Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,048
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Tài liệu đại học TẤT CẢ CÁC MÔN LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word, pdf gồm các thư mục, file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Phân tích những giá trị văn hoá phương Đông mà HCM đã tiếp nhận trên cơ sở đó để đưa ra quan điểm về xây dựng con người VN.
  • Nho giáo
Trong Nho giáo có nhiều yếu tố duy tâm, cổ hủ như: tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội, tư tưởng coi thường người phụ nữ trong xã hội, tư tưởng coi thường lao động chân tay...Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy được những mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học”. Theo Người, mặt tích cực của Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị. Hồ Chí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng.
Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội. Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác. Đặc biệt, Hồ Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trong đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức.
  • Phật giáo
Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêu thương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác; đề cao quyền bình đẳng của con người và chân lý; khuyên con người sống hoà đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật. Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của Đạo Phật được Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo để đoàn kết đồng bào, đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm Việt Nam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân, với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc. Hồ Chí Minh chú trọng kế thừa, phát triển những tư tưởng nhân bản, đạo đức tích cực trong Phật giáo vào việc xây dựng xã hội mới, con người mới Việt Nam hiện nay.

Trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề vận dụng những giá trị tốt đẹp của Nho giáo và chỉ ra những mặt không tốt trong hệ tư tưởng Nho giáo mà HCM cho rằng không nên học.
Giá trị tốt đẹp:
Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau.
Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép.
Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể kế thừa.
Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới. Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường.
Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội.
Nét đặc sắc của Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt là chú ý đến đạo đức người cầm quyền (những người có chức, quyền). Theo Nho giáo, đạo đức người cầm quyền có ảnh hưởng lớn đến sự hưng vong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” để làm tấm gương cho người dưới.
Với việc đề cao tu thân, coi đây là cái gốc trong rèn luyện nhân cách, Nho giáo đã tạo nên một lớp người sống có đạo đức. Trong lịch sử dân tộc Việt nam đã có nhiều tấm gương sáng ngời về đạo đức của các vị vua, của các anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, người làm quan phải có đức, phải lấy nhân nghĩa, lấy chữ tín làm mục tiêu để cảm hóa lòng người, để cai trị. Muốn vậy, phải đặt lợi ích của thiên hạ lên trên lợi ích của vua quan.
Thiết nghĩ, ngày nay tư tưởng nêu trên vẫn còn nguyên giá trị. Người cán bộ trong bộ máy nhà nước phải có đức, đó là điều kiện đầu tiên để dân tin yêu, kính phục. Nho giáo coi những người làm quan mà hà hiếp dân là độc ác, để dân đói rét là nhà vua có tội. Nho giáo đã đề cao việc cai trị dân bằng đạo đức, bằng nhân nghĩa, bằng lễ giáo. Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn “tu, tề, trị, bình”.
Một số tác động tiêu cực, cụ thể là:
Một số người do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các công việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật. Coi trọng đạo đức là cần thiết nhưng vì tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức mà quên pháp luật là sai lầm.
Tiếp thu truyền thống trọng đức của phương Đông, nhấn mạnh quan hệ đạo đức “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, nhiều người khi có chức quyền đã kéo bè kéo cánh, đưa người thân, anh em họ hàng vào cơ quan mình đang quản lý.
Sắp xếp và bố trí cán bộ không theo năng lực, trình độ và đòi hỏi của công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ.
Trong công tác tổ chức cán bộ, vì đề cao quan hệ thân thích dẫn đến tư tưởng cục bộ địa phương.
Do quan niệm sai lệch về đức Nhân Nghĩa với nội dung đền ơn trả nghĩa mà trong thực tế một số cán bộ có thái độ ban ơn, cố tình lợi dụng kẽ hở của chính sách và luật pháp để trục lợi, móc ngoặc, hối lộ, cửa quyền….Thậm chí, một số người dùng tư tưởng gia trưởng để giải quyết các công việc chung.
Một trong những phẩm chất của người lãnh đạo là tính quyết đoán. Nhưng quyết đoán theo kiểu độc đoán, chuyên quyền là biểu hiện của thói gia trưởng.
Việc coi trọng lễ và cách giáo dục con người theo lễ một cách cứng nhắc, bảo thủ là cơ sở cho tư tưởng tôn ti, tư tưởng bè phái, cục bộ, đề cao địa vị, coi thường lớp trẻ, trọng nam khinh nữ… hiện nay vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ và hành động của không ít người.
Ở đâu vẫn còn có cán bộ mang tư tưởng gia trưởng, bè phái thì ở đó quần chúng nhân dân sẽ không phát huy được khả năng sáng tạo, chủ động được. Ngày nay, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang rất cần những con người năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
Cũng từ việc coi trọng lễ giáo, coi trọng quan hệ gia đình thân thuộc nên nhiều người đã đưa quan hệ gia đình vào cơ quan hình thành nên quan hệ “chú cháu”, “anh em” khiến cho người cấp dưới không dám góp ý và đấu tranh với khuyết điểm của họ vì vị nể bậc cha chú dẫn đến những quyết định thiếu khách quan, không công bằng.
Khổng Tử coi thường vị trí, vai trò của người phụ nữ trong xã hội thì Bác Hồ chủ trương nam nữ bình quyền. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dẫn đến một số người lãnh đạo không tin vào khả năng của phụ nữ, ngại tiếp nhận nữ giới vào cơ quan hoặc cho rằng họ chỉ là người thừa hành mà không được tham gia góp ý kiến…là những trở ngại cho việc đấu tranh vì quyền bình đẳng giới.
Sự giáo dục và tu dưỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động. Những tàn dư tư tưởng trên đang làm cản trở và gây khó khăn cho việc xây đựng đạo đức mới và xã hội mới ở nước ta hiện nay.
=> KẾT LUẬN
Qua những điều phân tích ở trên có thể thấy rằng, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã có ảnh hưởng đáng kể ở nước ta. Sự tác động, ảnh hưởng này ở hai mặt vừa có tính tích cực, vừa có những hạn chế nhất định. Để xây dựng đạo đức mới cho con người Việt Nam hiện nay chúng ta cần kế thừa mặt tích cực, đồng thời khắc phục và xóa bỏ dần những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì và lâu dài.

