Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,729
Điểm
113
tác giả
BÀI DỰ THI CUỘC THI CHÍNH LUẬN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH NĂM 2023 HUYỆN THANH OAI được soạn dưới dạng file word gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.


BÀI DỰ THI
CUỘC THI CHÍNH LUẬN BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG
CỦA ĐẢNG, ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM
SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH, LẦN THỨ BA NĂM 2023 TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH OAI





Tên bài viết: ĐẢNG TRONG TÔI

Thể loại: Báo in



CHỦ ĐỀ: MÔ HÌNH, ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM, 05 BÀI HỌC KINH NGHIỆM, 10 MỐI QUAN HỆ LỚN ĐƯỢC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG ĐỀ CẬP, GẮN VỚI ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG,

PHẦN TỬ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ



CHỦ ĐỀ:


MÔ HÌNH, ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VIỆT NAM,

05 BÀI HỌC KINH NGHIỆM, 10 MỐI QUAN HỆ LỚN ĐƯỢC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG ĐỀ CẬP, GẮN VỚI ĐẤU TRANH, PHẢN BÁC NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH, PHẢN ĐỘNG,

PHẦN TỬ CƠ HỘI CHÍNH TRỊ


------------------------------------​

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã in dấu ấn đậm nét khát vọng về một dân tộc Việt Nam độc lập, thống nhất, phát triển cường thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Khát vọng đó không phải tự nhiên mà có, nó được hun đúc từ những giá trị văn hóa hàng nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam, được tôi luyện suốt chiều dài lịch sử dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, là sự kế thừa và tiếp nối công lao trời biển của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước đã xây dựng nên cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của nước ta như ngày nay. Khát vọng về một Việt Nam hùng cường như dòng sông quê hương mát rượi, luôn khơi nguồn, chảy mãi trong trái tim của các thế hệ người Việt Nam, bồi đắp cho những ước mơ và hoài bão lớn lao về một dân tộc Việt Nam luôn biết vượt qua mọi thác ghềnh khó khăn, nguy hiểm để đến với bến bờ hạnh phúc, vinh quang. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử…”

Nhìn lại tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng ra đời và trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam; đi lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Năm 1930, trong Cương lĩnh chính trị của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Vào những năm 90 của thế kỷ trước, mặc dù trên thế giới, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã bị đổ vỡ một mảng lớn, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còn, song Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đó là điều có tính nguyên tắc mà không được bất cứ ai ngả nghiêng, dao động. Vậy đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì? Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bổ sung phát triển năm 2011 đã ghi rõ: xã hội, xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Để đạt được mục tiêu đó thì theo tôi, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu để dẫn sắt, soi đường cho toàn thể dân tộc ta tiến lên trên con đường mà Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Xét về mặt lý luận như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Đảng có vững, cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững, thuyền mới chạy”. Chính vì lẽ đó, từ khi ra đời đến nay, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta quan tâm, là quy luật để tồn tại và phát triển. Từ thực tiễn hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo và sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Đảng ta đã rút ra 5 bài học kinh nghiệm đó là:

Bài học thứ nhất về xây dựng Đảng, Đại hội xác định: Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; kiên quyết, kiêm trì đấu tranh phòng, chống suy thoái “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác cán bộ phải thực sự là then chốt của then chốt, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ; cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.

Điểm mới của bài học này so với các đại hội trước là xác định xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện: Chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nhấn mạnh xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; nhấn mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ quyền lực; nhấn mạnh yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược.

Bài học thứ hai về dân, Đại hội xác định: Trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân,kiên trì thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân; thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Điểm mới của bài học này là phải thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; nhấn mạnh lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.

Bài học thứ ba về lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, Đại hội xác định: Trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động lực và tính ưu việt của chế độ XHCN; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn; đề cao trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương; coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; thực hiện tốt sự phối kết hợp trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển.

Điểm mới của bài học này là trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, có bước đi phù hợp; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế.

Bài học thứ tư về thể chế và giải quyết các mối quan hệ: Tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tuân thủ các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập,tự chủ với hội nhập quốc tế; thực sự coi trọng, phát huy hiệu quả vai trò động lực của con người, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong phát triển đất nước.

1686104781712.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.249225/
PASS GIẢI NÉN; Truy cập vào giá may rèm cửa để lấy pass.

THẦY CÔ DOWNLOAD FILE TẠI LINKS TRÊN !
 
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
38,811
Bài viết
40,260
Thành viên
152,943
Thành viên mới nhất
hv7890
Top