Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
ĐỀ THI TỔNG HỢP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,672
Điểm
113
tác giả
5 Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 5 sách kết nối tri thức MÔN TOÁN, TIẾNG VIỆT NĂM 2024-2025 CÓ ĐÁP ÁN được soạn dưới dạng file word gồm 5 FILE trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 5 sách kết nối tri thức về ở dưới.
PHÒNG GD & ĐT ……………….​
Chữ kí GT1: ...........................​
TRƯỜNG TH……………….​
Chữ kí GT2: ...........................​


ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (
Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: …………………………………… Lớp: ………………..
Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..​
Mã phách


"



Điểm bằng số



Điểm bằng chữ
Chữ ký của GK1
Chữ ký của GK2
Mã phách


TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:


BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT

Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
Vàng, trắng, đen ... dù da khác màu
Ta là nụ, là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!
Khói hình nấm là tai họa đấy
Bom H, bom A không phải bạn ta
Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
Tiếng cười ran cho trái đất không già
Hành tinh này là của chúng ta!
Hành tinh này là của chúng ta!
(Định Hải)​
Câu 1 (0,5 điểm). Sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ đầu tiên trong bài thơ?

A. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

B. Quả bóng xanh, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển.

C. Quả bóng xanh, nấm, hoa, bồ câu, hải âu, sóng biển, trời xanh.

D. Quả bóng xanh, bồ câu, hải âu, sóng biển, chim gù, trời xanh

Câu 2 (0,5 điểm). Đọc bài thơ, em thấy điều gì sẽ gây nguy hiểm cho trái đất?

A. Bom H, bom A

B. Khói hình nấm, bom H, bom A.

C. Không có điều gì làm trái đất nguy hiểm cả.

D. Bom H, khói hình nấm, bạn nhỏ

Câu 3 (0,5 điểm). Em hiểu câu thơ này có nghĩa là gì?

“Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!

Màu hoa nào cũng quý, cũng thơm!”

A. Mỗi loài hoa đều có vẻ đẹp riêng nhưng loài hoa nào cũng quý cũng thơm. Cũng như trên thế giới, mọi người dù có khác nhau về màu da nhưng đều bình đẳng, đáng quý, đáng yêu,…

B. Hoa là sự vật thơm nhất, quý nhất trên đời này.

C. Trẻ em quý, đẹp và thơm như hoa.

D. Loài đẹp nhất là loài hoa có màu sắc rực rỡ và mùi thơm nồng nàn nhất

Câu 4 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

A. Mọi người hãy sống tự do giống như loài hoa thơm ngát, như những cánh chim hải âu.

B. Chúng ta phải bảo vệ các loài chim và các loài hoa.

C. Mọi người hãy sống đoàn kết vì hòa bình, chống chiến tranh và bảo vệ quyền bình đẳng tất cả các dân tộc trên thế giới.

D. Mọi người phải biết yêu thương đoàn kết với nhau, chia sẻ với những mảnh đời khó khăn bất hạnh.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm).
Em hãy gạch chân từ đại từ có trong đoạn thơ sau:

“- Mình về mình có nhớ ta?

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”​

Câu 6 (2,0 điểm). Em hãy tìm ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm và đặt câu với các từ vừa tìm được?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7 (4,0 điểm).
Em hãy viết một bài văn ngắn tả về người bà thân yêu của mình

BÀI LÀM

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………



TRƯỜNG TH ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GHK1 (2024-2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC

A. TIẾNG VIỆT: (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)


Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1​
Câu 2​
Câu 3​
Câu 4​
A​
B​
A​
C​
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)
Mỗi ý đúng được 01 điểm:

Các đại từ có trong đoạn thơ trên là: mình, ta.

Câu 6 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 01 điểm:

Từ đồng nghĩa với từ dũng cảm là: gan dạ, quả cảm, can đảm,…

- Trong chiến đấu chỉ những người gan dạ mới làm nên chiến công.

- Nam không đủ can đảm để nhận lỗi với bố mẹ.

