Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,994
Điểm
113
tác giả
Giáo án ôn tập hè ngữ văn 8 lên 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI (ĐÃ CHỈNH SỬA) được soạn dưới dạng file word gồm 118 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1719196031946.png


Ngày soạn: 15/7/2023 Ngày dạy: /7/2023
Bài 1: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
I/Mục tiêu
Năng lực

HS nhận biết những câu hỏi đọc hiểu thường găp
Biết cách làm một số dạng câu hỏi
Hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phân tích
Phẩm chất:
Hình thành cho học sinh các phẩm chất như: Tự lập, tự tin, chăm chỉ, trung thực...
Rèn cho học sinh biết phân biết đúng sai...
II/Chuẩn bị của GV và HS
Giáo viên
: tài liệu, giáo án, phiếu học tập
Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở kì 2 lớp 7
III/Tiến trình dạy học
Mở đầu:
(GV kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh về tinh thần học tập, hướng dẫn học sinh ghi chép bài và học bài ở nhà)
Hình thành kiến thức mới
Sản phẩm
I/Một số câu hỏi đọc hiểu thường gặp
1.Câu hỏi về phương thức biểu đạt

+ Các phương thức biểu đạt thường gặp: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ.
+ Trong tất cả các phương thức kể trên thì phương thức nghị luận, tự sựbiểu cảm là phổ biến hơn cả, khi có một câu hỏi dạng này hãy để ý đầu tiên tới 3 phương thức trên.
+ Nếu đề hỏi phương thức chính thì chỉ nêu 01 phương thức chủ yếu, nếu đề hỏi các phương thức biểu đạt thì nêu ít nhất 02 phương thức biểu đạt
2. Câu hỏi về thể thơ
+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ.
+ Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/sáu chữ/ bảy chữ/ lục bát/ song thất lục bát/ thơ tự do
+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài)… xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)

3.Câu hỏi về ngôi kể:
+ Để xác định ngôi kể cần dựa vào lời kể
+ Trong lời kể nếu có “tôi, chúng tôi” => ngôi kể thứ nhất
+ Trong lời kể không có “tôi, chúng tôi”=> ngôi kể thứ 3

4.Câu hỏi về các đơn vị kiến thức tiếng Việt
- Các BPTT: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, điệp ngữ, liệt kê
+ Biện pháp so sánh
là biện pháp sử dụng cách thức đối chiếu sự việc hay sự vật này với sự việc hay sự vật khác khác có nét tương đồng đê làm tăng tính gợi hình, cảm xúc hay sự nhấn mạnh cho người đọc.
+ Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, cảm tính của con người.
+ Ẩn dụ là một biện pháp tu từ khi được sử dụng, các sự vật và hiện tượng được đề cập được gợi tới hay gọi tên thông qua các sự vật và hiện tượng khác có nét tương đồng.
+ Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.
+ Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
+ Liệt kê là biện pháp tu từ bằng cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại ( cùng là danh từ, động từ, tính từ) để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
- Các phép liên kết: Phép lặp, phép nối, phép thế
- Dấu chấm lửng:
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết ;
+ Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng ;
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
3. Luyện tập
Bài 1: Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn trích sau:
Văn bản 1:Con cáo và chùm nho

Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép.
“Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây” - chú nghĩ.
Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho.
Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: "Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi", rồi nó cứ thế bỏ đi.

Văn bản 2:
Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?
Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

Văn bản 3:

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

Văn bản 4:
"Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ".
( Trích “Chợ Tết”, Đoàn Văn Cừ)

