- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,124
- Điểm
- 113
tác giả
Giáo dục địa phương tỉnh quảng ninh lớp 6 CẢ NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải giáo dục địa phương tỉnh quảng ninh lớp 6 về ở dưới.
Tiết 1,2,3
QUẢNG NINH THỜI KÌ TIỀN SỬ ĐẾN NĂM 938
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định được địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh. Kể lại được một số truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh
2. Năng lực
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
- Hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp, trong các hoạt động học tâp; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong học tập.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu lịch sử của địa phương, tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của địa phương
- Trách nhiệm: Quan tâm đến truyền thống lịch sử của địa phương
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
- Bản đồ thể hiện vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam
- Bài đọc "Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938".
- Ảnh vòng chuỗi nhuyễn thể phát lộ tại hang Đông Trong .
- Ảnh rìu, vòng đeo tay, hạt chuỗi bằng đá ngọc và tàn tích thức ăn của người cổ Hạ Long.
- Ảnh Vịnh Hạ Long.
- SGK, tài liệu địa phương
2. Học sinh:
Tìm hiểu trước thông tin liên quan đến nội dung bài học: Phạm vi lãnh thổ, niên đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ; tìm hiểu một số truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS: xem video tại đường link (
https://www.youtube.com/watch?v=0pL7hNV41lI ).
? Đoạn phim hoạt hình cho em biết về sự kiện lịch sử nào? Sự kiện ấy diễn ra thời gian nào? ở đâu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét
GV nhận xét, kết luận
GV: Dần dắt vào bài
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh). Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội), chính thức kết thúc hơn một ngàn năm thời kì phong kiến phương Bắc mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. Đây được coi là mốc lịch sử trọng đại của dân tộc gắn liền với lịch sử địa phương Quảng Ninh. Bài học hôm nay cô cùng các em ngược dòng thời gian tìm hiểu về lịch sử Quảng Ninh từ thời tiền sử cho đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền để biết rõ hơn về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Quảng Ninh nói riêng.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử đến năm 938.
a. Mục tiêu:
Học sinh hiểu Về vùng đất Quảng Ninh thời tiền sử
Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang, Âu Lạc
b. Nội dung:
Tìm hiểu Quá trình hình thành vùng đất Quảng Ninh qua các giai đoạn lịch sử
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm của các nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Dùng Bản đồ thể hiện vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam giới thiệu cho học sinh về vị trí địa lí, dân cư... tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở vùng địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Tọa độ địa lý khoảng 106026’ đến 108031’ kinh độ Đông và từ 20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía Bắc giáp Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Phía Đông giáp biển Đông. Diện tích toàn tỉnh là 8.239,243 km2. Trong đó đất liền là 5.899,2 km2; còn lại là vùng vịnh, đảo, biển (nội thủy). Dân số Quảng Ninh năm 2005 có 1.078,9 nghìn người, dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng đô thị và các huyện miền Tây. Có 21 dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất là Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, tiếp đó là Nùng, Mường, Thái, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào.
Tháng 11 năm 1976, một kỹ sư địa chất đã phát hiện ở Tấn Mài - nay là xã Quảng Đức, huyện Quảng Hà (nay là Hải Hà) những hòn đá có dáng công cụ thô sơ thời tiền sử.
Tiếp đó nhiều nhà khảo cổ đã về đây tìm kiếm và thấy thêm nhiều hòn đá đáng nghiên cứu. Có ý kiến đoán định đây không những là một nơi cư trú cổ mà còn là một "xưởng chế tác" công cụ. Nhưng, ngược lại, còn nhiều ý kiến băn khoăn vì chưa tìm ra được tầng văn hoá khảo cổ, rất có thể những hòn đá có hình công cụ đó chỉ có những hòn đá do va đập ngẫu nhiên trong tự nhiên. Nếu di chỉ đồ đá cũ còn chưa có kết luận cuối cùng thì hàng loạt di chỉ đồ đá mới được liên tiếp phát hiện đã khẳng định trên vùng đảo và ven biển Quảng Ninh đã có người thời tiền sử sinh sống ít nhất là từ non một vạn năm trở lại đây -> Quảng Ninh thời tiền sử
Biểu đồ 1. Niên đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử đến năm 938.
