Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 192

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,994
Điểm
113
tác giả
Giáo án ngữ văn lớp 6 học kì 2 NĂM HỌC 2022 – 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 109 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 6

NĂM HỌC 2022 – 2023

BÀI 6

(14 tiết: Từ tiết 73 đến tiết 86 )

TRUYỆN

(TRUYỆN ĐỒNG THOẠI, TRUYỆN CỦA PU-SKIN VÀ AN-ĐÉC-XEN)

I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:


- Nhận biết và đánh giá được một số yếu tố hình thức (nhân vật, cốt truyện, người kể ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của truyện đồng thoại; truyện của Pu-skin và An-đéc-xen.

- Mở rộng được chủ ngữ trong các hoạt động viết và nói.

- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bằng các hình thức viết, nói và nghe.

- Góp phần phát triển các năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo.

2. Phẩm chất:

- Nhân ái: Trân trọng những ước mơ đẹp đẽ và cảm thông với người có số phận bất hạnh;

- Trách nhiệm: biết ân hận về những việc làm không đúng; không tham lam, bội bạc

3. GDHS Khuyết tật: Kể lại sơ lược một trải nghiệm đáng nhớ bằng các hình thức viết, nói.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

Giáo viên:


- Máy chiếu, máy chiếu vật thể, máy tính, bảng con và phấn viết (hoặc giấy A0 và bút dạ)...

- SGK Ngữ văn 6, tập 1; sách bài tập; sách tham khảo về đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 6; Phiếu học tập; Bảng tiêu chí đánh giá.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa, sách hướng dẫn học tốt.

- Hoàn thành Phiếu học tập mà GV đã giao chuẩn bị trước tiết học.

- Chuẩn bị giấy A0, bút màu, thước…

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:


Ngày soạn : 6/1/2023

Ngày dạy 6A 6C

PHẦN I: ĐỌC HIỂU

Tiết 73 + 74

Văn bản 1. Bài học đường đời đầu tiên

(Tô Hoài)

1. Hoạt động 1. Mở đầu

a.
Mục tiêu: Thu hút sự chú ý, tạo hứng thú học tập; huy động tri thức nền và trải nghiệm của HS.

b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật dạy học tổ chức trò chơi kích hoạt kiến thức, trải nghiệm của HS về truyện và truyện đồng thoại.

c. Sản phẩm: HS gọi đúng tên các nhân vật trong truyện dân gian đã học, các truyện đồng thoại đã đọc, đã biết.

d. Tổ chức thực hiện: Trò chơi “Giải ô chữ bí mật”

- GV chiếu các ô chữ hàng dọc và hàng ngang (có đánh số ở ô hàng ngang) hướng dẫn HS:

+ Mỗi ô chữ hàng ngang là một câu hỏi, HS tự được lựa chọn ô chữ và trả lời câu hỏi trong 10 giây (nếu trả lời không đúng thì phải nhường quyền trả lời cho HS khác).

+ Mỗi hàng ngang được mở ra sẽ hiện lên một chữ cái trong từ khóa. (các chữ cái được sắp xếp lộn xộn)

+ Sau khi hàng ngang được mở ra hết, HS nào đoán được từ khóa sẽ có thưởng (tràng pháo tay/nghe một đoạn bài hát/một đồ dùng học tập,…)

- HS nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.

Các câu hỏi hàng ngang:

1. Đây là nhân vật có sức mạnh phi thường, đã đánh tan giặc Ân và bay về trời?

2. Nhân vật cổ tích đã cứu công chúa từ hang của đại bàng và giúp cho công chúa khỏi câm?

3. Hãy cho biết tên nhân vật truyền thuyết nổi tiếng có liên quan trực tiếp đến tên gọi “Hồ Hoàn Kiếm” ở thủ đô Hà Nội?

4. Một nhân vật truyền thuyết có sức mạnh siêu nhiên, có thể “bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi”?

5. Dựa vào phần Kiến thức Ngữ văn của bài học (đã chuẩn bị ở nhà), hãy cho biết: nhân vật trong truyện đồng thoại thường là...?

Câu hỏi hàng dọc (từ khóa): Ông là một trong những nhà văn có số lượng tác phẩm viết cho thiếu nhi nhiều nhất Việt Nam?

Đáp án:

- Hàng ngang: 1. Thánh Gióng; 2. Thạch Sanh; 3. Lê Lợi; 4. Sơn Tinh; 5. Loài vật

- Hàng dọc: các chữ trong từ khóa lần lượt là T, O, H, I, O,A à ghép thành:

TÔ HOÀI

- GV nhận xét tinh thần tham gia trò chơi, động viên, khích lệ, trao thưởng HS và dẫn dắt vào bài 1 với thể loại truyện đồng thoại và VB 1 “Dế Mèn phiêu lưu kí”

(Ví dụ: Phần trò chơi giải ô chữ bí ẩn cho thấy các em đã rất nhớ kiến thức về các nhân vật truyện cổ tích và truyền thuyết đã học trong học kì 1, đồng thời cho thấy các em cũng đã có sự tìm hiểu kiến thức Ngữ văn về truyện đồng thoại, về tác giả Tô Hoài...Với tất cả những kiến thức ấy, các em hãy đồng hành cùng cô tìm hiểu về một số yếu tố khác trong truyện và những đặc sắc của truyện đồng thoại qua văn bản “ Dế Mèn phiêu lưu kí” nhé!)

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu:
Khám phá giá trị nội dung và đặc sắc nghệ thuật của truyện; Hiểu được các khái niệm công cụ; hình thành cách đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại cho HS.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm, dạy học hợp tác và kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật đặt câu hỏi và động não để hướng dẫn HS hoàn thành các nhiệm vụ đọc hiểu văn bản.

Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm

* HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS

- GV đặt câu hỏi:
+ Nêu hiểu biết về truyện đồng thoại?
+ Em hiểu như thế nào về khái niệm đề tài, chủ đề trong truyện?
+ Khi đọc hiểu văn bản truyện đồng thoại cần chú ý những gì? Em đã tập đọc hiểu theo hướng dẫn như thế nào?
+ Hãy chia sẻ những thông tin em đã tìm hiểu về tác giả Tô Hoài.
- HS độc lập báo cáo theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà, HS khác lắng nghe, đối chiếu với phần chuẩn bị của mình để nhận xét, bổ sung
- GV dựa trên phần HS trình bày để nhận xét, khuyến khích, tổng hợp ý kiến theo phần Thông tin Ngữ văn và Định hướng/SGK. Đồng thời bổ sung thông tin về tác giả Tô Hoài: Ông là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hơn 70 năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 150 đầu sách với nhiều thể loại, trong đó có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài. Ông cũng là một trong những tác gia lớn thuộc thế hệ vàng của văn chương Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 - 1945. Được mệnh danh là “Nhà văn của mọi lứa tuổi” - nhà văn Tô Hoài đã để lại dấu ấn rực rỡ trên nhiều mảng sáng tác: Những truyện đồng thoại cho thiếu nhi; những tác phẩm về con người và cuộc và cuộc sống vùng cao; Nhà văn kể chuyện Hà Nội xưa hay nhất, người viết tự truyện như tiểu thuyết...(chiếu 1 số tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài)
* HĐ2: Đọc văn bản
- GV khai thác cách đọc từ HS và hướng dẫn cách đọc: rõ ràng, rành mạch, chú ý phân biệt giọng kể của “tôi” và giọng đối thoại của từng nhân vật...
- GV tổ chức cho 4 HS đọc phân vai gồm: nhân vật “tôi” (2 HS luân phiên nhau đọc), nhân vật Dế Choắt, nhân vật chị Cốc.
- HS đọc theo hướng dẫn; GV cùng cả lớp lắng nghe, ghi nhận xét cách đọc của từng bạn ra giấy.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm cách đọc của HS;
- GV tổng hợp ý kiến, khen ngợi, rút kinh nghiệm các đọc và giải thích 1 số từ khó bằng hình ảnh (sâm cầm, mòng két, bồ nông).
* HĐ3: Tìm hiểu chung văn bản truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- GV đặt câu hỏi: Xác định thể loại, nhân vật và bố cục của truyện?
- HS độc lập suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV gọi một số HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
I. Đọc và tìm hiểu chung
* Truyện đồng thoại:
- Là loại truyện thường lấy loài vật làm nhân vật.
- Các con vật trong truyện đồng thoại được nhà văn miêu tả, khắc họa như con người.
* Đề tài: là phạm vi cuộc sống được miêu tả trong văn bản.
* Chủ đề: là vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.
1. Tác giả: Tô Hoài (1920-2014)
- Tên khai sinh: Nguyễn Sen, quê: Hà Nội.
- Ông có sở trường viết truyện về loài vật với các nhân vật được nhân hóa khéo léo, hấp dẫn.
- Ông có lối viết thông minh, hóm hỉnh, tinh tế. Ngôn ngữ đặc sắc, giàu hình ảnh, âm thanh.

































2.
Văn bản
- Thể loại: truyện đồng thoại
- Nhân vật: Dế Mèn (nhân vật chính), Dế Choắt, chị Cốc...
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1(từ đầu đến ghi nhớ suốt đời): bức chân dung “tự họa” của Dế Mèn
+ Phần 2 (tiếp theo cho đến hết): bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

* HĐ1: Xác định nhân vật và sự việc chính trong truyện

- GV đặt câu hỏi:
1. Câu chuyện trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể đó?
2. Theo em, sự việc chính trong truyện là gì? Hãy tóm tắt lại sự việc đó trong khoảng 3 - 4 dòng?
- HS căn cứ vào việc soạn câu 1,2/SGK-Tr10, độc lập chuẩn bị câu trả lời.
- GV gọi 2 HS trả lời; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt KT, đồng thời lưu ý về thế mạnh trong ngôi kể thứ nhất, đưa ra cách tóm tắt sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt (ví dụ: Dế Mèn dùng lời lẽ xấc xược trêu chị Cốc. Chị Cốc rất tức giận tưởng Dế Choắt đã trêu mình nên dùng mỏ đâm Dế Choắt. Dế Choắt bị trúng hai mỏ, quẹo xương sống, khóc thảm thiết, sau đó nằm thoi thóp và tắc thở trước sự sợ hãi, bàng hoàng và ân hận của Dế Mèn)
* HĐ2: Tìm hiểu về nhân vật Dế Mèn
- GV phát PHT số 01, yêu cầu HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu trong 5 phút, sau đó thảo luận cặp đôi trong 3 phút.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01
TÌM HIỂU VỀ NHÂN VẬT DẾ MÈN
Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
- Chi tiết ”tự họa” về bản thân của Dế Mèn:
......................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................
...........................................................................................................................................
- Chi tiết khi đối thoại với Dế Choắt:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Chi tiết khi trêu chị Cốc:
.......................................................................................................................................................................................................................
*Nhận xét
...............................................................................................................................................
....................................
* Nhận xét:
............................................................................................................................................
? Theo em, vì sao Dế Mèn có sự thay đổi đó.
..................................................................... .....................................................................
- HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn; GV quan sát, hỗ trợ HS.
- GV gọi 1 đến 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận (trình chiếu PHT); HS khác quan sát, đối chiếu với PHT của nhóm mình để nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến và chia sẻ những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn.
(Ví dụ: Bản tính kiêu ngạo đã khiến Dế Mèn dám cả gan trêu chị Cốc và rủ Dế Choắt tham gia cùng. Sau những lời chọc ghẹo ngu dại của mình, Mèn ta chui vào hang sâu nằm khểnh mà không lường được trước rằng Dế Choắt lại là người phải gánh chịu hậu quả của trò đùa dại dột ấy. Chỉ đến khi nhìn thấy Dế Choắt tắt thở, lúc bấy giờ Dế Mèn mới ân hận, nhưng sự ân hận đã quá muộn màng. Dế Mèn hiểu rõ ràng cái chết của Dế Choắt chính là do “cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đem xác Choắt đi chôn với sự hối hận, đau đớn chân thành. Sự ăn năn, hối hận của Mèn phần nào đã gợi lên trong lòng người đọc sự cảm thông, chia sẻ cho sự bồng bột của tuổi trẻ.
* HĐ3: Tìm hiểu về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi:
1. Ở cuối đoạn trích, sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đã “đứng lặng giờ lâu” và “nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Theo em, đó là bài học gì?
2. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn, em hãy rút ra bài học cho chính mình?
- HS tổ chức nhóm và thảo luận, trả lời câu hỏi; GV quan sát các nhóm và hỗ trợ.
- GV gọi đại diện 2-3 nhóm HS trình bày miệng; các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức, đồng thời bình-liên hệ mở rộng vấn đề.
(Ví dụ: Kết thúc đoạn trích là cảnh Dế Mèn đắp mộ cho Dế Choắt trong nỗi đau đớn, xót xa và ân hận day dứt khôn nguôi. Cái chết và nấm mộ của Dế Choắt là lời nhắc nhở, hơn thế là bài học đầu đời đắt giá cho Dế Mèn. Câu chuyện về Dế Mèn mà nhà văn kể trong đoạn trích thật hay và ý nghĩa. Qua câu chuyện đó, ta bắt gặp hình ảnh những con người, chính xác hơn là hình ảnh những chàng trai mới lớn, chập chững bước vào đời, nhiều nhiệt huyết, giàu sức trẻ và ước muốn làm chủ, khám phá thế giới nhưng cũng dễ vấp váp, sai lầm...)
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết
1. Ngôi kể và sự việc chính trong truyện:

- Nhân vật chính: Dế Mèn - là người kể chuyện, xưng ”tôi”
à ngôi kể thứ nhất khiến câu chuyện trở nên chân thực, sống động và gần gũi.
- Sự việc chính: Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt.
à là sự việc khiến cho Dế Mèn ân hận và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.