Hãy suy nghĩ khi tiếp nhận giá trị văn hoá phương tây vận dụng vào điều kiện của VN, HCM đã chủ trương ghi nhận vào HP quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc,... của con người VN như thế nào?
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn (Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789) là những lời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.
Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho nền lập hiến Việt Nam nói chung và cho việc ghi nhận và bảo vệ quyền con người, quyền công dân bằng Hiến pháp nói riêng.
Xét về phương diện lịch sử, nếu quyền con người, quyền công dân ở các nước tư bản ra đời gắn liền với cuộc cách mạng tư sản xóa bỏ chế độ thần dân phong kiến, thì ở nước ta quyền làm người, quyền công dân gắn liền với cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc, xoá bỏ chế độ thực dân lẫn xã hội thần dân.
=> Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Hiến pháp đã trang trọng ghi nhận quyền con người, quyền công dân- một trong những nội dung cơ bản nhất của Hiến pháp.
- Một là, quyền công dân gắn liền với quyền con người, với việc xác lập chủ quyền dân tộc, chủ quyền quốc gia là khởi điểm để nhân dân Việt Nam trở thành người chủ của đất nước và mưu cầu hạnh phúc. Do đó, có thể nói rằng, quyền con người và quyền công dân ở Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Hiến pháp 1946.
- Hai là, quyền con người, quyền công dân thể hiện một cách nhất quán trong Hiến pháp là ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam.Hiến pháp đầu tiên 1946, tư tưởng Hồ Chí Minh về chính quyền của ai, phục vụ ai xuyên suốt toàn bộ nội dung. Khẳng định nguyên tắc: tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, xác định bản chất Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.
- Ba là, các quyền con người và quyền công dân thể hiện trong các bản hiến pháp của Việt Nam rất rộng rãi và có tính tiên tiến. Điều đó thể hiện ở chỗ, ngay từ Hiến pháp 1946, các quyền tự do, bình đẳng, dân chủ được trang trọng ghi nhận cùng với cơ chế đảm bảo thực hiện các quyền đó. Đất nước ngày càng được củng cố và phát triển, các quyền con người và quyền công dân cũng ngày càng được mở rộng và phát triển cả về số lượng và chất lượng; thể hiện nấc thang cao hơn về thể chế và cơ chế đảm bảo thực hiện. Khác với bản chất chính trị - giai cấp trong xã hội tư bản, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, các quy định pháp lý về sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước không nhằm hạn chế các quyền tự do mà nhằm phát triển hoàn thiện hơn các quyền tự do của con người. Điều đó thể hiện tính chất tiên tiến của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam. Bình đẳng về chính trị là nội dung cốt lõi xuyên suốt các bản hiến pháp. Trong đó, đặc biệt coi trọng quyền bình đẳng trong bầu cử, ứng cử, tham gia xây dựng chính quyền các cấp giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.

