Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
BỘ Đề đọc hiểu ngữ văn lớp 12 (DÙNG đề ôn thi thptqg môn văn) được soạn dưới dạng file word gồm 104 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.



A . KIẾN THỨC ĐỌC – HIỂU:


  • I. CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
Kiểu văn bảnĐặc điểm của phương thức biểu đạt

Miêu tả
Dùng các chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra được đặc điểm nổi bật của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh…làm cho những đối tượng được nói đến như hiện lên trước mắt người đọc.
Tự sựTrình bày môt chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
Biểu cảmTrực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
Điều hành
(Công vụ-
Hành chính)
Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.
Thuyết minhTrình bày, giới thiệu, giải thích…nhằm làm rõ đặc điểm đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Nghị luậnDùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm.


  • II. CÁC PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
PCNN
sinh hoạt

(Thư từ, Nhật ký, Tin nhắn…)
PCNN
nghệ thuật

(Thơ,Truyện, Kí, Kịch…)
PCNN
chính luận

(Tuyên ngôn, Bình luận, Xã luận…)
PCNN
báo chí

(Bản tin, Phóng sự, Phỏng vấn….)
PCNN
khoa học

(Luận án, SGK, Sách báo khoa học…)
PCNN
hành chính

(Quyết định, Đơn từ, Biên bản…)
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
- Tính cá thể
- Tính hình tượng
- Tính truyền cảm
- Tính cá thể hóa
- Tính công khai về quan điểm chính trị
- Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận
Tính truyền cảm, thuyết phục
- Tính thông tin, thời sự.
- Tính ngắn gọn
- Tính sinh động, hấp dẫn
- Tính khái quát, trừu tượng
- Tính lí trí, logic
- Tính khách quan, phi cá thể
- Tính khuôn mẫu
- Tính minh xác
- Tính công vụ
  • III. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
Biện pháp tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn. Tuỳ theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà BPTT được chia ra: BPTT ngữ âm, BPTT từ vựng - ngữ nghĩa, BPTT cú pháp, BPTT văn bản. Vd: điệp âm, điệp vần,...

1. Các biện pháp tu từ từ vựng: từ thi ca, từ cũ, từ Hán Việt, từ mượn, từ thuần Việt

2. Các biện pháp tu từ ngữ nghĩa:

2.1
. So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

- Hiệu quả: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, có vần điệu cho lời văn. Qua đó nhấn mạnh, làm rõ đối tượng được SS.

VD: Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan


* Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

Vế A (sự vật được so sánh)Phương diện so sánhTừ so sánhVế B (sự vật dùng để so sánh)
Mồ hôi
Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại
Mặt trời
thánh thót
rơi
xuống biển
như
mà như
như
mưa ruộng cày
nhảy nhót
hòn lửa…
*Nhưng trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều.

Cụ thể thường là các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh bị lược bớt.

VD: Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào


Vế A (sự vật được so sánh)Phương diện so sánhTừ so sánhVế B (sự vật dùng để so sánh
chí lớn ông cha
lòng mẹ
bao la(như)
(như)
Trường Sơn
Cửu Long
- Và đôi khi vế B có thể đảo ngược lên trước vế A cùng với từ so sánh.

VD: Như một thằng điên, tên cướp hung hãn lao cả xe vào cảnh sát.

*Trong so sánh có hai loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.

VD: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
->kiểu so sánh không ngang bằng

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ (như) là ngọn gió của con suốt đời
->kiểu so sánh ngang bằng.

2.2. Ẩn dụ: biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra) giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái, vv..) Đây là kiểu so sánh ngầm, ẩn đi một vế so sánh.

- Hiệu quả: làm tăng ý nghĩa diễn đạt, tạo sự gợi hình, gợi cảm.. .

Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

2.3. Nhân hoá:
là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người.

- Hiệu quả: làm cho các sự vật trở nên sống động gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

- Nhân hoá hay nhân cách hoá là một biến thế của ẩn dụ, ở đó người ta chuyển đổi ý nghĩa của các từ ngữ chỉ thuộc tính của con người sang đối tượng không phải con người.

- Có người cho nhân hoá thực ra là nhân vật hoá, tức là cách biến mọi vật thành nhân vật đối thoại hay như là một nhân vật của mình

*Các kiểu nhân hoá:Về mặt hình thức, nhân hoá có thể được tổ chức bằng cách:

- Dùng những từ vốn gọi người ( cô, dì, chú, bác, anh, chị) để gọi sự vật.

