- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT GIÁO ÁN Chuyên đề 2 ngữ văn 10 cánh diều được soạn dưới dạng file word, ppt gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải chuyên đề 2 ngữ văn 10 cánh diều về ở dưới.
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!
CHUYÊN ĐỀ 2 - PHẦN II
THỰC HÀNH SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
THỰC HÀNH SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC
- I. MỤC TIÊU
- Giúp học sinh:
- 1. Kiến thức: HS củng cố, khắc sâu nội dung ý nghĩa của những tác phẩn văn học đã học qua hình thức sân khấu hóa.
- - Nghiên cứu, lựa chọn các tác phẩm văn học có thể chuyển thể và hình thức sân khấu hóa phù hợp với tác phẩm ấy, ưu tiên những tác phẩm có trong SGK Ngữ văn lớp 10. ( GV có thể gợi ý HS biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học:
- + Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
- + Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến
- + Đất nước - Nguyễn Đình Thi
- + Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa
- + Rama buộc tội - Sử thi Ấn Độ )
- 2. Năng lực:
- - Phát triển năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề bằng tư duy sáng tạo.
- - Rèn luyện, phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học, làm biên kịch, làm đạo diễn, diễn viên, khám phá năng lực nghề nghiệp của bản thân.
- 3. Phẩm chất, thái độ:
- - Rèn luyện phẩm chất tự tin, tích cực, chủ động, tinh thần trách nhiệm tập thể.
- - Bồi dưỡng tình yêu văn học, nghệ thuật.
- II. CHUẨN BỊ
- - GV: Sgk, sgv chuyên đề, máy chiếu, kế hoạch dạy học chuyên đề.
- - HS: Sgk, giấy bút, tìm hiểu các tác phẩm có thể sân khấu hóa, các vật dụng có thể dùng làm đạo cụ…
- III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- TIẾT …..-…..
- 1. TRƯỚC GIỜ HỌC
- GV hướng dẫn HS:
- HS biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học, có thể chọn lựa văn bản:
- + Rama buộc tội - Trích sử thi Ramayana - Sử thi Ấn Độ
- - Xác định hình thức hoạt cảnh: đọc/ngâm thơ trên nền nhạc; minh họa ảnh chân dung; tư liệu hay video clip;...
- - Xác định những thiết bị và dụng cụ cần cho việc xây dựng hoạt cảnh:
- + Trang phục
- + Cờ, trống, băng rôn
- + Tranh ảnh, vi deo, máy chiếu...
- 2. TRONG GIỜ HỌC
- Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
- 1.1. Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; kết nối những bài học trước đó; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS. Đồng thời, qua đó, nêu nhiệm vụ học tập.
- 1.2. Nội dung: Phát vấn về các khâu đoạn trong SKH tác phẩm văn học
- 1.3. Sản phẩm: Thấy được sự quan trong và cần thiết của các khâu trong hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học, từ đó tạo tâm thế để xây dựng hoạt cảnh cho một tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa trong SGK hoặc một tác phẩm bất kì.
- 1.4. Tổ chức thực hiện:
- Câu hỏi: Qua phần lí thuyết, em hiểu quy trình sân khấu hóa một văn bản văn học cần trải qua mấy khâu? Trong đó khâu nào là khó nhất và quan trọng nhất? Tại sao?
- HS huy động kiến thức, vốn sống của HS có liên quan đến bài học.
- Trả lời:
- + 3 khâu: Biên kịch, đạo diễn, diễn
- + Khâu quan trọng và khó nhất: Hs có thể trả lời theo nhiều quan điểm
- à Chúng ta cùng bắt tay vào thực hành để trả lời câu hỏi trên.
- Hoạt động 2: THỰC HÀNH
- 2.1. Mục tiêu: HS biết cách xây dựng hoạt cảnh những tác phẩm văn học có thể sân khấu hóa.
- 2.2. Nội dung: Đọc văn bản; vận dụng các tri thức công cụ đã được cung cấp trong phần Kiến thức ngữ văn và Chuẩn bị vào việc xây dựng hoạt cảnh của văn bản lựa chọn.
- 2.3. Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành và đại diện thuyết trình giữa các tổ/nhóm.
- 2.4. Tổ chức thực hiện:
- Thao tác 1. Biên soạn kịch bản.
- Hoạt động của GV và HS
- Dự kiến sản phẩm
- Bước 1: Gv chia lớp thành 4 nhóm.
- -Yêu cầu mỗi nhóm tự bầu: 1 nhóm trưởng, 1 thư kí
- - Mỗi nhóm chọn 1 văn bản có trong sách giáo khoa để biên kịch thành tiểu phẩm/ hoạt cảnh.
- Nhóm…Văn bản chuyển thể…
- STT
- Tên thành viên
- Nhiệm vụ
- Bước 2: Hãy cho biết các em dựa vào tiêu chí nào để lựa chọn văn bản biên kịch?
- Tiêu chí lựa chọn:
- + Đoạn truyện, kịch giàu kịch tính.
- + Đoạn thơ: ngôn ngữ gợi cảm, giàu tính nhạc, cho phép xác định được nhân vật trữ tình, các bối cảnh có thể tái hiện trong không gian lớp học.
