCS, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, 2008;
3. Thế giới Di sản số 12 năm 2013;
4. Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập và giảng dạy âm nhạc - NXB Giáo dục- H. 2008;
6. Http//Google
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến Trường THCS Tiến Hưng.
Tôi là: Nguyễn Thị Ngọc Lợi
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 hứng thú với phân môn tập đọc nhạc”.
- Địa chỉ mail: ngocloithcstienhung@gmail.com
- Số điện thoại: 0982499499
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Âm nhạc (Phân môn dạy âm nhạc lớp 6).
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu áp dụng thử: 25/9/2016.
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở trường THCS Tiến Hưng. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc , qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành.
Khảo sát chất lượng đầu năm cho các em ôn lại giai điệu ở khối tiểu học:
1: Em hãy hát và biểu diễn bài “Bạn ơi lắng nghe” và cho biết tên nhạc sĩ sáng tác?
2: Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu đoạn nhạc dưới đây:
3: Hãy xác định vị trí các nốt nhạc trên 5 ngón tay.
Đánh giá kết quả khảo sát.
Qua kết quả khảo sát của 3 lớp 6 trong năm học 2016-2017. xét về mặt bằng tôi thấy đa số các em hoàn thành phần hát và biểu diễn bài hát của mình tốt hơn so với phần đọc nhạc gõ tiết tấu và xác định vị trí nốt nhạc trên bàn tay. Xét về hứng thú học tập thì đa phần các em học sinh đều rất hứng thú với phân môn học hát, tuy nhiên vẫn còn một phần nhỏ các em còn hay e ngại, chưa mạnh dạn để biểu diễn trước lớp. Về phần tập đọc nhạc thì đa số các em không mấy hứng thú vì đa phần các em đọc sai về cao độ, trường độ và chưa nhận biết tốt tên nốt nhạc trên khuông nhạc, đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại trong tiết dạy Âm nhạc, vì đó là môn nghệ thuật thì lẽ ra phải thu hút được sự hứng thú yêu thích học môn này của các em học sinh.
Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học.
* Cách giải quyết:
Để học sinh lớp 6 tự tin và học tốt môn tập đọc nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôi hình thành cho các em một số thói quen học tập như sau:
Về phía học sinh:
- Giờ học phải chú ý học tập đọc nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Biết vận dụng kết hợp với phần đệm đàn của giáo viên để đọc sao cho đúng giai điệu, đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu. Đối với học sinh năng khiếu hạn chế chỉ cần đọc đúng theo mục tiêu của bài là được, phải tạo cho mình kiến thức Âm nhạc vững chắc để biết nhận xét, biết so sánh giọng người hát và sau bài học mình phải biết hát và đọc được bài tập đọc nhạc ở mức độ đơn giản nhất.
Về phía giáo viên:
- Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức, lí thuyết Âm nhạc sơ đẳng cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham hiểu biết, trí tò mò về các âm hình tiết tấu, cao độ, từ đó sẽ thích thú. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan trong bài với giáo viên sau khi giáo viên có những gợi ý.
- Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, phong phú, đa dạng thu hút được sự chú ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh. Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lý, phù hợp đối với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học.
- Cần chú trọng rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Hướng dẫn học sinh lớp 6 học môn tập đọc nhạc cần áp dụng các phương pháp sau:
1. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Ở dưới tiểu học, các em học sinh chỉ mới được làm quen với các kí hiệu ghi nhạc như: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở cấp 2, vì vậy để tăng thêm hứng thú và dễ nhớ cho học sinh, tôi đã cho các em ghi nhớ bằng các câu hát như sau:
* Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
Fa La Do Mi bốn nốt trong khe
Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên
Fa khe đầu(1) Lá khe hai(2) Đố khe ba(3) và Mí thì ở khe tư(4)
* Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên:
Xòe bàn tay ta được khuông nhạc đàn
Mi dòng thứ nhất, dòng nhì(2) nốt son
Si si si dòng ba(3) khắc ghi
Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5.
Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu hát này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ở lớp 6 phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn tiếp tục tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu. Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc . Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
2.1 Kiểm tra bài cũ:
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sửa chữa để đọc cho đúng. GV không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
2.2. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát
Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối)
Câu 1 : Đô –đô- si –si- la-la – sol- fa-fa –mi-mi –rê-rê-đồ.
Câu 2 : Đô –đô- si –si- la-la – sol- sol-sol-la-la-si-si-đô.
Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn)
Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S-L-SI-Đ.
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cáchđọc TĐN
Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp.
Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đẹm theo nhịp phách.
Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng.
Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp
Bước 9: Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc.Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo
Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ ( hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em
Lưu ý: Cũng như phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và TĐN của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc học sinh còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và hoạt động âm nhạc.
3. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập
ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu…
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
4. Xây dựng phong trào “tập xướng âm” ngoài giờ học:
Phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và có những biện pháp, hình thức tổ chức sinh động hấp dẫn. Giáo viên nên tổ chức những nhóm giúp đỡ nhau đọc nhạc ở nhà, ở lớp và thường xuyên tổ chức những đợt thi đọc trong lớp, trong khối thông qua các tiết ôn tập, qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong những ngày lễ... và có giải thưởng. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của tập thể giáo viên trong nhà trường, vì vậy giáo viên cần tham mưu đề xuất với các giáo viên trong tổ, khối và BGH để xây dựng phong trào này.
5. Phối hợp với gia đình để rèn đọc nhạc cho học sinh:
Để rèn đọc nhạc cho học sinh bên cạnh tổ chức các giờ dạy trên lớp thật chu đáo giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, hướng dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi học ở nhà đặc biệt là đối với những em kĩ năng đọc nhạc còn yếu. Hàng tuần, hàng tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi các thông tin để giáo viên có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
6. Phát huy tính sáng tạo với đồ dùng học tập tự làm:
Ngoài những đồ dùng dạy học có sẵn như thanh phách, trống con, song loan... giáo viên nên cho học sinh tự tìm hiểu và tự làm đồ dùng học tập ở nhà, ví dụ như: tìm nhặt những hòn sỏi hoặc hòn đá rồi đặt trong những chiếc chai nhựa có dán keo màu trông bắt mắt dùng để kết hợp gõ đệm khi đọc nhạc... Khi được học với những đồ dùng do tự tay mình làm ra sẽ giúp học sinh cảm thấy thích thú học tập hơn và phát huy được tính sáng tạo nhiều hơn.
7. Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
Trong sinh hoạt chuyên môn hầu hết giáo viên thường chú ý bàn đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giải toán, tiếng việt ... mà chưa chú ý hoặc xem nhẹ đến việc dạy Tập đọc nhạc. Vì vậy cần tham mưu đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn sao cho thiết thực, hiệu quả: ngoài những nội dung cần thiết bồi dưỡng hàng tuần như giải toán, làm các bài tập Tiếng Việt, các tổ chuyên môn trong nhà trường nên thêm vào phần trao đổi, nâng cao chất lượng bài soạn; góp ý, phổ biến kinh nghiệm cách dạy âm nhạc. Bên cạnh đó có các nhà trường có thể tổ chức nghe băng đĩa đọc mẫu các bài tập đọc nhạc nhằm bồi dưỡng năng lực đọc nhạc của giáo viên.
* Tính mới của sáng kiến:
- Nhằm truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em học sinh một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt bài tập đọc nhạc cho học sinh ta cần giải quyết các vấn đề sau: Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn… dấu lặng đen, lặng đơn. Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3. Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn …học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Hoặc cho các em nhớ lại vị trí các nốt nhạc bằng khuông nhạc bàn tay .
-Nhằm giúp cho học sinh dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc
- Nắm bắt và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ, Kết hợp củng cố bằng hình thức cho HS tự luyện tập theo nhóm,cá nhân ghép lời ca .Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
- Một số biện pháp trên Tôi đã đưa ra và áp dụng tại Trường THCS Tiến Hưng qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Khả năng nhận thức và sự ham thích học môn âm nhạc của học sinh phát triển theo chiều hướng rất tốt, càng ngày các em càng có sự hứng thú hơn và không còn nhàm chán với phân môn tập đọc nhạc. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giờ học và tham gia nhiệt tình, năng nổ các hoạt động văn nghệ của trường cũng như phong trào văn hoá văn nghệ trong thị xã.
* Những thông tin cần được bảo mật: không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là đúng sự thật.
Tiến Hưng, ngày tháng năm 2018
Xác nhận tổ chuyên môn Người nộp đơn
Nguyễn Thị Ngọc Lợi
- Nhận xét, đánh giá của Hội đồng sáng kiến cấp trường:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-Nhận xét,đánh giá của Hội đồng sáng kiến Ngành GD Thị Xã Đồng Xoài:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
I. Lời giới thiệu:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho HS, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Ba mức độ biểu hiện của học tập tích cực là bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ thấp đến cao. Môn Âm nhạc ở THCS gồm 4 nội dung là: Học hát, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc thường thức. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
II. Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề lựa chọn nghiên cứu.
1.1. Mục đích, yêu cầu môn học.
* Học sinh:
- Hát đúng, chính xác giai điệu của các bài hát trong chương trình.
- Hát đúng tính chất bài ca.
- Biết hát có vận động phụ hoạ.
- Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Biết biểu diễn trên sân khấu.
- Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát.
* Giáo viên:
- Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo.
- Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau.
- Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát.
Trên cơ sở những đặc điểm, yêu cầu chung của bộ môn và qua thực tế giảng dạy ở nhà truờng tôi đã nhận thấy có những thuận lợi khó khăn nhất định.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Về phía nhà trường.
* Thuận lợi:
- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để
xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên.
- Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.
- Có nhạc cụ (Đàn Oocgan)
- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS còn thiếu thốn, nhà trường chưa có phòng học chức năng. Băng, đĩa nhạc, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc có nhưng không đầy đủ.
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đĩa,…) để phục vụ cho việc dạy và học.
b. Về phía học sinh.
* Thuận lợi:
Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt.
* Khó khăn:
Đối với HS trường THCS Vĩnh Thịnh đa phần các em là con em nông dân, đời sống còn nhiều khó khăn nên các em ít quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, HS ít quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc.
2. Những biện pháp và giải pháp đã thực hiện.
Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.
Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập. Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em.
Học hát thực chất là quá trình bắt chước của HS để hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại. Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo GV cần phải làm như thế nào?
Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đơn vị, để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ngoài phương pháp dạy hát theo các bước cơ bản, tôi thiết nghĩ giáo viên cần vận dụng những giải pháp sau:
2.1. Học sinh hát và tự kiểm tra lẫn nhau.
Trong quá trình học hát, các em hát đúng về lời ca, giai điệu, để các em thuộc bài nhanh và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các em tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau.
*Ví dụ: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Lần lượt từng nhóm trình bày, sau đó GV gọi từng nhóm nhận xét các bạn hát.
Hoặc GV chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp:
Nhóm 1 hát câu 1 đoạn 1, câu 1 đoạn 2.
Nhóm 2 hát câu 2 đoạn 1 và câu 2 đoạn 2.
GV có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức trình bày bài hát phù hợp như: 1 HS nam hát lĩnh xướng câu 1 đoạn 1, 1 HS nữ hát câu 2 đoạn 1, đoạn 2 HS hát tập thể.
Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cách trình bày bài hát.
2.2. Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành.
*Ví dụ 1: Bài hát Chúng em cần hoà bình.
- GV đàn cho HS hát với nhịp Disco. Rồi lần lượt chuyển nhịp Rumba, Chacha..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
- Đặt câu hỏi: Các em hãy cho thầy giáo biết sự thay đổi tiết tấu như thầy và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?
- HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.
*Ví dụ 2: Bài hát Tiếng ve gọi hè.
- GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90.
- Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì nếu thầy giáo thay đổi tốc độ bài hát như thầy giáo vừa trình bày?
- HS trả lời: BH Tiếng ve gọi hè nếu hát ở tốc độ chậm sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính chất vui tươi, rộn ràng, trong sáng.
*Ví dụ 3: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca.
- GV dịch giọng bài hát xuống một quãng 2, GV bắt nhịp HS trình bày bài hát.
- Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì khi thầy giáo dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2?
- HS trả lời: Khi dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2 sẽ không phù hợp vì với bài hát Khúc hát chim Sơn ca cần thể hiện được giọng hát cao, hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
2.3. Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong học tập, so với bắt trước và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.
*Ví dụ:
Cách 1:
- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Chúng em cần hoà bình?
- HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? (Quyền và nghĩa vụ của em ở trong đó) bởi cái hay cái đẹp của bài hát gắn liền với chính nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Cách 2:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 nhóm. Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm.
+ Lời giới thiệu nhóm 1:
Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà bình năm 1985 để nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái. Hôm nay chúng em xin được gửi đến cô giáo và các bạn một thông điệp như thế qua một bài hát với giai điệu vui tươi, trong sáng và cũng được rất nhiều các bạn thiếu nhi yêu mến. Đó là ca khúc Chúng em cần hoà bình của nhạc sỹ Hoàng Long - Hoàng Lân.
+ Lời giới thiệu nhóm 2:
Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, đầy tình thân ái. Chúng em mong sao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc.
