- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3 NGỮ VĂN 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO: ĐỌC, VIẾT, GIỚI THIỆU MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT được soạn dưới dạng file word, PPT gồm 5 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
CHUYÊN ĐỀ 3:
ĐỌC, VIẾT, GIỚI THIỆU MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT
Môn học: Ngữ Văn/ Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 10 tiết
PHẦN 1: ĐỌC MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh biết cách đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
- Thực hành đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
2. Về năng lực
- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để đọc hiểu một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Học sinh có thái độ trân trọng đối với những di sản nghệ thuật quý báu mà ông cha ta truyền lại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về cách đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về cách đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!
CHUYÊN ĐỀ 3:
ĐỌC, VIẾT, GIỚI THIỆU MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT
Môn học: Ngữ Văn/ Lớp: 10
Thời gian thực hiện: 10 tiết
PHẦN 1: ĐỌC MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Học sinh biết cách đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
- Thực hành đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
2. Về năng lực
- Học sinh vận dụng năng lực ngôn ngữ để đọc hiểu một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
- Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,….
3. Về phẩm chất: Học sinh có thái độ trân trọng đối với những di sản nghệ thuật quý báu mà ông cha ta truyền lại
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập
2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học
b. Nội dung thực hiện:
GV chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt HS tìm hiểu về cách đọc một tập thơ, một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
Học sinh trả lời câu hỏi để tìm hiểu kiến thức về cách đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết
HĐ của GV và HS | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời: 1/ Em hãy kể tên một số tập thơ,truyện ngắn,tiểu thuyết mà em đã đọc? 2/ Khi đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn,tiểu thuyết em nghĩ có điểm gì khác biệt so với đọc từng bài thơ,truyện ngắn hay một đoạn tiểu thuyết? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học, | Học sinh trình bày những suy nghĩ của mình về một số điểm khác biệt khi đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn,tiểu thuyết so với đọc từng bài thơ, truyện ngắn hay một đoạn tiểu thuyết | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: Học sinh nhận biết được cách đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết Học sinh đánh giá chung được về một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết b. Nội dung thực hiện: Học sinh đọc phần một: Đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết trong SGK và kết hợp đọc tài liệu bổ trợ giáo viên đưa Học sinh thảo luận nhóm và thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu về cách Đọc một tập thơ,một tập truyện ngắn hoăc một tiểu thuyết và thực hành đọc | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HĐ của GV và HS | Nội dung | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CÁCH ĐỌC Thao tác 1: Tìm hiểu thông tin khái quát về cuốn sách Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập Giáo viên cho HS thảo luận theo căp đôi trả lời câu hỏi: Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, em cần tìm hiểu những thông tin gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức -Những thông tin thuộc về hình thức là những điều cần nắm vững trước khi đọc từng tác phẩm (đối với tập thơ hoặc tập truyên ngắn) hoặc đọc trọn vẹn cuốn sách (đối với tiểu thuyết).Việc nắm một cách sơ sài,thiếu cụ thể,chính xác những thông tin hình thức có thể dẫn đến nhầm lẫm tập này với tập kia của cùng một tác giả hoặc nhóm tác giả khi đề cập đến cuốn sách được đọc Thao tác 2: Đọc từng tác phẩm cụ thể Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập HS hoàn thành phiếu học tập sau (Phụ lục kèm theo) Nhóm 1,3: Khi đọc một tác phẩm thơ thì cần chú ý những gì về cách đọc, ghi chép trong quá trình đọc? Nếu ví dụ về 1 tác phẩm cụ thể? Nhóm 2,4: Khi đọc một tác phẩm truyện/tiểu thuyết thì cần ghi nhanh những thông tin gì cách đọc,ghi chép trong quá trình đọc? Nếu ví dụ về 1 tác phẩm cụ thể? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận và hoàn thành phiếu Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên nhận xét, chốt những kiến thức -GV nêu Ví dụ cách ghi chép nhanh khi đọc tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân: Vang bóng một thời được xuất bản thành sách lần đầu năm 1940. Tập sách có 12 truyện viết về cái đẹp của thời quá khứ , về những con người tài hoa, có tâm hồn nghệ sĩ, về những đồ vật co slai lịch, số phận riêng...tất cả các truyện đều được kể bằng lời của ngôi thứ 3. + Chém treo ngành: Truyện kể về 1 đao phủ tên là Bát Lê- người có biệt tài chém trao ngành, tức là chém đầu người chỉ bằng một nhát mà đầu vẫn không lìa hẳn vì còn dính 1 lần da trên cổ. Tuy đã về hưu nhưng Bát Lê vẫn được quan Tổng đốc mời ra tập lại ngón nghề để biểu diễn chém đầu 12 tử tù cho quan Công sứ người Pháp xem. Bát Lê đã hoàn thành bài biểu diễn chém treo ngành một cách hoàn hảo. + Chữ người tử tù: Nhà ngục tỉnh Sơn đón một tốp thù nhân bị khép vào tội phiến loạn chống lại triều đình. Người đứng đầu đám tử tù đó là Huấn Cao- một người khí phách hiên ngang và có tài viết chữ đẹp. Mặc dù rất coi khinh lũ quan lại giữ tù, nhưng trước ngày ra pháp trường chịu án chém, cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao đã thay đổi thái độ. Đêm cuối cùng trước khi ra pháp trường Huấn Cao đã cho chữ viên quản ngục và khuyên quản ngục về quê ở để giữ thiên lương cho lành vững. + Chén trà sương sớm: kể về cụ Ấm – một ông già có lối sống thanh cao. Sáng nào cụ cũng dậy sớm nhóm hỏa lò, đặt ấm nước sôi, pha ấm trà một cách công phu, cùng người con trai cả thưởng thức trà tàu, đọc những vần thơ hay đoạn văn chiêm nghiệm và xưng tụng về trà. + Đánh thơ: Chuyện về ông Phó Sứ- chức quan nhỏ coi lăng và cô Mộng Liên- một ca nữ tài sắc, kết thành một cặp vợ chồng ngao du sơn thủy, rủ văn nhân tài tử trong thiên hạ đánh bạc bằng cách đoán chữ bị bỏ trống trong các câu thơ cổ. Ông Phó Sứ trúng gió chết trên đường đi, để lại cô Mộng Liên góa bụa. Thao tác 3: Đánh giá chung về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV nêu câu hỏi: Sau khi đọc từng tác phẩm của tập thơ hay truyện, tiểu thuyết cần khái quát lại những gì? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh thảo luận Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ bài làm và báo cáo phần tìm hiểu Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức Gv lấy ví dụ minh họa tổng hợp khi đọc tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi: -QATT là tập thơ đầu tiên của VN viết bằng chữ Nôm, tập thơ gồm 254 bài . - Bố cục của tập thơ (theo sắp xếp của người biên soạn): Vô đề (không có nhan đề từng bài); Môn thì lệnh (thời tiết); Môn hoa mộc (cỏ cây); Môn cầm thú (thú vật). -Những nội dung chủ yếu của tập thơ: + Thể hiện lòng trung quân ái quốc: Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung. (Thuật hứng, bài 23) + Bộc lộ tư tưởng trọng dân, vì dân: Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương. (Bảo kính cảnh giới, bài 43). + Cuộc sống đạm bạc nhưng thanh cao, tràn đầy thi hứng: Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén Ngày vắng xem hoa bẻ cây. (Ngôn chí, bài 10). + Yêu thiên nhiên: Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu. (Bảo kính cảnh giới, bài 26) + Ý thức trao dồi nhân cách, phẩm giá: Văn chương chép lấy, đòi câu thánh Sự nghiệp tua gìn, phải đạo trung. Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược Có nhân có chí có anh hùng. (Bảo kính cảnh giới, bài 5) + Thể hiện triết lí nhân sinh: Chơi cùng đứa dại nên bầy dại Kết mấy người khôn học nết khôn. (Bảo kính cảnh giới, bài 21) Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm. (Bảo kính cảnh giới, bài 26) -Nét nổi bật về nghệ thuật của tập thơ: + Ở nhiều bài thơ, có câu thơ 6 chữ chữ xen 7 chữ. Vị trí và số câu 6 chữ rất linh hoạt, biến hóa. Đây là một sáng tạo riêng, tin đậm dấu ấn tài năng của Nguyễn Trãi. + Bên cạnh những hình ảnh thơ có tính chất ước lệ, nhiều hình ảnh mộc mạc, dân dã, được lấy từ chính cuộc sống gần gũi, quen thuộc, găn với sinh hoạt hằng ngày của nhà thơ. + Từ ngữ rất phong phú, đa dạng: có từ ngữ học thuật, từ ngữ của đời sống, đặc biệt, tập thơ sử dụng nhiều