- Bước 3:
- - Theo em trong quá trình biên kịch, chúng ta có nhất thiết phải giữ nguyên tất cả các lời thoại và lời dẫn? Nếu thay đổi, nhà biên kịch cần đảm bảo những yêu cầu gì? Hãy dựa vào nguyên tắc trên để xác lập sơ bộ ý tưởng cho kịch bản mà nhóm mình đã chọn.
- Những yếu tố bắt buộc giữ lại
- Những yếu tố có thể thay đổi
- Những yếu tố có thể bổ sung
- Các nhân vật chính và đặc điểm phẩm chất, tính cách, tâm trạng của nhân vật chính.
- Nội dung tư tưởng của văn bản gốc.
- Những lời thoại then chốt.
- Các nhân vật phụ.
-Trình tự, diễn biến của lời thoại.
- Những phần không cốt lõi của lời thoại.- - Chỉ dẫn bối cảnh sân khấu.
- - Chỉ dẫn ngôn ngữ hình thể, giọng điệu lời thoại.
- Bước 4:
- Dựa trên ý tưởng sơ bộ, HS cụ thể hóa thành kịch bản sân khấu dưới dạng văn bản viết
- 4 sản phẩm kịch bản
- Bước 5:
- - Đại diện nhóm đọc, trình bày kịch bản trước lớp
- - Các nhóm khác nghe và góp ý
Các cảnh chuyển thể, lời thoại, nhân vật:
Cảnh 1: Tại kinh thành, trước cổng lâu đài, Rama dẫn Xita cùng anh em bạn hữu trở về ( Lắc-ma-na, Bha-ra-ta, Xa-tru-na…)
- Rama: (nét mặt đăm chiêu, bước đi dứt khoát, đột ngột dừng trước cổng tòa lâu đài, quay phắt lại nói lớn) Hỡi phu nhân cao quý, hỡi tất cả các anh em bằng hữu! Ta có một điều trọng đại cần tuyên bố.
- Xita: (cúi đầu cung kính) Dạ, thưa phu quân!
- Đám đông: (đồng thanh) Dạ, bẩm hoàng tử trưởng!
- Rama: (bước lại gần một bước, nhìn thẳng vào Xita) Xita! Trước đây nàng là vợ ta. Chính nàng trước kia đã tình nguyện từ bỏ cuộc sống nhung lụa ở lâu đài, bước ra khỏi cánh cổng này để chịu lưu đày cùng ta. Ta vô cùng trân trọng nàng vì điều đó và ta đã làm tất cả những gì tốt nhất ta có thể để đền đáp tấm lòng nàng, hẳn nàng còn nhớ rõ ?
- Xita : (tiến lại gần Rama thêm một bước nhưng lại khiến Rama lùi lại, vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc, lời nói dịu dàng) Dạ ! Tình yêu của chàng, ân huệ của chàng, thiếp xin khắc cốt ghi tâm. Thiếp…
- Rama : (vội vã ngắt lời) Nhưng hôm nay, ta không ưng có nàng nữa, và nàng cũng không thể cùng ta bước chân vào lâu đài này nữa. Nàng hãy đi đi, muốn đi đâu tùy nàng ! (nhìn mọi người, nói bằng giọng to và rõ ràng) Từ hôm nay, ta tuyên bố phu nhân đây không còn là vợ ta !
- Xita : (bàng hoàng thảng thốt) Kìa ! Phu quân !
- Đám đông : (nhìn nhau kinh ngạc, đồng thanh) Thưa ngài ! Là sao ạ ?
Cảnh 2:
- Rama : Các ngươi còn cần một lời giải thích ư ? (Bước lại gần nhìn thẳng vào mắt Xita, vẻ mặt lạnh lùng, giọng nói kiên quyết). Thì đây, ta nói cho nàng hay : Ta không ưng nàng nữa, ta không cần có nàng trong cuộc đời ta nữa !
- Xita : (ôm ngực, đau đớn, ánh mắt nhìn thẳng Rama dò xét) Phu quân ! Xin người đừng trêu đùa thiếp như vậy. Tình yêu của phu quân dành cho thần thiếp, thiếp biết, chưa bao giờ thay đổi. Và vì yêu thiếp, phu quân đã phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm, cần sự trợ giúp của bao nhiêu anh em, để cứu được thiếp khỏi tên bắt cóc Ravana, rồi đưa thiếp về đây. Vậy có lí do gì mà phu quân lại thử thách thiếp bằng những lời tàn nhẫn thế ?
- Rama : (mỉm cười chua xót, xoay người quay lưng lại phía Xita) Nàng nhầm rồi ! Ta cứu nàng không phải vì tình yêu với nàng. Ta cứu nàng vì lòng tự trọng của ta, vì danh dự của gia tộc ta.
- Xita : (đau xót, ánh mắt nhìn Rama như cầu khẩn) Không ! Chàng nói dối ! Rama…
- Rama : (kiên quyết) Hãy gọi ta là Ngài, là hoàng tử Rama ! Và nàng hãy nghe đây : Ravana bắt cóc nàng khi nàng đang là vợ ta. Tức là hắn đã lăng nhục ta. Việc ta đánh
THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
CHÚC THẦY CÔ THÀNH CÔNG!