Nhân vật Dế Mèn

Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc
- đi đứng oai vệ....làm điệu dún dẩy các kheo chân, dung lên dung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ.
- cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm... to tiếng thì ai cũng nhịn không ai đáp lại.
à tự mãn, hung hăng
- núp tận đáy đất mà tôi cũng khiếp, nằm im thin thít...
à lo lắng, sợ hãi, không dám ho he

- hỏi một câu ngớ ngẩn: Sao?Sao?

à bàng hoàng, ngơ ngẩn vì không ngờ được hậu quả.
- Hức, thông sang ngách nhà ta...Thôi, im cái điệu hát mưa dầm...thì cho chết!
à ngạo mạn, coi thường và có phần tàn nhẫn với Dế Choắt
- Hát véo von:
”Cái cò...Vặt lông mụ Cốc... Tao nấu, tao nướng...Mày tức thì mày chứ tức..
à hỗn láo, xấc xược với đàn chị.
- chui tọt ...nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị.
à sung sướng, hả hê
- hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Dế Choắt lên mà than...
à bàng hoàng, lo sợ
- Dế Choắt tắt thở. ...thương lắm...ừa thương...vừa ăn năn tội mình.
- đứng lặng giờ lâu và nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
à ân hận, ăn năn hối lỗi.
* Dế Mèn kiêu căng, tự phụ, ngông cuồng, hống hách.* Dế Mèn biết lo lắng, sợ hãi, hốt hoảng, ăn năn, hối lỗi.
à Sự thay đổi rõ rệt về thái độ và hành động đó bắt nguồn từ việc Dế Mèn đã nhận thức được hậu quả nặng nề từ trò đùa dại dột của mình.



















3. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:

- Không nên kiêu ngạo, hung hăng và coi thường người khác.
- Không được hành động thiếu suy nghĩ để mang tai vạ đến cho người khác và cho chính bản thân mình.

à Mỗi chúng ta cần: sống khiêm tốn, tôn trọng và yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ mọi người. Luôn suy nghĩ chín chắn trước khi nói năng, hành động để không phải ân hận, hối lỗi như Dế Mèn.

* HĐ1: Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- HS chia nhóm 6 HS, thống nhất nội dung và trình bày sơ đồ tư duy trên giấy A3; GV quan sát, tư vấn và hỗ trợ nhóm HS.
- GV chiếu 1,2 sản phẩm của nhóm HS và gọi đại diện HS trình bày; HS khác lắng nghe, đối chiếu với sản phẩm của nhóm mình và nhận xét, đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức, yêu cầu các nhóm hoàn thiện và trưng bày sơ đồ tư duy trên góc học tập, đồng thời, giảng bình (Ví dụ: Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình, bút pháp nhân hóa đặc sắc, so sánh điêu luyện, qua nhân vật Dế Mèn, Tô Hoài không chỉ cho ta thấy chân dung của một cậu chàng thanh niên khỏe mạnh cường tráng nhưng kiêu ngạo, xốc nổi mà còn để lại cho người đọc những bài học sâu sắc trong cuộc sống. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” thật hấp dẫn và giàu ý nghĩa. Nó mãi mãi là những trang sách hay cho chúng ta, là bài học đường đời cho mỗi con người, nhất là những người sắp bước vào đời như các em...)
* HĐ2: Hình thành cách đọc văn bản truyện đồng thoại
- GV tổ chức thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn để HS xây dựng kĩ năng đọc truyện truyền thuyết.
- HS chia nhóm 4 HS thực hiện yêu cầu: mỗi HS để bày tỏ ý kiến cá nhân vào các góc à thống nhất và tổng hợp những ý kiến chung vào ô giữa.
- GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày sản phẩm; nhóm khác quan sát.
- GV cùng HS khác nhận xét, tổng hợp ý kiến, khắc sâu kĩ năng đọc truyện đồng thoại.
III. Tổng kết:
Nội dung:
- Nhánh 1: Không nên kiêu căng, hống hách và coi thường người khác.
- Nhánh 2: Không hành động xốc nổi, thiếu suy nghĩ.
- Nhánh 3: Khi mắc lỗi, cần biết ân hận, sửa chữa lỗi lầm, rút ra bài học.
2. Nghệ thuật:
- Nhánh 1: nhân cách hóa loài vật một cách khéo léo, hấp dẫn.
- Nhánh 2: khắc họa nhân vật một cách sống động qua ngoại hình, lời nói, điệu bộ...
- Nhánh 3: ngôi kể thứ nhất cũng là nhân vật chính khiến câu chuyện trở nên gần gũi chân thực.








3. Cách đọc văn bản truyện đồng thoại

- Đầu tiên, cần xác định được những sự việc được, kể nhất là những sự việc chính.
- Sau đó chỉ ra được những nhân vật là loài vật đã được miêu tả, trong đó xác định nhân vật chính.
- Tiếp theo, đi sâu tìm hiểu hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, ngôn ngữ, tính cách...của các nhân vật trong truyện.
- Phát hiện bài học mà truyện muốn gửi thông điệp, liên hệ bài học ấy với cuộc sống của bản thân em.


3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố, khắc sâu nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả, làm rõ hơn đặc trưng cơ bản của truyện đồng thoại, đồng thời kết nối với tri thức nền của HS.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH đàm thoại, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não để HS trả lời các câu hỏi.

Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
- GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau:
Nhà văn Tô Hoài từng chia sẻ: “Nhân vật trong truyện đồng thoại được nhân cách hoá trên cơ sở đảm bảo không thoát ly sinh hoạt có thật của loài vật.”. Dựa vào những điều em biết về loài dế, hãy chỉ ra những điểm “có thật” như thế trong văn bản, đồng thời, phát hiện những chỉ tiết đã được nhà văn “nhân cách hoá”.
- HS trao đổi nhóm cặp, thống nhất câu trả lời; GV quan sát, gợi ý cho HS 1 số nhóm gặp khó khăn.
- GV gọi 1 số nhóm HS trình bày câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá.
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá và chốt kiến thức, đồng thời nhấn mạnh về đặc trưng cơ bản của truyện đồng thoại: Các nhân vật trong truyện đồng thoại thường mang những nét đặc trưng rất giống loài vật ấy, đồng thời lại vừa được nhân cách hóa mang nhiều nét của con người...
IV. Luyện tập
- Những điểm “có thật”:
+ Đôi càng mẫm bóng.
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.
+ Người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn.
+ Đầu tôi to ra, nổi từng tảng rất bướng.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp.
- Những chi tiết được nhân cách hóa:
+ Ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên chóng lớn lắm
+ Một chàng dế thanh niên cường tráng
+ Bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn.
+ Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.
+ Đi đứng oai vệ, mỗi bước đi làm điệu dún dẩy…
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mất chị Cào Cào, đá ghẹo anh.


4. Hoạt động 4: Vận dụng
(có thể giao bài về nhà)

a. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học, sự trải nghiệm và liên hệ thực tế để thực hiện kết nối hoạt động viết đoạn văn.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật động não để HS thực hiện viết đoạn, liên hệ, mở rộng vấn đề.

c. Sản phẩm: Đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu)

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu:

1. Trong truyện, ngoài nhân vật Dế Mèn, còn có nhân vật Dế Choắt và chị Cốc. Hãy nhận xét về tính cách của hai nhân vật này, từ đó rút ra bài học cho bản thân mình?

2. Em đã bao giờ phạm lỗi lầm nào trong cuộc sống chưa? Sau lỗi lầm ấy, em đã làm gì? Hãy viết câu trả lời thành đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 câu).

- HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi và viết đoạn văn; GV quan sát, hướng dẫn HS yếu kém.

- GV chiếu đoạn văn của 1 số HS và gọi HS trình bày trước lớp; HS khác quan sát, nhận xét, đánh giá theo bảng kiểm:

Tiêu chí đánh giá đoạn văn theo bảng kiểm
Tiêu chí/Mức độ
Đạt
Không đạt
1. Hình thức: đoạn văn đảm bảo độ dài 7 đến 10 câu
2. Nội dung: kể ra được lỗi lầm mình mắc phải, đồng thời nêu được cách khắc phục và rút ra được bài học cho bản thân và bạn bè.
3. Chính tả, diễn đạt, chữ viết: đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc, trong sáng; chữ viết rõ ràng.
- GV tổng hợp ý kiến, khen ngợi và rút kinh nghiệm viết đoạn văn.



Ngày soạn: 8/1/2023

Ngày dạy 6A 6C

Tiết 75 + 76

Văn bản 2.

ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a.
Mục tiêu: Kết nối hiểu biết, kiến thức HS để ôn lại các khái niệm về truyện, chi tiết, cốt truyện, nhân vật, về truyện cổ tích và Pu-skin, tác phẩm của Pu-skin...

b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật tia chớp, KT tổ chức trò chơi để HS trả lời nhanh các câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và những hiểu biết ban đầu về truyện cổ tích của Pu-skin và tác giả Pu-skin.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Nhanh như chớp“ để trả lời các câu hỏi liên quan đến truyện cổ tích, truyện cổ tích của Pu-ski và tác giả Pu-skin:

+ Lựa chọn HS tham gia trò chơi bằng hình thức rút thăm ngẫu nhiên.

+ HS được lựa chọn chơi sẽ phải trả lời các câu hỏi từ 1 đến 8 trong vòng 3 phút.

+ Nếu quá trình tham gia trò chơi, HS trả lời sai thì sẽ nhường quyền trả lời cho các bạn HS khác trong lớp.

- HS nghe hướng dẫn và tham gia trò chơi; GV điều hành, xử lý tình huống.

1. Nêu các yếu tố cơ bản của thể loại truyện? (Chi tiết, cốt truyện, nhân vật)

2. Vai trò của chi tiết trong truyện là gì? (tạo nên sự sinh động, tạo ý nghĩa cho tác phẩm)

3. Nhân vật trong truyện thường được bộc lộ qua những phương diện nào? (hình dáng, cử chỉ, hoạt động, lời nói, ý nghĩ...)

4. Đặc trưng cơ bản tạo nên sự hấp dẫn, thú vị trong các câu truyện cổ tích là gì? (chi tiết hoang đường, kì ảo)

5. Tác giả Pu-skin là người nước nào? (Ông là nhà thơ của Nga)

6. Pu-skin đã viết lại truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng“ bằng bao nhiêu câu thơ? (Pu-skin đã kể lại truyện bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian của Nga, Đức)

7. Văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng“ trong sách giáo khoa được dịch bởi những tác giả nào? (Tác giả Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn)

8. Cống hiến vĩ đại nhất của tác giả Pu-skin ? (cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là Thơ trữ tình với hơn 800 bài thơ và 13 bản trường ca bất hủ)

- GV khen ngợi HS tham gia trò chơi và kết nối vào bài học.

(Ví dụ: Trong học kì 1, các em đã hiểu được các yếu tố cơ bản của thể loại truyện, biết cách đọc hiểu các văn bản truyện truyền thuyết và cổ tích, từ đó các em đã cùng nhau khám phá vẻ đẹp hình thức cũng như nội dung của một số truyện thuộc thể loại truyện dân gian. Sang học kì 2, bên cạnh truyện đồng thoại, chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau tìm hiểu một thể loại truyện rất thú vị, có những nét tương đồng truyện dân gian, nhưng cũng có những điều rất mới mẻ, khác biệt, đó là những tác phẩm truyện của đại thi hào Pu-skin!)

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

a. Mục tiêu:
Khám phá được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Hiểu được chủ đề tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản. Bước đầu hình thành kĩ năng đọc hiểu truyện cổ tích hiện đại.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm, dạy học hợp tác và kĩ thuật chia nhóm, bể cá, động não, thuyết trình, đặt câu hỏi để hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản.

Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm
* HĐ1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
- GV yêu cầu HS trình bày những nội dung đã học và đã tìm hiểu trong phần Chuẩn bị:
+ Những lưu ý khi đọc truyện cổ tích “Ông lão đánh cá và con cá vàng”?
+ Nêu thêm những hiểu biết về tác giả Pu-skin?
- HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và phần Chuẩn bị (đã thực hiện ở nhà) suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV gọi 1,2 HS trình bày, HS khác lắng nghe, đối chiếu với phần chuẩn bị của mình để nhận xét, bổ sung.
- GV dựa trên phần HS trình bày để nhận xét, khuyến khích, và mở rộng kiến thức về tác giả: A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799 - 1837). Ông được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”, là “một nhà thơ vĩ đại “có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lịch sử văn chương mà cả trong lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga” (Nhận xét của N.A. Đô-brô-liu-bốp). Các sáng tác phong phú của Pu-skin đã thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.
Tác phẩm của Pu-skin thuộc nhiều thể loại: hơn 800 bài thơ tình, tiểu thuyết bằng thơ (Ép-ghê-nhi Ô-nhê-ghin, 1823 - 1831), trường ca (Ru-xlan và Li-út-mi-la, 1820), truyện ngắn (Cô tiểu thư nông dân, 1830)...
(Chiếu 1 số hình ảnh giới thiệu tác phẩm tiêu biểu của Pu-skin)
* HĐ2: Đọc văn bản
- GV khai thác cách đọc từ HS và hướng dẫn cách đọc: rõ ràng, mạch lạc, phân biệt giọng kể, lời đối thoại giữa các nhân vật trong truyện.
- GV tổ chức đọc phân vai: người kể chuyện, ông lão đánh cá, vợ ông lão, cá vàng.
- HS xung phong nhận vai đọc theo hướng dẫn; HS khác lắng nghe, ghi chép nhận xét.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cách đọc của từng vai.
- GV tổng hợp ý kiến, khen ngợi và rút kinh nghiệm chung về cách đọc. Đồng thời, giải thích 1 số từ khó bằng hình ảnh (cái máng, rong biển).
* HĐ3: Tìm hiểu chung về văn bản
- GV yêu cầu HS xác định: thể loại, nhân vật và bố cục của truyện.
- HS hoạt động cá nhân
- GV gọi 1-2 HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức và lưu ý về thể loại truyện cổ tích viết lại: Nếu như truyện cổ tích dân gian là sản phẩm của nhiều thế hệ dân chúng (tức là không có tác giả cụ thể - khuyết danh) thì truyện cổ tích viết lại là sáng tác của cá nhân, có tên tuổi cụ thể,… Truyện cổ tích vốn lưu truyền chủ yếu bằng hình thức truyền miệng và về sau được ghi chép lại. Còn truyện cổ tích viết được thể hiện bằng văn bản, các yếu tố như nhân vật, cốt truyện và ngoại cảnh, thiên nhiên là nhân tố quan trọng trong sáng tạo của truyện cổ viết lại. Nó không chỉ đóng vai trò làm nền cho câu chuyện mà còn khơi sâu vào tâm hồn của người đọc chất lãng mạn trữ tình. Tuy nhiên, điểm chung của hai loại truyện là đều có yếu tố hoang đường, kì ảo.
I. Đọc và tìm hiểu chung














1. Tác giả:

- A.X Pu-skin (1799 - 1837)
- Ông được mệnh danh là “Mặt trời của thi ca Nga”
























2. Văn bản:

- Thể loại: Truyện cổ tích viết lại
- Nhân vật: Ông lão đánh cá, mụ vợ, cá vàng, biển xanh.
- Bố cục: 3 phần
+ Giới thiệu truyện: từ đầu đến ở nhà kéo sợi
+ Diễn biến truyện: tiếp theo đến ý muốn của mụ
+ Kết thúc truyện: còn lại
* HĐ1: Tìm hiểu sự việc chính và nhân vật trong truyện.
- GV hướng dẫn HS chia nhóm cặp, hoàn thành các nội dung trong PHT sau:
Nhân vật/Sự việc chính
Vợ ông lão
đánh cá
Ông lão
đánh cá
Cá vàng và Biển
xanh
Sự việc 1
Sự việc 2
Sự việc 3
Sự việc 4
Sự việc 5
Nhận xét tính cách nhân vật​
Nhận xét về thái độ của biển xanh và cá vàng​
- HS dựa vào việc soạn các câu 1,2,3 SGK để hoàn thành PHT theo hướng dẫn; GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.
- GV chiếu PHT của 1-2 nhóm bất kì và gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả; nhóm HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét.
- GV nhận xét ý thức hoạt động nhóm, nhận xét, đánh giá kết quả bài làm và chốt nội dung kiến thức, đồng thời bình mở rộng kiến thức về các nhân vật, ví dụ:
1. Nhìn về góc độ cổ tích, ông lão là hình tượng nhân vật tượng trưng cho cái thiện, cho phẩm chất tốt đẹp của con người. Tuy nhiên, dưới con mắt và ngòi bút nghệ thuật của Pu- skin, nhân vật ông lão có thêm một tầng ý nghĩa mới. Ông là hình ảnh của nhân dân Nga cam chịu và nhẫn nhục. Trong suốt câu chuyện, tả chưa thấy ông lão một lần dám cãi lại, dám làm trái ý mụ vợ tham lam bội bạc. Tất cả những gì mụ vợ được hưởng (của cải, danh vọng, quyền lực), lẽ ra phải là của ông, chỉ có ông mới xứng đáng được hưởng (vì ông chính là ân nhân của cá vàng, người có công lớn với cá vàng). Thế mà ông lại cam chịu nhường lại những quyền lực đó cho kẻ khác (một kẻ đã không có công lao gì). Đến khi đã nhường hết công lao cho mụ vợ, lại bị đối xử tệ bạc, ông vẫn cam chịu. Từ hình tượng ông lão, Pu-skin muốn cảnh báo nhân dân Nga nếu cứ nhu nhược thì sẽ suốt đời bị áp bức cực khổ. Một lời cảnh báo kín đáo và thấm thía. Dù còn có những hạn chế nhất định, nhân vật ông lão đánh cá vẫn là hình ảnh của nhân dân, hình ảnh của cái thiện. Ông lão đánh cá là nhân vật để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng người đọc.
2. Còn đối với mụ vợ: Tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa nhân vật mụ vợ với nghệ thuật tăng cấp. Lòng tham của mụ vợ tăng mãi ko có điểm dừng. Đây ko phải con người mang tính xấu mà là tính xấu hiện hình dưới lốt người. Sự thay đổi trong thái độ của mụ với ông lão làm nổi rõ nghịch lí: lòng tham càng lớn thì tình nghĩa vợ chồng càng teo lại rồi tiêu biến. Ông lão ko chỉ là chồng mà còn là ân nhân. Vậy nhưng mụ lại bội bạc, vong ân phụ nghĩa. Mụ ko có công gì để đòi hỏi ác vàng trả ơn nhưng mụ lại đòi hỏi tất cả và còn muốn biến cá vàng thành đầy tớ để mụ sai khiến. Sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng, người và trời đều ko thể dung tha, và cuối cùng mụ đã phải trả giá...