Đọc kết hợp quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi để tìm hiểu địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử đến năm 938.
Tiết 2
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
a. Mục tiêu: Tìm hiểu truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
b. Nội dung: GV giao cho học sinh 3 tổ tìm hiểu các nội dung:
Tìm hiểu truyền thuyết tên gọi Vịnh Hạ Long
Tìm hiểu về Yên Tử.
Tìm hiểu truyền thuyết suối giải oan của Yên Tử
c. Sản phẩm: Các bài thuyết trình của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày bài thuyết trình, các nhóm bổ sung, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
GV nhận xét, đánh giá.
Tiết 3
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a, Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học ở phần hình thành kiến thức, HS giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến bài học bằng các hình thức khác nhau. Thông qua đó giúp HS nắm chắc được nội dung bài học đồng thời rèn luyện các kỹ năng cho hs.
b, Nội dung: HS giải quyết các bài 3,4,5 trong SGK/8
c, Sản phẩm: HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình
d, Tiến trình thực hiện:
B1: Giao nhiệm vụ
Bài 3: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và thuyết trình về tên gọi, lãnh thổ của Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938 theo gợi ý sau:
? Quảng Ninh thời tiền sử được biết đến qua nền văn hóa nào?
? Thời Hùng Vương, Quảng Ninh có tên gọi là gì? Lãnh thổ được giới hạn trong phạm vi nào?
? Nêu các tên gọi của Quảng Ninh từ thời kì Bắc thuộc đến năm 938? Lãnh thổ của Quảng Ninh thay đổi ra sao trong tiến trình cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
? Em có ấn tượng gì về tên gọi, phạm vi lãnh thổ của Quảng Ninh qua các thời kì lịch sử?
? Liên hệ với tên gọi, phạm vi lãnh thổ của Quảng Ninh hiện nay?
Bài 4. Lựa chọn một truyền thuyết về quá trình hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh và thực hiện một trong các hình thức sau:
- Trao đổi với bạn về nội dung truyền thuyết và kể lại.
- Đóng vai một nghệ nhân/người kể chuyện để kể lại truyền thuyết đó.
- Phân vai các bạn trong lớp kể lại các truyền thuyết.
Bài 5. Kể lại một kỉ niệm của em khi trải nghiệm (hoặc tìm hiểu) về vịnh Hạ Long.
- Đó là kỉ niệm gì?
- Thời gian diễn ra?
- Kỉ niệm với ai/ Nơi nào ở vịnh Hạ Long?
- Diễn biến của câu chuyện như thế nào? Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì? Cảm xúc của em lúc đó như thế nào?
- Ý nghĩa của kỉ niệm?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ và thảo luận theo hình thức cặp đôi.
GV quan sát và hỗ trợ HS khi gặp khó khăn. Khuyến khích HS thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp
B3: Báo cáo sản phẩm:
+Gv cho 2 hoặc 3 cặp hs trình bày trước lớp(5-7'); những hs còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu)
- Gv hướng dẫn hs lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá
B4: Đánh giá, kết luận
GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn
GV nhận xét sản phẩm của HS và cho điểm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a, Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học ở phần hình thành kiến thức, HS giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến bài học bằng các hình thức khác nhau. Thông qua đó giúp HS nắm chắc được nội dung bài học đồng thời rèn luyện các kỹ năng cho hs.
b, Nội dung: HS giải quyết các bài tập GV giao cho
c, Sản phẩm: HS thuyết trình sản phẩm của mình
d, Tiến trình thực hiện:
B1: Giao nhiệm vụ:
Bài 6: Làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về vùng đất và con người Quảng Ninh nói chung, Cô Tô nói riêng.
Bài 7: Sưu tầm tư liệu về tên gọi của tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Cô Tô qua các thời kì.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân
B3: Báo cáo sản phẩm: HS thuyết trình sản phẩm của mình trước nhóm
B4: Đánh giá, kết luận:
GV gọi HS khác nhận xét sản phẩm của bạn
GV nhận xét, chốt ý
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
Tiết 1,2,3
QUẢNG NINH THỜI KÌ TIỀN SỬ ĐẾN NĂM 938
Môn học/Hoạt động giáo dục: Giáo dục địa phương 6
(Thời gian thực hiện: 03 tiết - tiết 1,2,3)
(Thời gian thực hiện: 03 tiết - tiết 1,2,3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Xác định được địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh. Kể lại được một số truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh
2. Năng lực
- Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội
- Hợp tác: Hợp tác với các bạn trong lớp, trong các hoạt động học tâp; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong học tập.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu lịch sử của địa phương, tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của địa phương
- Trách nhiệm: Quan tâm đến truyền thống lịch sử của địa phương
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
- Bản đồ thể hiện vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam
- Bài đọc "Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938".