B. TẬP LÀM VĂN: (4,0 điểm)

Câu
Nội dung đáp án
Biểu điểm
Câu 7
(4,0 điểm)
1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng
A. Mở bài (0,5 điểm)
- Giới thiệu về người bà mà em yêu thương.
- Cảm nhận của em về người bà.
B. Thân bài (1,5 điểm)
- Tả ngoại hình:
+ Năm nay bà đã bao nhiêu tuổi?
+ Dáng người, màu tóc của bà như thế nào?
+ Khuân mặt, làn da của bà ra sao?
+ Bà thường hay mặc quần áo như thế nào?
- Tính cách của bà:
+ Bà là một người như thế nào? Có đôn hậu, hiền dịu không?
+ Bà chăm lo cho em như thế nào? (kể chuyện em nghe mỗi tối, đưa đón em đi học, mua đồ ăn, đồ chơi cho em,…)
+ Bà chăm lo cho gia đình như thế nào?
+ Đối với hàng xóm, bà cư xử ra sao?
- Kỉ niệm của em với bà:
+ Kể về kỉ niệm đáng nhớ nhất của em với bà.
+ Vì sao em nhớ kỉ niệm đó nhất?
+ Cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại.
C. Kết bài (0,5 điểm)
- Nêu lên tình cảm của em với bà.
- Những lời nói, gửi gắm cho bà thân yêu.
2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết.
3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài.
4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc…
* Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp.
2,5 điểm






















0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm​






TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC


Chủ đề/ Bài học
Mức độ
Tổng số câu
Điểm số
Mức 1 Nhận biết
Mức 2
Kết nối
Mức 3
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Đọc hiểu văn bản
2​
1​
1​
4​
0​
2,0
Luyện từ và câu
1​
1​
0​
2​
4,0
Luyện viết bài văn
1​
0​
1​
2,0
Tổng số câu TN/TL
2
1
1
1
1
1
4
3
7 câu/10đ
Điểm số
1,0
2,0
0,5
2,0
0,5
4,0
2,0
8,0
10,0
Tổng số điểm
3,0
30%
2,5
25%
4,5
45%
10,0
100%
10,0











TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GHK1 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – KẾT NỐI TRI THỨC



Nội dung


Mức độ

Yêu cầu cần đạt
Số ý TL/
Số câu hỏi TN
Câu hỏi
TL
(số ý)
TN
(số câu)
TL
(số ý)
TN
(số câu)
A. TIẾNG VIỆT
TỪ CÂU 1 – CÂU 4
4




1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết
- Xác định được sự vật nào xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất.
- Xác định được điều gì gây nguy hiểm cho trái đất. (ở khổ cuối)
2​
C1, 2​
Kết nối
- Hiểu được nghĩa của câu thơ.
1​
C3​
Vận dụng
- Nêu được thông điệp mà tác giả muốn truyền tải.
1​
C4​
CÂU 5 – CÂU 6
2
2. Luyện từ và câu
Nhận biết
- Tìm được đại từ trong đoạn thơ.
1​
C5​
Kết nối
- Hiểu nghĩa và tìm được ít nhất 2 từ đồng nghĩa với từ dũng cảm. Đặt câu với từ vừa tìm được.
1​
C6​
B. TẬP LÀM VĂN
CÂU 7
1
2. Luyện viết bài văn
Vận dụng
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài).
- Tả được ngoại hình, tính cách của bà.
- Kể được kỉ niệm đáng nhớ của em với bà.
- Vận dụng được các kiến thức đã học để tả về người bà thân yêu.
- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.
1​
C7​










































TRƯỜNG TIỂU HỌC
………………………………………

Họ và tên: ……………………………………………….. Lớp: 5…….

Thứ………ngày………tháng………năm 20……

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 20…. - 20…..

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (ĐỀ 1)

Điểm
Nhận xét của giáo viên
….…………………………………………
….…………………………………………
….…………………………………………​
Đọc
Viết
Chung


A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu ( 6 điểm):




CHUYỆN VỀ MỘT CÀNH NHO
Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó.

Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về, gió thổi dữ dội, mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống, yếu ớt và đau đớn. Cành nho đã kiệt sức. Thật tội nghiệp! Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của các cành nho khác:

- Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi!

Cành nho do dự trước lời đề nghị ấy. Từ trước đến giờ, cành nho bé nhỏ đã quen tự giải quyết khó khăn một mình. Nhưng lần này nó đã thật đuối sức…

Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. “Bạn đừng sợ, bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là tôi có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão.” - Cành nho kia nói. Và cây nho bé nhỏ đã làm theo.

