Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,993
Điểm
113
tác giả
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH; HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING (MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH) Ở LỨA TUỔI HỌC SINH THCS được soạn dưới dạng file word gồm 54 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
MỤC LỤC​
LỜI CẢM ƠN

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Mai – giáo viên phụ trách môn Ngữ Văn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để chúng em hoàn thành đề tài này.
Chúng em cũng xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, gia đình và tập thể lớp cùng cô giáo chủ nhiệm lớp 8A đã luôn ở bên cạnh động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn cuộc thi Khoa học kĩ thuật đã cho chúng em cơ hội thể hiện ý tưởng này.
NHÓM TÁC GIẢ
...............
...............

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………… 1
A. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 2
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI………………………………………… 2
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………… 5
III. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI………………………… 6
IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU…………………………………… 6
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU…………………… 6
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU……………………………………….. 6
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………….. 6
1. Phương pháp thu thập dữ liệu……………………………………. 6
1.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn……………………………. 6
1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến…………………………………. 6
1.3. Phương pháp phỏng vấn……………………………………….. 6
1.4. Phương pháp quan sát…………………………………………… 7
2. Phương pháp xử lý dữ liệu……………………………………….. 7
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN………………… 7
I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI…………………………. 7
II. NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING CỦA HỌC SINH TRƯỜNG...............………………………………………… 8
1. Phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát…………………………………8
2. Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu…………………………………….. 8
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU…………………………………………………..8
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ BODY SHAMING……………………………8
1. Khái niệm Body shaming…………………………………………………..8
2. Dấu hiệu nhận biết Body shaming…………………………………………..9
3. Nạn nhân của Body shaming là ai?..............................................................10

II. THỰC TRẠNG VỀ HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC………………………………………………………………….14
1.Thực trạng của hiện tượng Body shaming ở Việt Nam………………………14
1.1. Body shaming xuất hiện dưới dạng lời nói trực tiếp………………………14
1.2. Body shaming xuất hiện trên các mạng xã hội……………………………19
2. Thực trạng về Body shaming tại trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội……………………………………………………………………………..22
2.1. Vài nét về trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội…………………22
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng Body shaming tại trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội……………………………………………………………..22
2.3. Một số kết luận…………………………………………………………..34
III. NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING CỦA HỌC SINH THC……………………………………………………………………..35
1.Nguyên nhân khách quan………………………………………………… 35
1.1. Gia đình………………………………………………………… 35
1.2. Xã hội……………………………………………………………….. 35
1.3. Nhà trường…………………………………………………….. 36
2. Nguyên nhân chủ quan …………………………………………….36
2.1. Những người đi Body shaming người khác…………………….. 36
2.2. Những người là nạn nhân của Body shaming…………………….. 37