Văn bản 5:
Cây cam tên khoa học: Citrus noboilis, thuộc họ Rutaceae; nguồn gốc Trung Quốc, Châu Âu.Cây cam là cây cảnh trái, cây bụi, thân gỗ nhỏ. Cây thường được trồng ngoài trời. Cam, danh pháp khoa học hai phần: Citrus sinensis, tên tiếng Anh là Orange, là loài cây ăn quả cùng họ với bưởi.cây cam có quả nhỏ hơn quả bưởi, vỏ mỏng, khi chín thường có màu da cam, có vị ngọt hoặc hơi chua. Loài cam là một cây lai được trồng từ xưa, có thể lai giống giữa loài bưởi (Citrus maxima) và quít (Citrus reticulata). Đây là cây nhỏ, cao đến khoảng 10 m, có cành gai và lá thường xanh dài khoảng 4-10 cm. Cam bắt nguồn từ Đông Nam Á, có thể từ Ấn Độ, Việt Nam hay miền nam Trung Quốc.
Đáp án:
+ Văn bản 1: Phương thức tự sự
+ Văn bản 2: Phương thức nghị luận
+ Văn bản 3: Phương thức biểu cảm
+ Văn bản 4: Phương thức miêu tả
+ Văn bản 5: Phương thức thuyết minh
Bài 2: Xác định thể thơ của các văn bản sau:
VĂN BẢN 1

Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.

VĂN BẢN 2
Cánh cò cõng nắng qua sông
Chở luôn nước mắt cay nồng của cha
Cha là một dải ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn.

(tríchLục bát về cha” - Thích Nhuận Hạnh)

VĂN BẢN 3
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.
Ôi đâu rồi những trò chơi tuổi trẻ
Những tàu chuối bẹ dừa, những mảnh chòi nhỏ bé
Những vết chân thơ ấu buổi đầu tiên
Mấy tấm mo cau là mấy chiếc thuyền
Mưa cuốn đi rồi.
Mưa chảy xuống dòng sông quê nội
Sóng nước quê hương dào dạt chảy về khơi,
Chở những kỷ niệm xưa, chìm lắng bốn phương trời.
(Trích “ Nhớ cơn mưa quê hương” - Lê Anh Xuân)

Bài 3: Xác định ngôi kể cho những văn bản sau:
Văn bản 1: Con cáo và chùm nho

Một buổi chiều nọ, có một chú cáo đang dạo bước trong rừng và chú phát hiện ra một chùm nho treo lơ lửng trên cành cây cao. Cáo thèm tới mức nước bọt cứ trào ra hai bên mép.
“Thứ này sẽ làm dịu cơn khát của mình đây” - chú nghĩ.
Lùi lại vài bước, chú cáo phóng người lên nhưng không hái được chùm nho nào mà chỉ tới lá nho mà thôi. Một lần nữa, chú cáo lại lùi lại vài bước và cố gắng để hái được chùm nho nhưng vẫn thất bại. Cáo ta tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không thể với tới được chùm nho.
Cuối cùng, bỏ cuộc, chú cáo hếch mũi lên và nói: "Dù gì thì cũng chỉ là những trái nho chua mà thôi", rồi nó cứ thế bỏ đi.

VĂN BẢN 2
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô –kla- hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: “Vé vào cửa là bao nhiêu ? Bán cho tôi bốn vé”.
Người bán vé trả lời: “3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuổi. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?”
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. – Bạn tôi trả lời. – Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: “Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn mới chỉ sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!”
Bạn tôi từ tốn đáp lại: “Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bọn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la”.

Đáp án:
+ Văn bản 1: Ngôi kể thứ ba
+ Văn bản 2: Ngôi kể thứ nhất
Bài tập 4: Chỉ ra BPTT được sử dụng trong các ví dụ sau:
a) Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
=> So sánh: “Hồn tôi” với “vườn hoa lá”
b) Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
( Trích bài thơ Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh )
Điệp ngữ (nghe), ADCĐCG (nghe ...)
c)Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.
=>Các phép tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên:
Biện pháp so sánh
: Câu sống thụ động buông thả … như một con bè trên dòng nước lớn. Phép so sánh cái trừu tượng với cái cụ thể.
Biện pháp ẩn dụ: Các từ ngữ ẩn dụ là: sóng gió, dông bão, con bè trên dòng nước lớn. Có nghĩa muốn nói đến những khó khăn, vất vả trong cuộc sống.
d) Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ, túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi, Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông.
=>Biện pháp tu từ liệt kê : Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.
e) Bác đã lên đường theo tổ tiên
Mác, Lênin – thế giới người hiền (Tố Hữu)
=>BPTT nói giảm nói tránh
f) : Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai
(Ca dao)
=> nhân hoá, điệp ngữ
g) Ninh Kiều máu chảy thành sông tanh trôi vạn dặm .
Tốt động thây chất đầy nội nhơ để ngàn năm
(Trích “Binh Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi)
=>Nói quá
Bài 5: Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau:

a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…
(Nguyên Hồng)​
b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Đáp án:
Phép lặp : mẹ tôi; phép nối : nhưng
Phép liên tưởng: cây, thân, lá, trải; phép nối: vậy mà
Bài 6: Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?