Hôm nay tổ 2 chúng em xin được gửi đến cô giáo và các bạn ca khúc Chúng em cần hoà bình (Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân) để nói lên ước vọng của trẻ thơ trên hành tinh chúng em đang sống và học tập.
2.4. Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.
*Ví dụ 1:
- Với bài hát Đi cắt lúa, GV hướng dẫn một số động tác múa Tây Nguyên sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa của dân tộc Tây Nguyên nơi mình đang sinh sống, rất cuốn hút và đặc sắc.
*Ví dụ 2:
- Khi học bài Mái trường mến yêu GV đưa ra yêu cầu:
? Tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ.
- HS tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát: GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng…
- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài Mái trường mến yêu một hoặc hai lần, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm hai đoạn, GV cũng có thể gợi ý, các em hát đoạn 2 trước, đoạn một sau cũng được. Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp… Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát.
- Với những bài hát khác, GV vẫn có thể vận dụng các kĩ năng dạy học trên. HS càng quen cách làm, khả năng kết hợp theo nhóm và tư duy sáng tạo của các em càng phát triển.
2.5. Chơi trò chơi.
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp.
*Ví dụ 1:
Bài hát Khúc ca bốn mùa.
Câu 1 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1.
Câu 2 đoạn 1, Gv đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu của câu 2.
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .
- Trò chơi "Ai nhanh tai, nhanh mắt".
*Ví dụ 2:
Bài hát Ca chiu sa.
4 HS đứng ở 4 góc lớp mang số báo danh từ 1, 2, 3, 4.
GV hô 1 - 1, HS có SBD 1 sẽ hát câu 1, hoặc GV hô 2 - 4, HS có SBD 2 sẽ hát câu 4. Tương tự, GV hô đảo lộn SBD và thứ tự các câu của bài hát.
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.
2.6. Sáng tác lời ca mới.
Đây là một hoạt động sáng tạo và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của học sinh. Phần lớn nội dung này là bài tập nâng cao giành cho những học sinh khá giỏi và có năng khiếu Âm nhạc.Tuy nhiên, các em cũng rất có hứng thú và yêu thích hoạt động này.
Ngoài ra để giờ học thêm phong phú và sinh động thì giáo viên cần phải sử dụng nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học đơn giản như: song loan, thanh phách, sử dụng các loại nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, máy nghe nhạc và băng đĩa nhạc có lời và không lời.
Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu, nhưng tôi hài lòng với các biện pháp này, có thể áp dụng vào thực tế sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình trực tiếp phụ trách để đạt kết quả tốt trong công tác giảng dạy âm nhạc ở trường THCS.
DOWNLOAD FILE
SỞ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO BÌNH PHÖÔÙC
TRÖÔØNG THCS&THPT ĐỒNG TIẾN
******************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG VIỆC SỬ DỤNG
DI SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC
Ở TRƯỜNG THCS&THPT ĐỒNG TIẾN
Họ và tên : Trần Thị Anh
Chức vụ : Giáo viên
Bộ môn : Âm nhạc
Đơn vị : Trường THCS&THPT Đồng Tiến
Năm học : 2014- 2015
MỤC LỤC
Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… 3
I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………. 3
1. Lí do chọn đề tài……………………………………..………………… 3
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………..… 4
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………………… 5
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………… 6
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 6
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………… 7
II. NỘI DUNG…………………………………………………………… 7
1. Cơ sở lý luận…………………………………………………………… 7
2. Cơ sở thực tiễn………………………………………………………… 8
3. Khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản ………………………… 11
Bước 1 : Nghiên cứu, liệt kê tiết dạy sử dụng di sản………………………. 13
Bước 2 : Soạn giáo án (Một số giáo án minh họa) ……………………… 13
VD1.Âm nhạc 6 tiết 12 : Sơ lược về dân ca……………………………… 14
VD2.Âm nhạc 6 tiết 13 : Học hát Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa) ………… 24
VD3.Âm nhạc 8 tiết12 : Học hát Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam) ……… 31
VD4.Âm nhạc 8 tiết14 : Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến……………… 41
Bước 3 : Tiến hành dạy học……………………………………………… 47
Một số hình ảnh giảng dạy……………………………………………… 47
4. Kết quả thực tiễn……………………………………………………… 51
C.KẾT LUẬN………………………………………………………......... 54
III. KẾT QUẢ TỪ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY……………………… 54
1. Bài học kinh nghiệm………………………………………………… 59
2. Đề xuất- Kiến nghị………………………………………………… 61
A.PHẦN MỞ ĐẦU
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạo công cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục.
Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chung các tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luận dạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học là các di sản văn hóa. Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thân thiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử của địa phương. Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồn tri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu có thường mang tính tự phát. Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản văn hóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọng dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường học. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường học.
Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại.
Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực , sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện , góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh... Tóm lại, sử dụng di sản trong dạy học ở trường học có ý nghĩa toàn diện.
Từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn: “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến”.
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khi khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến, tôi hướng đến những nhiệm vụ sau:
1.Tiến hành nghiên cứu, liệt kê các tiết dạy lồng ghép sử dụng di sản trong dạy học :
+ Âm nhạc lớp 6 :
- Tiết 12 : Sơ lược về dân ca Việt Nam
- Tiết 13 : Học hát Đi cấy ( Dân ca Thanh Hóa)
- Tiết 15 : Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Tiết 27 : Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
+ Âm nhạc lớp 7 :
- Tiết 4 : Học hát Lí cây đa (Dân ca quan họ); Bài đọc thêm : Hội Lim
- Tiết 19 : Học hát Đi cắt lúa (Dân ca H’rê – Tây Nguyên)
- Tiết 21 : Một số thể loại bài hát
+ Âm nhạc lớp 8
- Tiết 4 : Học hát Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ)
- Tiết 12 : Học hát Hò ba lý (Dân ca Quảng Nam)
- Tiết 14 : Một số nhạc cụ dân tộc
- Tiết 32 : Sơ lược một số thể loại nhạc đàn
+Âm nhạc lớp 9 :
- Tiết 12 : Học hát Lí kéo chài ( Dân ca Nam bộ)
- Tiết 14 : Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
2. Soạn giáo án ( lồng ghép hiệu quả, phù hợp, không làm ảnh hưởng đến nội dung bài học)
3. Tiến hành hoạt động dạy học
4. Giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh
5. Đánh giá được thực trạng của việc khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
3.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
- Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến.
- Học sinh khối 6,7,8,9 trường THCS&THPT Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi nghiên cứu chủ yếu ở đề tài này là Khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến. Quá trình nghiên cứu được chia làm ba giai đoạn như sau :
+ Giai đoạn 1: Học kì I năm học 2013-2014
+ Giai đoạn 2: Học kì II năm học 2013-2014
+ Giai đoạn 3: Học kì I năm học 2014-2015
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra, quan sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,thu thập và xử lý thông tin
- Phương pháp so sánh - đối chứng - khai thác - vận dụng
- Phương pháp tổng kết
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II. NỘI DUNG:
1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốt đời. Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng, trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phong phú. Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạng, văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại. Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạy học, giáo dục ở trường học. Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ di sản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều có khả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường học.
Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản trong dạy học có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện được tính chủ động tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh... Tóm lại, sử dụng di sản trong dạy học ở trường học có ý nghĩa toàn diện.
Di sản là phương tiện để hỗ trợ các nội dung trong chương trình Âm nhạc hiện hành, chứ không phải dạy về di sản.
Như vậy nội dung chương trình, chuẩn kiến thức- kĩ năng của môn Âm nhạc không thay đổi, chỉ thay đổi về phương tiện dạy học...
Việt Nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm nhạc ở THCS, chủ yếu là dùng 6 di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ Bắc Ninh- Bắc Giang, Ca trù, Hát xoan và Đờn ca tài tử Nam bộ. Ngoài ra, các loại di sản khác cũng có thể được khai thác và sử dụng sao cho linh hoạt và hiệu quả.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
a)Thực trạng hiện nay :
- Các giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc mới vừa tập huấn sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc.
- Việc khai thác, sử dụng tài liệu về di sản trong môn âm nhạc còn hạn chế.
- Đa số học sinh ít hiểu biết về các di sản văn hóa , từ đó khó hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản của đất nước, các em ít thích nghe ca trù, hát xoan, nhã nhạc…
Trước khi đi sâu vào việc áp dụng “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến”, bản thân tôi có làm một trắc nghiệm nhằm đánh giá thực trạng của học sinh về việc am hiểu các di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc bằng câu hỏi sau :
? Em hãy kể tên các di sản văn hóa gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc ở nước ta mà em biết ?
Trả lời : Việt Nam có nhiều di sản, nhưng trong dạy học Âm nhạc ở THCS, chủ yếu là dùng 6 di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc, đó là:
1. Nhã nhạc cung đình Huế 2. Ca trù
3. Không gian văn hóa cồng 4. Hát xoan
chiêng Tây Nguyên
5. Dân ca quan họ 6. Đờn ca tài tử Nam bộ
Phát phiếu trả lời cho học sinh, kết quả như sau:
Năm học | Khối | Tổng số học sinh | Hiểu biết về di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc | |||||
Không biết | Biết sơ sài | Hiểu biết phong phú, đầy đủ | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
Khảo sát đầu năm học 2013-2014 | 6 | 178 | 94 | 52,8% | 84 | 47,2% | 0 | 0% |
7 | 146 | 81 | 55,4% | 65 | 44,6% | 0 | 0% | |
8 | 156 | 68 | 43,5% | 88 | 56,5% | 0 | 0% | |
9 | 137 | 61 | 55,4% | 76 | 44,6% | 0 | 0% |
b) Thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi :-Trường THCS&THPT Đồng Tiến có đội ngũ giáo viên và học sinh đi thi giáo viên giỏi , học sinh giỏi đạt nhiều thành tích cao, đem lại niềm tự hào về cho nhà trường.
-Sở dĩ giáo viên và học sinh đạt được những kết quả trên là nhờ có sự quan tâm của các ban nghành và các cấp chính quyền. Đặc biệt nhà trường có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, được đào tạo đúng chuyên ngành, tận tâm tận tình với công việc, với phương châm tất cả vì học sinh thân yêu. Bên cạnh đó phần đông học sinh có tinh thần học tập cao, có ý thức học tập rèn luyện, yêu thích ca hát, sinh hoạt tập thể…
- Khó khăn :
- Đối với Giáo viên :
- Các giáo viên chưa được bồi dưỡng nhiều về chuyên môn âm nhạc, chưa được tham gia nhiều về các lớp tập huấn về giảng dạy môn âm nhạc, cách dạy truyền thống của phương pháp cũ vẫn còn tồn đọng sâu trong ý thức của nhiều giáo viên.
- Một số giáo viên chưa có lòng nhiệt tình, chưa có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu để phục vụ cho việc giảng dạy của mình, từ đó hạn chế luôn sự sáng tạo, tìm tòi cái mới trong quá trình dạy học.
- Đối với Học sinh :
- Đa phần các em tìm và thích nghe các thể loại nhạc trẻ theo xu hướng
( nhạc Hàn Quốc, nhạc chế….).
3. KHAI THÁC VÀ VẬN DỤNG VIỆC SỬ DỤNG DI SẢN TRONG GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG THCS&THPT ĐỒNG TIẾN
-Trường được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự nổ lực của tập thể giáo viên nhà trường,trường đã có rất nhiều thành tích trong công tác dạy và học. Cũng vậy, đối với bộ môn âm nhạc, học sinh và giáo viên có nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình dạy - học, có cơ hội mang những kiến thức và kỹ năng được học ở trường đề cọ xát với thực tế cụ thể như học sinh ở trường luôn tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của xã, của huyện…
-Từ điều kiện phát triển của cơ sở, và lợi thế của bộ môn đòi hỏi tình hình dạy và học Âm nhạc của trường phải ngày càng phát triển, khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh ngày càng phải nâng cao, kiến thức am hiểu ngày càng nhiều, càng sâu sắc và rộng.
-Bản thân tôi là giáo viên chuyên trách môn Âm nhạc, tôi có trách nhiệm đưa môn học đến gần với Học sinh của mình, tạo cho các em hứng thú với bộ môn Âm nhạc, ngày càng yêu thích hơn với bộ môn nghệ thuật này. Chính vì lẽ đó, bên cạnh những kiến thức chuyên ngành mà tôi đã được học, tôi luôn tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kiến thức mới của chuyên môn để áp dụng phục vụ cho quá trình giảng dạy.