IV. ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING VỚI HỌC SINH THCS…………………………………………………………………… 37
1. Học sinh khi bị chế nhạo cơ thể sẽ cảm thấy tự ti về cơ thể mình….. 37
2. Suy nghĩ, để tâm quá nhiều đến những lời Body shaming sẽ dẫn đến việc làm đẹp phản khoa học………………………………………………………… 38
3. Những lời chỉ trích, đánh giá về Body shaming khiến họ bị suy sụp về tinh thần…………………………………………………………………….. 39
4. Kết luận………………………………………………………….. 40
V. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING 41
1. Các cơ sở đề xuất của biện pháp 41
1.1. Cơ sở khoa .học…………………………………………………………..41
1.2. Cơ sở thực tiễn…………………………………………………………….42
2. Nhóm các giải pháp đề xuất…………………………………………………42
2.1. Giải pháp đề xuất đối với các bậc phụ huynh……………………… 42
2.2. Giải pháp đề xuất đối với nhà trường………………………………. 43
2.2.1. Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, giao lưu, tọa đàm ở trường, lớp về hiện tượng Body shaming; đưa vấn đề Body shaming vào nội dung các giờ học liên môn, các giờ học phát triển kĩ năng sống………………………….. 43
2.2.2. Xây dựng phòng Tư vấn tâm lý học đường……………………….. 47
2.2.3. Xây dựng chương trình phát thanh học đường “Body shaming – Bạo lực tinh thần trong học đường”……………………………………………… 47
2.2.4. Body shaming- Bạo lực tinh thần trong học đường” trên trang web của nhà trường…………………………………………………………………… 47
2.2.5. Xây dựng dự án “ Yêu thương bản thân nhiều hơn”…………………... 48
2.2.6. Tổ chức “Lớp học vui”…………………………………………… 48
2.2.7. Phát động một số cuộc thi tìm hiểu về hiện tượng Body shaming……. 48
2.2.8. Phát động phong trào đọc sách trên thư viện tìm hiểu về Body shaming………………………………………………………………………..48
2.3. Giải pháp đề xuất đối với bản thân học sinh – đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng Body shaming……………………………………… 48
2.3.1. Nhận thức được không ai hoàn hảo nên hãy yêu thương bản thân mình hơn. 48
2.3.2. Nói rõ cảm giác của bạn……………………………………………….48
2.3.3. Thay đổi cách nói chuyện ……………………………………………..49
2.3.4 Xây dựng góc học tập “Tôi yêu thương và tự hào về bản thân mình”….50
3. Tính mới và ý nghĩa của đề tài………………………………………… 50
4. Hiệu quả các chương trình hoạt động………………………………………51
4.1. Chương trình hoạt động ngoại khóa “Hiện tượng Body shaming ở học sinh THCS”……………………………………………………………………. 51
4.2. Đưa vấn đề Body shaming vào nội dung các giờ học liên môn, các giờ học phát triển kĩ năng sống……………………………………………………….52
4.3. Chương trình phát thanh học đường……………………………………52
4.4. Trang web “Body shaming – Bạo lực tinh thần trong học đường” trên web của nhà trường……………………………………………………………… 53
4.5. Dự án “Yêu thương bản thân nhiều hơn”………………………………. 54
4.6. Kết hợp với Đoàn trường tổ chức các cuộc thi “Cách tôi vượt qua Body shaming” và cuộc thi vẽ tranh cổ động, tuyên truyền về hiện tượng Body shaming………………………………………………………………….. 55
4.7. Xây dựng phòng Tư vấn tâm lý học đường…………………………….. 55
4.8. Tổ chức “Lớp học vui”……………………………………………… 56
4.9. Khảo sát về hiệu quả chung của các chương trình hành động thực tiễn:.. 56
E. KẾT LUẬN…………………………………………………………… 58
F. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. 59

A. GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, chúng ta đang ở trong một thời kì mà ngoại hình, diện mạo bên ngoài đang được đề cao và coi trọng ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Đó là khi truyền thông và mọi người trong xã hội liên tục truyền tải một thông điệp về những tiêu chuẩn vẻ đẹp và tầm quan trọng của việc phải đạt được những tiêu chuẩn ấy. Từ đó, hiện tượng Body shaming hay còn gọi là “chế nhạo cơ thể, miệt thị ngoại hình” xuất hiện và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của mọi người trong xã hội. Chế nhạo cơ thể có thể xảy ra với bất kì ai, ở bất kì độ tuổi, giới tính, hoàn cảnh nào.