1.Thể điệu Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán … Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
A. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn
B. Nói lên sự ngập ngừng của người viết
C. Nói lên sự bí từ của người viết
D. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu Huế
2.Dấu chấm lửng trong câu văn sau được dùng với dụng ý gì?

Và Điền rất phàn nàn cho những tâm hồn cằn cỗi như tâm hồn của vợ Điền. Đối với thị, trăng chỉ là … đỡ tốn hai xu dầu! ( Nam Cao)
A. Tỏ ý hài hước
B. Tỏ ý mỉa mai, chua chát
C. Tỏ ý thông cảm
D. Tỏ ý bực tức
3.Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì?
"Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả xông vào thở không ra lời:
- Bẩm...quan lớn...đê vỡ mất rồi!" (Phạm Duy Tốn)
A. Thể hiện sự ngập ngừng vì không muốn nói.
B. Cả (C), (D) đều đúng.
C. Thể hiện lời nói ngập ngừng do hốt hoảng. (2)
D. Thể hiện lời nói ngập ngừng do quá mệt. (1)
4. Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
"Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc..."(Vũ Tú Nam)
A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết.
B. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn.
C. Tỏ ý còn nhiều màu sắc chưa liệt kê hết.
D. Nói lên sự bí từ của người viết.
4.Vận dụng: Từ bài học ngày hôm nay, em học tập được điều gì để vận dụng vào cuộc sống của mình?
5. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại toàn bộ phần lí thuyết đã ôn tập
- Xem lại các bài tập đã ôn tập
- Mỗi biện pháp tu từ đã ôn tập, em lấy thêm 1 ví dụ
Kí duyệt của tổ chuyên môn
............ ngày tháng 7 năm 2023




Ngày soạn: 17/7/2023 Ngày dạy: /7/2023
Bài 2: RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU(t)
I/Mục tiêu
1.Năng lực

HS nhận biết những câu hỏi đọc hiểu thường găp
Biết cách làm một số dạng câu hỏi
Hình thành năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực phân tích
2.Phẩm chất:
Hình thành cho học sinh các phẩm chất như: Tự lập, tự tin, chăm chỉ, trung thực...
Rèn cho học sinh biết phân biết đúng sai...
II/Chuẩn bị của GV và HS
1.Giáo viên
: tài liệu, giáo án, phiếu học tập
2.Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở kì 2 lớp 7
III/Tiến trình dạy học
1.Mở đầu:
(GV kiểm tra sĩ số, nhắc nhở học sinh về tinh thần học tập, hướng dẫn học sinh ghi chép bài và học bài ở nhà)
2.Hình thành kiến thức mới
Sản phẩm
6.Các câu hỏi trắc nghiệm tự luận
6.1.Dạng câu hỏi: là gì,vì sao, như thế nào, làm gì?
+Nếu trong câu hỏi có “theo văn bản, theo đoạn trích, theo tác giả…”=>
thì HS tìm câu trả lời trong văn bản và ghi lại
+ Nếu trong câu hỏi có “ theo em” => thì câu trả lời dựa theo ý hiểu của bản thân mình)
6.2.Câu hỏi nêu ý nghĩa của văn bản

Dạng bài tập này học sinh cần trả lời câu hỏi sau:
+ Đoạn trích trên viết về cái gì? Điều gì?
+ Qua đoạn trích tác giả muốn ca ngợi điều gì? nhắc nhở người đọc điều gì? hay thể hiện tình cảm gì?