Thí dụ:

Có con chim vành khuyên nhỏ. Dáng trông thật ngoan ngoãn quá. Gọi “dạ” bảo “vâng”. Lễ phép ngoan nhất nhà. Chim gặp bác chào mào, “chào bác!”. Chim gặp cô Sơn Ca, “ chào cô!”. Chim gặp anh chích choè, “ chào anh!”. Chim gặp chị Sáo Nâu, “chào chị!”- lời bài hát

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

- Thí dụ:

- Dùng các động từ thuộc về hoạt động của con người để miêu tả sự tồn tại và vận động của trời - núi - trăng- hoa:

Vì mây cho núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

- Dùng các tình từ miêu tả, các động từ hành vi của người, khoác lên cho các đối tượng không phải người:

...Lúa đã chen vai đứng cả dậy. - Trần Đăng

Hoặc: Súng vẫn thức. Vui mới giành một nữa,

Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi.- Tố Hữu

.Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người


- Coi các đối tượng không phải người mà như là người và tâm tình nói chuyện với chúng:

Thí dụ:

...Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?

Buồn trông chênh chếch sao mai,

Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ? - Ca dao

- Trò chuyện với sự vật, hô - gọi sự vật như trò chuyện với con người, hô gọi con người:

Thí dụ:

Núi cao chi lắm núi ơi ?

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương. - Ca dao

2.4. Hoán dụ:

*Khái niệm:Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ khách quan, gần gũi, thực tế với nó nhằm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.

* Mục đích và tác dụng của hoán dụ:

Mục đích của hoán dụ là nhấn mạnh, khắc họa vào một dấu hiệu, một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng được nói đến: dấu hiệu hoặc thuộc tính này được dùng làm cái đại diện, cái thay thế cho đối tượng. Qua đó giúp người đọc nhận thức được đối tượng.

thí dụ:

Bàn tay ta làm nên tất cả,

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

( Hoàng Trung Thông)

Đặc trưng khéo léo của bàn tay, công cụ kỳ diệu của lao động, làm chúng ta liên tưởng đến sức sáng tạo phi thường của sức lao động, điều mà người nói nhận thức như là một quy luật muốn khẳng định, muốn khắc hoạ trước mọi người.

*Các kiểu hoán dụ:

- Lấy bộ phận để gọi toàn thể
.

Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi - Nguyễn Du

Đầu xanh: con người ở độ tuổi trẻ trung, tuổi trẻ, thanh niên

Má hồng: người con gái đẹp, người đàn bà sống kiếp lầu xanh


- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
Thí dụ: Cả nước ôm em khúc ruột của mình... Tố Hữu

Cả nước( vật chứa đựng) biểu thị: “ đồng bào cả nước ta” (vật bị chứa đựng)


Hoặc: Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh. - Tố Hữu

Trái đất (vật chứa đựng) biểu thị: “đông đảo những người sống trên trái đất” (vật bị chứa đựng)

- Lấy đặc điểm, tính chất (dấu hiệu) của sự vật để chỉ sự vật
Thí dụ: Áo chàm đưa buổi phân li,

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. - Tố Hữu

áo chàm: áo bằng vải thô nhuộm màu chàm của đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc. - biểu thị đồng bào các dân tộc ở Việt Bắc.

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Thí dụ: Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Ca dao

Một cây( số lượng cụ thể- biểu thị số ít); Ba cây( số lượng cụ thể- biểu thị số nhiều)

*Luyện tập hoán dụ:

- Xác định kiểu hoán dụ, phân tích ý nghĩa biểu thị trong các câu thơ sau:

a. Đầu xanh có tội tình gì,

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi.

(Nguyễn Du)

b. Áo nâu liền với áo xanh,

Nông thôn liền với thị thành đứng lên.

(Tố Hữu)

c. Vì sao Trái Đất nặng ân tình

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

Gợi ý:

a. Kiểu hoán dụ: Lấy bộ phận để chỉ toàn thể

Đầu xanh:con người ở độ tuổi trẻ trung,( tuổi trẻ, thanh niên)

Má hồng: người con gái đẹp, người đàn bà sống kiếp lầu xanh

Biểu thị tình cảm nuối tiếc của tác giả gây ấn tượng cho người đọc đối với nàng Kiều

b. Kiểu hoán dụ: lấy đặc điểm của sự vật để chỉ sự vật

Áo nâu:( để chỉ) những người nông dân

Áo xanh:( để chỉ) những người công nhân

Nêu được đăc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước.

c. Kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng để biểu thị vật được chứa đựng

Trái Đất - đông đảo nhân dân

Thể hiện tình cảm cao đẹp, thiêng liêng của nhân dân các nước trên thế giới đối với Bác Hồ


2.5. Phóng đại: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.

2.6. Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.