Dưới đây là một số cách khai thác tư liệu di sản cho môn Âm nhạc :
Tư liệu về di sản | Mô tả |
Hình ảnh về di sản | - Hình ảnh về kinh đô Huế, dàn nhã nhạc cung đình Huế, các loại nhạc cụ dùng trong dàn nhã nhạc, ... - Hình ảnh về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: lễ hội, cồng chiêng, nhà rông, ... - Hình ảnh về hát quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang: hội Lim, trang phục, hình thức hát quan họ, các liền anh liền chị, ... - Hình ảnh về hát ca trù: nhạc cụ, trang phục, các nghệ nhân, - Hình ảnh về hát xoan ở Phú Thọ: trang phục, hát múa, ... |
Âm thanh về di sản | - Đĩa nhạc, video về nhã nhạc cung đình Huế. - Đĩa nhạc, video về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Đĩa nhạc, video về quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang. - Đĩa nhạc, video về hát ca trù. - Đĩa nhạc, video về hát xoan. |
Thông tin về di sản | - Bài viết, câu chuyện hoặc xuất xứ về nhã nhạc cung đình Huế. - Bài viết, câu chuyện hoặc thông tin về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. - Bài viết, câu chuyện hoặc lịch sử về quan họ Bắc Ninh - Bắc Giang. - Bài viết, câu chuyện hoặc thông tin về hát ca trù. - Bài viết, câu chuyện hoặc truyền thuyết về hát xoan. |
Hiện vật về di sản | - Các nhạc cụ trong dàn nhã nhạc cung đình Huế. - Cồng chiêng Tây Nguyên. - Bản nhạc quan họ, trang phục quan họ. - Các nhạc cụ trong hát ca trù: đàn đáy, phách, trống chầu. - Lời ca của bài hát xoan, trang phục biểu diễn... |
Và sau đây là các bước tôi đã khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến mà tôi đã áp dụng trong các tiết dạy của mình, nó thực sự mang lại sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học Âm nhạc.
Bước 1.Tiến hành nghiên cứu, liệt kê các tiết dạy lồng ghép sử dụng di sản trong dạy học :
+ Âm nhạc lớp 6 :
- Tiết 12 : Sơ lược về dân ca Việt Nam
- Tiết 13 : Học hát Đi cấy ( Dân ca Thanh Hóa)
- Tiết 15 : Một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Tiết 27 : Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
+ Âm nhạc lớp 7 :
- Tiết 4 : Học hát Lí cây đa (Dân ca quan họ); Bài đọc thêm : Hội Lim
- Tiết 19 : Học hát Đi cắt lúa (Dân ca H’rê – Tây Nguyên)
- Tiết 21 : Một số thể loại bài hát
+ Âm nhạc lớp 8
- Tiết 4 : Học hát Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ)
- Tiết 12 : Học hát Hò ba lý (Dân ca Quảng Nam)
- Tiết 14 : Một số nhạc cụ dân tộc
- Tiết 32 : Sơ lược một số thể loại nhạc đàn
+Âm nhạc lớp 9 :
-Tiết 12 : Học hát Lí kéo chài ( Dân ca Nam bộ)
-Tiết 14 : Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
Bước 2. Soạn giáo án ( lồng ghép hiệu quả, phù hợp, không làm ảnh hưởng đến nội dung bài học)
Sau đây là một số giáo án bản thân tôi soạn có lồng ghép đưa di sản vào giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường THCS&THPT Đồng Tiến.
Ví dụ 1 :
Âm nhạc : 6
Tuần : 12
Tiết : 12
- Ôn tập bài hát: HÀNH KHÚC TỚI TRƯỜNG
- Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN SỐ 4
- Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ DÂN CA VIỆT NAM
I.MỤC TIÊU:
1- Kiến thức:
- HS hát thuộc bài hát Hành khúc tới trường và tập hát đuổi
- HS đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN số 4
- HS biết sơ lược về dân ca Việt Nam
2- Kỹ năng:
- Hát hòa giọng, diễn cảm, biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát.
3- Thái độ
- Giáo dục HS dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của ông cha ta để lại cần trân trọng giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên, TKBG, PP dạy học Âm nhạc, chuẩn KT-KN, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN….
2. Phương pháp
- Thuyết trình, trình bày tác phẩm, thực hành - luyện tập, trực quan…
3. Đồ dùng dạy học
- Đàn, máy, băng…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ôn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: (sau khi ôn tập)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Kho tàng dân ca Việt Nam thật phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều vùng miền, nhiều thể loại với bản sắc rất riêng. Vậy dân ca là gì ? Do ai sáng tác? Các em cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay sau khi đã ôn tập thuần thục bài hát Hành khúc tới trường và bài TĐN số 4.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn tập Gv hướng dẫn hs chơi trò chơi luyện giọng ?Các em có biết buổi sáng sớm con vật nào luôn dậy sớm báo thức cho mọi người không? Hôm nay cô hướng dẫn các em luyện thanh theo nguyên âm O. O…Ó….O -GV chỉ huy Sau khi được các bạn gà báo thức, cô trò chúng ta cùng đến trường. - GV hướng dẫn hs ôn tập bài hát, chú ý HS thể hiện đúng tốc độ, sắc thái, tính chất hành khúc của bài hát. - GV chỉ huy cho HS hát đuổi theo kiểu như sau : Chia lớp thành 2 nhóm, nhóm 1 hát từ đầu, nhóm 2 bắt vào sau nhóm 1 bốn nhịp. - Yêu cầu một số HS lên bảng trình bày bài hát. GV nhận xét, cho điểm Củng cố : Cả lớp hát lại bài hát Hoạt động 2: Hướng dẫn hs ôn tập TĐN Đọc gam C- Dur Nghe lại giai điệu bài TĐN Đọc nhạc, ghép lời và gõ phách - Từng dãy bàn, tổ thi đua thực hiện - Đọc nhạc, ghép lời trên giai điệu của đàn - GV hướng dẫn sửa chổ sai. -Mời 1 HS đọc nhạc - 1HS ghép lời và ngược lại, GV nhận xét, cho điểm. Củng cố giai điệu: HS nghe giai điệu nhận biết câu nhạc. - GV gõ tiết tấu một câu trong bài, HS phải trả lời đó là câu nào, gõ tiết tấu và đọc chính xác câu nhạc đó. GV giới thiệu: Từ thuở còn thơ bé chúng ta đã được nghe những câu hát ru của bà của mẹ, nghe những làn điệu dân ca sau lắng, vậy dân ca là gì? Cô trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong phần ANTT hôm nay! Hoạt động 3: Hướng dẫn hs tìm hiểu ANTT Gv cho hs quan sát các bản nhạc sau : + Dân ca do ai sáng tác? GV giới thiệu : Lời ca đơn giản dễ hiểu, thường xuất phát từ những câu ca dao , tục ngữ ... -“Bông xanh, bông trắng bông vàng,bông lê bông lựu đố nàng mấy bông.” -“Trúc xinh trúc mọc đầu đình em xinh em đứng chỗ nào cũng xinh.” Các bài hát được truyền miệng từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác, phổ biến từng vùng, từng dân tộc. - Cho HS xem một số tranh ảnh về trang phục đặc trưng của ba miền. ? Nhận xét đây là trang phục đặc trưng của vùng miền nào? -Cho hs nghe trích đoạn: Bài “Trống cơm “ dân ca quan họ Bắc Ninh. -Cho hs nghe trich đoạn 2 bài hát và cho biết bài nào thuộc miền Trung, bài nào thuộc miền Nam. Bài Ví dặm (dân ca Nghệ An) Bài Lí cây xanh(dân ca Nam Bộ) GV giới thiệu : Theo trang phục , giọng nói, cách ứng xử, môi trường sống, hoàn cảnh địa lý đã làm nên nét đặc trưng và phong phú cho từng vùng miền Đất nước của chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống hòa thuận cho nên kho tang âm nhạc dân ca của đất nước ta rất phong phú và đa dạng. + Cho HS xem một số tranh ảnh về các hình thức sinh hoạt văn hóa ở các địa phương như: hát Quan họ Bắc Ninh, Xòe Thái ( Tây Bắc), hát Chèo, Tuồng, Cải lương... ?Kể tên các vùng miền dân ca? ?Ở nước ta có hình thức ca hát nào cũng được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại? GV giới thiệu: UNESCO chính thức công nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại . Ngoài ra còn có hát xoan ở Phú Thọ,ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế và đờn ca tài tử Nam Bộcũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại | Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát - HS ghi bài - HS khởi động giọng Trả lời : Con gà
- HS thực hiện
Hoạt động 3: Hs học ANTT - HSquan sát, trả lời -HS ghi bài -Hs nghe - Hs trả lời -Hs nghe -Hs nghe và trả lời Trả lời : Quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế và đờn ca tài tử Nam Bộ. | I.Ôn tập bài hát: II. Ôn tập tập đọc nhạc số 4 III. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam 🖎Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả. Các vùng miền dân ca : -Dân ca quan họ Bắc Ninh -Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc -Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ -Dân ca Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh -Dân ca Miền Trung -Dân ca Tây Nguyên -Dân ca Nam Bộ Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của ông cha ta để lại cần trân trọng giữ gìn, học tập và tiếp tục phát triển vốn quý ấy. |
Củng cố : Hoạt động nhóm : Kể tên các bài dân ca mà em biết?
Nhóm 1 : Miền Bắc
Nhóm 2: Miền Trung
Nhóm 3 : Miền Nam
(Gợi ý trả lời, cung cấp thêm thông tin )
-Dân ca Bắc Bộ:Trống cơm, Lí cây đa,Ngày mùa vui, mưa rơi,Cò lả, Bà Rằng Bà Rí...
-Dân ca Trung Bộ: Đi cấy, Hò ba lí, Lí thương nhau ,Ví dặm...
-Dân ca Nam Bộ: Vui bước trên đường xa; Lí dĩa bánh bò; Lí cây bông ;Lí kéo chài;Bạn ơi lắng nghe(DC Ba Na Tây Nguyên),Đi cắt lúa, Hát mừng(DC Hrê Tây Nguyên); Ru em…
+Liên hệ thực tế - Giáo dục HS: Ngày nay có rất nhiều bạn chọn những bài hát không phù hợp lứa tuổi,lời ca không có ý nghĩa, cô mong các em về nhà tìm hiểu và lắng nghe thêm nhiều ca khúc dân ca để thêm yêu mến tự hào về nhân dân, đất nước ta.
+Mở rộng : Như cô đã giới thiệu, đất nước chúng ta có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, phải thương yêu đoàn kết, tuy mỗi vùng miền có những đặc trưng riêng nhưng ta là anh em một nhà, không nên tách biệt ra ba miền, mở rộng bài học và cũng để củng cố lại bài cô mời các em nghe một ca khúc mang âm hưởng dân ca :”Non nước hữu tình”,( sáng tác :Thanh sơn )
Điều này càng chứng tỏ dân ca có sức sống rất lâu bền nên rất nhiều nhạc sĩ đã dùng dân ca để làm chất liệu sáng tác ra các ca khúc rất ý nghĩa.
Dặn dò : -Xem và phân tích bài Đi cấy
5. Rút kinh nghiệm:
Ví dụ 2 :
Âm nhạc : 6
Tuần : 13
Tiết : 13
Học hát: BÀI ĐI CẤY
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức- HS biết bài Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hóa, trích trong Tổ khúc Múa đèn.
2. Kỹ năng
- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát.
- Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca….
3. Thái độ
- Giúp HS hiểu được tác dụng của dân ca trong đời sống của người dân lao động. Từ đó, biết yêu quý người lao động, trân trọng thành quả lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Tài liệu tham khảo
- Sách giáo viên, TKBG, PP dạy học Âm nhạc, chuẩn KT-KN, tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN….
2. Phương pháp
- Thuyết trình, trình bày tác phẩm, thực hành - luyện tập, trực quan…
3. Đồ dùng dạy học
- Đàn, máy, băng, thanh phách…
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ôn định tổ chức
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
Cho hs nghe các trích đoạn bài hát :
Trống cơm (Dân ca Bắc Bộ) Lí mười thương(dân ca huế) Lí kéo chài ( Dân ca Nam Bộ)
?Dân ca là gì? (Trả lời : Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả)
Gv giới thiệu : Những bài hát dân ca không rõ tác giả, lời ca đơn giản, dễ thuộc , dễ nhớ,nhẹ nhàng đi sâu vào trong lòng người, và những bài hát dân ca cũng thường gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân, họ thường cất cao lời ca tiếng hát trong lúc lao động để xua tan mệt nhọc, vậy các em quan sát bức tranh sau và cho cô biết bức tranh miêu tả công việc gì ?