6.3. Câu hỏi nêu thông điệp
HS có thể viết hoàn chỉnh thành đoạn văn hoặc gạch ý nhưng nên viết đoạn văn và cần đảm bảo những ý sau:
+ Nêu thông điệp chung (thông điệp về điều gì?)
+ Nêu thông điệp cụ thể (thông điệp cần nêu ngắn gọn)
+ Lí giải đây là những thông điệp có ý nghĩa vì sao
6.4.Câu hỏi nêu bài học
HS có thể viết hoàn chỉnh thành đoạn văn hoặc gạch ý nhưng nên viết đoạn văn và cần đảm bảo những ý sau:
+ Nêu bài học chung (bài học về điều gì?)
+ Nêu bài học cụ thể trong đó có bài học nhận thức và bài học hành động
+ Lí giải đây là những bài học có ý nghĩa vì sao
3. Hoạt động luyện tập
Bài 1: Xác định ý nghĩa của các văn bản sau:
Văn bản 1:

Dù con đếm được cát sông
Nhưng không đếm được tấm lòng mẹ yêu
Dù con đo được sớm chiều
Nhưng không đo được tình yêu mẹ hiền
Dù con đi hết trăm miền
Nhưng tình của mẹ vẫn liền núi non
Dù con cản được sóng cồn
Nhưng không ngăn được tình thương mẹ dành

( Thích Nhật Tử)
Văn bản 2:

THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(TheoPhương Liên, SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2007, tr. 36 - 37)


Đáp án:

+ Văn bản 1: Văn bản trên viết về tình yêu thương của người mẹ dành cho con để từ đó bộc lộ tình cảm yêu mến, kính trọng, biết ơn của nhà thơ dành cho mẹ.
+ Văn bản 2: Đoạn trích trên viết về giá trị của thời gian để từ đó nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết quý trọng thời gian, tránh lãng phí thời gian một cách vô ích.
Bài 2: “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.
(Trích từ cuốn Học vấp ngã để từng bước thành công - John C.Maxwell)
1.Theo văn bản thất bại giúp con người điều gì?
2. Tác giả của đoạn trích đã khuyên chúng ta điều gì khi gặp thất bại?
3. Theo em vì sao thất bại lại giúp con người ta có được thành công?
Đáp án:
1.Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.
2.Tác giả của đoạn trích khuyên chúng ta hãy thất bại theo cách tích cực
3. Thất bại giúp con người có thêm những bài học, kinh nghiệm; giúp ta mạnh mẽ, bản lĩnh hơn khi đối mặt với khó khăn, thử thách. Đồng thời trải qua những thất bại, chúng ta sẽ trở nên vững vàng hơn cho chặng đường sau đó để đạt được thành công.
Bài 3: Em rút ra được bài học gì từ đoạn trích sau:
Khi nhìn cuộc đời với ánh mắt tiêu cực, người ta sẽ luôn thấy hoài nghi, lo âu, sợ hãi. Lúc đó, người ta sẽ không làm việc tốt hơn, ít yêu thương hơn, ít cống hiến hơn; sẽ đánh mất tiềm năng và sự tốt đẹp trong bản thân họ. Sự quá tải thông tin tiêu cực sẽ làm mất niềm tin, không mang lại cho xã hội sự an toàn hơn và không giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Khi gửi niềm tin yêu vào con người, nếu ta là một người sống hết mình vì mọi người, luôn tin tưởng, sẵn sàng bao dung và tha thứ thì ta sẽ có niềm tin và sẽ sống có ý nghĩa hơn.
Chúng ta không nên chỉ nhìn vào những mặt trái của cuộc sống rồi vội đánh mất niềm tin vào bản thân, vào thế giới xung quanh. Trách nhiệm tìm lại niềm tin vào cuộc sống phải là tự thân mỗi người. Hãy tự vấn ta đã và sẽ làm gì cho cuộc đời này, cho xã hội này ngày càng đáng sống hơn. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Lòng tốt vẫn quanh đây. Chúng ta không sợ người xấu mà chỉ sợ người tốt không làm gì.
(Đừng đánh mất niềm tin của Diệp Văn Sơn, báo Người lao động)
Đoạn văn tham khảo:
Qua đoạn trích trên, tác giả đã đem đến cho người đọc những bài học vô cùng sâu sắc. Đó là bài học về niềm tin trong cuộc sống(nêu bài học chung). Trước hết c húng ta cần phải hiểu rằng cuộc sống còn rất nhiều những điều tốt đẹp và niềm tin vào cuộc sống là điều rất cần thiết. Chính vì thế chúng ta cần giữ vững niềm tin trong cuộc sống. Không nên nhìn đời bằng ánh mắt tiêu cực. Đừng nghĩ là xã hội vô cảm và dần thiếu vắng người tốt. Người tốt vẫn quanh ta. Hãy xây dựng cho mình một lối sống tích cực, tốt đẹp hơn(bài học cụ thể). Đây là những bài học có ý nghĩa vì niềm tin tạo động lực, sức mạnh cho con người vượt qua khó khăn, thử thách, là nền tảng dẫn đến thành công. Niềm tin vào những người xung quanh chính là nền tảng dể tạo nên những điều tốt đẹp. Một xã hội sẽ không thể tốt đẹp nếu con người không có niềm tin(bài học có ý nghĩa vì). Những bài học được rút ra từ đoạn trích này không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mỗi người mà còn có ý nghĩa với cả cộng đồng, cả xã hội.
Bài 4: Theo em qua đoạn trích sau tác giả muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì?
Jonathan là một người có bộ óc thông minh, nhanh nhạy trong những phân tích về tình hình kinh tế, ông sống và làm việc hết sức chăm chỉ. Hiện Jonathan đang là một tỉ phú. Và Authur cũng là một người có trí óc thông minh không kém, chỉ cần 30 giây để giải ô chữ của tờ NewYork, phân tích tình hình kinh tế Mĩ Latinh trong vòng nửa giờ và tính nhẩm nhanh hơn hầu hết mọi người dù họ có dùng máy tính. Nhưng hiện giờ Authur đang là tài xế của Jonathan. Điều đó giúp Jonathan đường hoàng ngồi ở băng ghế sau của xe limousine còn Authur thì ở phía trước cầm lái. Điều gì phân chia mức độ thành đạt của họ? Điều gì giải thích sự khác biệt giữa thành công và thất bại ?
Câu trả lời nằm trong khuôn khổ một cuộc nghiên cứu của trường đại học Standford. Những nhà nghiên cứu tập hợp thật đông những trẻ em từ 4 đến 6 tuổi, sau đó đưa chúng vào một căn phòng và mỗi em được phát một viên kẹo. Chúng được giao ước: Có thể ăn kẹo ngay lập tức hoặc chờ thêm mười lăm phút nữa sẽ được thưởng thêm một viên kẹo cho sự chờ đợi. Một vài em ăn kẹo ngay lúc đó. Những em khác thì cố chờ đợi để có phần kẹo nhiều hơn. Nhưng ý nghĩa thực sự của cuộc nghiên cứu chỉ đến mười năm sau đó, qua điều tra và theo dõi sự trưởng thành của các em. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những đứa trẻ kiên trì chờ đợi phần thưởng đã trưởng thành và thành đạt hơn so với những đứa trẻ vội ăn ngay viên kẹo.
Điều đó giải thích ra sao? Điểm khác biệt mấu chốt giữa thành công và thất bại không chỉ đơn thuần là việc chăm chỉ hay sở hữu bộ óc của thiên tài mà đó chính là khả năng trì hoãn những mong muốn tức thời. Những người kiềm chế được sự cám dỗ của “ Những viên kẹo ngọt” trên đường đời thường vươn tới đỉnh cao thành công. Ngược lại, những ai vội ăn hết phần kẹo mình đang có thì sớm hay muộn cũng rơi vào cảnh thiếu thốn, cùng kiệt.(…) Có thể nói, cuộc đời như một viên kẹo thơm ngọt, nhưng khi nào thưởng thức và thưởng thức nó như thế nào thì đó là điều chúng ta phải tìm hiểu.