từ cổ, khá xa lạ với tiếng Việt hiện đại. =>Khái quát: Những đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật như đã nên là những yếu tố làm nên giá trị đích thực của Quốc âm thi tập- tập thơ mở ra một thời đại phát triển cho thơ ca viết bằng tiếng Việt. Hoạt động 2: THỰC HÀNH ĐỌC Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV nêu câu hỏi: Lựa chọn một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một cuốn tiểu thuyết mà em yêu thích và thực hành đọc theo một số phiếu đọc sách, sau đó tổng hợp kết quả đọc Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Hs làm việc ở nhà Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV thu các phiếu và mời đại diện HS lên trình bày sản phẩm Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên chốt những kiến thức | I. TÌM HIỂU VỀ CÁCH ĐỌC 1. Tìm hiểu thông tin khái quát về cuốn sách Để nắm được thông tin ban đầu của một tập thơ, tập truyện hay cuốn tiểu thuyết, cần chú ý: -Nhan đề cuốn sách, tên tác giả, nhà xuât bản,,hình ảnh được vẽ/chụp -Năm xuất bản, chân dung tác giả hay phần giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm -Mục lục -Lời giới thiệu hoặc lời nói đầu, lời tựa Ví dụ: Với tập truyện ngắn Con mèo của Phu-gi-ta (Foujita) của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, các thông tin sau cần được ghi chép: -Nhan đề tập truyện ngắn: Con mèo của Phu-gi-ta. -Tác giả: Nguyễn Quang Sáng. -Tập truyện ngắn được xuất bản năm 2020, nằm trong tủ sách Tác phẩm chọn lọc của NXB Kim Đồng. Bìa 1: tên tác giả, tác phẩm, hình ảnh minh họa con mèo. Bìa 2: Giới thiệu về nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Bìa 3: Giới thiệu một số tác phẩm chính trong sự nghiệp của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Bìa 4: trích dẫn 1 số nhận định của nhà thơ Tràn Đăng Khoa về nhà văn Nguyễn Quang Sáng . Mục lục đặt ở đầu sách, cho biết sách có 2 phần: + P1. Bài học tuổi thơ gồm có 9 truyện ngắn +P2. Thế võ gồm 11 truyện ngắn. -Cuốn sách có 232 trang, khổ sách 14cm x22,5cm 2. Đọc từng tác phẩm cụ thể a. Đọc từng bài trong tập thơ Khi đọc từng tác phẩm cụ thể thì cần ghi nhanh những thông tin sau: - Nội dung cảm xúc của bài thơ:đề tài,vấn đề, nhât vật trữ tình - Thể thơ, số câu thơ - Từ ngữ, hình ảnh tiêu biểu, biện pháp nghệ thuật, - Thông điệp bài thơ... VD: khi đọc bài thơ Đồng chí trong tập thơ Đầu súng trăng treo của Chính Hữu cần ghi chép những nội dung sau: Đồng chí (Chính Hữu) Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. - Đề tài: ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng. Đồng thời hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp. - Thể thơ: tự do,số câu thơ:20 câu -Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình đồng chí góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng. Qua đó hiện lên hình tượng chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Bài thơ thành công về nghệ thuật bởi thể thơ tự do linh hoạt, các chi tiết, hình ảnh được sử dụng mang tính tiêu biểu, chân thực, ngôn ngữ cô đọng, giản dị và giàu sức biểu cảm. b. Đọc từng bài trong tập truyện ngắn, đọc tiểu thuyết: Khi đọc từng tác phẩm cụ thể trong tập truyện ngắn,đọc tiểu thuyết thì cần ghi nhanh những thông tin sau: - Đề tài VD: Đọc tác phẩm Chữ người tử tù trong tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân cần ghi chép những thông tin sau:- Cốt truyện - Nhân vật (chính, phụ) - Người kể chuyện - Bối cảnh -Ngôn ngữ - Thông điệp... - Đề tài: viết về thú chơi chữ đẹp- một nét đẹp tinh thần, một thú chơi tao nhã, thanh cao của các nhà nho -Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm núm bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn kẻ mê muội này xin bái lĩnh. -Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước -Tình huống truyện độc đáo; nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình... c. Đánh giá chung về một tập thơ, một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Sau khi đọc xong một tập thơ, một tập truyện hay tiểu thuyết cần hệ thống hóa lại bằng cách khái quát những nét chung nhất ở từng phương diện: -Giá trị chung của tác phẩm -Những nét riêng,cái mới của tác phẩm -Vị trí,ý nghĩa của tác phẩm - Nội dung, tư tưởng, những yếu tố nổi bật về phương diện nghệ thuật. II.THỰC HÀNH ĐỌC Phiếu đọc sách 1:
Phiếu đọc sách 2:
|
THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI MỤC ĐÍNH KÈM!