* HĐ2: Rút ra bài học từ câu chuyện

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm bằng kĩ thuật bể cá để trả lời câu hỏi: Những bài học em rút ra từ câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”? Ý nghĩa của những bài học
- HS hình thành các nhóm (8 thành viên); 3 HS ở vòng trung tâm sẽ thảo luận và đưa ra câu trả lời, phản biện lẫn nhau; 5 thành viên ở vòng ngoài sẽ quan sát, ghi chép để nhận xét nội dung và hoạt động thảo luận của nhóm trong 5p.
- GV mời đại diện bất kì của vòng trung tâm lên trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, phản biện vấn đề; Sau đó, GV mời đại diện nhóm vòng ngoài nhận xét về nội dung thảo luận, về hoạt động nhóm đã quan sát được.
- GV tổng hợp ý kiến, nhận xét đánh giá quá trình làm việc nhóm và chốt kiến thức, đồng thời phân tích rõ bài liên hệ bài học từ câu chuyện: Bài học thứ nhất: Mụ vợ ông lão dù không có công lao gì nhưng luôn đòi hỏi quyền lợi và lòng tham ấy ngày càng tăng lên. Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng, là "người dưng", mụ xử sự như vậy là đã vô cùng quá đáng. Vậy mà ngay cả với ông lão, người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử không ra gì. Chính sự tham lam, ích kỉ, bội bạc đã khiến mụ mất hết tất cả, để cuối cùng mụ phải trở về với túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ cũ kĩ. Bài học thứ hai: Cá vàng vì mang ơn tấm lòng nhân hậu của ông lão nên đã giúp đỡ mỗi khi ông lão cần. Bài học thứ 2: Phải chăng ông lão đừng quá nhu nhược đến mức để mụ vợ điều khiển,biến ông lão thành nô lệ để sai khiến, ông lão thực hiện cả những mong muốn ngông cuồng của mụ vợ dù biết là không đúng.
II. Đọc và tìm hiểu chi tiết
1. Sự việc và nhân vật trong truyện:

Nhân vật/Sự việc chính
Vợ ông lão
đánh cá
Ông lão
đánh cá
Biển xanh và
Cá vàng
Sự việc 1Mụ vợ bắt ông lão quay lại biển xin con cá vàng một cái máng cho lợn ăn.Nghe lời mụ vợ đi cứ thế ra biển xin.- Biển gợn sóng êm ả
- Cá vàng trả lời: “Ông lão ơi...Tôi sẽ giúp...”
Sự việc 2Mụ đòi một tòa nhà đẹp.Nghe lời mụ vợ đi cứ thế ra biển xin.- Biển xanh đã nổi sóng.
- Cá vàng trả lời: “Ông lão ơi...Tôi kêu trời phù hộ...”
Sự việc 3Mụ không muốn làm nông dân mà muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân.Nghe lời mụ vợ lóc cóc đi ra biển.- Biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Cá vàng trả lời: “Ông lão ơi...Trời sẽ phù hộ ...”
Sự việc 4Mụ muốn trở thành nữ hoàng.Nói với vợ rằng: “Mụ nói gì vậy? Mụ có lẫn không?... Thiên hạ họ biết, họ sẽ cười cho”, nhưng sau đó vẫn lủi thủi ra biển xin.- Biển nổi sóng mù mịt
- Cá vàng trả lời: “Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi.... Mụ già sẽ là nữ hoàng”
Sự việc 5Mụ muốn làm Long Vương ngự trị trên mặt biển để bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý mụ.Không dám trái lời mụ, lại đi ra biển.- Cơn dông tố kinh khủng, biển nổi sóng ầm ầm.
- Con cá không nói gì, quẫy đuôi lặn sâu xuống đáy biển.
Nhận xét tính cách nhân vật​
à Là người tham lam, bội bạc, tàn nhẫn.à Là người hiền lành, chất phác, nhẫn nhịn nhưng nhu nhược, thiếu sự quyết đoán, mạnh mẽ.
-Nhận xét về thái độ của biển cả và cá vàng
- Tác dụng của yếu tố hoang đường, kì ảo
- Thay đổi thái độ sau mỗi lần đòi hỏi của bà vợ. Thể hiện tức giận với lòng tham không đáy của mụ vợ ông lão đánh cá
à Yếu tố hoàng đường, kì ảo: tạo sự sinh động, hấp dẫn và làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện.
2. Bài học từ câu chuyện:
- Thứ nhất là bài học về sự tham lam, bội bạc sẽ phải trả giá.
- Thứ hai là bài học về sự biết ơn đối với những người có tấm lòng nhân hậu đã giúp đỡ mình.
- Thứ ba trong cuộc sống cần có chính kiến, không nên quá nhu nhược, cần phân định được đúng sai.
à Truyện có ý nghĩa giáo dục chúng ta cần biết ơn những người đã giúp đỡ mình khi hoạn nạn, khó khăn. Không nên tham lam, bội bạc, đừng vì vật chất và danh vọng mà đánh mất tình người.
* HĐ1: Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân khái quát nội dung, nghệ thuật của truyện và rút ra lưu ý khi đọc truyện của Pu-skin.
- HS suy nghĩ thực hiện yêu cầu vào vở nháp trong 5 phút.
- GV gọi đại diện 2 HS trình bày miệng; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
Sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của truyện cổ tích như: sự lặp lại, tăng tiến của các tình huống, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2. Nội dung: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc.
3. Lưu ý khi đọc truyện của Pu-skin:
- Nhận biết được các sự kiện chính và diễn biến nội dung của câu chuyện được kể.
- Xác định các nhân vật trong truyện và tìm hiểu đặc điểm tính cách của nhân vật chính.
- Chỉ ra được các chi tiết kì ảo và tác dụng của chúng trong truyện.
- Suy nghĩ về ý nghĩa của truyện, những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đó.
- Kết nối với hiểu biết, trải nghiệm của bản thân để vận dụng vào việc đọc hiểu chuyện và rút ra bài học kinh nghiệm cần thiết.
3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố khắc sâu kiến thức 1 số yếu tố nghệ thuật trong truyện, nhận biết điểm giống và khác nhau nổi bật giữa truyện của Pu-skin với truyện cổ tích dân gian.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH theo nhóm và kỹ thuật đặt câu hỏi, nêu vấn đề hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.

Tổ chức thực hiện
Dự kiến sản phẩm

* HĐ1: Thực hiện so sánh với đặc trưng của truyện cổ tích dân gian.

- GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu của câu hỏi 5/SGK-Tr 15; sau đó trao đổi nhóm cặp để trả lời vào vở.
- HS chọn cặp nhóm và làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
- GV gọi 2 HS trình bày miệng; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chốt kiến thức và nhấn mạnh điểm khác biệt giữa truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” với truyện cổ tích dân gian.

* HĐ2: Tìm hiểu các ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật được “nhân cách hóa” trong truyện?

- GV đưa ra tình huống: Có ý kiến cho rằng: “Cá vàng” và “Biển xanh” là hai nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Suy nghĩ của em về ý kiến này?
- HS chia nhóm lớn (5 HS), đưa ra ý kiến cá nhân, sau đó thảo luận và thống nhất vấn đề.
- GV gọi 2,3 đại diện nhóm HS trình bày miệng; HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, chốt kiến thức và bình mở rộng kiến thức: Có thể nói, miêu tả năm lần nổi sóng của biển xanh, tác giả truyện Cổ tích này vừa gợi ta liên tưởng tới hình ảnh “dàn đồng ca” trong những vở bi kịch cổ, vừa bày tỏ thái độ yêu ghét rất rõ ràng. Với ông lão đánh cá, biển rất cảm thông và thương mến. Với mụ vợ, biển phê phán, lên án và trừng phạt. Thái độ ấy của biển chính là thái độ, phản ứng của nhân dân đối với thói xấu vô độ của nhân vật mụ vợ. Như vậy, tìm hiểu, suy nghĩ về những đổi thay, tăng tiến của biển xanh, chúng ta không chỉ hiểu một phần ý nghĩa truyện mà còn thấy rõ đặc điểm của các nhân vật trong truyện. “Cá vàng” và “Biển xanh” thể hiện mong muốn đạt được ước mơ, khát vọng của bản thân trong cuộc sống, đồng thời cũng là những bài học vô cùng quý giá truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
IV. Luyện tập
Bài tập 1:
Hãy nêu một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Pu-skin) và truyện cổ tích dân gian.
- Giống nhau:
+ Các yếu tố hoang đường, kì ảo.
+ Kiểu nhân vật theo mô-típ: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
- Khác nhau:
+ Truyện dân gian: Các nhân vật chức năng không có hành động, lời nói; Hầu như không có bối cảnh diễn ra sự việc.
+ Truyện của Pu-skin: Các nhân vật được nhà văn khắc họa có tính cách rõ ràng, hành động và lời nói…; Các sự việc diễn ra trong bối cảnh cụ thể.
* Bài tập 2: Có ý kiến cho rằng: “Cá vàng” và “Biển xanh” là hai nhân vật mang ý nghĩa tượng trưng trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Suy nghĩ của em về ý kiến này?
* Nhân vật “Cá vàng”:
- Cá vàng trả ơn và bài học về sự biết ơn
+ Xuất hiện khi bị mắc câu ông lão, xin ông lão thả đi và được trả tự do về đại dương
+ Trả ơn cho ông lão qua những đòi hỏi của mụ vợ: máng lợn, danh vọng, lâu đài, nữ hoàng.
+ Thể hiện đức tính tốt đẹp của con người: Biết ai là những đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn, trả ơn khi cần thiết, sống đúng với đạo lý làm người, không vong ân bội nghĩa
- Cá vàng trừng trị những kẻ tham lam, bội bạc
+ Khi mụ vợ đòi được làm Long Vương để được cá vàng hầu hạ: Lấy lại tất cả những thứ đã cho mụ vợ, trở về với cuộc sống như cũ
+ Đại diện cho công lý, sự công bằng bình đẳng, biểu trưng cho lẽ phải, giúp đỡ những người tốt, trừng trị những người sống ích kỉ
+ Là lời dạy về cách sống, đạo lý làm người
* Nhân vật “Biển xanh”
- Lần thứ nhất : Người vợ đòi cái máng lợn mới, một ao ước vừa phải. “Biển gợn sóng êm ả”, ý chừng chấp nhận yêu cầu của người đàn bà nghèo khổ.
- Lần thứ hai : Người đàn bà nghèo đòi một cái nhà rộng, một đòi hỏi hơi cao. “Biển xanh đã nổi sóng”, nghĩa là lòng biển không yên, gợn chút băn khoăn về sự tăng tiến ham muốn của người vợ nhà chài, vốn là một “nông dân quèn”.
- Lần thứ ba : Mụ vợ muốn làm nhất phẩm phu nhân, một đòi hỏi đổi đời đột ngột, bất ngờ quá. Do đó, “Biển xanh nổi sóng dữ dội”. Mặt biển như cau lại, những con sóng như muốn quát to lên để trách cứ, can ngăn lòng tham của người đàn bà độc ác.
- Lần thứ tư, mụ “muốn làm nữ hoàng” để nắm giữ cả của cải, danh vọng và quyền lực. Lần này “Biển nổi sóng mù mịt”, như thể hiện sự phẫn nỗ với người đàn bà có lòng tham không đáy.
- Đến lần thứ năm, khi mụ nữ hoàng ấy lại đòi làm Long Vương, “Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm…”, cả thiên nhiên, vũ trụ đã nổi giận.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (Giao về nhà)

a. Mục tiêu:
Mở rộng tích hợp kĩ năng sưu tầm/vẽ tranh, viết đoạn văn cho HS.

b. Nội dung: GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề, KT phòng tranh để hướng dẫn HS sưu tầm/vẽ tranh, viết đoạn.

c. Sản phẩm: Tranh sưu tầm/vẽ, đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

+ NV1: Vẽ hoặc sưu tầm một bức tranh thể hiện một chi tiết mà em thích nhất trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”

+ NV2: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”


- HS độc lập thực hiện nhiệm vụ ở nhà.HS báo cáo sản phẩm:

+ NV1: HS treo tranh đã vẽ/sưu tầm tại góc/nhóm mình.

