Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
VẬN DỤNG HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT ĐỂ TÍNH GÓC CHIẾU SÁNG, NGÀY MẶT TRỜI LÊN THIÊN ĐỈNH Ở MỘT ĐIỂM được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 12 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua thực tế giảng dạy địa lí lớp 10, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 12, và các kì chấm thi học sinh giỏi tỉnh lớp12, nhiều học sinh không làm được những bài tập về tính góc nhập xạ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa điểm,.......hoặc làm được một phần nhưng vì không tự tin nên hay nhầm lẫn, thiếu sót.
Vì sao học sinh không tự tin khi tính góc nhập xạ, xác định vĩ độ của một địa điểm khi biết góc nhập xạ của điểm ấy, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa điểm? Theo tôi nguyên nhân chủ yếu là:
Có nhiều kiến thức địa lí học sinh biết nhưng hiểu chưa sâu như góc nhập xạ, việc xác định góc nhập xạ của một điểm, mặt phẳng xích đạo, các đường vĩ tuyến đặc biệt trên bề mặt Trái Đất được gọi là chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, Vòng cực Nam, ……
Học sinh chưa hiểu rõ ràng về quĩ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất trong năm, về mối quan hệ giữa dạng hình cầu, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái đất không đổi trong suốt quá trình chuyển động quanh Mặt Trời đã tạo ra 4 vị trí đặc biệt trên quĩ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất trong năm.
Để hiểu kĩ nội dung này đòi hỏi các em phải có sự tư duy, tưởng tượng, biết vận dụng kiến thức hình học để giải thích, tính toán.
Thời gian phân phối cho nội dung học không nhiều nhưng các dạng bài tập vận dụng kĩ năng này rất đa dạng, đòi hỏi khả năng tư duy cao.
Học sinh vẫn cho rằng đối với học Địa lí chỉ học thuộc lòng, vì vậy kiến thức không sâu, không hiểu rõ vấn đề. Địa lí vẫn bị coi là môn “phụ”.
Với những lí do trên mà nhiều học sinh dù rất thuộc bài nhưng lại không làm được các bài tập phải tính toán có liên quan đến vận dụng các hệ quả chuyển động của Trái Đất
Xuất phát từ thực tế trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, để rút kinh nghiệm, tìm cách hướng dẫn để học sinh hiểu bài rõ hơn. Qua đó tôi mong muốn các Thầy Cô đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm những kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí trong trường học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chính của đề tài là chỉ ra những nội dung mà giáo viên cần nhấn mạnh để giúp học sinh hiểu kĩ hơn về chuyển động của Trái Đất, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí trong trường học, hiệu quả làm bài trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí.
Nêu phương pháp để tính góc nhập xạ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa điểm.
Đưa ra một số bài tập minh họa cụ thể.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. TÍNH GÓC CHIẾU SÁNG CỦA TIA SÁNG MẶT TRỜI TẠI MỘT ĐIỂM
1.1 Những kiến thức cơ bản cần nắm được để hiểu và tính góc chiếu sáng
Góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa (còn gọi là góc nhập xạ, hay góc tới) là góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời và tiếp tuyến với bề mặt đất tại điểm đó. Góc chiếu sáng là góc biểu thị độ cao của Mặt Trời so với Trái Đất.
Vì Trái Đất cách rất xa Mặt Trời nên tia sáng Mặt Trời chiếu đến bề mặt Trái Đất được coi là các tia song song.
Vì Trái Đất có dạng hình cầu nên góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời xuống bề mặt Trái Đất có độ lớn khác nhau ở các vĩ tuyến khác nhau cùng trong một thời điểm. Vào lúc 12 giờ trưa, chỉ có một vĩ tuyến có góc chiếu sáng = 900, còn ở các vĩ tuyến khác có góc chiếu sáng < 900 .
Tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ chỉ chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất tại các vĩ tuyến dao động từ 23027’B đến 23027’N.
Phải nhớ các vĩ tuyến đặc biệt có trị số góc nhập xạ lúc 12 giờ trưa là 900:
+ Vĩ tuyến 00 (xích đạo) vào ngày xuân phân (21/3) và ngày thu phân (23/9)
+ Vĩ tuyến 23027’B (chí tuyến Bắc) vào ngày hạ chí (22/6)
+ Vĩ tuyến 23027’N (chí tuyến Nam) vào ngày đông chí (22/12)
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Qua thực tế giảng dạy địa lí lớp 10, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lí lớp 12, và các kì chấm thi học sinh giỏi tỉnh lớp12, nhiều học sinh không làm được những bài tập về tính góc nhập xạ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa điểm,.......hoặc làm được một phần nhưng vì không tự tin nên hay nhầm lẫn, thiếu sót.