Thực trạng Body shaming đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu của các tác giả đến từ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản … cho thấy Body shaming đang là hiện tượng đáng báo động ở xã hội ngày nay. Theo như chương trình “Vấn nạn miệt thị ngoại hình” do kênh VTV1 công chiếu vào ngày 31 tháng 3 năm 2022 thì đây là hiện tượng đáng báo động, trở thành “Vấn nạn toàn cầu”
(Theo khảo sát của Independent) (Theo nghiên cứu tại quốc gia Mỹ)
Ở Việt Nam, theo các khảo sát thì học sinh thường xuyên bị Body shaming, chủ yếu tập trung vào những khuyết điểm của cơ thể như vóc dáng, mặt, da, eo, chân, tay... Kết quả này cho thấy ở Việt Nam, Body shaming không còn là vấn đề xa lạ và cũng đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới thanh thiếu niên Việt Nam. Chính vì thế, hiện tượng Body shaming đã và đang nhận được sự quan tâm của truyền thông và cộng đồng xã hội nói chung….Đã có những workshop, dự án, hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về Body shaming và ảnh hưởng của nó tới cuộc sống của con người như dự án “Khi tôi 19”, “Stop Body shaming”, “Khuyết”… Tuy nhiên, sự quan tâm này mới chỉ dừng lại ở những dự án xã hội và sự tuyên truyền của các phương tiện truyền thông. Vấn đề đặt ra là chưa có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu phác họa bức tranh toàn cảnh về hiện tượng Body shaming để làm cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn hiện tượng này.
Tuy nhiên, có một nhóm đối tượng đặc biệt nhạy cảm với những thông điệp của xã hội về những hình mẫu ngoại hình lý tưởng. Đó chính là những học sinh Trung học cơ sở (THCS) - độ tuổi có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đời người. Sự phát triển của tâm sinh lí khiến học sinh bắt đầu tự nhận thức, tự đánh giá về bản thân. Và ngoại hình, dáng vẻ bề ngoài của mình là đặc điểm đầu tiên mà học sinh nhận thức được. Bên cạnh đó, sắc thái giới tính trong tình bạn khiến học sinh quan tâm hơn đến bạn khác giới và mong muốn thu hút được tình cảm của bạn khác giới. Bởi vậy, đặc điểm của vẻ bề ngoài càng trở nên quan trọng hơn đối với học sinh THCS. Học sinh THCS sẽ rất nhạy cảm đối với sự đánh giá, bình luận, nhật xét của mọi người về ngoại hình của mình.
Từ những lý do trên, chúng em quyết định thực hiện đề tài: HIỆN TƯỢNG BODY SHAMING (MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH) Ở LỨA TUỔI HỌC SINH THCS.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay xã hội đặt ra quá nhiều áp lực về tiêu chuẩn cái đẹp và tự cho rằng ngoại hình của bạn không được khác biệt, chẳng hạn như mũi đẹp là mũi cao dọc dừa, da đẹp thì phải da trắng, phụ nữ đẹp là người có thân hình đồng hồ cát…nhưng không phải ai cũng có những nét đẹp hoàn hảo như vậy. Những người hơi khác chuẩn thường hay bị phân biệt đối xử nhất là với những khác biệt về ngoại hình. Họ thường hay bị chê “Mập như heo”, “Gầy như cò”…Những lời bình phẩm này tưởng chừng như vô hại nhưng lại có tính sát thương rất lớn. Lời nói cay độc có thể giết chết sự tự tin của một con người, đồng thời gây nên sự ám ảnh cùng cực trong tâm hồn họ, khiến họ trở nên căm ghét chính bản thân mình.
Với đề tài này, chúng em muốn tìm hiểu vấn đề một cách toàn diện, dưới góc độ của giới trẻ để mọi người đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS hiểu rõ hơn, có cái nhìn chân thực, khách quan hơn về Body shaming từ đó đề ra cách ứng xử phù hợp giữa mọi người với nhau trong cuộc sống.
III. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Chúng em nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục đích thực tế:
1. Đưa ra một định nghĩa khái quát về hiện tượng Body shaming (chế nhạo cơ thể).
2. Khảo sát về thực trạng Body shaming hiện nay, dấu hiệu nhận biết và những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này đối với lứa tuổi học sinh THCS đặc biệt là học sinh trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội.
3. Đề xuất các phương án nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này; đồng thời thiết kế những chương trình nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của học sinh, hướng đến những hành động đẹp trong cuộc sống .
Đề tài có tính thực tế cao và có khả năng được mở rộng nhằm tác động lên học sinh theo hướng đại chúng, tức ảnh hưởng lên tâm lí và hành động của học sinh theo số lượng lớn. Đồng thời đề tài có thể đóng vai trò tài liệu tham khảo để giải quyết các hiện tượng khác tương tự ngoài hiện tượng Body shaming trong tương lai.
