- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 85,996
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh lớp 4, 5 được soạn dưới dạng file word gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Tên giải pháp: Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh lớp 4, 5.
2. Ngày giải pháp được áp dụng: 9/2021
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp thường làm:
* Tên giải pháp: “Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh.
* Tình trạng: Giáo viên đưa ra bài toán, hướng dẫn để học sinh hình thành công thức tính
Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2
Học sinh học thụ động theo thông tin có sẵn trong sách, học sinh chưa có nhiều cơ hội để được thực hành, được bày tỏ ý kiến, trao đổi, nhận xét để từ đó đưa ra cách tìm số bé, số lớn dễ hiểu, dễ nhớ.
* Nhược điểm và hạn chế:
- Bài học chưa thực sự thu hút, chưa khơi dậy niềm đam mê học toán
- Học sinh chưa chủ động, tích cực tìm tòi kiến thức mới, chưa được mở rộng một số bài toán, dữ liệu khác nên việc vận dụng công thức tính không linh hoạt.
- Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan dựa trên những yếu tố có sẵn nên một số em không biết phân tích đề bài để tóm tắt, chưa nhận diện đúng dạng toán. Một số em chỉ giải được những bài toán đơn giản với các yếu tố tường minh (đã cho biết rõ yếu tố tổng, hiệu) chỉ cần áp dụng công thức tính mà chưa giải được bài toán khi phải qua khâu trung gian để tìm tổng, hiệu; chưa phân biệt được số lớn, số bé; chưa nhận biết được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, nhiều em còn lúng túng khi nêu câu lời giải... Khi trình bày các em còn tẩy xóa...
- Một số học sinh còn chưa hiểu rõ bản chất một số thuật ngữ toán học như trung bình cộng, chu vi nên chưa biết cách tìm tổng để đưa về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số dẫn đến nói sai, viết sai và giải sai bài toán.
- Về phía giáo viên thường chú trọng đến việc thiết lập các bước giải cụ thể nên học sinh không có thói quen suy luận. Giáo viên thường cho học sinh làm theo trình tự nên khi đảo ngược các dữ kiện thì một số em bị lúng túng, gặp khó khăn khi giải toán.
Để làm rõ thực trạng trên của học sinh tôi đã tiến hành điều tra với 35 học sinh trong lớp như sau:
- Điều tra về hứng thú với việc giải toán có lời văn.
Nội dung câu hỏi: “Em có thích làm các bài toán có lời văn không?”
Hãy khoanh vào trước câu trả lời em chọn.
A. Thích môn Toán
B. Không thích môn Toán
C. Sợ môn Toán.
Kết quả thu được như sau:
Kết quả câu trả lời:
Nhận xét: Số học sinh hứng thú học toán còn ít.
- Điều tra về thực trạng giải toán của học sinh trong lớp (Hình thức: Học sinh làm bài ra giấy)
Bài toán1: Hai phân xưởng làm được 1200 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 120 sản phẩm. Hỏi mỗi
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Tên giải pháp: Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh lớp 4, 5.
2. Ngày giải pháp được áp dụng: 9/2021
3. Các thông tin cần bảo mật: Không
4. Mô tả các giải pháp thường làm:
* Tên giải pháp: “Biện pháp nâng cao chất lượng giải toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó” cho học sinh.
* Tình trạng: Giáo viên đưa ra bài toán, hướng dẫn để học sinh hình thành công thức tính
Số bé = ( Tổng - Hiệu ) : 2
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2
Học sinh học thụ động theo thông tin có sẵn trong sách, học sinh chưa có nhiều cơ hội để được thực hành, được bày tỏ ý kiến, trao đổi, nhận xét để từ đó đưa ra cách tìm số bé, số lớn dễ hiểu, dễ nhớ.
* Nhược điểm và hạn chế:
- Bài học chưa thực sự thu hút, chưa khơi dậy niềm đam mê học toán
- Học sinh chưa chủ động, tích cực tìm tòi kiến thức mới, chưa được mở rộng một số bài toán, dữ liệu khác nên việc vận dụng công thức tính không linh hoạt.
- Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan dựa trên những yếu tố có sẵn nên một số em không biết phân tích đề bài để tóm tắt, chưa nhận diện đúng dạng toán. Một số em chỉ giải được những bài toán đơn giản với các yếu tố tường minh (đã cho biết rõ yếu tố tổng, hiệu) chỉ cần áp dụng công thức tính mà chưa giải được bài toán khi phải qua khâu trung gian để tìm tổng, hiệu; chưa phân biệt được số lớn, số bé; chưa nhận biết được mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm, nhiều em còn lúng túng khi nêu câu lời giải... Khi trình bày các em còn tẩy xóa...
- Một số học sinh còn chưa hiểu rõ bản chất một số thuật ngữ toán học như trung bình cộng, chu vi nên chưa biết cách tìm tổng để đưa về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số dẫn đến nói sai, viết sai và giải sai bài toán.
- Về phía giáo viên thường chú trọng đến việc thiết lập các bước giải cụ thể nên học sinh không có thói quen suy luận. Giáo viên thường cho học sinh làm theo trình tự nên khi đảo ngược các dữ kiện thì một số em bị lúng túng, gặp khó khăn khi giải toán.
Để làm rõ thực trạng trên của học sinh tôi đã tiến hành điều tra với 35 học sinh trong lớp như sau:
- Điều tra về hứng thú với việc giải toán có lời văn.
Nội dung câu hỏi: “Em có thích làm các bài toán có lời văn không?”
Hãy khoanh vào trước câu trả lời em chọn.
A. Thích môn Toán
B. Không thích môn Toán
C. Sợ môn Toán.
Kết quả thu được như sau:
Kết quả câu trả lời:
Tổng số học sinh: 35 em | Số lượng | % |
A. Thích môn toán | 12 | 34,3 |
B. Không thích môn toán | 18 | 51,4 |
c. Sợ môn toán | 5 | 14,3 |
- Điều tra về thực trạng giải toán của học sinh trong lớp (Hình thức: Học sinh làm bài ra giấy)
Bài toán1: Hai phân xưởng làm được 1200 sản phẩm. Phân xưởng thứ nhất làm được ít hơn phân xưởng thứ hai 120 sản phẩm. Hỏi mỗi