Cho hs quan sát hình ảnh,trả lời ( gợi ý : bức tranh miêu tả công việc cấy lúa )
3. Bài mới:
Đi cấy là công việc lao động của những người nông dân. Họ phải thức khuya dậy sớm để cấy hái cho kịp thời vụ. Tuy vất vả, nhưng với bản chất lạc quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca hát, người nông dân đã sáng tác ra được những điệu múa đẹp, những bài hát hay. Đi cấy là một trong những bài hát đó.chúng ta sẽ cùng nhau học một bài hát rất hay miêu tả công việc lao đông của người nông dân qua bài hát ĐI CẤY( Dân ca Thanh Hóa)
Hoạt động của GV | Hđ của HS | Nội dung |
- Giới thiệu sơ lược về quê hương Thanh Hoá và bài hát Đi cấy: Trước khi đi vào học hát, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiều về nơi xuất xứ ra bài hát này nhé. Các em quan sát và cho cô biết ?Thanh Hóa nằm ở đâu trên bản đồ nước ta? - Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, có 3 vùng địa dư: đồng bằng, trung du và miền núi. Nơi đây là quê hương của các anh hùng dân tộc như: Bà Triệu, Lê Lai, Lê Lợi... - Đây cũng là nơi sản sinh ra làn điệu dân ca rất độc đáo : Tổ khúc múa đèn ( cho hs xem video) “ Múa đèn” là một hình thức diễn xướng: Hát và múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một đĩa đèn dầu. - Bài hát Đi cấy được trích trong tổ khúc Múa đèn - Cho Hs nghe bài hát mẫu ?Bài hát Đi cấy được phổ từ câu thơ lục bát nào? Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm. Cầu cho trong ấm ngoài êm! GV khuyến khích HS nói cảm nhận riêng của mình về bài hát ( Bài hát có quen thuộc không? Dễ hay khó hát? Nhịp điệu bài hát nhanh hay chậm? Tính chất bài hát sôi nổi hay tình cảm? …..)- nội dung bài hát ?Bài hát Đi cấy viết ở nhịp maáy? Nhận xét ô nhịp đầu tiên? ?Trường độ gồm các hình nốt gì? ? Trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào? ?Chia câu? GV hướng dẫn HS ngồi thẳng, tư thế tự nhiên.(hướng dẫn hs chơi trò chơi) GV đàn giai điệu và tập hát cho HS từng câu theo lối móc xích. Ở một số câu hát khó GV có thể hát mẫu cho HS nghe 2-3 lần *Câu 1: “Lên chùa… sáng trăng”. Chú ý: Dấu luyến ở “bẻ”, “đi”, “sáng” - Cả lớp thực hiện 2 - 3 lần.. Tập những câu còn lại tương tự tập câu 1 *Câu 2: “Ba bốn … cùng chăng”. Chú ý: Dấu luyến ở “bạn”. GV yêu cầu HS hát nối câu 1 và câu 2 *Câu 3: “Thắp đèn …cầu cho”. Chú ý: Dấu luyến ở “thắp”, “ta”, “chơi”, “ngoài”. *Câu 4: “Cầu cho … hết” Chú ý: Dấu luyến ở “êm”, “lại”, nốt hoa mĩ ở “ấm”, “êm”. GV yêu cầu HS hát nối câu 3 và câu 4, chú ý sửa chổ HS hát còn sai. GV đệm đàn để HS hát hoàn chỉnh cả bài. GV cần lưu ý HS hát đúng những chổ có luyến bằng hai, ba nốt nhạc cho mềm mại. - HS hát kết hợp gõ đệm. - Cả lớp trình bày bài hát 1 lần. | HS ghi bài HS lắng nghe HS trả lời HS lắng nghe Hs nghe HS trả lời Bài hát nhịp nhàng uyển chuyển. diễn tả nỗi vất vả của người nông dân nhưng họ vẫn lạc quan yêu đời , yêu lao động, yêu ca hát. HS khởi động giọng HS học hát HS thực hiện | 1.Giới thiệu 2. Hát mẫu 3. Tìm hiểu bài : - Giọng son trưởng - Nhịp 24, Nhịp lấy đà( nhịp thiếu) -Trường độ: - Các kí hiệu âm nhạc: Dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu mắt ngỗng ( ngân tự do), nốt hoa mỹ, dấu hóa bất thường( Pha thăng) - Câu 1: “Lên chùa… sáng trăng”. - Câu 2: “Ba bốn … cùng chăng”. - Câu 3: “Thắp đèn …cầu cho”. - Câu 4: “Cầu cho … hết” 4. Khởi động giọng 5. Học hát từng câu 6. Hát hoàn chỉnh cả bài |
4. Củng cố, dặn dò
* Củng cố :
? Em hãy cho biết ý nghĩa của câu hát “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” trong bài “ Đi cấy”.
Câu hát diễn tả nỗi vất vả của người nông dân: Phải dậy sớm ra đồng và về nhà rất trễ, qua đó ta càng thấy rõ sự lạc quan yêu đời, hăng say lao động của những người nông dân quanh năm một nắng hai sương, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dù vất vả nhưng họ vẫn luôn cất cao lời ca tiếng hát.vậy trong cuộc sống của chúng ta, cô mong các em hãy cố gắng học tập, trân trọng các làn điệu dân ca bằng cách sử dụng chúng thường xuyên trong sinh hoạt âm nhạc hằng ngày.
- Cá nhân, nhóm HS xung phong lên bảng trình bày bài hát
* Dặn dò:
- Học thuộc lời ca, hát có sắc thái, tập biểu diễn.
- BT 2 (SGK – 32), tập đặt lời mới cho bài hát theo chủ đề,thầy cô, bè bạn, mái trường, quê hương đất nước
- Phân tích bài TĐN số 5
* Mở rộng : Hát lời ca mới cho hs nghe ( nếu còn thời gian )
Quê nhà mỗi ngày đẹp hơn quê nhà mỗi ngày đẹp hơn,quê hương từng ngày đổi mới sáng tươi.Em mến yêu xóm làng của em,xóm làng của em.Tháng ngày em sẽ gắng chăm học hành,gắng chăm học hành, muốn rằng ngày mai,ngày mai khôn lớn em xây dựng làng quê.
5. Rút kinh nghiệm:
Ví dụ 3 :
Âm nhạc : 8
Tuần : 12
- Tiết :12
Học hát: Bài HÒ BA LÍ
(Dân ca Quảng Nam)
I/ MỤC TIÊU:
1.Kieán thöùc :
- Học sinh bieát vaø hát đúng giai điệu, lời ca bài hát “Hoø ba lí”
- Hoïc sinh hieåu “hoø ”laø moät loaïi daân ca ñoäc ñaùo cuûa daân toäc ta.
2.Kó naêng :
- Hoïc sinh bieát trình baøy baøi haùt qua moät vaøi caùch haùt taäp
theå nhö haùt hoøa gioïng, lónh xöôùng.
3.Thaùi ñoä :
-Giaùo duïc , nhaéc nhôû caùc em bieát giöõ gìn nhöõng laøn ñieäu daân ca baèng caùch söû duïng thöôøng xuyeân trong sinh hoaït aâm nhaïc haøng ngaøy.
II/ GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
1.Taøi lieäu tham khaûo : Saùch giaùo khoa, saùch giaùo vieân.
2.Phöông phaùp :
-Trình baøy taùc phaåm
-Duøng lôøi
-Luyeän taäp
-Giaùo cuï tröïc quan
-Kieåm tra-Ñaùnh giaù.
3.Ñoà duøng: Đàn Organ, hình aûnh, baûng phuï, (maùy chieáu)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ:
Caâu hoûi : Em haõy trình baøy baøi haùt :”Tuoåi hoàng” ; Nhaïc vaø lôøi : Tröông Quang Luïc
3.Bài mới :
a)Giôùi thieäu baøi :
1) Giaùo vieân hoûi : ÔÛ Vieät Nam coù nhöõng danh lam thaéng caûnh naøo ñöôïc Unesco coâng nhaän laø di saûn vaên hoùa theá giôùi ?
Hoïc sinh traû lôøi Thaùnh ñòa Myõ Sôn ; Vònh Haï Long ; Phoá coå Hoäi An, Kinh ñoâ Hueá; Vöôøn Quoác gia Phong Nha - Keû Baøng)
Ngoaøi ra coøn coù kieät taùc vaên hoùa phi vaät theå vaø truyeàn khaåu cuûa nhaân loaïi ñöôïc Unesco coâng nhaän laø: Khoâng gian vaên hoùa coàng chieâng Taây Nguyeân ; Nhaõ nhaïc cung ñình Hueá).
2) Giaùo vieân hoûi : Phoá coå Hoäi An vaø Thaùnh ñòa Myõ Sôn thuoäc tænh naøo?
Hoïc sinh traû lôøi : Tænh Quaûng Nam
Hoâm nay coâ seõ giôùi thieäu cho caùc em moät baøi daân ca raát hay cuûa tænh Quaûng Nam , ñoù laø baøi haùt :”Hoø ba lí” (Dân ca Quảng Nam )
b) Toå chöùc daïy hoïc :
Ho Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của Học sinh | Nội dung |
-GV ghi bảng -GV giới thiệu Ñaát nöôùc ta laø moät nöôùc chuû yeáu laøm noâng nghieäp neân ngöôøi daân lao ñoäng raát vaát vaû nhöng hoï luoân laïc quan yeâu ñôøi, hoï luoân caát cao lôøi ca tieáng haùt trong nhöng luùc haêng say lao ñoäng nhằm thúc đẩy nhịp độ lao động để giải trí khi làm việc mệt mỏỉ. … Bài hát “ Hò ba lí ”- dân ca Quảng Nam là một khúc hát dân ca với ý nghĩa như thế. ?Vaäy theo caùc em “Hoø” laø moät khuùc ca thöôøng haùt khi naøo? GV haùt cho caùc HS nghe moät soá caâu hoø ñeå HS nhaän bieát muïc ñích cuûa caùc ñieäu hoø(VD: Maùi döøa ñaïp caùm cho nhanh EÙp daàu maø chaûi toùc anh ,toùc naøng (Hoø maùi döøa-Bình Ñònh) Tình em nhö nöôùc doøng soâng Töông anh aùo raùch phoøng khoâng em chôø(Hoø huïi) +Ngöôøi ta thöôøng laáy noäi dung coâng vieäc ñeå ñaët teân cho caùc ñieäu hoø nhö: Hoø keùo goã, Hoø giaõ gaïo… +Laáy ñiaï danh nôi xuaát xöù : Hoø Ñoàng Thaùp, Hoø soâng Maõ… +Laáy tieáng “xoâ” hay tieáng ñeäm ñoäc ñaùo ñeå ñaët teân nhö : Hoø khoan , Hoø huïi… “Hoø ba lí” laø ñieäu hoø duøng caùc töø “ba lí “ laøm caâu “xoâ” ñöôïc nhaéc ñi nhaéc laïi nhieàu laàn. -Lôøi ca trong nhöõng ñieäu hoø thöôøng baét nguoàn töø nhöõng caâu thô luïc baùt. - GV yeâu caàu HS ñọc phần lời ca của bài hát. -GV trình baøy baøi haùt. ?Baøi haùt ñöôïc xaây döïng töø caâu ca dao naøo? ?Baøi haùt vieát ôû nhòp maáy?Tính chaát? ?Baøi haùt vieát ôû gioïng gì? ?Nhaän xeùt veà oâ nhòp ñaàu tieân? ?Trong baøi coù söû duïng hình daáu gì? ?Chia caâu? -GV đàn -GV hướng dẫn học sinh học hát theo trình tự - GV đàn giai điệu cho HS nhẩm theo giai điệu 2-3 lần . HS hát theo giai điệu giáo viên đàn ( tập hát tuần tự các câu hát theo cách trên, GV hướng dẫn học sinh hát nối các câu theo lối móc xích, cứ hát xong một câu hát thì GV hướng dẫn HS hát nối với các câu trước cho đến khi hoàn thành bài hát) - HS hát đầy đủ cả bài, GV lưu ý sửa sai cho HS. -GV lưu ý hướng dẫn HS Ở bài hát “ Hò ba lí ” phần “xướng” là hai câu: “ Trèo lên trên rẫy khoai lang Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai” Còn phần “ xô ” là những câu hát còn lại - Một HS có giọng hát tốt hát phần “xướng”, cả lớp hát phần “ xô” * Troø chôi “ Ai xoâ – Ai xöôùng” Caû lôùp chia thaønh 4 nhoùm thöïc haønh thi haùt “xoâ” vaø “xöôùng”, thi ñua xem nhoùm naøo haùt ñuùng, haùt hay, khuyeán khích nhoùm naøo coù söï saùng taïo trong hình thöùc bieåu dieãn. | -HS ghi bài -HS nghe Hs traû lôøi Hs nghe -HS nghe -HS traû lôøi: -HS luyện thanh -HS học hát theo hướng dẫn của GV -HS lưu ý để hát cho đúng -HS theo dõi -HS trình bày theo yêu cầu -HS thể hiện - HS thöïc hieän | Tieát 12: Học hát: Bài Hò ba lí 🖎Hoø laø moät khuùc ca thöôøng haùt khi lao ñoäng. 🖎Muïc ñích cuûa caùc ñieäu hoø: +Thuùc ñaåy nhòp ñoä lao ñoäng +Ñoäng vieân coå vuõ +Ñeå giaûi trí, giaûi lao +Baøy toû tình caûm, tình yeâu queâ höông ñaát nöôùc, tình caûm löùa ñoâi… 🖎Hò thường có phần “ xướng ” và phần “ xô ”: +Xướng: dành cho người có giọng hát tốt +Xô: dành cho tập thể vừa làm vừa hát theo động tác lao động 1.Haùt mẫu: 2.Tìm hieåu baøi: Treøo leân treân raãy khoai lang. Cheû tre maø ñan sòa cho naøng phôi khoai -Nhòp 2/4 -Gioïng Ñoâ tröôûng -Nhòp laáy ñaø -Daáu luyeán , daáu noái U , ñen chaám doâi j, laëng ñen J ,laëng ñôn E - hVeE Ngaân 2 phaùch röôõi nghæ nöûa phaùch. - Phaân chia caâu haùt nhö sau: +Ba lí tang tình maø nghe ta hoø ba lí tình tang ba lí tình tang. +Treøo leân treân raãy khoai lang. +Ba lí tang tình maø nghe ta hoø ba lí tình tang ba lí tình tang. +Cheû tre maø ñan sòa(laø hoá) +Cho naøng phôi khoai, khoan hoá khoan laø hoá hoø khoan. 3.Luyeän thanh: =&2R=S!=T=S!=T=S!R=S!=T=S!T=S!b==" Mì i í i í i maø a aù a aù a maø 4.Taäp haùt töøng caâu: 5.Luyeän taäp : Moãi nhoùm choïn ra baïn naøo coù gioïng haùt toát nhaát haùt phaàn phần “xướng”, cả nhoùm hát phần “ xô”.(Öu tieân baïn naøo lónh xöôùng ñöôïc coäng 1ñieåm) |
- Cuûng coá : Gv yêu cầu một , hai học sinh xung phong hát lại bài hát
- Daën doø : Hoïc thuoäc baøi haùt :”Hoø ba lí”
Tìm moät caâu ca dao hoaëc töï vieát moät caâu luïc baùt chuû ñeà thaày coâ, maùi tröôøng, queâ höông , ñaát nöôùc…haùt theo giai ñieäu baøi :”Hoø ba lí”
Nhaéc nhôû HS bieát traân troïng vaø giöõ gìn nhöõng laøn ñieäu daân ca, ñieäu lí caâu hoø…
Môû roäng : GV trình baøy döïa theo giai ñieäu baøi haùt :”Hoø ba lí”caâu ca dao ;
Baàu ôi thöông laáy bí cuøng
Tuy raèng khaùc gioáng nhöng chung moät giaøn
5/Ruùt kinh nghieäm vaø boå sung sau tieát daïy :
Ví dụ 4:
Âm nhạc : 8
Tuần : 14
Tiết : 14
-ANTT : MỘT SỐ NHẠC CỤ DÂN TỘC PHỔ BIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
-Giới thiệu cho HS biết một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam: Cồng, chiêng, đàn T’rưng, đàn đá. Biết được cấu tạo, phân biệt được hình dáng âm sắc của các nhạc cụ.