2.7.Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

2.8:Phép tương phản (còn gọi là đối lập) trong nghệ thuật là:

+ Khái niệm
: Là cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các thành phần câu, vế câu song song, cân đối trong lời nói nhằm tạo hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, gợi liên tưởng, gợi hình ảnh sinh động, tạo nhịp điệu cho lời nói.

- Đối tương phản:


Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đế chốn lao xao

Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm

“O du kích nhỏ giương cao súng

Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu


Ra thế to gan hơn béo bụng

Anh hùng đâu cứ phải mày râu.”

( Tấm ảnh - Tố Hữu )

- Đối tương hỗ ( bổ sung cho nhau)

Gần mực thì đen/ gần đèn thì rạng

+ Chức năng
:Tương phản có chức năng nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này được dùng nhiều trong các phong cách : chính luận, thông tấn và văn chương .

2.9. Im lặng :
- Khái niệm: Im lặng (hay còn gọi là phép lặng) là biện pháp tu từ dùng sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zêrô). Nhờ ngữ cảnh, nhờ những dòng chữ, những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói vắng mặt trở nên có nghĩa.( Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm [...] )

Ví dụ:

Tay em cầm một bông hồng

Ðẹp tươi như thể... trắng trong như là ...

Sao anh như thấy thừa ra

Hoặc bông hồng ấy hoặc là chính em .


( Phạm Công Trứ )

- Ðặc điểm :
Im lặng thường được dùng trong hai trường hợp :

+ Diễn tả sự e thẹn, đau khổ, tiếc thương hay sự uất ức nghẹn ngào không nói ra được. Ví dụ:

Bác Dương ...thôi đã...thôi rồi...

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!


(Khóc Dương Khuê- Nguyễn Khuyến)

+ Dùng để châm biếm, đả kích. Ví dụ:

Ðã mang tiết xuất gia

Lại đeo thói nguyệt hoa

Sự mô đâu có thế

... Ma!


( Thơ Yết hậu)

- Chức năng :
Im lặng có hai chức năng là nhận thức và biểu cảm. Biện pháp này thường được dùng trong các phong cách : khẩu ngữ, văn chương...

3. Các biện pháp tu từ cú pháp:

3.1 Liệt kê
…Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.

- Đảo, lặp đầu, lặp cuối

- Câu hỏi tu từ:

3.2.Phép điệp: là biện pháp lặp lại một yếu tố diễn đạt ( từ, cụm từ, cấu trúc câu...)
1696229505505.png

