Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 108

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,315
Điểm
113
tác giả
Giáo án ngữ văn lớp 9 học kì 1, học kì 2 TÁCH TIẾT 35 TUẦN được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo án ngữ văn lớp 9 học kì 1, giáo án ngữ văn lớp 9 học kì 2 ..về ở dưới.
TUẦN 1


Tiết: 1,2

Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà -



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:


- Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn…

* Tích hợp liên môn:

- Môn Lịch sử: Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925

- Môn Giáo dục công dân:

+ Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị

+ Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.

- Chân dung tác giả, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:



A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.
b. Nội dung hoạt động: GV chiếu trên màn hình nội dung yêu cầu, giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, thảo luận nhóm theo tổ trước về Bác Hồ.
- HS thảo luận và trình bày theo suy nghĩ.
c. Sản phẩm học tập: học sinh trình bày câu trả lời trên giấy.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu trên màn hình nội dung yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày nhanh, gọn những điều nhóm mình đã chuẩn bị.
GV cho thảo luận nhóm:
- Nhóm 1- 2: Tìm đọc những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về phong cảnh, nơi làm việc…của Bác. Rút ra được bài học gì về con người Hồ Chí Minh?
-Nhóm 3- 4: Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại” giúp em hiểu điều gì về Bác Hồ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
HS trả lời, HS khác nhận xét
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chốt ý và chuyển ý giới thiệu: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai
Nói đến Bác, Tố Hữu có câu thơ:

“Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.
Câu thơ trên ca ngợi Bác Hồ sống khiêm tốn, giản dị và hi sinh quên mình. Một con người có vẻ đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa nền văn hóa phương Tây và nền văn hóa phương Đông. Tâm hồn của HCM thì lộng gió thời đại nhưng lại là một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về phong cách, lối sống của Người, chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản “Phong cách HCM” của Lê Anh Trà
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. Giáo dục lòng kính trọng, tự hào và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
b. Nội dung hoạt động:
- Đọc văn bản
+ GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn
+ HS cách đọc; nhận xét cách đọc.
-Tìm hiểu văn bản:
+ GV linh hoạt tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân theo các câu hỏi trong sách hướng dẫn.
+ GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở định hướng cho học sinh tự rút ra kết luận theo câu hỏi SHD.
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS, vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Giáo viên:
? Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
? Cho biết hoàn cảnh, xuất xứ, kiểu loại văn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
: trình bày theo nhóm.
+ Một nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV chốt kiến thức.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Lê Anh Trà (1927 – 1999)
- Quê quán ở tỉnh Quảng Ngãi.
- Vốn xuất thân từ quân sự sau sang làm báo →Tạo nên cái nhìn sâu sắc.
- Chuyên sâu nghiên cứu về Chủ tịch HCM.
- Học vị: Tiến Sĩ (năm 1984 được phong PGS, năm 1991được phong GS)
- Là một giáo sư chuyên nghiên cứu về triết học, văn hóa nghệ thuật VN.
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: VB được viết năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, Người được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.
- Xuất xứ: Văn bản này được trích trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” và in trong cuốn “HCM và văn hóa Việt Nam” (1990)
- Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng (Về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc).
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục VB
a. Mục đích:
Giúp HS nắm được thể loại, PTBĐ
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Giáo viên
hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình
+ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp
GV đặt câu hỏi:
? Văn bản có tựa đề “Phong cách HCM”. Tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?
? Xét về nội dung, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
? Chỉ ra bố cục của văn bản?
? Nhận xét gì về bố cục của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+
HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động nhóm.
+ HS thảo luận.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
=>GV chốt:
* Giáo viên giải thích thêm các từ:
+ Bất giác: 1 cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.
+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ
* GV bổ sung kiến thức :
+ VB Nhật dụng (Nhật dụng: Không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài, là việc làm thiết thực, thường xuyên).
+ Chủ đề của văn bản là: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
+ Thuyết minh.
* Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc - Chú thích:

a. Đọc:
b. Chú thích:
- Phong cách: là lối sống, cách ứng xử, cung cách trong phương diện sinh hoạt, làm việc nét riêng biệt và độc đáo riêng của mỗi người.
- Phong cách HCM: là lối sống, cách ứng xử, cung cách trong phương diện sinh hoạt, làm việc của HCM để tạo nên sự khác biệt với các lãnh tụ khác.
→ Sự khác biệt đó chỉ có ở một vị lãnh tụ duy nhất đó là HCM.
2. Bố cục:
- Thể loại: Văn bản nhật dụng.
- PTBĐC: thuyết minh.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 từ đầu ... rất hiện đại → Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm nên phong cách HCM.
+ Phần 2 tiếp … hết → Vẻ đẹp văn hóa trong phong cách HCM.
Hoạt động 3: Phân tích
a.
Mục đích: Giúp HS nắm được Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cs nào?
? Trên hành trình tiếp thu văn hóa nhân loại, Người đã có những điều kiện thuận lợi nào?
? Vậy Bác tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào?
? Qua những vấn đề trên em nhận xét gì về phong cách HCM?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung: Sự hiểu biết của Bác sâu rộng, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo và có chọn lọc. Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã viết :
“Một con người: kim, cổ, Tây, Đông.

Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”.
1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch HCM.
- Cơ sở của sự tiếp thu:
+ Ý thức ham học hỏi của Người.
+ Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.
- Điều kiện thuận lợi:
+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
+ Làm nhiều nghề khác nhau→ Thông qua lao động, Người đã tìm hiểu được các tri thức văn hóa.
+ Nói và viết được nhiều thứ tiếng khác nhau→ Biến ngôn ngữ phong phú của mình trở thành chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra kho tàng văn hóa nhân loại.
- Cách tiếp thu:
+ Tiếp thu một cách chủ động.
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc.
+ Tiếp thu trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng.
→ Bác là người kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vĩ đại và bình dị.
- Phong cách: thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu rộng, tiếp thu tri thức chọn lọc; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; xưa và nay; dân tộc và quốc tế tiếp thu trên nền tảng văn hóa dân tộc.
Nhiệm vụ 2:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ? Nêu dẫn chứng?
- Nhóm 1: Nơi ở, làm việc
- Nhóm 2: Trang phục, tư trang.
- Nhóm 3: Ăn uống.
? Có bạn học sinh cho rằng “Cách sống giản dị đạm bạc của Bác Hồ lại vô cùng thanh cao, sang trọng ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
- GV bổ sung: Là Chủ tịch nước, phải gánh những trọng trách lớn lao nhưng Bác lại chọn cho mình một cuộc sống giản dị, thanh cao. Cuộc sống phản chiếu chiều sâu văn hóa trong lối sống của Người → Bắt nguồn từ một quan điểm thẩm mĩ lành mạnh của Người Việt: Cái đẹp nằm trong cái giản dị, gần gũi, đời thường.
ð Liên hệ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng)
ðGDKNS: Từ nét đẹp trong phong cách lối sống của Bác em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Bài học: Coi trọng giá trị tinh thần, không lệ thuộc vào vật chất, không coi cuộc sống là hưởng thụ. Cuộc sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…
Rút ra ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.
2. Những nét đẹp trong phong cách HCM:
- Chủ tịch HCM có lối sống vô cùng giản dị:
+ Nơi ở và làm việc: là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn vài phòng.
+ Trang phục rất giản dị (bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ)
+
Tư trang: rất ít ỏi (chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm gắn với cuộc đời)
+ Ăn uống: bữa ăn rất đạm bạc (với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa)
→Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, không xa hoa lãng phí.
Hoạt động 3: Tổng kết
a.
Mục đích: Giúp HS khái quát lại nội dung, nghệ thuật văn bản
b. Nội dung:
HS thực hiện yêu cầu
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận.
? Đánh giá khái quát lại nội dung, nghệ thuật văn bản?
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.
Bước 3:
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.
Bước 4:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
III. Tổng kết:
- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc.
- Bài viết đã cho thấy vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi
- GV đặt câu hỏi:? Viết một đoạn văn ngắn (10 dòng) nêu những cảm nhận của em về vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* Gợi ý:
+ Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong p/c HCM: Con người HCM là sự kết hợp hài hoà, trọn vẹn giữa truyền thống văn hoá dân tộc với văn hoá tinh hoa nhân loại. Lối sống rất dân tộc, rất VN của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao "Ao cạn vớt bèo...sen" hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống thanh bạch" Thu ăn măng trúc…tắm ao"
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác
? Em học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
+ Hòa nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc.
+ Cuộc sống giản dị, thanh cao.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Hs viết thành bài hoàn chỉnh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-
Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá
* Phương án đánh giá
- Hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên: GV đánh giá HS (GV-HS)
- Phương pháp đánh giá: quan sát.
- Công cụ đánh giá: Bảng kiểm
Tiêu chí
Không
Tích cực chú ý.
Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.


* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học thuộc nội dung bài, hoàn thành BT theo yêu cầu

- Chuẩn bị: Soạn bài “Các phương châm hội thoại”.

+ Đọc bài.

+ Trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị bài tập.




TUẦN 1

Tiết: 3



CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:


- Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất.

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

3.Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


- Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN,

- Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,…)

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan

- Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:



A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người
b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV: Kể chuyện con rắn vuông “Con rắn dài 40 mét, ngang 40 mét” và đặt câu hỏi gợi mở:
? Nói như vậy có chấp nhận được không?
? Em rút ra bài học từ câu chuyện này là gì
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Nói như vậy không được. Phải nói sự thật, nói phải có bằng chứng, không vu vơ
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: Vi phạm quy tắc trong hội thoại => Phương châm
Văn minh ứng xử là một nét đẹp của nhân cách văn hóa. “ Học ăn, học nói, học gói, học mở” là những cách học mà ai cũng cần phải học, cần biết. Nhiều người có thể hiểu nhau bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ… nhưng chủ yếu là giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đó chính là hội thoại. Nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp. Nói đến giao tiếp là ít nhất có người nói/ có người nghe hoặc người viết/người đọc.Trong giao tiếp có những quy định tuy không được nói ra thành lời nhưng những người tham gia giao tiếp cần phải tuân thủ. Nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp thì giao tiếp cũng sẽ không thành công. Những quy định đó được thể hiện qua các phương châm hội thoại. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
- Hiểu khái niệm các phương châm hội thoại và nội dung các phương châm hội thoại.
- Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong hoạt động giao tiếp khi lĩnh hội và sản sinh lời nói.
b. Nội dung hoạt động:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ngữ liệu ở SGK phần Phương châm về lượng và phương châm về chất.
Phương pháp:Thảo luận nhóm tổ.
+ Nhóm 1: Phân tích ngữ liệu I.1.
+ Nhóm 2: Phân tích ngữ liệu I.2.
+ Nhóm 3,4: Phân tích ngữ liệu II.2.
c. Sản phẩm học tập: Trình bày phần thảo luận, nhận xét kết quả.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV yêu cầu
HS đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi:
? Thế nào là phương châm? Phương châm hội thoại
* GV yêu cầu HS tìm hiểu về các ngữ liệu 1, 2
Và phân công:
Tổ 1,2: Phân tích ngữ liệu 1
? Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An cần biết không? Vì sao?
? Vậy câu trả lời có đáp ứng được điều mà An mong muốn không?Vậy điều mà An cần biết ở đây là gì?Ba cần trả lời như thế nào?