2.Thái độ:
-Giáo dục HS có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và gìn giữ các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, biết cồng, chiêng là một trong những di sản thế giới tại Việt Nam được Unesco công nhận.
3.Kỹ năng:
-Rèn học sinh cách làm việc: Ghi chép, ghi hình, quan sát, tìm hiểu nội dung từ di sản.
II. CHUẨN BỊ, THIẾT BỊ, TƯ LIỆU
1. Chuẩn bị của GV- Nhạc cụ cần dùng...
- Một số hình ảnh hoặc hiện vật về các nhạc cụ dân tộc như: Cồng, chiêng, đàn t’rưng, đàn đá.
- Máy nghe và băng, đĩa về hình ảnh các nhạc cụ dân tộc, hình ảnh các địa phương có những nhạc cụ và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ dân tộc.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về các nhạc cụ dân tộc.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp:Kiểm tra sĩ số
2.Giới thiệu bài mới:
3.Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung |
GV ghi nội dung GV giới thiệu GV giới thiệu GV mở băng, đĩa GV hỏi GV hỏi GV giải thích GV hỏi GV giải thích GV chỉ định GV giới thiệu GV hỏi GV giải thích GV hỏi GV chỉ định GV dặn dò GV giới thiệu | HS lắng nghe HS quan sát HS lắng nghe HS trả lời HS trả lời HS nghe HS trả lời HS lắng nghe HS lên bảng chỉ và giới thiệu HS lên bảng chỉ và giới thiệu HS lên bảng chỉ và giới thiệu HS lắng nghe HS trả lời HS lắng nghe HS trả lời HS lắng nghe HS lắng nghe và xem tư liệu | Một số nhạc cụ dân tộc - Giới thiệu bài + Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, rất phong phú và độc đáo. Mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng. + Ngoài các làn điệu dân ca trên khắp các vùng miền, Việt Nam còn có những nhạc cụ độc đáo khác. Trong số những nhạc cụ dân tộc phải nói đến đàn t’rưng, đàn đá và cồng, chiêng của các dân tộc Tây Nguyên, những di sản văn hóa đặc sắc rất đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Vùng đất Tây Nguyên gồm năm tỉnh là: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Văn hóa cồng chiêng là loại hình nghệ thuật gắn với lịch sử văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Người dân Tây Nguyên sử dụng cồng, chiêng theo cách thức riêng, mỗi bộ tộc thường chơi những bản nhạc của riêng mình, nhất là vào dịp lễ hội, chào đón năm mới, mừng nhà mới… Cồng, chiêng Tây Nguyên trải qua bao năm tháng và trở thành nét văn hóa đặc sắc của vùng đất giàu truyền thống anh hùng. Với những nét văn hóa đặc trưng, năm 2005 Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được Unesco công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. - GV cho HS xem một số tranh ảnh về các nhạc cụ của Tây Nguyên như: Đàn T’rưng, đàn đá, cồng, chiêng. - Chiếu một số hình ảnh về các nhạc cụ, cho HS nghe âm sắc của các nhạc cụ qua băng, đĩa và hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ đó. - Các em đã được xem, hoặc nghe các nghệ sĩ biểu diễn các nhạc cụ như: Đàn t’rưng, đàn đá, cồng, chiêng bao giờ chưa? Ở đâu? - Ngoài ở Tây Nguyên, cồng, chiêng còn có ở địa phương nào? (Ở nước ta còn có một số dân tộc có sử dụng cồng, chiêng, nhưng để được gọi là văn hoá cồng chiêng chỉ có hai vùng: Tây Nguyên và vùng người Mường ở Thanh Hoá và Hòa Bình). GV treo tranh, ảnh hoặc chiếu lên màn hình hình ảnh về 3 loại nhạc cụ: Đàn T’rưng, đàn đá, cồng, chiêng và đặt ra các câu hỏi: - Em hãy cho biết các nhạc cụ trên được làm bằng chất liệu gì: + Đàn đá: Làm bằng đá + Đàn t’rưng: Làm bằng tre, nứa. +Cồng, chiêng: làm bằng đồng thau. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những nhạc cụ truyền thống riêng của dân tộc mình. Ở Việt Nam cũng có rất nhiều nhạc cụ khác nhau, phong phú và độc đáo. Và cồng, chiêng Tây Nguyên là nhạc cụ đã được Unesco công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. - Trong những nhạc cụ mà em biết, nhạc cụ nào nào gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc? (Cồng, chiêng của Tây Nguyên) + Chúng ta cần có thái độ gì đối với các di sản thế giới. Chúng ta cần có ý thức tìm hiểu, bảo vệ và tuyên truyền về các di sản thế giới tại Việt Nam. + Các em về sưu tầm các hình ảnh về các nhạc cụ cồng, chiêng, đàn t’rưng và đàn đá. Tìm hiểu về đời sống văn hóa và các lễ hội của dân tộc Tây Nguyên. Sưu tầm các bản nhạc, các bài hát của các dân tộc Tây Nguyên. |
Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại. Những giá trị đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận của di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh. Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do Unesco đưa ra.
Giá trị nổi bật của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là nơi đây chứa đựng những giá trị sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Chủ nhân của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Một số hình ảnh sưu tầm cho học sinh xem:
Đàn T’rưng
Đàn đá
Cồng chiêng
Bước 3. Tiến hành hoạt động dạy học
Một số hình ảnh thực dạy tại lớp học âm nhạc do chính bản thân tôi phụ trách giảng dạy vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến.
Giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan ( đàn T’rưng)
Giáo viên sử dụng giáo cụ trực quan (hình ảnh)
Giáo viên trình bày bài hát kết hợp sử dụng nhạc cụ dân tộc (song loan).
Học sinh được tiếp xúc với một số nhạc cụ dân tộc
Học sinh hăng hái phát biểu
4. KẾT QUẢ THỰC TIỄN:
- Sau khi “Khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến” vào giảng dạy bộ môn âm nhạc tôi nhận thấy HS có những chuyển biến tích cực.
- Kết quả cụ thể :
Năm học | Khối | Tổng số học sinh | Hiểu biết về di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc | |||||
Không biết | Biết sơ sài | Hiểu biết phong phú, đầy đủ | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
Khảo sát đầu năm 2013-2014 (trước khai thác vận dụng) | 6 | 178 | 94 | 52,8% | 84 | 47,2% | 0 | 0% |
7 | 146 | 81 | 55,4% | 65 | 44,6% | 0 | 0% | |
8 | 156 | 68 | 43,5% | 88 | 56,5% | 0 | 0% | |
9 | 137 | 61 | 55,4% | 76 | 44,6% | 0 | 0% | |
Học kì 1 năm học 2013-2014 (sau khai thác vận dụng) | 6 | 178 | 0 | 0% | 121 | 67,9% | 57 | 32,1% |
7 | 146 | 0 | 0% | 78 | 53,4% | 68 | 46,6% | |
8 | 156 | 0 | 0% | 63 | 40,3% | 93 | 59,7% | |
9 | 137 | 0 | 0% | 65 | 47,4% | 72 | 52,6% |
- Từ kết quả trên bước sang học kì 2 năm học 2013-2014 và năm học
2014-2015, tôi mạnh dạn tiếp tục khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc, và tôi nhận thấy học sinh ngày càng hứng thú với bộ môn âm nhạc và bộ môn này đã thực sự làm cho học sinh trường tôi thoải mái, hứng thú hơn trong các tiết học âm nhạc, học sinh chủ động, không khí tiết học sôi nổi, học sinh có hiểu biết nhiều hơn về các di sản văn hóa , từ đó khó hình thành ý thức giữ gìn, bảo vệ các di sản của đất nước, các em thích nghe ca trù, hát xoan, nhã nhạc, các em ham thích tìm tòi và lắng nghe, hát nhiều các bài hát dân ca... trường tôi đã có một số câu lạc bộ âm nhạc như : múa dân vũ , em yêu làn điệu dân ca...
- Kết quả các năm học ( Trước và sau khi khai thác - vận dụng)
Năm học | Khối | TS học sinh | Hiểu biết về di sản gắn liền với sinh hoạt văn hóa và âm nhạc | |||||
Không biết | Biết sơ sài | Hiểu biết phong phú, đầy đủ | ||||||
SL | % | SL | % | SL | % | |||
Khảo sát đầu năm 2013-2014 (trước khai thác, vận dụng) | 6 | 178 | 94 | 52,8% | 84 | 47,2% | 0 | 0% |
7 | 146 | 81 | 55,4% | 65 | 44,6% | 0 | 0% | |
8 | 156 | 68 | 43,5% | 88 | 56,5% | 0 | 0% | |
9 | 137 | 61 | 55,4% | 76 | 44,6% | 0 | 0% | |
Học kì 1 2013-2014 (sau khai thác,vận dụng) | 6 | 178 | 0 | 0% | 121 | 67,9% | 57 | 32,1% |
7 | 146 | 0 | 0% | 78 | 53,4% | 68 | 46,6% | |
8 | 156 | 0 | 0% | 63 | 40,3% | 93 | 59,7% | |
9 | 137 | 0 | 0% | 65 | 47,4% | 72 | 52,6% | |
Học kì 2 năm 2013-2014 (sau khai thác và vận dụng) | 6 | 178 | 0 | 0% | 6 | 3,4% | 172 | 96,6% |
7 | 146 | 0 | 0% | 2 | 1,4% | 144 | 98,6% | |
8 | 156 | 0 | 0% | 5 | 3,2% | 151 | 96,8% | |
9 | 137 | 0 | 0% | 2 | 1,5% | 135 | 98,5% | |
Học kì 1 năm 2014 -2015 (sau khai thác và vận dụng | 6 | 156 | 0 | 0% | 1 | 0,6% | 155 | 99,7% |
7 | 122 | 0 | 0% | 2 | 1,6% | 120 | 98,4% | |
8 | 175 | 0 | 0% | 1 | 0,6% | 174 | 99,7% | |
9 | 125 | 0 | 0% | 0 | 0% | 125 | 100% |
C.KẾT LUẬN
III.KẾT LUẬN TỪ THỰC TIỄN GIẢNG DẠY
- Được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và BGH nhà trường tôi đã được đi học tập, bồi dưỡng các chương trình có liên quan đến bộ môn Âm nhạc. Bên cạnh đó, trong những đợt tập huấn, dự giờ của các Giáo viên nên bản thân tôi cũng đã tích lũy được một số kinh nghiệm và có những cơ sở để viết nên sáng kiến kinh nghiệm này.
- Qua hơn một năm thực hiện áp dụng tôi tin rằng với việc khai thác và vận dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy đã giúp cho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống, lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Thông qua đó hình thành và nâng cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa , rèn luyện được tính chủ động tích cực, sáng tạo trong đổi mới phương pháp học tập và rèn luyện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng của học sinh.
- Một số hình ảnh các câu lạc bộ văn nghệ sinh hoạt chứng tỏ cao ý thức tôn trọng , giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa.
