Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
83,185
Điểm
113
tác giả
GIÁO ÁN Ôn tập văn 5 lên 6, giáo án dạy hè ngữ văn 5 lên 6 NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 90 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày soạn : 30/7/2023

BUỔI : 1

TIẾT : 1,2,3


ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

BÀI 1: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT



A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:


- Củng cố kiến thức Tiếng Việt: từ và cấu tạo từ Tiếng Việt

- Nhận biết và phân tích được từ Tiếng Việt

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:
Xen kẽ trong giờ.

2. Bài mới:

I. Lý thuyết

1. Từ là gì ?

a.
Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Tiếng có thể có nghĩa rõ ràng hoặc có nghĩa không rõ ràng.

VD : Đất đai ( Tiếng đai đã mờ nghĩa )

Sạch sành sanh ( Tiếng sành, sanh trong không có nghĩa )

b. Từ : là đơn vị nhỏ nhất dùng có nghĩa dùng để đặt câu. Từ có 2 loại :

- Từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành gọi là từ đơn.

- Từ do 2 hoặc nhiều tiếng ghép lại tạo thành nghĩa chung gọi là từ phức. Mỗi tiếng trong từ phức có thể có nghĩa rõ ràng hoặc không rõ ràng.

c. Cách phân định ranh giới từ:

- Dựa vào tính hoàn chỉnh về cấu tạo và về nghĩa của từ, ta có thể xác định được 1 tổ hợp nào đó là 1 từ ( từ phức) hay 2 từ đơn bằng cách xem xét tổ hợp ấy về 2 mặt : kết cấu và nghĩa

- Cách 1 : Dùng thao tác chêm, xen: Nếu quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà lỏng lẻo, dễ tách rời, có thể chêm, xen 1 tiếng khác từ bên ngoài vào mà nghĩa của tổ hợp về cơ bản vẫn không thay đổi thì tổ hợp ấy là 2 từ đơn.

VD: tung cánh Tung đôi cánh

lướt nhanh Lướt rất nhanh

(Hai tổ hợp trên đã chêm thêm tiếng đôi , rất nhưng nghĩa các từ này về cơ bản không thay đổi, do đó tung cánhlướt nhanh là kết hợp 2 từ đơn)

- Ngược lại, nếu mối quan hệ giữa các tiếng trong tổ hợp mà chặt chẽ, khó có thể tách rời và đã tạo thành một khối vững chắc, mang tính cố định ( không thể chêm , xen ) thì tổ hợp ấy là 1 từ phức.

V.D: chuồn chuồn nước chuồn chuồn sống ở nước

mặt hồ mặt của hồ

(Khi ta chêm thêm tiếng sốngcủa vào, cấu trúc và nghĩa của 2 tổ hợp trên đã bị phá vỡ ,do đó chuồn chuồn nướcmặt hồ là kết hợp 1 từ phức)

- Cách 2 : Xét xem trong kết hợp có yếu tố nào đã chuyển nghĩa hay mờ nghĩa gốc hay không.

VD : bánh dày (tên 1 loại bánh); áo dài ( tên 1 loại áo ) đều là các kết hợp của 1 từ đơn vì các yếu tố dày, dài đã mờ nghĩa, chỉ còn là tên gọi của 1 loại bánh, 1 loại áo,

chúng kết hợp chặt chẽ với các tiếng đứng trước nó để tạo thành 1 từ

- Cách 3 : Xét xem tổ hợp ấy có nằm trong thế đối lập không ,nếu có thì đấy là kết hợp củ 2 từ đơn.

VD: có xoè ra chứ không có xoè vào

rủ xuống chứ không có rủ lên xoè ra, rủ xuống là 1 từ phức

ngược với chạy đichạy lại

ngược với bò vàobò ra chạy đi, bò ra là những kết hợp của 2 từ đơn

* Chú ý :

+ Khả năng dùng 1 yếu tố thay cho cả tổ hợp cũng là cách để chúng ta xác định tư cách từ.

VD: cánh én ( chỉ con chim én )

tay người ( chỉ con người )

+ Có những tổ hợp mang tính chất trung gian, nghĩa của nó mang đặc điểm của cả 2 loại ( từ phức và 2 từ đơn ). Trong trường hợp này ,tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta có kết luận nó thuộc loại nào.