(Trích Không theo lối mòn - Joachim de Posada & Ellen Singer, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016, tr. 03)
Gợi ý:
Qua đoạn trích tác giả đã đem đến cho người đọc những thông điệp có ý nghĩa. Đó là những thông điệp về thái độ cần có của mỗi người trước những cám dỗ đời thường(thông điệp chung). Thông điệp thứ nhất là: Cuộc đời có rất nhiều những cám dỗ ngọt ngào mà chúng ta không lường trước được. Và thông điệp thứ 2 là: Con người cần tìm cách ứng phó với cám dỗ cũng như trở ngại để vươn tới thành công(thông điệp cụ thể). Đây là những thông điệp có ý nghĩa vì cám dỗ luôn xuất hiện với vẻ bề ngoài đẹp đẽ để đánh lừa con người. Nếu không có đủ tỉnh táo, đủ bản lĩnh để vượt qua, chống lại những cám dỗ đó thì chúng ta sẽ sớm nhận lấy những thất bại. Một người không chống được những cám dỗ sẽ khó lòng đạt được thành công. Những thông điệp này không chỉ có ý nghĩa với cá nhân mỗi người mà còn có ý nghĩa với cả cộng đồng và xã hội.(Vì sao thông điệp có ý nghĩa)
4.Vận dụng: Từ bài học ngày hôm nay, em học tập được điều gì để vận dụng vào cuộc sống của mình?
5. Hướng dẫn tự học:
- Xem lại toàn bộ phần lí thuyết đã ôn tập đặc biệt là dạng nêu ý nghĩa, bài học và thông điệp
- Xem lại các bài tập đã ôn tập