Tổ 3,4:
Phân tích ngữ liệu 2
? Vì sao truyện lại gây cười?Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời?
Ba nhóm, đại diện báo cáo kết quả , thu phiếu các nhóm còn lại
* Từ đó, GV yêu cầu HS : Qua ví dụ 1, hãy cho biết khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu gì? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói không tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
: trình bày theo nhóm.
+ Một nhóm trình bày.
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV chốt kiến thức: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đúng như yêu cầu giao tiếp, không thừa, không thiếu (phương châm về lượng)
I. Phương châm về lượng:
* Ví dụ (SGK/8)
- Ví dụ 1:
+ Câu trả lời của Ba “ở dưới nước” chỉ đáp ứng lô-gic hình thức chứ không đáp ứng nội dung mà An muốn biết
+ Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển,...
→ Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu của giao tiếp, không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi.
- Ví dụ 2:
+ Các câu hỏi và trả lời của 2 nhân vật đều thừa thông tin →Phê phán tính khoe khoang.
+ Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
→ Khi giao tiếp không nên nói nhiều hơn những gì cần nói.
à Trong hội thoại, cần chú ý nói không thiếu, không thừa.
* Ghi nhớ (SGK/9)
Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu phương châm về chất
a. Mục đích:
Giúp HS hiểu được phương châm về chất
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Giáo viên
:
1. Gọi học sinh đọc truyện cười “ Quả bí khổng lồ” và đặt câu hỏi:
? Truyện cười phê phán điều gì?
? “Nói khoác” là nói như thế nào?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
2. Nếu không biết chắc ngày 1/9 lớp có được nghỉ học không hoặc không biết chắc lý do vì sao vì sao một bạn trong lớp nghỉ học em có thông báo nội dung đó không?
? Nếu không chắc chắn một điều gì mà phải trả lời (về điều đó) thì nên dùng thêm từ ngữ nào ở đầu câu?
3. Qua tình huống trên em rút ra nhận xét gì khi giao tiếp?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+
HS đọc yêu cầu.
+ HS hoạt động cá nhân.
+ HS hoạt động nhóm.
+ HS thảo luận.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
=>GV chốt:
1. Phê phán tính nói khoác. “Nói khoác” là
nói không đúng sự thật.
Trong giao tiếp, không nên nói những điều không đúng sự thật hoặc không có bằng chứng xác thực.
2. Nếu không chắc chắn, có thể thêm cụm từ: Hình như là; em nghĩ là; em nghe nói; chắc là...
Như vậy, Đừng nói những điều mình không có bằng chứng xác thực, chưa có cơ sở để xác định là đúng.
3. Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
II. Phương châm về chất:
* Ví dụ (SGK/9)
- Truyện phê phán tính nói khoác, nói không đúng sự thật.
- Tránh :
+ Nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
+ Nói những điều mình không chắc chắn
+ Nói những điều mình không có bằng chứng xác thực.
- Bài học rút ra:
+ Nên nói đúng sự thật.
+ Những lời nói sai sự thật có thể sẽ gây ra hậu quả khôn lường.
à Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình tin là không đúng hay không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ (SGK/10)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS nắm được lí thuyết và vận dụng bài tập.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm:
Nhóm 1: bài 2
Nhóm 2,3: bài 3
Nhóm 4: bài 4
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng:
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
=>GV chốt:
III. Luyện tập:
1. Phân tích lỗi trong các VD:
a. Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi vì từ gia súc đã hàm chứa nghĩa là thú nuôi trong nhà.
b. Thừa cụm từ “có hai cánh” bởi vì tất cả các loài chim đều có hai cánh.
2. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.
b. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.
c. Nói một cách hú họa, không có căn cứ là nói mò.
d. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội.
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện khoác lác, bông đùa cho vui là nói trạng.
3. Truyện cười “Rồi có nuôi được không?”
- Người nói đã không tuân thủ phương châm hội thoại về lượng (hỏi một điều rất thừa).
4. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích:
a) Đôi khi người ta dùng những cách diền đạt như: như tôi được biết, tôi tin rằng, nếu tôi không lầm thì, tôi nghe nói, theo tôi nghĩ, hình như là... đó là người nói tuân thủ phương châm về chất; tức là vấn đề mình đưa ra một nhận định hay truyền đạt một thông tin chưa có bằng chứng chắc chắn. Người nói phải dùng những cách nói trên để cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà minh chưa được kiểm chứng.
b) Đôi khi người ta dùng cách diễn đạt: như tôi đã trình bày, như mọi người đều biếtđó là người nói tuân thủ phương châm về lượng. Trong giao tiếp khi cần dẫn ý, chuyển ý, người nói thường nhắc lại nội dung nào đó đã nói hay giả định mọi người đều biết. Cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết về việc nhắc lại nội dung đả cũ là do chủ định của người nói.
5. Giải thích nghĩa các thành ngữ:
- Ăn đơm nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác.
- Ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ.
- Ăn không nói có: vu khống, bịa đặt.
- Cãi chày cãi cối: cố tranh cãi, nhưng không có lí lẽ gì cả.
- Khua môi múa mép: nói năng ba hoa, khoác lác, phô trương.
- Nói dơi nói chuột: nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực.
- Hứa hươu hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa.
→ Tất cả những thành ngữ trên đều chỉ những cách nói, nội dung nói không tuân thủ phương châm về chất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS có kĩ năng vận dụng các phương châm hội thoại vào một tình huống học tập mới hoặc tình huống thực tiễn.
b. Nội dung hoạt động:
- GV treo bảng phụ.
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Đọc câu chuyện cười sau:

Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi:
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường , anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi mấy con.
- Thế sư ông già có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?