+ NV2: GV chiếu 1 số đoạn văn của HS.
- GV tổ chức nhận xét, đánh giá:

+ NV1: GV tổ chức cho học sinh đi lần lượt theo vòng tròn khắp các nhóm để xem tranh và nhận xét cá nhân. Sau đó cùng HS đánh giá theo các tiêu chí sau:

Mức độ
Tiêu chí

Chưa đạt
Đạt
Tốt
1. Nội dung
Chưa phản ánh đúng nội dung chi tiết trong truyệnThể hiện đúng chi tiết sự việc truyệnThể hiện rõ và sâu sắc nội dung chi tiết trong truyện
2. Hình thức
Các nét vẽ chưa đẹp, bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắcCác nét vẽ khá đẹp, bức tranh chưa phong phú về hình ảnh, màu sắcBức tranh với nhiều đường nét sinh động, phong phú, hấp dẫn
+ NV2: Tổ chức nhận xét, đánh giá đoạn văn theo các tiêu chí về hình thức, nội dung, chính tả, diễn đạt.
1681143455939.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopovn.com---GA Văn 6 kì 2 2023 docx.docx
    1.4 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án anh văn 6 giáo án anh văn 6 học kì 2 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án bài mở đầu văn 6 sách cánh diều giáo án toán 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án bồi giỏi văn 6 giáo án chân trời sáng tạo giáo án chân trời sáng tạo môn toán giáo án dạy thêm ngữ văn 6 bộ cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 kết nối tri thức giáo án dạy thêm văn 6 mới nhất giáo án dạy thêm văn 6 sách cánh diều giáo án dạy thêm văn 6 violet giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 giáo án gdcd 6 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 6 giáo án kết nối tri thức giáo án làm quen văn học 5 6 tuổi giáo án lớp 1 trọn bộ mới nhất violet giáo án môn tiếng việt chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 giáo án ngữ văn 6 bài con rồng cháu tiên giáo án ngữ văn 6 bài thầy bói xem voi giáo án ngữ văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 cánh diều giáo án ngữ văn 6 cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án ngữ văn 6 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 có tích hợp giáo án ngữ văn 6 dạy học theo chủ đề giáo án ngữ văn 6 hk2 mới nhất giáo án ngữ văn 6 học kì 1 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 giáo án ngữ văn 6 học kì 2 violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức violet giáo án ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án ngữ văn 6 mới chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 mới nhất 2018 giáo án ngữ văn 6 mới nhất violet giáo án ngữ văn 6 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 6 phụ đạo giáo án ngữ văn 6 phương pháp tả người giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều giáo án ngữ văn 6 sách cánh diều violet giáo án ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án ngữ văn 6 sách kết nối tri thức giáo án ngữ văn 6 soạn theo 5 bước giáo án ngữ văn 6 thánh gióng giáo án ngữ văn 6 theo chương trình gdpt mới giáo án ngữ văn 6 vnen tập 1 giáo án ngữ văn 6 vnen tập 2 giáo án ngữ văn chân trời sáng tạo lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 giáo án ngữ văn lớp 6 cánh diều giáo án ngữ văn lớp 6 kết nối tri thức giáo án on tập giữa kì 1 văn 6 giáo án ôn tập giữa kì 2 văn 6 giáo án on tập ngữ văn 6 học kì 1 giáo án on tập tổng hợp ngữ văn 6 giáo án on tập văn 6 kì 1 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 6 giáo án phụ đạo văn 6 kì ii giáo án powerpoint ngữ văn 6 cánh diều giáo án powerpoint ngữ văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint ngữ văn 6 kết nối tri thức giáo án powerpoint văn 6 cánh diều giáo án powerpoint văn 6 chân trời sáng tạo giáo án powerpoint văn 6 kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức giáo án sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án tiếng việt cánh diều giáo án tiếng việt sách cánh diều giáo án tin 6 cánh diều theo công văn 5512 giáo án toán 6 cánh diều giáo án toán 6 chân trời sáng tạo giáo án toán 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo án toán kết nối tri thức giáo án văn 6 giáo án văn 6 2 cột giáo án văn 6 bài cây tre việt nam giáo án văn 6 bài chỉ từ giáo án văn 6 bài cô tô giáo án văn 6 bài danh từ tiếp theo giáo án văn 6 bài hang én giáo án văn 6 bài hoán dụ giáo án văn 6 bài học đường đời đầu tiên giáo án văn 6 bài thánh gióng giáo án văn 6 bài vượt thác giáo án văn 6 bài đêm nay bác không ngủ giáo án văn 6 bộ cánh diều giáo án văn 6 bộ chân trời sáng tạo giáo án văn 6 bộ kết nối giáo án văn 6 bộ kết nối tri thức giáo án văn 6 bộ sách kết nối tri thức giáo án văn 6 cánh diều giáo án văn 6 cánh diều bài 3 giáo án văn 6 cánh diều bài 4 giáo án văn 6 cánh diều bài 5 giáo án văn 6 cánh diều bài 6 giáo án văn 6 cánh diều bài mở đầu giáo án văn 6 cánh diều kì 2 giáo án văn 6 cánh diều violet giáo án văn 6 cây tre việt nam giáo án văn 6 chân trời sáng tạo giáo án văn 6 chân trời sáng tạo violet giáo án văn 6 danh từ giáo án văn 6 dạy thêm giáo án văn 6 gió lạnh đầu mùa giáo án văn 6 hang én giáo án văn 6 kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 5 giáo án văn 6 kết nối tri thức kì 2 giáo án văn 6 kết nối tri thức violet giáo án văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống giáo an văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống violet giáo án văn 6 kì 1 giáo án văn 6 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 6 kì 2 giáo án văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức giáo án văn 6 kết nối tri thức bài 6 giáo án văn 6 mây và sóng giáo án văn 6 mới giáo án văn 6 mới nhất giáo án văn 6 năm 2020 giáo án văn 6 phát triển năng lực giáo án văn 6 phó từ giáo án văn 6 sách cánh diều giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo giáo án văn 6 sách chân trời sáng tạo theo vọng văn 5512 giáo án văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống giáo án văn 6 so sánh giáo án văn 6 tập 1 giáo án văn 6 theo chủ đề giáo án văn 6 theo công văn 5512 giáo an văn 6 theo công văn 5512 violet giáo án văn 6 theo mô hình trường học mới giáo án văn 6 treo biển giáo án văn 6 vietjack giáo án văn 6 violet giáo án văn 6 vnen giáo án văn lớp 6 giáo án văn lớp 6 bài hoán dụ giáo án văn lớp 6 bài luyện nói kể chuyện giáo án văn lớp 6 bài phó từ giáo án văn lớp 6 bài so sánh tiếp theo giáo án văn lớp 6 bài số từ và lượng từ giáo án văn lớp 6 bài thầy bói xem voi giáo án văn lớp 6 bài từ mượn giáo án văn lớp 6 sách mới giáo án văn lớp 6 violet giáo án điện tử ngữ văn lớp 6 giáo án điện tử văn 6 cánh diều giáo án điện tử văn 6 chân trời sáng tạo giáo án điện tử văn 6 kết nối tri thức
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,080
    Bài viết
    40,520
    Thành viên
    154,089
    Thành viên mới nhất
    A Qnyc
    Top