Sinh hoạt câu lạc bộ : Em yêu làn điệu dân ca
Học sinh trình diễn dân ca Đi cắt lúa ( Dân ca H’rê)
Học sinh trình diễn trang phục dân tộc
Biểu diễn quan họ Bắc Ninh cho học sinh xem
Múa dân gian
Câu lạc bộ múa dân vũ
1.BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc Khai thác và ứng dụng việc sử dụng di sản trong giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS&THPT Đồng Tiến, bản thân tôi đúc rút ra một số kinh nghiệm như sau:
Một là: Về nhận thức thì giáo dục qua di sản là trách nhiệm của toàn xã hội, của cả một hệ thống chính trị, trước hết là của các gia đình và nhà trường (xã hội hóa giáo dục). Đây hiển nhiên không phải là trách nhiệm chỉ của riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ngành giáo dục. Ngành giáo dục sử dụng phương pháp dạy và học thông qua các di sản như là một phương pháp bổ trợ tích cực nhằm củng cố và mở rộng kiến thức cho HS.
Hai là: Giáo dục thông qua di sản là phương thức giáo dục vừa có tính phổ biến, vừa không phụ thuộc vào độ tuổi của người học và đạt hiệu quả cao, góp phần tạo lập, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và không đòi hỏi quá nhiều chi phí, “chơi mà học, học mà chơi”: Khi trẻ mới sinh, sự vuốt ve, cưng nựng, lời ru và tiếng hát của người mẹ từ ngày này qua ngày khác thật sự đã xác lập được phản xạ có điều kiện đầu tiên ở não bộ trẻ. Để rồi sau đó, lúc trẻ giận hờn, mẹ nựng, mẹ ru “cơn hờn” dịu lại. Lúc trẻ vẫn đang mải chơi, nhưng đã đến giờ trẻ cần được ngủ, mẹ bế trẻ và chỉ vài động thái cưng chiều, vài lời hát ru, trẻ đã “chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành”. Khi trẻ biết nói, biết nhận biết, não bộ trẻ bắt đầu hình thành được các khái niệm, từ giản đơn đến phức tạp, mà những khái niệm đầu đời ấy chính là di sản văn hoá: tiếng nói, đồ vật, cái nôi, cái giường, cái chăn, cái bát, cái thìa, đôi đũa, cái nhà mà trẻ vẫn tiếp xúc hàng ngày, v.v... Tới tuổi cắp sách tới trường, trẻ lại một lần nữa được làm quen, được tiếp cận với di sản văn hoá... Thế là các khái niệm được định hình và trở thành hữu thức khi được tiếp nhận ở các lớp học tiếp theo, v.v...
Ba là: Dạy và học thông qua các di sản văn hoá là phương pháp trực quan, sinh động và thực sự có hiệu quả. Do mục tiêu đào tạo, do khối lượng kiến thức cần phải truyền thụ cho HS các cấp, chúng ta hiện chưa đưa việc dạy, học các di sản văn hoá vào chương trình bắt buộc (có thời lượng), mà mới chỉ dừng lại ở chương trình ngoại khoá, ở các giờ tự học, hoặc sinh hoạt tập thể. Ở đây, mức độ là “sử dụng” di sản văn hóa, coi di sản văn hóa như là phương tiện, tư liệu dạy học, hỗ trợ cho bài học thêm sinh động, học sinh hứng thú, qua đó giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục truyền thống, đạo lý, hình thành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa bản sắc dân tộc.
Bốn là: Để nhằm tăng cường tính hành dụng trong học tập, củng cố và hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp, góp phần bổ sung, nâng cao kiến thức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng hiểu biết về di sản, biết bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng, bảo vệ di sản; có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản.
Dạy - học thông qua di sản chỉ đạt kết quả cao khi được tổ chức có kế hoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với ban quản lý các di tích, ban giám đốc các bảo tàng ; xác định rõ chủ đề dạy, học tại trường, tham quan và đa dạng hoá các hình thức thể hiện trong giờ ngoại khoá tại trường, trong mỗi lần tới di tích, tới bảo tàng. Di sản quanh chúng ta, rất gần gũi với chúng ta, nên trước hết cần khai thác các di sản có sẵn tại địa phương; sau đó, nếu có điều kiện mới tiến tới đưa HS tới các di sản ngoài địa phương. Tuy nhiên, cần chú ý là mọi di sản đều được khai thác nhiều lần trong giảng dạy, cũng như trong học tập và điều đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kiến thức ở từng cấp học của HS.
Dạy - học thông qua các di sản, hay giáo dục thông qua các di sản là phương pháp tối ưu không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức đã được truyền thụ trên lớp, mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lực cảm nhận cái đẹp, cái hay qua các công trình kiến trúc, các mảng chạm khắc lộng lẫy ở các đình, chùa... qua các làn điệu dân ca, qua các cảnh quan thiên nhiên vừa gần gũi, vừa say đắm lòng người. Đồng thời, giúp HS tích lũy vốn sống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ứng xử, tôn trọng quá khứ để vững bước tiến vào tương lai v.v...
☞Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
2.ĐỀ XUẤT - KIẾN NGHỊ:
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Âm nhạc, các cấp lãnh đạo nên tổ chức nhiều lớp tập huấn thêm về môn Âm nhạc để các giáo viên không chuyên được bồi dưỡng chuyên môn phục vụ cho việc giảng dạy. Đồng thời đó cũng là những dịp để giáo viên các trường giao lưu, trao đổi với nhau những sáng kiến mới cũng như những kinh nghiệm tích lũy của bản thân. Làm được điều đó, tôi tin rằng tình hình giảng dạy các môn học nói chung và môn Âm nhạc nói riêng sẽ ngày càng đạt được nhiều kết quả khả quan.
Vì đây là một môn học mang tính đặc trưng riêng nên cần phải có phòng học nghệ thuật, trang bị thêm một số tranh ảnh, tài liệu, đồ dùng dạy học phục vụ môn học.
Có thể nói rằng môn âm nhạc ở trường phổ thông có vị trí quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ngày nay với nội dung chương trình đổi mới phương pháp dạy học, người giáo viên phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài những môn học chính thì môn học âm nhạc giúp cho học sinh phát triển thị hiếu thẩm mỹ nghệ thuật nâng cao dần một bước về tiếp xúc với âm nhạc tạo đà cho sự giáo dục và phát triển toàn diện về nhân cách cho học sinh.
Việc dạy bộ môn âm nhạc ở trường THCS, trong quá trình đổi mới ngày nay là vô cùng cần thiết. Tất cả các giáo viên đứng lớp, giáo viên chuyên biệt và các cấp chỉ đạo cần hiểu rõ điều này để môn âm nhạc ngày càng phát huy tác dụng góp phần vào sự nghiệp đào tạo các em cho tương lai đất nước.
Từ thực trạng dạy học âm nhạc ở trường THCS, từ kiến thức được học trong nhà trường bản thân tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm. Có thể nói phần lớn các yếu tố làm cho học sinh hứng thú học tập đó là đều phụ thuộc vào vai trò của giáo viên.
Những cách thức, những con đường gây hứng thú cho học sinh trong học tập môn âm nhạc là hết sức phong phú, mỗi người có một phương pháp biện pháp riêng của mình.
Trên đây tôi mới chỉ đề cập phần nào đến kinh nghiệm của bản thân trong quá trình áp dụng kiến thức mới chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong các thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý bổ sung thêm.
Đồng Tiến, ngày 14 tháng 02 năm 2015
NGƯỜI VIẾT
TRẦN THỊ ANH
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
|
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2009);
2. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học âm nhạc ở trường THCS, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, 2008;
3. Thế giới Di sản số 12 năm 2013;
4. Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập và giảng dạy âm nhạc - NXB Giáo dục- H. 2008;
6. Http//Google
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng sáng kiến Trường THCS Tiến Hưng.
- Hội đồng sáng kiến Ngành giáo dục Đào tạo Thị Xã Đồng Xoài
Tôi là: Nguyễn Thị Ngọc Lợi
Stt | Họ và Tên | Ngày, tháng năm sinh | Nơi công tác | Chức danh | Trình độ chuyên môn | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến |
1 | Nguyễn Thị Ngọc Lợi | 11/10/1987 | Trường THCS Tiến Hưng | Giáo viên | CĐSP Âm nhạc | 100% |
Là tác giả đề nghị công nhận sáng kiến “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 6 hứng thú với phân môn tập đọc nhạc”.
- Địa chỉ mail: ngocloithcstienhung@gmail.com
- Số điện thoại: 0982499499
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Âm nhạc (Phân môn dạy âm nhạc lớp 6).
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu áp dụng thử: 25/9/2016.
* Mô tả bản chất của sáng kiến:
Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở trường THCS Tiến Hưng. Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn thể xã hội.
Như chúng ta đã biết, Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với môn học khác, tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng lại đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học Âm nhạc mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái, học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, Âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài nhạc, từng câu nhạc.
Vậy làm thế nào để các em đọc đúng được bài tập đọc nhạc? Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm nhạc.
Là giáo viên được bồi dưỡng chuyên ngành Âm nhạc , qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn, bản thân ít nhiều đã đúc kết được những kinh nghiệm trong công tác, tôi nhận thấy thực tế việc học tập và tiếp thu các kiến thức của môn học, đặc biệt là kiến thức đọc và ghi chép nhạc của các em là chưa cao, nhiều em còn rất lúng túng. Trước những hạn chế thực tại, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm hướng dẫn các em học tập đọc nhạc khá hiệu quả mà tôi đã tiến hành.
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP:
Khảo sát chất lượng đầu năm cho các em ôn lại giai điệu ở khối tiểu học:
1: Em hãy hát và biểu diễn bài “Bạn ơi lắng nghe” và cho biết tên nhạc sĩ sáng tác?
2: Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo tiết tấu đoạn nhạc dưới đây:
3: Hãy xác định vị trí các nốt nhạc trên 5 ngón tay.
Đánh giá kết quả khảo sát.
Qua kết quả khảo sát của 3 lớp 6 trong năm học 2016-2017. xét về mặt bằng tôi thấy đa số các em hoàn thành phần hát và biểu diễn bài hát của mình tốt hơn so với phần đọc nhạc gõ tiết tấu và xác định vị trí nốt nhạc trên bàn tay. Xét về hứng thú học tập thì đa phần các em học sinh đều rất hứng thú với phân môn học hát, tuy nhiên vẫn còn một phần nhỏ các em còn hay e ngại, chưa mạnh dạn để biểu diễn trước lớp. Về phần tập đọc nhạc thì đa số các em không mấy hứng thú vì đa phần các em đọc sai về cao độ, trường độ và chưa nhận biết tốt tên nốt nhạc trên khuông nhạc, đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại trong tiết dạy Âm nhạc, vì đó là môn nghệ thuật thì lẽ ra phải thu hút được sự hứng thú yêu thích học môn này của các em học sinh.
Từ những vấn đề trên tôi đã tìm hiểu ra nguyên nhân để có hướng khắc phục những tồn tại trong việc dạy và học.
* Cách giải quyết:
Để học sinh lớp 6 tự tin và học tốt môn tập đọc nhạc đạt hiệu quả đầu tiên tôi hình thành cho các em một số thói quen học tập như sau:
Về phía học sinh:
- Giờ học phải chú ý học tập đọc nhạc dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Biết vận dụng kết hợp với phần đệm đàn của giáo viên để đọc sao cho đúng giai điệu, đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu. Đối với học sinh năng khiếu hạn chế chỉ cần đọc đúng theo mục tiêu của bài là được, phải tạo cho mình kiến thức Âm nhạc vững chắc để biết nhận xét, biết so sánh giọng người hát và sau bài học mình phải biết hát và đọc được bài tập đọc nhạc ở mức độ đơn giản nhất.
Về phía giáo viên:
- Khi lên lớp với khuynh hướng nhằm truyền đạt kiến thức, lí thuyết Âm nhạc sơ đẳng cho học sinh. Để khai thác năng khiếu của học sinh, khơi dậy ở các em sự ham hiểu biết, trí tò mò về các âm hình tiết tấu, cao độ, từ đó sẽ thích thú. Học sinh có thể đặt các câu hỏi liên quan trong bài với giáo viên sau khi giáo viên có những gợi ý.
- Thật sự chú ý trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học hấp dẫn, phong phú, đa dạng thu hút được sự chú ý và gây dựng hứng thú được học nhạc của học sinh. Thường xuyên áp dụng các phương pháp đổi mới và sử dụng phương pháp trong giờ dạy sao cho hợp lý, phù hợp đối với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh để học sinh không bị nhàm chán trong tiết học.
- Cần chú trọng rèn luyện và không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Hướng dẫn học sinh lớp 6 học môn tập đọc nhạc cần áp dụng các phương pháp sau:
1. Xây dựng phương pháp tập đọc nhạc:
Ở dưới tiểu học, các em học sinh chỉ mới được làm quen với các kí hiệu ghi nhạc như: khóa Son, khuông nhạc, một số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở cấp 2, vì vậy để tăng thêm hứng thú và dễ nhớ cho học sinh, tôi đã cho các em ghi nhớ bằng các câu hát như sau:
* Những nốt trong khe đếm từ dưới lên:
Fa La Do Mi bốn nốt trong khe
Nhớ mãi nghe em, nhớ mãi không quên
Fa khe đầu(1) Lá khe hai(2) Đố khe ba(3) và Mí thì ở khe tư(4)
* Những nốt trên dòng đếm từ dưới lên:
Xòe bàn tay ta được khuông nhạc đàn
Mi dòng thứ nhất, dòng nhì(2) nốt son
Si si si dòng ba(3) khắc ghi
Rế và Fa trên dòng trên dòng 4- 5.