(Truyện cười dân gian Việt Nam)
? Truyện cười trên vi phạm phương châm nào?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng:
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
Þ GV chốt: Phương châm về chất.


* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


- Học thuộc bài.

- Chuẩn bị: Soạn bài “Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết”.

+ Đọc bài.

+ Trả lời các câu hỏi SGK, chuẩn bị bài tập.





TUẦN 1 Ngày sọan:

Tiết: 4 Ngày dạy:



SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:


+ Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng.

+ Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh.

2. Năng lực:

- Nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp- trao đổi, hợp tác để đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp thuyết minh.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin hợp tác: tìm hiểu, thu thập tài liệu.

- Thể hiện sự tự tin, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề khi trình bày về đoạn văn của mình đã chuẩn bị ở nhà.

3. Phẩm chất:


+ Yêu thích viết văn thuyết minh có sử dụng một số BPNT.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


Đọc kĩ SGK, SGV, Tư liệu (“ Bồi dưỡng ngữ văn 9”, Bài tập rèn kĩ năng tích hợp ngữ văn 9”...), bảng phụ, các bài văn mẫu, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại đặc điểm, phương pháp thuyết minh ở lớp 8. Trả lời các câu hỏi trong SGK. Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:



A . HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: :
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.
- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho hs quan sát Video về hình ảnh hàng mai, hàng tùng ở Yên Tử. Viết đoạn văn miêu tả về chúng trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh.(GV chiếu phần HS gửi đoạn văn chuẩn bị ở nhà trên trường học kết nối)
GV lấy 1 đoạn văn mẫu :
Đến với Yên Tử ta không thể không đến với rừng mai. Vào mùa xuân, thường vào dịp khai hội(10/1) mai tưng bừng khoe sắc. Sắc vàng của hoa mai làm sáng bừng không gian nơi rừng thiêng Yên Tử. Sắc màu ấy như níu chân du khách khi hành hương về đất phật.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Nghe câu hỏi
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- GV định hướng:
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức
Þ GV chốt: Trong chương trình Ngữ văn 8, các em đã được học tập, vận dụng kiểu văn bản thuyết minh để giới thiệu, thuyết minh một sự vật, sự việc cụ thể. Tuy nhiên có khi chúng ta phải thuyết minh về những vấn đề trừu tượng, khó nhận biết và không dễ trình bày, chẳng hạn như tính cách một con người, phẩm chất một sự vật, nội dung một học thuyết …Đối với các hiện tượng như thế việc thuyết minh cần tuân theo yêu cầu của kiểu văn bản là thuyết minh cái gì, như thế nào, có tác dụng gì… bằng các thuyết minh đã học. Nhưng để làm cho đối tượng được thuyết minh sinh động, hấp dẫn và bớt khô khan hơn, bài viết đòi hỏi phải kết hợp với các biện pháp nghệ thuật. Và đó là nội dung mà ta cần tìm hiểu qua bài học hôm nay.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. Giáo dục lòng kính trọng, tự hào và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
b. Nội dung hoạt động:
- Đọc văn bản
+ GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn
+ HS cách đọc; nhận xét cách đọc.
-Tìm hiểu văn bản:
+ GV linh hoạt tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân theo các câu hỏi trong sách hướng dẫn.
+ GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở định hướng cho học sinh tự rút ra kết luận theo câu hỏi SHD.
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS, phần thảo luận ghi trên giấy, vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức văn bản thuyết minh
a. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn (3 phút)
Phiếu học tập
Đặc điểmPhương pháp được sử dụng trong văn thuyết minh
Các biện pháp Nt, tác dụng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
- Một nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
I. Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
1) Ôn tập văn bản thuyết minh:
- Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- Đặc điểm chủ yếu: trình bày các đặc điểm tiêu biểu của sự vật hiện tượng.
- Tính chất: cung cấp những tri thức khách quan, xác thực, phổ thông và hữu ích cho con người.
- Các phương pháp thuyết minh thường dùng: phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, nêu số liệu, so sánh…
















Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh:
a. Mục tiêu:
HS nắm được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1:
- GV
đưa ví dụ lên màn hình máy chiếu.
- GV gọi học sinh đọc văn bản “ Hạ Long - Đá và nước”. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi những câu hỏi sau :
? Văn bản này thuyết minh đối tượng nào?
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của vịnh Hạ
Long?
? Thông thường khi thuyết minh về cảnh đẹp Hạ Long, người ta sẽ thuyết minh những khía cạnh nào? Nhà văn Nguyên Ngọc có thuyết minh theo những khía cạnh đó không?
? Để làm rõ “ Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận” một cách sinh động, hấp dẫn, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? Thể hiện cụ thể ra sao?