Phân tích những quan điểm của các nhà tư tưởng người pháp, mỹ mà HCM đã có sự nghiên cứu, vận dụng đưa ra tư tưởng về xây dựng nhà nước VN.
Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng tiến bộ thời kỳ Khai sáng, hai bản Tuyên ngôn (Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789) là những lời khẳng định đầy sức thuyết phục về quyền con người, quyền dân tộc, về nguyên tắc “chủ quyền nhân dân” trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến chuyên chế hướng con người vươn tới các giá trị dân chủ, giá trị nhân văn cao cả về tự do, bình đẳng, bác ái.
Các bản Tuyên ngôn khẳng định những quyền con người cơ bản nhất đó là quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền tư hữu tài sản. Đó là “quyền tự nhiên, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của mỗi con người”
Với những giá trị to lớn, hai bản Tuyên ngôn đánh mốc dấu son trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng con người. Đó là bản Tuyên ngôn mang đậm giá trị nhân văn, nhân bản, là nền tảng để xây dựng các bản Hiến pháp dân chủ tiến bộ của nước Pháp, nước Mỹ sau đó.
Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945 của Việt Nam, từ những dòng đầu tiên, Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nổi tiếng nhất trong hai bản Tuyên ngôn lịch sử đó với thái độ rất trân trọng. Ở đây, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ những giá trị nhân văn cao cả, mang tính phổ quát toàn nhân loại làm cơ sở, mục tiêu cho cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Từ đó, Người khẳng định cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam cũng là nhằm thực hiện những quyền chính đáng, thiêng liêng không ai có thể xâm phạm, là sự tiếp nối của lá cờ giải phóng dân tộc, giải phóng con người mà các cuộc cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ đã giương cao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa và mở rộng, phát triển vượt bậc những giá trị của các bản Tuyên ngôn trước đó trong thời đại mới. Với Hồ Chí Minh, Người khẳng định một cách rõ ràng, quyền là dành cho “tất cả mọi người”, không phân biệt địa vị, thành phần, tôn giáo, giới tính, sắc tộc. Đó là sự mở rộng tuyệt đối, đem lại những giá trị to lớn và phù hợp với sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh đã mở rộng nội hàm khái niệm quyền dân tộc cả chiều rộng và chiều sâu, mà các bản Tuyên ngôn trước chưa đề cập đến. Xuất phát từ hoàn cảnh nước Việt Nam thuộc địa vừa mới giành độc lập và bối cảnh lịch sử quốc tế bấy giờ, Hồ Chí Minh khẳng định: quyền dân tộc không chỉ là quyền dân tộc tự quyết, mà còn là quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hơn nữa, quyền độc lập, bình đẳng ở đây phải được xác lập trong mối quan hệ với tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt lớn nhỏ, mạnh yếu hay khác nhau về thể chế chính trị. Vì thế, Tuyên ngôn độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.
Sự ra đời của Tuyên ngôn độc lập thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, cũng như trong cuộc đấu giải phóng của các dân thuộc địa. Nếu hai bản Tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người; thì Tuyên ngôn độc lập báo hiệu một thời đại mới, thời đại giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa thực dân trên quy mô toàn thế giới; thời đại của các dân tộc bị áp bức, bóc lột giành lại quyền sống, quyền độc lập, tự do.

Phân tích quan điểm của HCM về công tác cán bộ Đảng
Hồ Chí Minh đề ra một hệ thống các quan điểm về cán bộ và công tác cán bộ. Người nhận thức rất rõ vị trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mất khâu trung gian nối liền giữa đảng, nhà nước với nhân dân. Muốn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém. Người cán bộ phải có đủ Đức và tài, phẩm chất và năng lực, trong đó, Đức, Phẩm chất là gốc.
Hồ Chí Minh cho rằng, công tác cán bộ là công tác gốc của đảng. Nội dung của nó bao hàm các mắt khâu liên hoàn, có quan hệ chặt chẽ với nhau: tuyển chọn cán bộ; đào tạo; huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ; đánh giá đúng cán bộ; tuyển dụng, sắp xếp, bố trí cán bộ, thực hiện các chính sách đối với cán bộ.

1722910366864.png


1722910372969.png


LINKS TẢI

https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

CHÚC THÀNH CÔNG!
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    app tài liệu học tập các trang web lấy tài liệu học tập đại học cửu dương chân kinh cửu dương thần công download tài liệu miễn phí kho tài liệu học tập tài liệu bách khoa web bán tài liệu học tập
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top