 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---Giáo án hè văn 8 chỉnh sửa.docx
    961.1 KB · Lượt xem: 4
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án âm nhạc 8 theo công văn 5512 giáo án âm nhạc 8 theo công văn 5512 violet giáo án anh 8 theo công văn 5512 giáo án anh 8 theo công văn 5512 violet giáo án anh văn 8 giáo án anh văn 8 unit 1 giáo án anh văn 8 unit 9 giáo án anh văn lớp 8 unit 6 giáo án công dân 8 theo công văn 5512 giáo án công nghệ 8 theo công văn 5512 giáo án dạy thêm văn 8 kì 2 violet giáo án dạy thêm văn 8 violet giáo án dạy văn 8 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 giáo án gdcd 8 theo công văn 5512 violet giáo án hình 8 theo công văn 5512 giáo án hóa 8 theo công văn 5512 giáo an hóa 8 theo công văn 5512 violet giáo án học sinh giỏi văn 8 giáo án lịch sử 8 theo công văn 5512 giáo án lịch sử 8 theo công văn 5512 violet giáo án lý 8 theo công văn 5512 giáo án mĩ thuật 8 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 giáo án ngữ văn 8 bài nhớ rừng violet giáo án ngữ văn 8 có phát triển năng lực giáo án ngữ văn 8 có tích hợp liên môn giáo án ngữ văn 8 kì 1 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 mới giáo án ngữ văn 8 phát triển năng lực giáo án ngữ văn 8 phát triển năng lực violet giáo án ngữ văn 8 soạn theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 theo công văn 5512 giáo án ngữ văn 8 theo công văn 5512 violet giáo án ngữ văn 8 vnen giáo án ngữ văn 8 xây dựng đoạn văn trong văn bản giáo án ôn tập giữa kì ii văn 8 giáo án phụ đạo học sinh yếu văn 8 giáo án powerpoint văn 8 giáo án sinh 8 theo công văn 5512 giáo án soạn văn 8 giáo án soạn văn 8 bài câu nghi vấn giáo án soạn văn 8 bài ngắm trăng giáo án soạn văn 8 bài nhớ rừng giáo án soạn văn 8 bài ông đồ giáo án soạn văn 8 bài quê hương giáo án sử 8 theo công văn 5512 giáo án sử 8 theo công văn 5512 violet giáo án thể dục 8 theo công văn 5512 giáo án thể dục 8 theo công văn 5512 violet giáo án theo công văn 5512 môn hóa 8 giáo án tin 8 theo công văn 5512 giáo án tin học 8 theo công văn 5512 giáo án toán 8 theo công văn 5512 giáo án toán 8 theo cv 5512 giáo án văn 8 giáo án văn 8 bài 1 giáo án văn 8 bài câu ghép giáo án văn 8 bài câu ghép tiếp theo giáo án văn 8 bài chiếc lá cuối cùng giáo án văn 8 bài lão hạc giáo án văn 8 bài ngắm trăng giáo án văn 8 bài ôn dịch thuốc lá giáo án văn 8 bài quê hương giáo án văn 8 bài toán dân số giáo án văn 8 bài tức nước vỡ bờ giáo án văn 8 bài đánh nhau với cối xay gió giáo án văn 8 bài đập đá ở côn lôn giáo án văn 8 câu ghép giáo án văn 8 câu ghép tiếp theo giáo án văn 8 câu phủ định giáo án văn 8 chiếc lá cuối cùng giáo án văn 8 chiếc lá cuối cùng violet giáo án văn 8 chiếu dời đô giáo án văn 8 chủ đề 1 giáo án văn 8 chuẩn kiến thức kĩ năng giáo án văn 8 cô bé bán diêm giáo án văn 8 có tích hợp giáo án văn 8 cv 5512 giáo án văn 8 dấu ngoặc kép giáo án văn 8 dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm giáo án văn 8 hai cây phong giáo án văn 8 hay giáo án văn 8 hịch tướng sĩ giáo án văn 8 hk2 giáo án văn 8 học kì 1 giáo án văn 8 học kì 2 giáo án văn 8 học kì 2 violet giáo án văn 8 hội thoại giáo án văn 8 khi con tu hú giáo án văn 8 kì 1 giáo án văn 8 kì 1 theo công văn 5512 giáo án văn 8 kì 1 theo công văn 5512 violet giáo án văn 8 kì 2 giáo an văn 8 kì 2 theo công văn 5512 giáo án văn 8 lão hạc giáo án văn 8 lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 liên kết các đoạn văn trong văn bản giáo án văn 8 luyện nói kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 luyện nói thuyết minh một thứ đồ dùng giáo án văn 8 luyện tập tóm tắt văn bản tự sự giáo án văn 8 luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giáo án văn 8 miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giáo án văn 8 miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự giáo án văn 8 mới giáo án văn 8 mới nhất giáo án văn 8 muốn làm thằng cuội giáo án văn 8 ngắm trăng giáo án văn 8 nhớ rừng giáo án văn 8 nói giảm nói tránh giáo án văn 8 nói quá giáo án văn 8 nước đại việt ta giáo án văn 8 ôn dịch thuốc lá giáo án văn 8 ông giuốc đanh mặc lễ phục giáo án văn 8 phát triển năng lực giáo án văn 8 phương pháp thuyết minh giáo án văn 8 quê hương giáo án văn 8 soạn theo công văn 5512 giáo án văn 8 tập 1 giáo án văn 8 theo công văn 5512 giáo an văn 8 theo công văn 5512 kì 1 giáo án văn 8 thông tin về trái đất năm 2000 giáo án văn 8 thuế máu giáo án văn 8 thuyết minh về một phương pháp giáo án văn 8 tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh giáo án văn 8 tình thái từ giáo án văn 8 tính thống nhất về chủ đề giáo án văn 8 tôi đi học giáo án văn 8 trong lòng mẹ giáo án văn 8 trường từ vựng giáo án văn 8 tức cảnh pác bó giáo án văn 8 tức nước vỡ bờ giáo án văn 8 viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh giáo án văn 8 vietjack giáo án văn 8 violet giáo án văn 8 vnen giáo án văn 8 đánh nhau với cối xay gió giáo án văn 8 đập đá ở côn lôn giáo án văn 8 đi đường giáo án văn lớp 8 giáo án văn lớp 8 bài câu ghép tiếp theo giáo án văn lớp 8 bài nói quá giáo án văn theo công văn 5512 giáo án vật lý 8 theo công văn 5512 giáo án đại số 8 theo công văn 5512 giáo án địa lí 8 theo công văn 5512 giáo án địa lý 8 theo công văn 5512 giáo án điện tử ngữ văn 8 bài nói quá soạn giáo án văn 8 bài tức nước vỡ bờ
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,080
    Bài viết
    40,520
    Thành viên
    154,125
    Thành viên mới nhất
    Thinhthuanh
    Top