Nhiệm vụ 2 :
GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân
? Như vậy, tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Nhờ biện pháp gì?
? Để bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn ta cần phải làm gì ? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó?
? Ngoài các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa còn có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Một nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Nhiệm vụ 1:
1. Đối tượng : Sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long do đá và nước tạo nên. Đó chính là vẻ đẹp hấp dẫn kỳ
diệu của Hạ Long.
2. Những đối tượng sẽ thường thuyết minh :
+ Lịch sử, vị trí địa lí, độ dài
+ Có bao nhiêu hòn đảo lớn, nhỏ, bao nhiêu động đá.
+ Có những hòn đấ mang hình thù kì lạ như thế nào, có những hang đá đẹp ra sao
3. Đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị.
4. Các biện pháp nghệ thuật :
- “ Chính nước làm cho đá sống dậy… tâm hồn”.
- “ Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách” tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
- Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của du khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng dọi vào các đảo đá, mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động, biến hoá đến lạ lùng: Biến chúng từ những vật vô tri thành vật sống động có hồn.
=> Tác giả sử dụng biện pháp tưởng tượng và
liên tưởng, tưởng tượng những cuộc dạo chơi với các khả năng dạo chơi (Tám chữ “Có thể”), khơi gợi những cảm giác có thể có (Thể hiện qua các từ: Đột nhiên, bỗng, bỗng nhiên, hoá thân).
- Giới thiệu Vịnh Hạ Long không chỉ là đá và nước mà còn là một thế giới sống có hồn.
Nhiệm vụ 2:
+ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: tưởng
tượng, liên tưởng, nhân hóa...
=> Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật: Làm cho cảnh vật có hồn sống động, bài văn hấp dẫn
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
- GV tổng kết qua phần ghi nhớ.
- GV bổ sung : lưu ý :
* Khi sử dụng các BPNT tạo lập các VBTM, cần phải:
+ Đảm bảo T/chất của VB.
+ Thực hiện được mục đích thuyết minh.
+ Thể hiện các phương thuyết minh.
Trong Vb thuyết minh, có thể sử dụng các biện pháp nghệ thuật khác như :
+ Biện pháp tự thuật: Ví dụ thuyết minh về chiếc kèn, có thể để cho những chiếc kèn tự kể chuyện mình ( Chúng tôi là các kim khâu, bằng kim loại, bề ngang độ nửa mili mét
+ Biện pháp kể chuyện: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh.
+ Vè: vè các chữ cái: O tròn như quả trứng gà
Ô thời thêm mũ
Ơ thì thêm râu
2. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
- Đối tượng thuyết minh: Đá và nước tạo nên sự kì lạ vô tận của vịnh Hạ Long.
- Văn bản cung cấp cho người đọc những hiểu biết về vẻ đẹp của một di sản văn hóa thế giới.
- Phương pháp thuyết minh chủ yếu:
+ Phương pháp định nghĩa, giải thích: “Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận…”
+ PP liệt kê “… có thể thả trôi theo chiều gió…, cũng có thể thong thả,…”
+ PP phân loại, phân tích: “Nước tạo nên sự di chuyển. Và di chuyển theo mọi cách”, “… hóa thân không ngừng là tùy theo góc độ và tốc độ di chuyển...”
- Biện pháp tưởng tượng, liên tưởng để giới thiệu sự kì lạ của Hạ Long.
+ Nước tạo nên sự di chuyển và di chuyển theo mọi cách tạo nên sự thú vị của cảnh sắc.
+ Tuỳ theo góc độ và tốc độ di chuyển của khách, tuỳ theo cả hướng ánh sáng rọi vào các đảo đá mà thiên nhiên tạo nên thế giới sống động. Biến hoá đến lạ lùng.




- Biện pháp nhân hoá:
+ Đá có tri giác, có tâm hồn
+ Gọi đá là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.
→ Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh, gây hứng thú cho người đọc.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập
b. Nội dung hoạt động:
- HS đọc kỹ các bài tập trong SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho Hs( 3 phút)
+ N1: câu a; N2: câu b; N3: câu c; N4: câu d
+ GV hỗ trợ kịp thời những thắc mắc của HS
+ Gọi đai diện nhóm lên bảng giải quyết từng bài tập
+ Các nhóm bạn bổ sung ý kiến
- Gv nhận xét và bổ sung ý cho điểm
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* Giáo viên
hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình
+ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp
GV đặt câu hỏi:
? Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng?
? Văn bản thuyết minh này có nét gì đặc biệt? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
? Nêu nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thuyết minh.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
II. Luyện tập:
Câu 1: Văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh
a.
- Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ giới thiệu loài ruồi rất có hệ thống:
+ Tính chất chung về họ, giống, loài
+ Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể...
+ Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: Giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi.
- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản:
+ Phương pháp nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới.
+ Phương pháp phân loại: Các loại ruồi.
+ Phương pháp dùng số liệu: Số vi khuẩn, số lượng sinh sản của mỗi cặp ruồi...
+ Phương pháp liệt kê: mắt lưới, chân tiết ra chất dính...
b.
- Nét đặc biệt:
+ Hình thức: giống như văn bản tường thuật một phiên toà.
+ Nội dung: giống như câu chuyện kể về loài ruồi.
- Những biện pháp nghệ thuật:
+ Nhân hoá
+ Liệt kê
→ Gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui vừa học thêm tri thức.
Câu 2: Đọc đoạn văn SGK và nhận xét
Các biện pháp nghệ thuật được sứ dụng là: đoạn văn thuyết minh chim cú gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV đặt câu hỏi : Dựa vào văn bản tre Việt Nam(Nguyễn Duy), hãy viết một đoạn văn thuyết minh về cây tre trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, so sánh, nhân hóa...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu.
+ Viết bài.
+ Trình bày cá nhân.
Bước 3: Báo cáo thảo luận: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định
-
Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Soạn bài “Các phương châm hội thoại (tiếp theo)”

+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.


TUẦN 1

Tiết: 5



LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT

TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH



I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:


- Hiểu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo,..)

- Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh .

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ ,…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân

3.Phẩm chất

- Có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuạt vào văn bản thuyết minh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:


+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu.

+ Chân dung tác giả, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:



Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.
b. Nội dung hoạt động: GV có thể cho HS quan sát một số dụng cụ trực quan chuẩn bị thuyết minh: (cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón).
* Yêu cầu: HS nhắc lại phương pháp thuyết minh.
c. Sản phẩm học tập: HS nghe và trả lời miệng.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV có thể cho HS quan sát một số dụng cụ trực quan chuẩn bị thuyết minh: (cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón).
- HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV tổng hợp và chuyển ý sang bài mới: Chúng ta đã biết biện pháp nghệ thuật có vai trò không nhỏ trong văn bản thuyết minh. Muốn cho đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động, bài văn được hấp dẫn hơn, hay hơn thì không thể bỏ qua các biện pháp nghệ thuật. Bước đầu tiên, chúng ta sẽ lập dàn ý cho bài văn và viết một đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Để sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh, tiết học này sẽ rèn cho các em kĩ năng đó.
* Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu:
Giúp HS tự thực hành nắm được cách làm bài văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật vào bài văn cụ thể theo đề bài.
b. Nội dung hoạt động:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu ngữ liệu ở SGK một số đề văn thuyết minh.
- HS trình bày theo sự HD.
c. Sản phẩm học tập: Trình bày phần thảo luận, nhận xét kết quả.
d. Tổ chức thực hiện:
I. NL giải quyết vấn đề, hợp tác.
Cho HS nhắc lại dàn ý chung. HS dựa theo những ý cơ bản trong dàn ý để nhận xét, bổ sung cho nhau. GV chốt lại.








I. Dàn ý chung:
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh (cái nón, cái quạt, cái bút bi).
- Thân bài:
+ Lịch sử ra đời (nếu có).
+ Cấu tạo (các bộ phận chính), hình dáng, màu sắc…
+ Lợi ích, công dụng: về vật chất, về tinh thần.
+ Cách làm, cách sử dụng.
+ Cách bảo quản.
- Kết bài: Vai trò của đối tượng thuyết minh trong cuộc sống hiện nay.
* Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:
Củng cố giúp học sinh biết vận dụng kiến thức vào làm các bài tập
b. Nội dung hoạt động:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Dựa vào dàn bài chung, GV cho HS thảo luận nhóm, lập dàn ý các đề.
- HS trình bày, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung ý cho điểm
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d. Tổ chức thực hiện:
II. NL tạo lập văn bản.
Dựa vào dàn bài chung, GV cho HS thảo luận nhóm, lập dàn ý các đề:
- Nhóm 1: Trình bày dàn ý thuyết minh về cái quạt.
-Nhóm 2: Trình bày dàn ý thuyết minh về cái bút bi.
-Nhóm 3: Trình bày dàn ý thuyết minh về cái kéo.
- Nhóm 3: Trình bày dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá.

Các tổ chọn bài và cử đại diện lên trình bày bài của mình trước lớp các tổ lắng nghe và nhận xét vào giấy theo gợi ý ở mục yêu cầu.
GV
II. Luyện tập
1. Nhóm 1: Trình bày dàn ý thuyết minh về cái quạt.