1696229515957.png


THẦY CÔ DOWNLOAD FILE ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---ĐÊ ÔN TẬP ĐỌC - HIỂU 12.docx
    2.5 MB · Lượt xem: 3
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi môn văn 12 các dạng đề văn thi học kì 1 lớp 12 dự đoán đề thi văn 2019 lớp 12 dự đoán đề thi văn 2020 lớp 12 đề anh văn thi giữa kì 1 lớp 12 đề cương ôn thi ngữ văn 12 học kì 1 đề kiểm tra văn 12 giữa kì 1 đề thi 12 môn văn đề thi anh văn 12 đề thi anh văn 12 có đáp án đề thi anh văn 12 giữa học kì 1 đề thi anh văn 12 hk1 đề thi anh văn 12 học kì 1 đề thi anh văn giữa học kì 1 lớp 12 đề thi giữa học kì 1 môn văn 12 đề thi giữa kì 1 anh văn 12 đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn văn đề thi giữa kì 1 môn ngữ văn lớp 12 đề thi giữa kì 1 môn văn 12 đề thi giữa kì 1 toán 12 chu văn an đề thi giữa kì 1 văn 12 có đáp án đề thi giữa kì văn 12 có đáp án đề thi giữa kì văn lớp 12 đề thi hk1 ngữ văn 12 có đáp án đề thi hk1 văn 12 an giang đề thi hk1 văn 12 an giang 2016 đề thi hk1 văn 12 an giang 2017 đề thi hk1 văn 12 an giang 2018 đề thi hk1 văn 12 bến tre đề thi hk1 văn 12 bến tre 2018 đề thi hk1 văn 12 bến tre 2019 đề thi hk1 văn 12 bình thuận đề thi hk1 văn 12 có đáp án đề thi hk1 văn 12 quảng nam đề thi hk2 văn 12 bến tre đề thi hk2 văn 12 bình dương đề thi hk2 văn 12 quảng nam đề thi học kì 1 lớp 12 môn anh văn đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn an giang đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn huế đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn sóng đề thi học kì 1 môn văn 12 năm 2020 đề thi học kì 1 môn văn 12 đà nẵng đề thi học kì 1 ngữ văn 12 an giang đề thi học kì 1 toán 12 chu văn an đề thi học kì 1 văn 12 bắc giang đề thi học kì 1 văn 12 tỉnh bắc giang đề thi học kì ii ngữ văn 12 đề thi học kì văn 12 kì 1 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 12 violet đề thi học sinh giỏi văn 12 cấp thành phố đề thi học sinh giỏi văn 12 có đáp án đề thi học sinh giỏi văn 12 năm 2019 đề thi học sinh giỏi văn 12 năm 2020 đề thi học sinh giỏi văn 12 tỉnh đồng nai đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 hải phòng đề thi hsg 12 môn văn đề thi hsg văn 12 cấp tỉnh đề thi hsg văn 12 có đáp án đề thi hsg văn 12 mới nhất đề thi hsg văn 12 thành phố hà nội đề thi hsg văn 12 tỉnh hưng yên đề thi hsg văn 12 tỉnh quảng bình đề thi hsg văn 12 tỉnh quảng ninh đề thi hsg văn 12 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 12 tỉnh vĩnh phúc 2019 đề thi hsg văn 12 tỉnh vĩnh phúc 2020 đề thi hsg văn 12 tỉnh yên bái đề thi hsg văn 12 tphcm 2020 đề thi khảo sát văn 12 đề thi môn văn 12 học kì 1 đề thi môn văn 12 học kì 2 đề thi môn văn 12 năm 2020 đề thi môn văn 12 năm 2021 đề thi ngữ văn 12 đề thi ngữ văn 12 cuối học kì 1 đề thi ngữ văn 12 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn 12 học kì 1 đề thi ngữ văn 12 học kì 1 bến tre đề thi ngữ văn 12 học kì 1 cần thơ đề thi thử ngữ văn 12 có đáp án đề thi thử ngữ văn 12 học kì 1 đề thi thử ngữ văn 12 mới nhất đề thi văn 12 đề thi văn 12 bài sóng đề thi văn 12 bài việt bắc đề thi văn 12 chiếc thuyền ngoài xa đề thi văn 12 có đáp án đề thi văn 12 cuối học kì 1 đề thi văn 12 cuối kì 2 đề thi văn 12 giữa học kì 1 đề thi văn 12 giữa kì 1 đề thi văn 12 giữa kì 2 đề thi văn 12 hk1 đề thi văn 12 hk2 đề thi văn 12 học kì 1 đề thi văn 12 học kì 1 2020 đề thi văn 12 học kì 1 2021 đề thi văn 12 học kì 1 bình dương đề thi văn 12 học kì 1 có đáp án đề thi văn 12 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 12 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 12 học kì 2 đề thi văn 12 học kì 2 2020 đề thi văn 12 học kì 2 có đáp an đề thi văn 12 học kì 2 quảng nam đề thi văn 12 kì 1 đề thi văn 12 năm 2017 đề thi văn 12 năm 2018 đề thi văn 12 năm 2019 đề thi văn 12 năm 2020 đề thi văn 12 năm 2021 đề thi văn 12 nam định đề thi văn 12 nam định 2021 đề thi văn 12 người lái đò sông đà đề thi văn 12 sóng đề thi văn 12 tây tiến đề thi văn 12 thpt quốc gia 2018 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2019 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2020 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2021 đề thi văn 12 violet đề thi văn giữa kì 1 lớp 12 đề thi văn giữa kì 1 lớp 12 năm 2020 đề thi văn hk2 lớp 12 có đáp án đề thi văn học kì 1 lớp 12 đề thi văn học kì 1 lớp 12 bắc giang đề thi văn học kì 1 lớp 12 bắc ninh đề thi văn học kì 1 lớp 12 bài sóng đề thi văn học kì 1 lớp 12 bến tre đề thi văn học kì 1 lớp 12 bình dương đề thi văn học kì 1 lớp 12 bình thuận đề thi văn học kì 1 lớp 12 năm 2017 đề thi văn học kì 1 lớp 12 nam định đề thi văn học kì 1 lớp 12 quảng nam đề thi văn học kì 1 lớp 12 thái bình đề thi văn học kì 1 lớp 12 đà nẵng đề thi văn học kì 1 lớp 12 đồng nai đề thi văn học sinh giỏi 12 đề thi văn học sinh giỏi lớp 12 đề thi văn lớp 12 đề thi văn lớp 12 cuối học kì 1 đề thi văn lớp 12 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 12 học kì 1 đề thi văn lớp 12 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 12 năm 2017 đề thi văn lớp 12 năm 2018 đề thi văn lớp 12 năm 2019 đề thi văn lớp 12 năm 2020 đề thi văn lớp 12 năm 2021 đề văn thi giữa kì 1 lớp 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,139
    Bài viết
    37,608
    Thành viên
    139,785
    Thành viên mới nhất
    hainguyen888

    Thành viên Online

    Không có thành viên trực tuyến.
    Top