Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

BÀI TẬP - PHIẾU BÀI TẬP, CÁC TỔNG HỢP BÀI TẬP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,185
Điểm
113
tác giả
BỘ Phiếu bài tập văn 8 HỌC KÌ 2 CHƯƠNG TRÌNH MỚI được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải phiếu bài tập văn 8 về ở dưới.
NHỚ RỪNG

I. TÁC GIẢ THẾ LỮ

- Thế Lữ (1907 – 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, quê ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội)

- Một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào Thơ mới, ngọn cờ tiên phong của phong trào Thơ mới buổi đầu “dựng thành nền thơ mới ở xứ này” (Hoài Thanh).

- Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế, đất nước nhưng không bế tắc, u buồn mà là tiếng thơ thiết tha, bi tráng.

- Sự xuất sắc của thơ Thế Lữ góp phần quan trọng vào chiến thắng của Thơ mới trước thơ cũ.

- Hồn thơ lãng mạn, bay bổng, giàu cảm xúc.

- Các tác phẩm chính.

Nhận định về tác giả:

“Độ ấy thơ mới vừa ra đời. Thế Lữ như vầng sao đột hiện, ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam...Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng, mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.

Thế Lữ làm rạn vỡ những khuôn khổ ngàn năm không xê dịch

Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được. (Hoài Thanh, Hoài Chân)


II. BÀI THƠ NHỚ RỪNG

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN


Nhớ rừng được coi là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ mới và cũng là bài thơ hay nhất của đời thơ Thế Lữ

1. Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1934, lần đầu đăng báo, sau được in trong tập Mấy vần thơ (1935).

2. Thể thơ: thể thơ tám chữ, gieo vần liền, vần bằng trắc hoán vị đều đặn. Kế thừa thể hát nói (với một số câu thơ tám chữ) truyền thống nhưng Nhớ rừng (và những bài thơ tám chữ khác trong Thơ mới) tự do hơn, linh hoạt hơn (về vần, nhịp, số câu trong bài...). Đây được xem là sự sáng tạo của phong trào Thơ mới, đóng góp vào sự đổi mới thơ ca dân tộc về thể thơ.

3. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả, tự sự.

4. Bố cục:



II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Khổ 2 :

«Ta sống mãi…không tên không tuổi »

- Nội dung :
miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn của nó.

- Cảm nhận cụ thể :

+ Hai câu đầu :
Thực tại đáng buồn khiến cho hổ càng da diết nhớ thuở còn tự do vùng vẫy giữa núi cao, rừng thẳm. Từ «ta» vang lên đầy kiêu hãnh, « tình thương nỗi nhớ » là xúc cảm nối liền hai bờ không gian thời gian » : quá khứ - hiện tại. Chúa sơn lâm đang sống trong cảnh giam cầm, thừa hiểu quá khứ oanh liệt là một đi không trở lại, nên tâm trạng của nó là vừa tự hào, vừa xen lẫn nỗi đau thương, tuyệt vọng:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ


…”

Những từ ngữ đẹp đẽ nhất, gợi cảm nhất (tính từ giàu sức gợi, động từ mạnh) như: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,… được tác giả sử dụng để miêu tả khung cảnh hùng vĩ, thâm nghiêm, hoang dã mà tràn đầy sức sống mãnh liệt của chốn rừng sâu núi thẳm – giang sơn bao đời của dòng họ chúa sơn lâm. Đó là chốn ngàn năm cao cả âm u, là cảnh rừng ghê gớm không bút nào tả xiết.

Trên cái nền hoành tráng ấy, chúa sơn lâm hiện ra với dáng vẻ oai phong, đường bệ:

“Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.”


Chúa sơn lâm là trung tâm của bức tranh, xuất hiện đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên ở đỉnh điểm dữ dội và vẻ oai phong của nó đã chế ngự hoàn toàn cảnh vật. Đó là một vẻ đẹp oai hùng, một sức mạnh ghê gớm được thể hiện qua các từ diễn tả sự vận động của một sức mạnh vô biên, bí mật: “thét”, bước lên, lượn, vờn, quắc…dõng dạc, đường hoàng, nhịp nhàng…Những hình ảnh giàu chất tạo hình đã diễn tả sống động vẻ đẹp dũng mãnh, mềm mại, uyển chuyển và sức mạnh bên trong ghê gớm, địa vị cao quý của vị chúa tể rừng xanh giữa núi rừng uy nghiêm, hùng vĩ.