Ta thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bằng các câu hát này kết hợp sử dụng khuông nhạc bàn tay trái để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Ở lớp 6 phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn tiếp tục tiếp cận với phân môn này, các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5 âm: Đô - Rê - Mi – Son – La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi – Pha – Son La – Si.
Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình móc đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi. Cách dạy thực hành các hình nốt có thể thực hiện gõ theo tiết tấu, cũng có thể cho học sinh tập đọc bằng tên gọi các hình nốt: đơn, đen, trắng, ta có thể thay bằng tiếng trống: Tùng, rinh...
Việc giúp học sinh tập đọc một bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Sau khi giới thiệu bài tập đọc nhạc, nếu như ở tập hát, bước đầu tiên là luyện thanh thì ở tập đọc nhạc sẽ phải là luyện tập cao độ. Cho các em đọc lại cao độ của các nốt nhạc không chỉ giúp các em khởi động giọng mà còn giúp các em nhớ vị trí các nốt trên khuông nhạc và cảm nhận cao độ các nốt so với nhau. Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì? Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em. Về trường độ gồm những hình nốt gì? Rút ra hình tiết tấu chung của bài tập cho học sinh đọc tiết tấu. Trong bài có sử dụng các ký hiệu Âm nhạc nào? mục tiêu của giai đoạn này là làm thế nào để các em nắm và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ. Hình thức thể hiện cũng có thể là cả lớp, theo tổ nhóm, cá nhân xen kẽ. Khi các em đã thực hiện tốt tiết tấu của bài, giáo viên đàn để các em nghe và cảm nhận giai điệu theo tiết tấu. Đây là lúc bắt đầu tập đọc bài nhạc, tập đọc từng câu theo đàn, giáo viên sửa lỗi truyền miệng. Luyện tập củng cố theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. Khi các em đọc đúng cao độ, trường độ của bài, mới chuyển sang ghép lời ca. Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
2. Tăng cường luyện đọc nhạc ở trên lớp:
Ở những khâu lên lớp cơ bản, trong thời gian cho phép giáo viên có thể tăng cường kiểm tra, giúp học sinh rèn đọc nhạc . Ví dụ có thể tiến hành bài dạy theo các bước sau:
2.1 Kiểm tra bài cũ:
Bên cạnh việc kiểm tra yêu cầu luyện tập giáo viên cần coi trọng việc đọc bài tập đọc nhạc đã học ở giờ trước. Những học sinh đọc chưa đúng với tốc độ, cường độ, cao độ của bài cần được sửa chữa để đọc cho đúng. GV không nên cho điểm cao những em đọc chưa đúng theo những yêu cầu trên.
2.2. Bài mới: Ví dụ: Bài tập đọc nhạc số 2:
Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN cho học sinh quan sát
Bước 2: Cho học sinh nói tên nốt theo thứ tự trong bài TĐN từ đầu đến hết bài và so sánh cao độ của 2câu nhạc (giống nhau chỉ khác ở ô nhịp cuối)
Câu 1 : Đô –đô- si –si- la-la – sol- fa-fa –mi-mi –rê-rê-đồ.
Câu 2 : Đô –đô- si –si- la-la – sol- sol-sol-la-la-si-si-đô.
Bước 3: Tách tiết tấu cho học sinh nhận biết và tập gõ đệm,đọc tiết tấu theo âm hình tiết tấu
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Đen- Đen- Đen- Đen- Đen- Đen - Trắng
Bước 4: Giáo viên gợi ý để học sinh so sánh tiết tấu của 2 câu nhạc trong bài TĐN số 2 (giống nhau hoàn toàn)
Bước 5: Cho học sinh nêu các nốt trong bài TĐN từ thấp đến cao Đ-R-M-S-L-SI-Đ.
Giáo viên đánh đàn chuỗi âm trên cho học sinh luyện đọc từ thấp đến cao và ngược lại từ 3 – 4 lần, hướng dẫn thêm cho học sinh cáchđọc TĐN
Bước 6: Cho học sinh tự đọc bài TĐN trên theo sự hiểu biết của mình, tự thể hiện khả năng của mình trước lớp.
Bước 7: Giáo viên bổ sung sửa chữa thêm cho học sinh đọc được đúng, chia tổ, nhóm luyện đọc kết hợp gõ đẹm theo nhịp phách.
Với mục đích tiếp tục luyện đọc nhạc với yêu cầu cao hơn, hướng đến mục đích là đọc hay và đọc đúng bài tập đọc nhạc nên ở bước này giáo viên tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện năng khiếu của mình. Bởi vì tập luyện là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe. Khi luyện tập giáo viên cần chỉ ra những nốt khó đọc, những “điểm nút” trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu được mới tìm cách thể hiện điều đó trong cách đọc. Trong bước tập luyện, học sinh phải thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích vì sao đọc như thế là chưa hay, đọc như thế là chưa đúng.
Bước 8: Chia nhóm đọc ghép lời ca phối hợp
Bước 9: Thực hiện trò chơi củng cố qua bài TĐN cho 5 em học sinh mỗi em mang tên một nốt nhạc.Trình bày bài tập đọc nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Việc tổ chức trò chơi bắt buộc các em phải nhớ vị trí và cao độ của nốt mình mang tên để đọc nhạc và ghép lời bài TĐN. Nếu em nào đọc sai cao độ, tên nốt thì em đó xuống để bạn khác lên thay thế và trò chơi kết thúc khi các em đọc nhạc một cách thành thạo
Cuối cùng GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý học sinh những chỗ cần luyện đọc thêm và trước khi kết thúc tiết học cho học sinh nghe một bạn đọc hay nhất lớp đọc lại bài tập đọc nhạc vừa học. Nếu có băng của nghệ sĩ ( hoặc giáo viên có năng khiếu) thì càng tốt. Như vậy cách đọc và nội dung của bài tập đọc nhạc một lần nữa được khắc sâu trong trí nhớ các em
Lưu ý: Cũng như phần dạy hát giáo viên không nên dừng lại quá lâu để sửa chữa cho các em đọc kém, đọc sai để tạo sự tập trung cho cả lớp. Trong bất kỳ tình huống “xấu” nào giáo viên không nên gây tâm lý tự ti vào khả năng ca hát và TĐN của học sinh. Phải luôn hình thành và củng cố lòng tự tin, động viên khuyến khích kịp thời. Giáo viên phải luôn quan tâm sát sao tới học sinh trong khi học bài cần thường xuyên nhắc nhở tư thế ngồi, khi đọc các âm cao thì lực đẩy hơi to và mạnh, còn khi âm vực thấp thì lực đẩy hơi nhỏ và khẽ. Quá trình thực hành nghe hát, nghe đọc nhạc và được thực hành nhiều lần sẽ giúp các em nâng cao được khả năng ca hát và đọc nhạc của bản thân. Các em phải được thực hành nhiều trong tiết học dưới sự hướng dẫn của giáo viên, thường xuyên được chơi trò chơi âm nhạc. Đồng thời qua các câu chuyện kể âm nhạc học sinh còn được nghe các tác phẩm âm nhạc có giá trị, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới tạo cho các em có thói quen thích học âm nhạc và hoạt động âm nhạc.
3. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc:
Ghi chép lại các bài nhạc đã học giúp các em nắm chắc vị trí các nốt trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừu tượng vì nó còn phụ thuộc vào tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy, việc hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghĩa là không quan trọng, ngược lại tập
ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng hơn nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được tên các nốt nhạc là gì, nằm ở vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào. Việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện các bài hát theo yêu cầu của tác giả như: dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu quay lại, dấu hồi đoạn, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu…
Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Tuy nhiên không nhất thiết lúc nào cũng phải thực hiện ngay tại lớp vì như thế sẽ mất rất nhiều thời gian. Ở lớp chỉ hướng dẫn các em cách thực hiện việc ghi chép, nhận ra cách trình bày thế nào cho đúng, cho đẹp còn việc ghi chép lại bài nên cho các em thực hiện ở nhà.
4. Xây dựng phong trào “tập xướng âm” ngoài giờ học:
Phần này đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều công sức và có những biện pháp, hình thức tổ chức sinh động hấp dẫn. Giáo viên nên tổ chức những nhóm giúp đỡ nhau đọc nhạc ở nhà, ở lớp và thường xuyên tổ chức những đợt thi đọc trong lớp, trong khối thông qua các tiết ôn tập, qua các buổi sinh hoạt tập thể hoặc trong những ngày lễ... và có giải thưởng. Để làm được điều đó cần có sự phối hợp của tập thể giáo viên trong nhà trường, vì vậy giáo viên cần tham mưu đề xuất với các giáo viên trong tổ, khối và BGH để xây dựng phong trào này.
5. Phối hợp với gia đình để rèn đọc nhạc cho học sinh:
Để rèn đọc nhạc cho học sinh bên cạnh tổ chức các giờ dạy trên lớp thật chu đáo giáo viên cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, hướng dẫn và tư vấn để bố mẹ biết cách giúp đỡ, kèm cặp con mình khi học ở nhà đặc biệt là đối với những em kĩ năng đọc nhạc còn yếu. Hàng tuần, hàng tháng thông qua sổ liên lạc giáo viên và phụ huynh trao đổi các thông tin để giáo viên có những phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
6. Phát huy tính sáng tạo với đồ dùng học tập tự làm:
Ngoài những đồ dùng dạy học có sẵn như thanh phách, trống con, song loan... giáo viên nên cho học sinh tự tìm hiểu và tự làm đồ dùng học tập ở nhà, ví dụ như: tìm nhặt những hòn sỏi hoặc hòn đá rồi đặt trong những chiếc chai nhựa có dán keo màu trông bắt mắt dùng để kết hợp gõ đệm khi đọc nhạc... Khi được học với những đồ dùng do tự tay mình làm ra sẽ giúp học sinh cảm thấy thích thú học tập hơn và phát huy được tính sáng tạo nhiều hơn.
7. Thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ:
Trong sinh hoạt chuyên môn hầu hết giáo viên thường chú ý bàn đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, giải toán, tiếng việt ... mà chưa chú ý hoặc xem nhẹ đến việc dạy Tập đọc nhạc. Vì vậy cần tham mưu đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn sao cho thiết thực, hiệu quả: ngoài những nội dung cần thiết bồi dưỡng hàng tuần như giải toán, làm các bài tập Tiếng Việt, các tổ chuyên môn trong nhà trường nên thêm vào phần trao đổi, nâng cao chất lượng bài soạn; góp ý, phổ biến kinh nghiệm cách dạy âm nhạc. Bên cạnh đó có các nhà trường có thể tổ chức nghe băng đĩa đọc mẫu các bài tập đọc nhạc nhằm bồi dưỡng năng lực đọc nhạc của giáo viên.
- HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Lớp | Đạt | Chưa đạt |
6A1 | 100% | 0 |
6A2 | 100% | 0 |
6A3 | 100% | 0 |
- Nhằm truyền thụ lại cho các em kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em học sinh một cách tốt nhất. Để thực hiện tốt bài tập đọc nhạc cho học sinh ta cần giải quyết các vấn đề sau: Cho học sinh nhận biết lại các hình nốt nhạc như nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn… dấu lặng đen, lặng đơn. Có thể ôn tập với nhiều hình thức thông qua trò chơi nhận biết các nốt nhạc và tên nốt nhạc như (Đô, rê, mi, pha, son, la, si) hoặc cho học sinh đọc tên nốt nhạc bằng trò chơi khuông nhạc bàn tay đã học ở lớp 3. Cho học sinh lên bảng đính tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên ví dụ: giáo viên nói son đen, la trắng, mi móc đơn …học sinh đính nốt nhạc bằng bảng nam châm đính nốt nhạc vào khuông nhạc đúng vị trí từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em. Hoặc cho các em nhớ lại vị trí các nốt nhạc bằng khuông nhạc bàn tay .
-Nhằm giúp cho học sinh dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc
- Nắm bắt và thể hiện được hình tiết tấu chủ đạo của bài. Việc thể hiện tiết tấu phải được kết hợp theo nhiều hình thức, có thể là vừa đọc vừa vỗ tay, vừa đọc vừa gõ đệm nhạc cụ, Kết hợp củng cố bằng hình thức cho HS tự luyện tập theo nhóm,cá nhân ghép lời ca .Để các em có cảm nhận tốt hơn trong việc ghép lời ca với nhạc, giáo viên nên cho các em tự ghép lời, sau đó, giáo viên đàn giai điệu và hát mẫu lời ca để các em nghe, so sánh. Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên đàn lại từng câu, sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt sẽ cố gắng học tập hơn.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
- Một số biện pháp trên Tôi đã đưa ra và áp dụng tại Trường THCS Tiến Hưng qua quan sát thực tế nhận thấy các em yêu thích bộ môn hơn, hào hứng học tập hơn. Khả năng nhận thức và sự ham thích học môn âm nhạc của học sinh phát triển theo chiều hướng rất tốt, càng ngày các em càng có sự hứng thú hơn và không còn nhàm chán với phân môn tập đọc nhạc. Đặc biệt là kết quả học tập cũng như chất lượng của công tác phong trào văn hoá văn nghệ đã nâng lên rõ rệt, các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giờ học và tham gia nhiệt tình, năng nổ các hoạt động văn nghệ của trường cũng như phong trào văn hoá văn nghệ trong thị xã.
