- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,930
- Điểm
- 113
tác giả
WORD SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC CÁC BÀI HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM MÔN TOÁN LỚP 6 Sách KẾT NỐI TRI THỨC NĂM 2023-2024
Hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS. Đặc biệt Toán 6 là một trong những môn học có nhiều khái niệm mới và khó đối với học sinh trong chương trình thay Sách Giáo Khoa mới.
Sách Giáo Khoa Toán 6 Bộ kết nối tri thức với cuộc sống được xây dựng bám sát chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 càng tạo hứng thú cho học sinh với các hoạt động thực hành trải nghiệm như làm tấm thiệp để tặng bạn bè và người thân, hay thực hành đo và tính diện tích để kiểm tra mức chuẩn về ánh sáng của phòng học lớp em, hay đơn giản hơn các em biết cách sử dụng máy tính cầm tay để phục vụ cho việc tính toán, biết sử dụng phần mềm GeoGebra trong vẽ một số hình các em đã được học,…..
Bằng các hoạt động trải nghiệm của bản thân, ứng dụng các kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống như mĩ thuật, thủ công, xác định phòng học đạt chuẩn về ánh sáng,….Mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Học tập dưới dạng thực hành trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học qua giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành các kĩ năng, phẩm chất của bản thân.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho học sinh, một số học sinh không quan tâm, không chịu thực hành, hoặc là không tập trung hoạt động cho lắm. Nhưng bên cạnh đó một số học sinh rất hào hứng, nhiệt tình tham gia từng hoạt động.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng trong các tiết học hoạt động thực hành trải nghiệm, tôi mạnh dạn chia sẻ những tìm hiểu kinh nghiệm của mình thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy và học các bài hoạt động thực hành trải nghiệm môn toán lớp 6” .
7. Mô tả giải pháp
7.1. Mục đích của giải pháp
Đề tài này để một phần nào đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp HS có cái nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt các em biết ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Sử dụng giải pháp này giúp các em học sinh ngày càng hứng thú hơn trong việc học tập môn Toán.
Hứng thú học tập của một môn học được hình thành thông qua không khí học tập của học sinh trong giờ học môn đó. Bởi một không khí học tập đầy hứng khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp cho học sinh tập trung tốt hơn và có niềm tin vào những gì mình tiếp thu được. Vậy khi giáo viên tạo được không khí học tập tích cực trong một giờ dạy thì có thể nói đã thành công được 50% về đổi mới phương pháp dạy học.
Vậy, vấn đề ở đây là làm thế nào để kích thích hứng thú cho học sinh, và kích thích như thế nào, bằng cách nào để đạt hứng thú cao nhất đến các em trước mỗi kiến thức cần tìm hiểu.
Hoạt động trải nghiệm có nhiều hình thức rất đa dạng và mang tính giao lưu, học hỏi. Nó mang lại những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo được bầu không khí thân thiện, vui tươi, sôi nổi, tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn.
Sử dụng giải pháp này nhằm hướng dẫn các em học sinh lớp 6 một số kĩ năng thực hành các hoạt động trải nghiệm đối với bộ môn Toán học giúp HS hiểu được các bước cơ bản và hoàn thiện các hoạt động mà giáo viên yêu cầu.
7.2. Nội dung và cách thức thực hiện
7.2.1. Cách tổ chức các tiết hoạt động thực hành trải nghiệm môn Toán 6:
*. Những điều cần thiết khi tổ chức các tiết hoạt động thực hành trải nghiệm trong môn Toán 6:
Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút học sinh tham gia các hoạt động. Do vậy giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em.
- Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong các hoạt động. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết (Cơ mặt, ngôn ngữ hình thể, …), để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và thực hành các hoạt động một cách tự nhiên.
- Thường là sau mỗi hoạt động ắt hẳn là phải có nhóm thực hành nhanh, có nhóm thực hành chậm hơn, có nhóm thực hành chính xác, có nhóm khi thực hành còn có một số lỗi. Tuy nhiên, đây là những hoạt động chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết dạy, cho nên giáo viên tránh xử phạt hoặc trách móc khắt khe đối với đội thua, người thua. Mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh.
- Tránh việc tổ chức hoạt động thực hành mà quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học lân cận.
- Giáo viên cần thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin hứng thú học tập cho học sinh ở trường THCS. Đặc biệt Toán 6 là một trong những môn học có nhiều khái niệm mới và khó đối với học sinh trong chương trình thay Sách Giáo Khoa mới.
Sách Giáo Khoa Toán 6 Bộ kết nối tri thức với cuộc sống được xây dựng bám sát chương trình môn Toán trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 càng tạo hứng thú cho học sinh với các hoạt động thực hành trải nghiệm như làm tấm thiệp để tặng bạn bè và người thân, hay thực hành đo và tính diện tích để kiểm tra mức chuẩn về ánh sáng của phòng học lớp em, hay đơn giản hơn các em biết cách sử dụng máy tính cầm tay để phục vụ cho việc tính toán, biết sử dụng phần mềm GeoGebra trong vẽ một số hình các em đã được học,…..