- Ảnh vòng chuỗi nhuyễn thể phát lộ tại hang Đông Trong .
- Ảnh rìu, vòng đeo tay, hạt chuỗi bằng đá ngọc và tàn tích thức ăn của người cổ Hạ Long.
- Ảnh Vịnh Hạ Long.
- SGK, tài liệu địa phương
2. Học sinh:
Tìm hiểu trước thông tin liên quan đến nội dung bài học: Phạm vi lãnh thổ, niên đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh trên bản đồ; tìm hiểu một số truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
III. Tiến trình dạy học
Tiết 1
Ngày dạy | Lớp | Sĩ số | Vắng |
| 6A | | |
| 6B | | |
| 6C | | |
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
HS: xem video tại đường link (
https://www.youtube.com/watch?v=0pL7hNV41lI ).
? Đoạn phim hoạt hình cho em biết về sự kiện lịch sử nào? Sự kiện ấy diễn ra thời gian nào? ở đâu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lới câu hỏi, gợi ý nếu cần.
Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét
GV nhận xét, kết luận
GV: Dần dắt vào bài
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh). Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội), chính thức kết thúc hơn một ngàn năm thời kì phong kiến phương Bắc mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. Đây được coi là mốc lịch sử trọng đại của dân tộc gắn liền với lịch sử địa phương Quảng Ninh. Bài học hôm nay cô cùng các em ngược dòng thời gian tìm hiểu về lịch sử Quảng Ninh từ thời tiền sử cho đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền để biết rõ hơn về lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Quảng Ninh nói riêng.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử đến năm 938.
a. Mục tiêu:
Học sinh hiểu Về vùng đất Quảng Ninh thời tiền sử
Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang, Âu Lạc
b. Nội dung:
Tìm hiểu Quá trình hình thành vùng đất Quảng Ninh qua các giai đoạn lịch sử
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm của các nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Dùng Bản đồ thể hiện vị trí tỉnh Quảng Ninh trong lãnh thổ Việt Nam giới thiệu cho học sinh về vị trí địa lí, dân cư... tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển nằm ở vùng địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam. Tọa độ địa lý khoảng 106026’ đến 108031’ kinh độ Đông và từ 20040’ đến 21040’ vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang. Phía Tây Nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Phía Bắc giáp Trung Quốc với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tường. Phía Đông giáp biển Đông. Diện tích toàn tỉnh là 8.239,243 km2. Trong đó đất liền là 5.899,2 km2; còn lại là vùng vịnh, đảo, biển (nội thủy). Dân số Quảng Ninh năm 2005 có 1.078,9 nghìn người, dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở vùng đô thị và các huyện miền Tây. Có 21 dân tộc trên địa bàn tỉnh, nhiều nhất là Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa, tiếp đó là Nùng, Mường, Thái, Hrê, Hmông, Êđê, Cờ Tu, Gia Rai, Ngái, Cơ Ho, Hà Nhì, Lào.
Tháng 11 năm 1976, một kỹ sư địa chất đã phát hiện ở Tấn Mài - nay là xã Quảng Đức, huyện Quảng Hà (nay là Hải Hà) những hòn đá có dáng công cụ thô sơ thời tiền sử.
Tiếp đó nhiều nhà khảo cổ đã về đây tìm kiếm và thấy thêm nhiều hòn đá đáng nghiên cứu. Có ý kiến đoán định đây không những là một nơi cư trú cổ mà còn là một "xưởng chế tác" công cụ. Nhưng, ngược lại, còn nhiều ý kiến băn khoăn vì chưa tìm ra được tầng văn hoá khảo cổ, rất có thể những hòn đá có hình công cụ đó chỉ có những hòn đá do va đập ngẫu nhiên trong tự nhiên. Nếu di chỉ đồ đá cũ còn chưa có kết luận cuối cùng thì hàng loạt di chỉ đồ đá mới được liên tiếp phát hiện đã khẳng định trên vùng đảo và ven biển Quảng Ninh đã có người thời tiền sử sinh sống ít nhất là từ non một vạn năm trở lại đây -> Quảng Ninh thời tiền sử
Biểu đồ 1. Niên đại hình thành vùng đất, con người của tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử đến năm 938.