* Những thông tin cần được bảo mật: không
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là đúng sự thật.
Tiến Hưng, ngày tháng năm 2018
Xác nhận tổ chuyên môn Người nộp đơn
Nguyễn Thị Ngọc Lợi
- Nhận xét, đánh giá của Hội đồng sáng kiến cấp trường:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
-Nhận xét,đánh giá của Hội đồng sáng kiến Ngành GD Thị Xã Đồng Xoài:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
SKKN Môn Âm Nhạc
Dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo của học sinhI. Lời giới thiệu:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Với học sinh THCS môn Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho HS nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho HS theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hoá âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu nghệ thuật và nhu cầu âm nhạc.
Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho HS, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều ước mơ, suy nghĩ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy tính sáng tạo của học sinh.
Ba mức độ biểu hiện của học tập tích cực là bắt chước - tìm tòi - sáng tạo. Sẽ thiệt thòi cho các em về nghệ thuật âm nhạc, nếu giáo viên không tạo điều kiện để HS học tập, rèn luyện và thể hiện sự sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để phát huy tính sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ thấp đến cao. Môn Âm nhạc ở THCS gồm 4 nội dung là: Học hát, Tập đọc nhạc, Nhạc lí và Âm nhạc thường thức. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính sáng tạo của học sinh.
II. Nội dung
1. Thực trạng của vấn đề lựa chọn nghiên cứu.
1.1. Mục đích, yêu cầu môn học.
* Học sinh:
- Hát đúng, chính xác giai điệu của các bài hát trong chương trình.
- Hát đúng tính chất bài ca.
- Biết hát có vận động phụ hoạ.
- Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Biết biểu diễn trên sân khấu.
- Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát.
* Giáo viên:
- Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo.
- Sáng tạo nhiều động tác vận động minh hoạ, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau.
- Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp, vui và hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát.
Trên cơ sở những đặc điểm, yêu cầu chung của bộ môn và qua thực tế giảng dạy ở nhà truờng tôi đã nhận thấy có những thuận lợi khó khăn nhất định.
1.2. Những thuận lợi và khó khăn.
a. Về phía nhà trường.
* Thuận lợi:
- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để
xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.
- Nhà trường và BGH quan tâm thường xuyên.
- Có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.
- Có nhạc cụ (Đàn Oocgan)
- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
* Khó khăn:
- Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS còn thiếu thốn, nhà trường chưa có phòng học chức năng. Băng, đĩa nhạc, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc có nhưng không đầy đủ.
- Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đĩa,…) để phục vụ cho việc dạy và học.
b. Về phía học sinh.
* Thuận lợi:
Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân môn hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn hoặc đĩa tương đối tốt.
* Khó khăn:
Đối với HS trường THCS Vĩnh Thịnh đa phần các em là con em nông dân, đời sống còn nhiều khó khăn nên các em ít quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, HS ít quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc.
2. Những biện pháp và giải pháp đã thực hiện.
Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho lớp trẻ một trình độ văn hoá âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lí thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này.
Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường THCS, GV cần tạo mọi điều kiện để HS phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, những sáng tạo trong học tập. Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ ở môn âm nhạc. Sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em.
Học hát thực chất là quá trình bắt chước của HS để hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại. Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là sáng tạo, vậy muốn có sự sáng tạo GV cần phải làm như thế nào?
Từ thực trạng của vấn đề nghiên cứu tại đơn vị, để phát huy tính sáng tạo của học sinh, ngoài phương pháp dạy hát theo các bước cơ bản, tôi thiết nghĩ giáo viên cần vận dụng những giải pháp sau:
2.1. Học sinh hát và tự kiểm tra lẫn nhau.
Trong quá trình học hát, các em hát đúng về lời ca, giai điệu, để các em thuộc bài nhanh và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các em tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau.
*Ví dụ: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca, giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Lần lượt từng nhóm trình bày, sau đó GV gọi từng nhóm nhận xét các bạn hát.
Hoặc GV chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp:
Nhóm 1 hát câu 1 đoạn 1, câu 1 đoạn 2.
Nhóm 2 hát câu 2 đoạn 1 và câu 2 đoạn 2.
GV có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức trình bày bài hát phù hợp như: 1 HS nam hát lĩnh xướng câu 1 đoạn 1, 1 HS nữ hát câu 2 đoạn 1, đoạn 2 HS hát tập thể.
Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cách trình bày bài hát.
2.2. Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh.
Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, GV khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách như sau: GV thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bản nhạc để học sinh nhận biết và thực hành.
*Ví dụ 1: Bài hát Chúng em cần hoà bình.
- GV đàn cho HS hát với nhịp Disco. Rồi lần lượt chuyển nhịp Rumba, Chacha..., yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn.
- Đặt câu hỏi: Các em hãy cho thầy giáo biết sự thay đổi tiết tấu như thầy và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?
- HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân.
*Ví dụ 2: Bài hát Tiếng ve gọi hè.
- GV thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 115 xuống 90.
- Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì nếu thầy giáo thay đổi tốc độ bài hát như thầy giáo vừa trình bày?
- HS trả lời: BH Tiếng ve gọi hè nếu hát ở tốc độ chậm sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có tính chất vui tươi, rộn ràng, trong sáng.
*Ví dụ 3: Bài hát Khúc hát chim Sơn ca.
- GV dịch giọng bài hát xuống một quãng 2, GV bắt nhịp HS trình bày bài hát.
- Đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì khi thầy giáo dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2?
- HS trả lời: Khi dịch giọng bản nhạc xuống một quãng 2 sẽ không phù hợp vì với bài hát Khúc hát chim Sơn ca cần thể hiện được giọng hát cao, hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ.
2.3. Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau.
Trong học tập, so với bắt trước và tìm tòi sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của HS, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về môn học, về bài hát. HS có thể không ủng hộ ý kiến của GV, của bạn bè, có thể trình bày những ý kiến, tư tưởng của mình. Đó là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để HS tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.
*Ví dụ:
Cách 1:
- Sau khi cho HS nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi:
- Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Chúng em cần hoà bình?
- HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? (Quyền và nghĩa vụ của em ở trong đó) bởi cái hay cái đẹp của bài hát gắn liền với chính nội dung và hình thức của tác phẩm đó.
Cách 2:
- Học xong bài hát, GV chia lớp thành 2 nhóm. Lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, chấm điểm.
+ Lời giới thiệu nhóm 1:
Bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sỹ Phạm Tuyên sáng tác hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà bình năm 1985 để nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái. Hôm nay chúng em xin được gửi đến cô giáo và các bạn một thông điệp như thế qua một bài hát với giai điệu vui tươi, trong sáng và cũng được rất nhiều các bạn thiếu nhi yêu mến. Đó là ca khúc Chúng em cần hoà bình của nhạc sỹ Hoàng Long - Hoàng Lân.
+ Lời giới thiệu nhóm 2:
Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và bạn bè - một cuộc sống yên vui, đầy tình thân ái. Chúng em mong sao trên trái đất sẽ không còn chiến tranh, không còn tiếng đạn bom đau thương, chia lìa. Hành tinh của chúng em sẽ tràn ngập màu xanh của hoà bình và hạnh phúc.
Hôm nay tổ 2 chúng em xin được gửi đến cô giáo và các bạn ca khúc Chúng em cần hoà bình (Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân) để nói lên ước vọng của trẻ thơ trên hành tinh chúng em đang sống và học tập.
2.4. Hướng dẫn học sinh biểu diễn bài hát.
Thông thường mỗi bài hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp vận động giúp cho các em tự nhiên khi hát. Tuy nhiên, ở một số bài GV có thể dạy HS một vài động tác tay hoặc múa đơn giản, phù hợp để các em có thêm những lựa chọn khi biểu diễn bài hát.
*Ví dụ 1:
- Với bài hát Đi cắt lúa, GV hướng dẫn một số động tác múa Tây Nguyên sẽ không chỉ giúp cho cách trình bày bài hát thêm sinh động mà các em còn được tìm hiểu về những điệu múa của dân tộc Tây Nguyên nơi mình đang sinh sống, rất cuốn hút và đặc sắc.
*Ví dụ 2:
- Khi học bài Mái trường mến yêu GV đưa ra yêu cầu:
? Tự chọn nhóm 4 - 5 HS và biểu diễn bài hát có động tác phụ hoạ.
- HS tự chọn nhóm có giọng hát thích hợp về âm vực để trình bày bài hát: GV không nên áp đặt các em vào từng nhóm, để các em tự chọn sẽ làm HS phấn khởi, vui thích khi được làm việc trong nhóm phù hợp về sở thích, về âm vực, chất giọng…
- HS tự chọn cách trình bày bài: Các em có thể trình bày bài Mái trường mến yêu một hoặc hai lần, mỗi câu hát sẽ do em nào đảm nhiệm hay cả nhóm cùng hát. Bài hát gồm hai đoạn, GV cũng có thể gợi ý, các em hát đoạn 2 trước, đoạn một sau cũng được. Ngoài ra, HS có thể chọn để sử dụng các cách hát như lĩnh xướng, hoà giọng, đối đáp… Như vậy hình thức trình bày bài hát của mỗi nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú, giàu tính sáng tạo.
- HS tự chọn động tác phụ hoạ cho bài hát: HS có thể nghĩ ra động tác phù hợp với nội dung bài hát và tập trình bày cho đều, đẹp (hát kết hợp vận động hoặc múa, hát kết hợp một vài động tác diễn xuất).
- Tuy nhiên để sự sáng tạo đạt hiệu quả cao, GV cần tạo điều kiện về thời gian cho HS chuẩn bị. Thông thường GV thông báo trước một tuần để HS chọn nhóm và tập cách trình bày, biểu diễn bài hát.
- Với những bài hát khác, GV vẫn có thể vận dụng các kĩ năng dạy học trên. HS càng quen cách làm, khả năng kết hợp theo nhóm và tư duy sáng tạo của các em càng phát triển.
2.5. Chơi trò chơi.
- Sau khi học sinh hát đúng giai điệu của bài hát GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi: Giáo viên làm kí hiệu tay theo các chữ cái A, U, I. Khi GV đưa tay theo kí hiệu, học sinh hát giai điệu chỉ với 3 chữ cái theo đúng kí hiệu GV hướng dẫn trước lớp.
*Ví dụ 1:
Bài hát Khúc ca bốn mùa.
Câu 1 đoạn 1, GV đưa tay kí hiệu chữ A, HS hát "A" theo giai điệu của câu 1.
Câu 2 đoạn 1, Gv đưa tay kí hiệu chữ I, HS hát "I" theo giai điệu của câu 2.
GV tiếp tục thay đổi các kí hiệu khác cho đến hết bài hát.
Trò chơi này giúp các em thay đổi không khí học tập, đồng thời để kiểm tra việc ghi nhớ giai điệu của HS .
- Trò chơi "Ai nhanh tai, nhanh mắt".
*Ví dụ 2:
Bài hát Ca chiu sa.
4 HS đứng ở 4 góc lớp mang số báo danh từ 1, 2, 3, 4.
GV hô 1 - 1, HS có SBD 1 sẽ hát câu 1, hoặc GV hô 2 - 4, HS có SBD 2 sẽ hát câu 4. Tương tự, GV hô đảo lộn SBD và thứ tự các câu của bài hát.
Việc kết hợp tổ chức một trò chơi trong giờ học hát vừa giúp học sinh nắm kiến thức chắc hơn, sâu hơn, nhanh hơn, vừa tạo ra không khí sôi nổi cho HS, tạo hứng thú cho HS học môn Âm nhạc cũng như học các môn học khác.
2.6. Sáng tác lời ca mới.
Đây là một hoạt động sáng tạo và đòi hỏi rất nhiều kỹ năng của học sinh. Phần lớn nội dung này là bài tập nâng cao giành cho những học sinh khá giỏi và có năng khiếu Âm nhạc.Tuy nhiên, các em cũng rất có hứng thú và yêu thích hoạt động này.
Ngoài ra để giờ học thêm phong phú và sinh động thì giáo viên cần phải sử dụng nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học đơn giản như: song loan, thanh phách, sử dụng các loại nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, máy nghe nhạc và băng đĩa nhạc có lời và không lời.
Trên đây là một số biện pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu, nhưng tôi hài lòng với các biện pháp này, có thể áp dụng vào thực tế sao cho phù hợp với đối tượng học sinh mà mình trực tiếp phụ trách để đạt kết quả tốt trong công tác giảng dạy âm nhạc ở trường THCS.
DOWNLOAD FILE