a. Mở bài: Quạt là vật dụng quen thuộc của mùa hè bởi công dụng làm mát trong những ngày hè.
b. Thân bài:
- Lịch sử:
+ Quạt tay xuất hiện từ ngàn xưa, từ những vùng quê ra đến thị thành.
+ Dần dần khoa học phát triển, quạt máy ra đời đầu tiên ở Mĩ vào năm 1832. Đến năm 1882, Philip Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay khi giới thiệu chiếc quạt trần.
- Chủng loại và cấu tạo: quạt tay và quạt máy.
+ Quạt tay: quạt nan (làm bằng nan cây tre bện lại với nhau), quạt mo (làm bằng bẹ cây cau), quạt giấy (làm bằng giấy và khung các nan gỗ mỏng),...
+ Quạt máy (chạy bằng điện): quạt treo tường, quạt để bàn, quạt trần, quạt thông gió, quạt hơi nước,...
- Cấu tạo quạt máy gồm có: cánh quạt, lồng quạt, động cơ quạt, thân quạt, đế quạt.
- Công dụng chính là làm mát, điều hòa không khí. Tuy ngày nay, điều hòa đang ngày càng phổ biến, nhưng với những gia đình nông thôn, quạt vẫn là một đồ dùng quen thuộc, gắn bó với con người những ngày hè.
c. Kết bài: Quạt là một vật dụng vô cùng hữu ích với con người, gắn với những câu chuyện xưa, những câu ca dao “Thằng bờm có cái quạt mo – Phú ông xin đổi ba bò chín trâu”.
2. Nhóm 2: Trình bày dàn ý thuyết minh về cái bút bi.
a. Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi “Nét chữ nét người”.
b. Thân bài :
- Nguồn gốc, xuất xứ: Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930. Ông phát hiện mực giấy in rất nhanh khô nên quyết định nghiên cứu tạo ra một loại mực như thế à Bút bi ra đời.
- Cấu tạo (2 bộ phận chính) :
+ Vỏ bút: ống nhựa tròn dài từ 14 – 15 cm, được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân vỏ bút thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
+ Ruột bút bên trong: làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
+ Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp bút, trên ngoài vỏ có đai gắn vào túi áo, vở.
- Phân loại :
+ Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tùy theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu nổi tiếng.
- Nguyên lí hoạt động, bảo quản:
+ Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: khi sử dụng xong nên bấm bút hoặc nắp vào để tránh rơi ngòi bút xuống nền đất gây gai ngòi.
- Ưu điểm: Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển, giá thành rẻ, tốc độ viết nhanh.
- Nhược điểm: Nét bút nhanh dễ làm hỏng chữ.
c. Kết bài: Kết luận về chiếc bút và vai trò của nó trong cuộc sống.
3. Nhóm 3: Trình bày dàn ý thuyết minh về cái kéo.
a. Mở bài: Giới thiệu về cái kéo – một vật dụng đa năng.
b. Thân bài :
- Sơ lược về nguồn gốc: những di vật ở thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã đã cho thấy sự xuất hiện của kéo → xuất hiện từ rất lâu.
- Cấu tạo và hình dáng: cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong, thường được bọc nhựa là tay cầm.
- Công dụng:
+ Trong may mặc: cắt vải, cắt chỉ may,...
+ Trong học tập: cắt giấy xếp gấp hình trong giờ thủ công.
+ Trong cắt tóc: thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo
+ Trong công nghiệp: cắt tôn, cắt sắt và các vật dụng khác.
+ Trong nấu ăn: kéo phục vụ cắt rau, cắt bánh tráng, khô bò,...
+ Trong y học: dùng trong phẫu thuật...
c. Kết bài : Khẳng định lại vai trò đa dạng của chiếc kéo.
4. Nhóm 3: Trình bày dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá.
a. Mở bài: Nón là là hình ảnh truyền thống quen thuộc của người Việt Nam.
b. Thân bài :
- Nguồn gốc: xuất hiện từ khoảng 2500 – 3000 năm trước về trước và được được lưu truyền cho đến ngày nay.
- Cấu tạo và hình dáng: được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá nón, lá buông, rơm, tre,...chiếc khung hình chóp hay hơi tù, các lá được xếp trên một cái khung gồm các nan tre nhỏ uốn thành hình vòng cung, ghim lại bằng sợi chỉ hay các sợi tơ tằm giữ nón và khung bền chắc. Ngoài ra còn có dây đeo bằng vải mềm hoặc nhung, lụa.
- Phân loại: nhiều loại.
+ Nón ngựa hay nón Gò Găng: sản xuất ở Bình Định, làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa.
+ Nón quai thao: người miền Bắc thường dùng khi lễ hội.
+ Nón bài thơ: ở Huế, là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc vài câu thơ.
+ Nón dấu: nón có chóp nhọn của lính thú thời phong kiến.
+ Nón rơm: nón làm bằng cọng rơm ép cứng.
- Công dụng:
+ Che mưa nắng, gắn bó với người nông dân.
+ Hình ảnh bình dị quen thuộc với tà áo dài truyền thống, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, một nét văn hóa. Món quà ưa thích của du khách mỗi khi đến Việt Nam.
c. Kết bài: Nói về vai trò quan trọng của chiếc nón với cuộc sống và văn hóa Việt Nam.
* Hoạt động 4: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu
Giúp HS có kĩ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật để tiếp tục thực hành viết đoạn văn phần mở bài, thân bài, kết bài.
b. Nội dung hoạt động:
- GV phát PHT yêu cầu HS thực hành.
- HS làm việc cá nhân.
c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
? Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào viết đoạn văn phần thân bài, kết bài với các đề trên (NL hợp tác, tạo lập vb)
-> GV hướng dẫn:
+ Hình thức: đoạn văn thuyết minh.
+ Đối tượng thuyết minh: một hiện tượng xã hội.
+ Yêu cầu: có sử dụng các biện pháp nghệ thuật.
- HS trình bày tình huống theo suy nghĩ, HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và chốt ý.
Phương án đánh giá

- Hình thức đánh giá: đánh giá thường xuyên: GV đánh giá HS (GV-HS)

- Phương pháp đánh giá: quan sát.

- Công cụ đánh giá: thang đo dạng đồ thị



* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học thuộc bài, thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị: Soạn bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”

+ Đọc văn bản, tìm các luận điểm chính của văn bản và các dẫn chứng.