Đọc kết hợp quan sát biểu đồ và trả lời câu hỏi để tìm hiểu địa giới, niên đại hình thành vùng đất, con người tỉnh Quảng Ninh từ thời tiền sử đến năm 938.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho Hs thảo luận nhóm với nội dung sau: Thời tiền sử, cư dân Việt cố đã sinh sống trên vùng đất Quảng Ninh vào thời gian nào? Kể tên một số địa điểm thuộc văn hoá Soi Nhụ ghi dấu ấn của người Việt cố trên đất Quảng Ninh. Nêu một số nét đặc trưng của văn hoá Hạ Long thời tiền sử. Theo em, việc cư dân trên vùng đất Quảng Ninh biết sử dụng vỏ sò làm đồ trang sức và tiền trao đối đã phản ánh điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt GV gọi HS đại diện đứng trả lời. GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. * Dự kiến câu trả lời - Quảng Ninh có người thời tiền sử sinh sống ít nhất là từ non một vạn năm trở lại đây ở từ rất sớm, rất có thể là từ thời đồ đá cũ. Cư dân Soi Nhụ chủ yếu sống trong các hang động và núi đá vôi ở ngoài hải đảo và vùng ven bờ vịnh thuộc huyện Vân Đồn, thành phố Hạ Long, một phần Uông Bí, Quảng Yên. Đặc trưng giai đoạn này là văn hoá Hạ Long với nhiều di chỉ khảo cổ được tìm thấy như: vỏ sò dùng làm trang sức và tiền trao đổi, xương thú và xương người cổ đại. Cuộc sống phát triển Bước 4: Đánh giá kết quả Gv nhận xét đánh giá ý thức học tập và tìm hiểu của HS GV: Trước hết là ở hang Soi Nhụ thuộc huyện Vân Đồn, các nhà khảo cổ đã tìm thấy (năm 1967) trong khối vỏ ốc kết thành tầng dầy đã hoá đá những mảnh sọ, răng người, xương chi lẫn với những mảnh gốm thô, non, bàn mài, rìu đá có vai và một xương chi bò rừng. Xếp những mảnh xương người có thể thấy đấy là di cốt của 5 người: 2 nam, 3 nữ. Phân tích độ cổ vỏ của các công cụ và chất lượng đồ gốm cùng quá trình kết tầng hoá thạch lớp vỏ ốc, các nhà khảo cổ đều thống nhất đoán định rằng chủ nhân nơi này sống trong kỳ đồ đá mới, cách ngày nay từ 5 - 6 nghìn năm đến trên một vạn năm. Ngoài di chỉ Soi Nhụ, các nhà khảo cổ còn xếp các di chỉ sau đây: Mái Đá - Đồng Đăng, hang Hà Lùng - xã Sơn Dương; Mái Đá hang Dơi - xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ; hang Hà Giắt - xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn... cũng cùng thời kỳ đồ đá mới. Gần đây có ý kiến gọi tên nền văn hoá khảo cổ này là văn hoá Soi Nhụ, cũng có ý kiến gọi là "văn hoá Tiền Hạ Long". ? Vùng đất Quảng Ninh thời Văn Lang - Âu Lạc được gọi với địa danh nào? GV: Khi hình thành nhà nước đầu tiên của người Việt, vào thời Hùng Vương, vùng đất Quảng Ninh ngày nay đã từng thuộc bộ Ninh Hải - một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Sang thời kì nhà nước Âu Lạc, vùng đất Quảng Ninh lúc đó nằm trong địa vực của bộ Ninh Hải. Việc phát hiện được các di tích của thời kì tiền sử và sơ sử tại Quảng Ninh cũng đã góp phần khẳng định vào thời Hùng Vương, Quảng Ninh đã thực sự là một bộ phận của nhà nước Văn Lang. ? Vùng đất Quảng Ninh thời kì phong kiến phương Bắc cai trị được gọi băng những địa danh nào? GV: Thời Bắc thuộc của Việt Nam bao gồm vùng Quảng Ninh với 6 thời kì đan xen nhau. Trong đó, có 3 thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, 2 thời kì đất nước giành được quyền độc lập và 1 thời