Gió vẫn dữ dội, mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc, lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác. Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì.

Có những khó khăn chúng ta có thể vượt qua được bằng chính sức lực của mình. Nhưng có những thử thách lớn mà chúng ta chỉ có thể vượt qua nhờ tình yêu thương, đồng lòng gắn bó và chia sẻ với nhau như những cành nho nhỏ bé kia.”

Theo Hạt giống tâm hồn









Bài 1: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Lúc đầu, cành nho tự tin dựa vào ai?(0,5 điểm)


A. Dựa vào sức gió B. Dựa vào cành nho khác

C. Dựa vào nước khoáng trong lòng đất. D. Dựa vào sức mạnh của chính mình

Câu 2: Điều gì đã khiến cành nho nhỏ bé cảm thấy đuối sức? (0,5 điểm)

A. Nắng gay gắt. B. Mưa bão lớn. C. Hạn hán D. Ngập lụt

Câu 3: Cành nho khác đã giúp đỡ cành nho nhỏ bé bằng cách nào?(0,5 điểm)

A. Nhờ các cành nho khác giúp đỡ.

B. Khuyên cành nho nhỏ bé kia hãy tự đương đầu với gió bão.

C. Khuyên cành nho nhỏ bé nắm lấy tay, quấn những sợi tua để vượt qua gió

bão.

D. Khuyên cành nho nhỏ bé trốn đi.

Câu 4:Trước lời đề nghị giúp đỡ của cành nho khác, cành nho nhỏ bé đã: (0,5 điểm)

Mặc kệ, tự đương đầu với khó khăn.

B. Từ chối và cảm ơn cành nho đó.

C. Cành nho do dự trước lời đề nghị ấy

D. Cành nho do dự ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi

Câu 5. Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)



Câu 6. (1 điểm)Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây? (bằng cách gạch chân)

Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.



Câu 7. (1 điểm) Hãy xác định nghĩa của các từ được gach chân trong các kết hợp từ dưới đây rồi phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốc và nghĩa chuyển:

a) Miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.

b) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, hở sườn, đánh vào sườn địch.



Câu 9. Đặt một câu có sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm mà em yêu thích. (1 điểm)


II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm )

Đề bài: Viết bài văn tả phong cảnh mà em yêu thích trong đó có sử dụng từ đồng nghĩa (gạch chân dưới từ đồng nghĩa đó)





TRƯỜNG TIỂU HỌC
………………………………………

Họ và tên: ……………………………………………….. Lớp: 5…….

Thứ………ngày………tháng………năm 20……

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 20…. - 20…..

MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (ĐỀ 2)

Điểm
Nhận xét của giáo viên
….…………………………………………
….…………………………………………
….…………………………………………​
Đọc
Viết
Chung


A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):




II. Đọc hiểu ( 6 điểm):
ƯỚC VỌNG VÀ HẠT GIỐNG

Ngày xưa có hai đứa trẻ đều có nhiều ước vọng rất đẹp đẽ. "Làm sao có thể thực hiện được ước vọng?". Tranh luận hoài 2 đứa trẻ mang theo câu hỏi đến cụ già, mong tìm những lời chỉ bảo. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống, và bảo:

- Đấy chỉ là hạt giống bình thường, nhưng ai có thể bảo quản nó tốt thì người đó có thể tìm ra con đường thực hiện ước vọng!
Nói xong cụ già quay lưng rồi đi khuất ngay. Sau đó mấy năm , cụ già hỏi hai đứa trẻ về tình trạng bảo quản hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được quấn bằng dây lụa nói:

- Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp , suốt ngày giữ nó.

Nói rồi nó lấy hạt giống ra cho cụ già xem, thấy rõ hạt giống nguyên vẹn như trước.

Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng phấn khởi nói:

- Cháu đem hạt giống gieo xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước, chăm sóc, bón phân, diệt cỏ ....tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.

Cụ già nghe xong mừng rỡ nói :

- Các cháu, ước vọng cũng như hạt giống đó. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng cho nó thì mới có thể biến thành hoa trái, mùa màng bội thu thôi!

(Sưu tầm)​





Câu 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

(M1)Khi hai đứa trẻ mang câu hỏi đến gặp cụ già, chúng nhận được điều gì? (0,5 điểm)


Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống thần kì để biến ước vọng thành sự thật.