1694712274215.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---VĂN 9 TÁCH ĐỦ 35 TUẦN.zip
    11.9 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án 9 bài làng. giáo án anh văn 8 unit 9 giáo án anh văn 9 thí điểm giáo án anh văn lớp 9 giáo án bài làng ngữ văn 9 violet giáo án bàn về đọc sách giáo án bàn về đọc sách lớp 9 giáo án dạy thêm văn 9 giáo án dạy thêm văn 9 kì 2 giáo án dạy văn 9 giáo án gdcd 9 theo công văn 5512 giáo an gdcd 9 theo công văn 5512 violet giáo án giáo viên văn 9 giáo án lớp 9 ngữ văn giáo án lớp 9 văn giáo án môn văn lớp 9 bài chiếc lược ngà giáo án ngữ văn 9 bài bàn về đọc sách giáo án ngữ văn 9 bài cách dẫn trực tiếp giáo án ngữ văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án ngữ văn 9 bài làng giáo án ngữ văn 9 bài lặng lẽ sa pa giáo án ngữ văn 9 bài on tập về truyện giáo án ngữ văn 9 bàn về đọc sách giáo án ngữ văn 9 chiếc lược ngà giáo án ngữ văn 9 có kỹ năng sống giáo án ngữ văn 9 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 9 dạy học theo chủ đề giáo án ngữ văn 9 hkii 3 cột giáo án ngữ văn 9 làng giáo án ngữ văn 9 lặng lẽ sa pa giáo an ngữ văn 9 mới giáo án ngữ văn 9 mới nhất 2018 giáo án ngữ văn 9 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 9 tập 1 giáo án ngữ văn 9 văn bản làng giáo án ngữ văn lớp 9 bài chiếc lược ngà giáo án ôn tập văn 9 giữa kì 1 giáo án on tập văn 9 violet giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 9 giáo án phụ đạo ngữ văn 9 học kì ii giáo án phụ đạo văn 9 học kì ii giáo án soạn bài bàn về đọc sách giáo án soạn văn 9 giáo án soạn văn 9 bài bàn về đọc sách giáo án soạn văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án soạn văn 9 bài làng giáo án soạn văn 9 bài lặng lẽ sa pa giáo án văn 9 giáo án văn 9 bài 1 giáo án văn 9 bài 2 giáo án văn 9 bài bàn về đọc sách giáo án văn 9 bài bến quê giáo án văn 9 bài bếp lửa giáo án văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án văn 9 bài làng giáo án văn 9 bài lặng lẽ sa pa giáo án văn 9 bài lặng lẽ sa pa tiết 2 giáo án văn 9 bài lặng lẽ sa pa violet giáo án văn 9 bài làng violet giáo án văn 9 bài lục vân tiên gặp nạn giáo án văn 9 bài mùa xuân nho nhỏ giáo án văn 9 bài trau dồi vốn từ giáo án văn 9 bài tuyên bố thế giới giáo án văn 9 bài viếng lăng bác giáo án văn 9 bài đoàn thuyền đánh cá giáo án văn 9 bàn về đọc sách giáo án văn 9 bàn về đọc sách tiết 2 giáo án văn 9 bàn về đọc sách violet giáo án văn 9 bố của xi mông giáo án văn 9 các thành phần biệt lập giáo án văn 9 các thành phần biệt lập tiếp giáo án văn 9 các thành phần biệt lập tiếp theo giáo án văn 9 cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp giáo án văn 9 cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống giáo án văn 9 cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí giáo án văn 9 cảnh ngày xuân giáo án văn 9 chị em thúy kiều giáo án văn 9 chiếc lược ngà giáo án văn 9 chiếc lược ngà tiết 2 giáo án văn 9 chiếc lược ngà violet giáo án văn 9 chủ đề nghị luận xã hội giáo án văn 9 cố hương giáo án văn 9 hay giáo án văn 9 hay nhất giáo án văn 9 hoàng lê nhất thống chí giáo án văn 9 học kì 2 giáo án văn 9 khởi ngữ giáo án văn 9 kì 1 giáo án văn 9 kì 2 giáo án văn 9 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 9 kì 2 theo cv 5512 giáo án văn 9 kiểm tra về thơ và truyện hiện đại giáo án văn 9 kiều ở lầu ngưng bích giáo án văn 9 làng giáo án văn 9 lặng lẽ sa pa giáo án văn 9 lặng lẽ sa pa violet giáo án văn 9 liên kết câu và liên kết đoạn văn giáo án văn 9 liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập) giáo án văn 9 lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga giáo án văn 9 luyện nói giáo án văn 9 luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận giáo án văn 9 mã giám sinh mua kiều giáo án văn 9 mây và sóng giáo án văn 9 mới nhất giáo án văn 9 mùa xuân nho nhỏ giáo án văn 9 mùa xuân nho nhỏ tiết 2 giáo án văn 9 mùa xuân nho nhỏ violet giáo án văn 9 nghị luận trong văn bản tự sự giáo án văn 9 nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống giáo án văn 9 nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí giáo án văn 9 nghị luận về tác phẩm truyện giáo án văn 9 nghĩa tường minh và hàm ý giáo án văn 9 người con gái nam xương giáo án văn 9 người kể chuyện trong văn bản tự sự giáo án văn 9 những ngôi sao xa xôi giáo án văn 9 nói với con giáo án văn 9 ôn tập phần tiếng việt giáo án văn 9 phép nhân tích và tổng hợp giáo án văn 9 phong cách giáo án văn 9 sang thu giáo án văn 9 sang thu violet giáo án văn 9 soạn bài nói với con giáo án văn 9 sử dụng yếu tố miêu tả giáo án văn 9 sự phát triển của từ vựng giáo án văn 9 tập 2 giáo án văn 9 tập 2 bài bàn về đọc sách giáo án văn 9 theo công văn 5512 giáo án văn 9 theo cv 5512 giáo án văn 9 theo định hướng phát triển năng lực giáo án văn 9 thúy kiều báo ân báo oán giáo án văn 9 tiểu đội xe không kính giáo án văn 9 tổng kết từ vựng giáo án văn 9 tổng kết từ vựng tiếp theo giáo án văn 9 tổng kết về từ vựng giáo án văn 9 trang 146 giáo án văn 9 văn bản làng giáo án văn 9 viếng lăng bác giáo án văn 9 vietjack giáo án văn 9 violet giáo án văn 9 vnen giáo án văn 9 xưng hô trong hội thoại giáo án văn bản bàn về đọc sách lớp 9 giáo án văn bản chiếc lược ngà giáo án văn bản làng lớp 9 giáo án văn lớp 9 bài chị em thúy kiều giáo án văn lớp 9 bài mùa xuân nho nhỏ giáo án văn lớp 9 học kì 2 giáo án word ngữ văn 9 bài đồng chí giáo án điện tử văn 9 bài chiếc lược ngà soạn ngữ văn 9 bài chiếc lược ngà giáo án
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,247
    Thành viên mới nhất
    tiep4cthdc1
    Top