2. Khổ 3:

- Bốn cảnh: những đêm vàng, những ngày mưa, những bình minh, những chiều lênh láng máu sau rừng như 1 bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể, lần lượt hiện lên trong nỗi nhớ tiếc khôn nguôi.

+ Cảnh 1: được miêu tả bằng hình ảnh ẩn dụ “Đêm vàng”. Đó là cảnh của những đêm trăng tràn ngập, lung linh, đầy diễm ảo, thơ mộng bên bờ suối, chúa sơn lâm say mồi đứng uống ánh trăng tan đầy lãng mạn, tận hưởng.

+ Cảnh 2: Là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn đầy tinh khôi, thiên nhiên như được gội rửa, mang một diện mạo mới, hình ảnh con hổ mang dáng dấp đế vương “lặng ngắm giang sơn… đổi mới”.

+ Cảnh 3: kết hợp hài hòa ánh sáng của buổi “bình minh cây xanh nắng gội” và âm thanh chan hòa, rộn rã tiếng chim ca. Tất cả như đang phụng sự cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.

+ Cảnh 4: Cảnh đợi chiều xuống với ánh hoàng hôn đỏ rực, qua cảm nhận của chúa sơn lâm, ánh mặt trời lúc hoàng hôn giống hệt sắc máu “lênh láng”, tràn ngập. Từ “lênh láng” đầy ấn tượng, giàu chất tạo hình kết hợp phép đảo ngữ nhấn mạnh cảnh những buổi chiều thật dữ dội, bi tráng. Từ “chết” biến mặt trời thành 1 sinh thể, 1 con thứ đang hấp hối trong cuộc đọ sức với con hổ, quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ và mặt trời cũng phải lùi bước. Hình ảnh con hổ vờn bóng như giẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm quyền lực của kẻ thống trị vũ trụ.

Tất cả những màu sắc, dáng vẻ, âm thanh của rừng sâu như đang tấu lên bản hòa ca mãnh liệt và bất diệt của đại ngàn sâu thẳm.

- Đại từ “ta” lặp lại nhiều lần trong khổ thơ tạo nên nhạc điệu rắn rỏi, hùng tráng của câu thơ, thể hiện khẩu khí đẩy tự tôn, tự hào của vị chúa tể muôn loài.

- Nhưng dẫu huy hoàng đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ là hào quang của dĩ vãng hiện ra trong hoài niệm. Những điệp ngữ: “nào đâu, đâu những”… lặp đi lặp lại nhấn mạnh sự tiếc nuối của con hổ đối với quá khứ vinh quang. Những câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào tâm trạng của chúa sơn lâm, cực tả nỗi tiếc nuối quá khứ oanh liệt, thủa tung hoành, ngự trị rừng xanh. Chúa sơn lâm dường như ngơ ngác, chới với trước thực tế phũ phàng mà mình đang phải chịu đựng.

- Cuối cùng, giấc mơ đẹp đẽ, huy hoàng đã khép lại trong tiếng thở dài u uất: “Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu?”. Dòng thơ chỉ có 8 tiếng mà chứa một câu cảm và một câu hỏi tu từ làm cho tiếng than thêm thống thiết đưa con hổ trở về với thực tại đau thương và nỗi ngao ngán vô biên.

Lời than gào ngân vang đau đớn do sự tương phản mãnh liệt: từ trên đỉnh cao huy hoàng của tự do, của quyền lực, hổ sực tỉnh nhớ tới thân phận tù đày của mình. Các cung bậc tình cảm đan chéo tạo thành một phức hợp trạng thái đa dạng: thương nhớ buồn đau, uất ức.


1719716969578.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-- phieu bai tap van 8.zip
    170.1 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
37,176
Bài viết
38,640
Thành viên
145,682
Thành viên mới nhất
tuannehe
Top