Vì sao học sinh không tự tin khi tính góc nhập xạ, xác định vĩ độ của một địa điểm khi biết góc nhập xạ của điểm ấy, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa điểm? Theo tôi nguyên nhân chủ yếu là:
Có nhiều kiến thức địa lí học sinh biết nhưng hiểu chưa sâu như góc nhập xạ, việc xác định góc nhập xạ của một điểm, mặt phẳng xích đạo, các đường vĩ tuyến đặc biệt trên bề mặt Trái Đất được gọi là chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam, vòng cực Bắc, Vòng cực Nam, ……
Học sinh chưa hiểu rõ ràng về quĩ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất trong năm, về mối quan hệ giữa dạng hình cầu, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái đất không đổi trong suốt quá trình chuyển động quanh Mặt Trời đã tạo ra 4 vị trí đặc biệt trên quĩ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất trong năm.
Để hiểu kĩ nội dung này đòi hỏi các em phải có sự tư duy, tưởng tượng, biết vận dụng kiến thức hình học để giải thích, tính toán.
Thời gian phân phối cho nội dung học không nhiều nhưng các dạng bài tập vận dụng kĩ năng này rất đa dạng, đòi hỏi khả năng tư duy cao.
Học sinh vẫn cho rằng đối với học Địa lí chỉ học thuộc lòng, vì vậy kiến thức không sâu, không hiểu rõ vấn đề. Địa lí vẫn bị coi là môn “phụ”.
Với những lí do trên mà nhiều học sinh dù rất thuộc bài nhưng lại không làm được các bài tập phải tính toán có liên quan đến vận dụng các hệ quả chuyển động của Trái Đất
Xuất phát từ thực tế trên, trong quá trình giảng dạy tôi đã tìm hiểu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn giảng dạy, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, để rút kinh nghiệm, tìm cách hướng dẫn để học sinh hiểu bài rõ hơn. Qua đó tôi mong muốn các Thầy Cô đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm những kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí trong trường học.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chính của đề tài là chỉ ra những nội dung mà giáo viên cần nhấn mạnh để giúp học sinh hiểu kĩ hơn về chuyển động của Trái Đất, từ đó từng bước nâng cao hiệu quả dạy và học Địa lí trong trường học, hiệu quả làm bài trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Địa lí.
Nêu phương pháp để tính góc nhập xạ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại một địa điểm.
Đưa ra một số bài tập minh họa cụ thể.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. TÍNH GÓC CHIẾU SÁNG CỦA TIA SÁNG MẶT TRỜI TẠI MỘT ĐIỂM
1.1 Những kiến thức cơ bản cần nắm được để hiểu và tính góc chiếu sáng
Góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ trưa (còn gọi là góc nhập xạ, hay góc tới) là góc hợp bởi tia sáng Mặt Trời và tiếp tuyến với bề mặt đất tại điểm đó. Góc chiếu sáng là góc biểu thị độ cao của Mặt Trời so với Trái Đất.
Vì Trái Đất cách rất xa Mặt Trời nên tia sáng Mặt Trời chiếu đến bề mặt Trái Đất được coi là các tia song song.
Vì Trái Đất có dạng hình cầu nên góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời xuống bề mặt Trái Đất có độ lớn khác nhau ở các vĩ tuyến khác nhau cùng trong một thời điểm. Vào lúc 12 giờ trưa, chỉ có một vĩ tuyến có góc chiếu sáng = 900, còn ở các vĩ tuyến khác có góc chiếu sáng < 900 .
Tia sáng Mặt Trời lúc 12 giờ chỉ chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất tại các vĩ tuyến dao động từ 23027’B đến 23027’N.
Phải nhớ các vĩ tuyến đặc biệt có trị số góc nhập xạ lúc 12 giờ trưa là 900:
+ Vĩ tuyến 00 (xích đạo) vào ngày xuân phân (21/3) và ngày thu phân (23/9)
+ Vĩ tuyến 23027’B (chí tuyến Bắc) vào ngày hạ chí (22/6)
+ Vĩ tuyến 23027’N (chí tuyến Nam) vào ngày đông chí (22/12)