2. Từ đơn và từ phức:

a. Từ đơn
là từ chỉ có 1 tiếng

b. Cấu tạo từ phức :

* Từ ghép
: Là từ do 2 hoặc nhiều tiếng có nghĩa ghép lại tạo thành nghĩa chung.

- Từ ghép có nghĩa tổng hợp (T.G hợp nghĩa, T.G đẳng lập, T.G song song ): Là từ ghép mà nghĩa của nó biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn, khái quát hơn so với nghĩa các tiếng trong từ.

- Từ ghép có nghĩa phân loại ( T.G phân loại, T.G chính phụ ): Thường gồm có 2 tiếng, trong đó có 1 tiếng chỉ loại lớn và 1 tiếng có tác dụng chia loại lớn đó thành loại nhỏ hơn.

* Từ láy: Là từ gồm 2 hay nhiều tiếng láy nhau. Các tiếng láy có thể có 1 phần hay toàn bộ âm thanh được lặp lại.

*Nghĩa của từ láy: Rất phong phú, cũng như từ ghép, chúng có cả nghĩa khái quát, tổng hợp và nghĩa phân loại.

VD : làm lụng, máy móc, chim chóc, ...( nghĩa tổng hợp ) nhỏ nhen, nhỏ nhắn, xấu xa, xấu xí ,...( nghĩa phân loại ).

Tuy nhiên , ở tiểu học thường đề cập đến mấy dạng cơ bản sau :

- Diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất (so với nghĩa của từ hay tiếng gốc).

VD : đo đỏ < đỏ Nhè nhẹ < nhẹ

- Diễn tả sự tăng lên, mạnh lên của tính chất:

VD: cỏn con > con sạch sành sanh > sạch

- Diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác, khiến cho từ láy có giá trị gợi hình cụ thể

VD: gật gật, rung rung, cười cười nói nói, ...

- Diễn tả sự đứt đoạn, không liên tục nhưng tuần hoàn.

VD: lấp ló, lập loè, bập bùng, nhấp nhô, phập phồng,...

- Diễn tả tính chất đạt đến mức độ chuẩn mực, không chê được.

VD: nhỏ nhắn, xinh xắn, tươi tắn, ngay ngắn, vuông vắn ,tròn trặn,...

*Từ tượng thanh : Là từ láy mô phỏng, gợi tả âm thanh trong thực tế : Mô phỏng tiếng người, tiếng của loài vật, tiếng động,...

VD: rì rào, thì thầm, ào ào,...

* Từ tượng hình : Là từ láy gợi tả hình ảnh, hình dáng của người, vật gợi tả màu sắc, mùi vị.

VD: Gợi dáng dấp: lênh khênh, lè tè, tập tễnh, ...

Gợi tả màu sắc: chon chót, sặc sỡ, lấp lánh,...

Gợi tả mùi vị: thoang thoảng, nồng nàn ,ngào ngạt,...



3. Phân biệt từ láy với từ ghép

- Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và về âm thì ta xếp vào từ ghép

VD: mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.

VD: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...

- Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy

VD: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...



II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

Bài 1: Tìm các từ ghép, từ láy trong các từ:

Ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, nương náu, đền chùa, đền đài, miếu mại, lăng tẩm, lăng kính, lăng loàn, lăng nhăng.

* Từ láy: Lăng loàn, lăng nhăng, miếu mạo, ruộng rẫy.

* Từ ghép: Ruộng nương, nương rẫy, vườn tược, đình chùa, lăng tẩm, lăng kính

Bài 2: Cho trước tiếng: Làm

Hãy kết hợp với các tiếng khác để tạo thành 5 từ ghép 5 từ láy.

* 5 từ ghép: làm việc, làm ra, làm ăn, làm việc, làm cho

*5 từ láy: Làm lụng, làm lành, làm lẽ, làm lấy, làm liếc

1719721621494.png



THẦY CÔ TẢI NHÉ
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--Giáo án dạy hè Văn 5 lên 6 (chuẩn 8-2023).doc
    547 KB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
37,176
Bài viết
38,640
Thành viên
145,693
Thành viên mới nhất
_woow.
Top