Bằng các hoạt động trải nghiệm của bản thân, ứng dụng các kiến thức đã học vào giải quyết một số tình huống trong cuộc sống như mĩ thuật, thủ công, xác định phòng học đạt chuẩn về ánh sáng,….Mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người thiết kế và tổ chức các hoạt động cho chính mình, qua đó tự khám phá, điều chỉnh bản thân, điều chỉnh cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống để sinh hoạt và làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản của người lao động tương lai và người công dân có trách nhiệm.
Học tập dưới dạng thực hành trải nghiệm là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học qua giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo, tự chiếm lĩnh kiến thức và hình thành các kĩ năng, phẩm chất của bản thân.
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà nhiều học sinh rất “sợ - ngại” học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này quá “khô khan”. Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm cho học sinh, một số học sinh không quan tâm, không chịu thực hành, hoặc là không tập trung hoạt động cho lắm. Nhưng bên cạnh đó một số học sinh rất hào hứng, nhiệt tình tham gia từng hoạt động.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng trong các tiết học hoạt động thực hành trải nghiệm, tôi mạnh dạn chia sẻ những tìm hiểu kinh nghiệm của mình thông qua sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng dạy và học các bài hoạt động thực hành trải nghiệm môn toán lớp 6” .
7. Mô tả giải pháp
7.1. Mục đích của giải pháp
Đề tài này để một phần nào đó khích lệ phong trào học tập môn Toán của học sinh, giúp HS có cái nhìn mới hơn về môn học này và đặc biệt các em biết ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Sử dụng giải pháp này giúp các em học sinh ngày càng hứng thú hơn trong việc học tập môn Toán.
Hứng thú học tập của một môn học được hình thành thông qua không khí học tập của học sinh trong giờ học môn đó. Bởi một không khí học tập đầy hứng khởi sẽ kích thích sự say mê, giúp cho học sinh tập trung tốt hơn và có niềm tin vào những gì mình tiếp thu được. Vậy khi giáo viên tạo được không khí học tập tích cực trong một giờ dạy thì có thể nói đã thành công được 50% về đổi mới phương pháp dạy học.
Vậy, vấn đề ở đây là làm thế nào để kích thích hứng thú cho học sinh, và kích thích như thế nào, bằng cách nào để đạt hứng thú cao nhất đến các em trước mỗi kiến thức cần tìm hiểu.
Hoạt động trải nghiệm có nhiều hình thức rất đa dạng và mang tính giao lưu, học hỏi. Nó mang lại những thuận lợi như: Phát huy tính sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, giúp chuyển tải nhiều tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo được bầu không khí thân thiện, vui tươi, sôi nổi, tạo cho học sinh tác phong nhanh nhẹn.
Sử dụng giải pháp này nhằm hướng dẫn các em học sinh lớp 6 một số kĩ năng thực hành các hoạt động trải nghiệm đối với bộ môn Toán học giúp HS hiểu được các bước cơ bản và hoàn thiện các hoạt động mà giáo viên yêu cầu.
7.2. Nội dung và cách thức thực hiện
7.2.1. Cách tổ chức các tiết hoạt động thực hành trải nghiệm môn Toán 6:
*. Những điều cần thiết khi tổ chức các tiết hoạt động thực hành trải nghiệm trong môn Toán 6:
Giáo viên bộ môn là người đóng vai trò hướng dẫn, là trung tâm thu hút học sinh tham gia các hoạt động. Do vậy giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Giáo viên phải có phong thái chững chạc, nghiêm túc nhưng lại hết sức vui vẻ, gần gũi, hòa đồng với các em.
- Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, ấn tượng, luôn gây tạo sự hấp dẫn và pha trộn ít hài hước trong các hoạt động. Nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh.
- Biết phối hợp hài hòa giữa lời nói và các động tác cần thiết (Cơ mặt, ngôn ngữ hình thể, …), để học sinh dễ dàng nắm bắt nội dung và thực hành các hoạt động một cách tự nhiên.
- Thường là sau mỗi hoạt động ắt hẳn là phải có nhóm thực hành nhanh, có nhóm thực hành chậm hơn, có nhóm thực hành chính xác, có nhóm khi thực hành còn có một số lỗi. Tuy nhiên, đây là những hoạt động chủ yếu để phục vụ các em nắm bắt kiến thức của tiết dạy, cho nên giáo viên tránh xử phạt hoặc trách móc khắt khe đối với đội thua, người thua. Mà tập trung tuyên dương, khen thưởng (nếu có) đối với người thắng, đội thắng. Nhằm động viên, khích lệ tinh thần các em một cách kịp thời, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập cho học sinh.
- Tránh việc tổ chức hoạt động thực hành mà quá ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt đến các lớp học lân cận.
- Giáo viên cần thiết kế bài dạy thực hành phải phù hợp với nhiều đối tượng học sinh.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!