IV. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài, chúng em đặt ra các câu hỏi sau:
1. Nhận thức của học sinh THCS về Body shaming như thế nào?
2. Những hình thức Body shaming thường gặp là gì? Nguyên nhân tại sao các bạn lại hay Body shaming người khác?
3. Body shaming ảnh hưởng đến cảm xúc, nhận thức, hành vi, tương tác xã hội và học tập của học sinh ra sao?
4. Có những biện pháp nào giúp ngăn chặn hiện tượng Body shaming trong học đường?
V. ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Hiện tượng Body shaming ở học sinh THCS với cơ chế phát sinh và hình thành, những ảnh hưởng cùng giải pháp tối ưu nhằm hạn chế hiện tượng.
2. Địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thực hiện các cuộc khảo sát theo quy mô từ nhỏ đến lớn (cụ thể như: điều tra bằng phiếu khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu…) đối với học sinh từ 11 đến 15 tuổi tương ứng với các khối 6,7,8,9 trong trường..............., Phúc Thọ, Hà Nội.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập dữ liệu.
1.1. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm chúng em đã thu thập dữ liệu thông qua các bài nghiên cứu được đăng trên báo, tạp chí hoặc trên internet, cũng như những công trình nghiên cứu khác được công bố về vấn đề Body shaming ở các độ tuổi và ảnh hưởng của chế nhạo cơ thể đối với cá nhân và xã hội.
1.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến
Cách tiến hành: Thiết kế mẫu phiếu điều tra; điều tra thử; chuẩn lại phiếu điều tra; phát phiếu điều tra; thu phiếu điều tra.
1.3. Phương pháp phỏng vấn
Đối tượng tham gia phỏng vấn sâu: Học sinh trường THCS..............., Phúc Thọ. Hình thức biên bản thiết kế gồm 3 phần: Giới thiệu, thông tin của đối tượng và nội dung phỏng vấn.
1.4. Phương pháp quan sát
Nhóm chúng em tiến hành quan sát cách giao tiếp, thái độ, hành vi của học sinh ở trong phòng, ngoài khuôn viên, giờ hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chung...để đánh giá vấn đề một cách khách quan, chính xác hơn.
2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý số liệu điều tra từ khách thể nghiên cứu. Lập bảng xử lý số liệu; sử dụng một số công thức toán học. (Sử dụng công thức tính % và tính trung bình cộng...)
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Từ 1/8/2023 đến 15/8/2023: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến Body shaming .
2. Từ 16/8/2023 đến 20/9/2023:
- Thực hiện các khảo sát, phỏng vấn và thống kê.
- Nghiên cứu, phân tích hiện tượng Body shaming ở học sinh THCS.
- Thiết kế hoạt động ngoại khóa “Hiện tượng Body shaming ở học sinh THCS”
- Chuẩn bị và đưa trang web “Nói không với Body shaming” đi vào hoạt động.
- Bước đầu thực hiện dự án “Yêu thương bản thân nhiều hơn” .
- Thiết kế nội dung cho chương trình phát thanh: “Body shaming – Bạo lực tinh thần trong học đường”
- Lên kế hoạch tổ chức các cuộc thi về vấn đề Body shaming

1727147619638.png

1727147643994.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--NCKHKT-Body_Shaming_nam_hoc_2023_-2024_edae5.docx
    8.6 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài báo cáo nghiên cứu khoa học của sinh viên các dạng bài báo cáo khoa học cách viết báo cáo khoa học form bài báo cáo khoa học mẫu báo cáo khoa học lớp 9 một bài báo cáo khoa học mẫu một bài báo cáo khoa học mẫu lớp 9 một bài báo cáo nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,078
    Bài viết
    40,522
    Thành viên
    154,038
    Thành viên mới nhất
    Cola123
    Top