Cụ già dạy cho chúng cách tìm ra con đường thực hiện ước vọng.

Cụ già cho mỗi đứa trẻ một nắm hạt giống và nói rằng: Ai bảo quản tốt sẽ tìm được con đường thực hiện ước vọng.

Cụ già cho mỗi đứa trẻ một nắm cây nhỏ và dạy chúng trồng cây.

2. Ai trong hai đứa trẻ đã bảo quản hạt giống nguyên vẹn như ban đầu?(0,5 điểm)

A. Đứa trẻ thứ nhất B. Đứa trẻ thứ hai

C. Cả hai đứa trẻ D. Không có đứa trẻ nào

3. Theo em đâu là cách bảo quản hạt giống tốt nhất? (0,5 điểm)

A. Cất kĩ trong hộp B. Luộc chín nhừ

C. Gieo xuống đất và bỏ mặc nó D. Gieo trồng và chăm sóc nó mỗi ngày

4. Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Xếp các danh từ in đậm trong đoạn văn sau và ghi vào bảng theo 2 loại danh từ: (1 điểm)

Núi
/ Sam thuộc làng/ Vĩnh Tế. Làng có miếu/ Bà Chúa Xứ, có lăng/ Thoại Ngọc Hầungười đã đào con kênh Vĩnh Tế.

Danh từ chung
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Danh từ riêng
……………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
Câu 3. (1 điểm) Xác định điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của biện pháp. điệp từ, điệp ngữ đó.

Nếu thế giới không có trẻ con
Ai sẽ dạy bông hoa học nói
Ai sẽ tô biển hoa màu vàng
Ai sẽ nhốt hương thơm vào túi?​

(Thục Linh)


Câu 4. Đặt câu theo yêu cầu dưới đây: (1 điểm)

Đặt câu có từ “nhà” được dùng với các nghĩa sau:

a.. Nhà là gia đình







b. Nhà là đời vua



Câu 5. Cho các từ ngữ sau: (1 điểm)

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá,

đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a. Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

b. Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….



B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

Đề bài: Viết bài văn kể sáng tạo một câu chuyện có nhân vật chính là con vật hoặc đồ vật.

























































UBND QUẬN
TRƯỜNG TIỂU HỌC
=====Ë=====

Họ và tên:………………………….....Lớp:….
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2024-2025
MÔN: Tiếng Việt – LỚP 5

(Thời gian làm bài: 80 phút)




Điểm đọc
Điểm viết
Điểm chung
Giám khảo 1
Giám khảo 2



I. BÀI KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

1- Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

- Mỗi học sinh đọc đúng, rõ ràng và diễn cảm một đoạn văn hoặc khổ thơ với tốc độ khoảng 110 tiếng/phút trong các bài tập đọc đã học. (Do học sinh bốc thăm)

- Trả lời 1 – 2 câu hỏi về nội dung đoạn đã đọc theo yêu cầu của giáo viên.

2- Kiểm tra đọc - hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt: (7 điểm)

Em hãy đọc thầm bài văn sau:

Tình mẹ
Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nở đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
Theo NGUYỄN THỊ DUNG
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và hoàn thành các bài tập.

Câu 1: (0,5 điểm)
Người mẹ trong bài làm nghề gì?

A. Nông dânB. Công nhân
C. Ở nhà làm nội trợD. Bác sĩ
Câu 2: (0,5 điểm) Tìm những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ?

A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.
Câu 3: (0,5 điểm) Câu văn nào cho biết hình ảnh người mẹ đã in đậm trong tâm trí của tác giả?

A. Tôi còn nhớ có lần bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa bao lo toan về tôi.
B. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
C. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.
D. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ.
Câu 4: (1 điểm) Dựa vào bài đọc, xác định các điều dưới đây đúng ghi Đ hay sai ghi S.

Thông tin
Trả lời
Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc.
Mẹ bạn nhỏ rảnh rỗi thường hay ra ngoài chơi với các bác hàng xóm.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm.
Mỗi lần bạn nhỏ đi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bạn khiến bạn như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia.
Câu 5: (1 điểm) Bạn nhỏ đã miêu tả như thế nào về trái tim của người mẹ.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: (0,5 điểm) Từ đồng nghĩa với từ “hiền hậu” là:

A. Đức độB. Nhân từ
C. Nhu nhượcD. Hiền lành
Câu 7: (0,5 điểm) Từ “cầm” nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?

A. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận.
B. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
C. Nếu chị đi buôn bán chuyến này thì cầm chắc lãi to.
D. Chứng kiến hoàn cảnh của cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.
Câu 8: (0,5 điểm) Câu “Ăn xôi đậu để thi đậu.” từ đậu là:

A. Từ trái nghĩa.B. Từ nhiều nghĩa.
C. Từ đồng âm.D. Từ đồng nghĩa.
Câu 9: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn: “Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình.

Chủ ngữ:.......................................................................................................

Vị ngữ:.......................................................................................................

Câu 10: ( 1 điểm) Trong câu “Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi.”Có mấy cặp từ trái nghĩa? Đó là những cặp từ trái nghĩa nào?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................

II. BÀI KIỂM TRA VIẾT

Tập làm văn
: (10 điểm)

Đề bài: Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích của quê hương hoặc nơi em đang sinh sống.









KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2024 – 2025
Môn: TIẾNG VIỆT– Lớp 5

(Thời gian: 80 phút)


I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng : (3 điểm)


Học sinh bốc thăm đọc

* Đọc : (2 điểm)

Đọc lưu loát, rành mạch, thể hiện diễn cảm. Tốc độ đọc khoảng 110 tiếng/phút

(đạt 2 điểm).

Ngắt nghỉ chưa đúng chỗ tùy theo mức độ mà giáo viên ghi điểm : 1,5 ; 1; 0,5,...

* Trả lời câu hỏi : (1 điểm)

Trả lời đúng ý câu hỏi : 1 điểm.

Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng : 0,5 điểm

Trả lời sai hoặc không trả lời được : 0 điểm

2. Đọc hiểu: (7 điểm)



Câu hỏi123678
Đáp ánBADDBC
Điểm0,50,50,50,50,50,5


Câu 4: (1 điểm)


Thông tinTrả lời
Mẹ bạn nhỏ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Đ
Mẹ bạn nhỏ rảnh rỗi thường hay ra ngoài chơi với các bác hàng xóm. S
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy đi chợ rồi vội vã đi làm. S
Mỗi lần bạn nhỏ đi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của bạn khiến bạn như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Đ
Câu 5: (1 điểm)

Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng.

Câu 9: (1 điểm)

Chủ ngữ: tôi

Vị ngữ: được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình.



Câu 10: (1 điểm)


Có một cặp từ trái nghĩa.

Đó là: ngược – xuôi

II. PHẦN VIẾT: (10 điểm)

Tập làm văn :(10 điểm)

Đề bài:
Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích của quê hương hoặc nơi em đang sinh sống.

* Viết được bài văn tả cảnh, đủ các phần đúng theo yêu cầu, câu văn hay, đúng ngữ pháp, diễn đạt gãy gọn, mạch lạc, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, rõ 3 phần (8,0 điểm).

Trong đó:

– Bài viết có bố cục rõ ràng 3 phần: 1,0 điểm.

– Mở bài: Giới thiệu được cảnh định tả một cách hợp lý: 1,5 điểm

– Thân bài (4,0 điểm)

+ Miêu tả được những đặc điểm nổi bật của cảnh. (1 điểm)

+ Miêu tả được một vài sự vật có trong cảnh. (1 điểm)

+ Miêu tả được hoạt động của con người có trong cảnh. (1 điểm)

+ Khi tả đặt câu đúng ngữ pháp, sử dụng dấu câu đúng, có sử dụng biện pháp nghệ thuật khi tả (1 điểm)

– Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc tình cảm của em với người được tả. (1,5 điểm)

Bài viết có hình ảnh sánh tạo, biện pháp tu từ:
2 điểm
1729870667960.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--ĐỀ THI GIỮA HK1 - LỚP 5 KNTT môn tieng viet.zip
    7.3 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn--ĐỀ THI GIỮA HK1 - LỚP 5 KNTT môn toán.zip
    490.1 KB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

MUA FILE SÁNG KIẾN
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
39,760
Bài viết
41,190
Thành viên
157,680
Thành viên mới nhất
hongochieuvip0
Top