kì chính quyền tự chủ. Trong mỗi thời kì có các giai đoạn nhỏ hơn đan xen giữa Bắc thuộc và thời độc lập, tự chủ. * Trong thời kì phong kiến phương Bắc cai trị, Quảng Ninh có nhiều tên gọi khác nhau: -Thời thuộc Tây Hán và Đông Hán, thời Hai Bà Trưng: vùng đất Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ (gồm huyện An Định và huyện Khúc Dương). Thời thuộc Ngô, Tấn: vùng đất Quảng Ninh thuộc quận Giao Chỉ (gồm huyện An Định và một phần huyện Khúc Dương (sau đổi thành huyện Hải Bình)). Từ thời thuộc Lương, vùng đất Quảng Ninh thuộc Hoàng Châu, quận Ninh Hải. -Thời tiền Lý (Lý Nam Đế) và nhà Triệu (Triệu Quang Phục): Quảng Ninh thuộc Quận Hải Ninh của nước Vạn Xuân. -Từ năm 603 đến năm 938 là các thời thuộc Tuỳ, thuộc Đường, thuộc Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn 937 - 938: vùng Quảng Ninh chủ yếu thuộc Lục Châu (có thời kì thuộc quận Ngọc Sơn) gồm huyện Hoa Thanh, huyện Ninh Hải; phần đất Đông Triều thuộc Giao Châu (huyện Nam Định). - Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng (Quảng Yên, Quảng Ninh). Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa, chính thức kết thúc gần một ngàn năm thời kì phong kiến phương Bắc cai trị, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của nước ta | a) Vùng đất Quảng Ninh thời tiền sử Thời tiền sử, Quảng Ninh là một trong những nơi cư trú của người Việt cổ. Dấu tích của con người trên vùng đất Quảng Ninh ngày nay được phát hiện ở các địa điểm thuộc văn hoá Soi Nhụ. -Văn hoá Soi Nhụ là cơ sở để sau đó hình thành các loại hình văn hoá tiến bộ mới tại Cái Bèo, tiếp theo là nền văn hoá Hạ Long nổi tiếng. Ở khu vực vịnh Hạ Long các nhà khảo cổ đã khai quật được di chỉ của người tiền sử vào khoảng 3.000 -1.500 năm TCN b) Vùng đất Quảng Ninh thời kì Văn Lang, Âu Lạc -Vào thời Hùng Vương, vùng đất Quảng Ninh ngày nay đã từng thuộc bộ Ninh Hải - một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. - Sang thời kì nhà nước Âu Lạc, vùng đất Quảng Ninh lúc đó nằm trong địa vực của bộ Ninh Hải. c) Vùng đất Quảng Ninh thời kì phong kiến phương Bắc cai trị - Trong thời kì phong kiến phương Bắc cai trị, Quảng Ninh có nhiều tên gọi khác nhau thuộc quận Giao Chỉ, Ninh Hải... |
Tiết 2
Ngày dạy | Lớp | Sĩ số | Vắng |
| 6A | | |
| 6B | | |
| 6C | | |
a. Mục tiêu: Tìm hiểu truyền thuyết về quá trình lao động sáng tạo, hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh.
b. Nội dung: GV giao cho học sinh 3 tổ tìm hiểu các nội dung:
Tìm hiểu truyền thuyết tên gọi Vịnh Hạ Long
Tìm hiểu về Yên Tử.
Tìm hiểu truyền thuyết suối giải oan của Yên Tử
c. Sản phẩm: Các bài thuyết trình của HS.
d.Tổ chức thực hiện:
GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày bài thuyết trình, các nhóm bổ sung, nhận xét, đánh giá nhóm bạn.
GV nhận xét, đánh giá.
Ngày dạy | Lớp | Sĩ số | Vắng |
| 6A | | |
| 6B | | |
| 6C | | |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a, Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học ở phần hình thành kiến thức, HS giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến bài học bằng các hình thức khác nhau. Thông qua đó giúp HS nắm chắc được nội dung bài học đồng thời rèn luyện các kỹ năng cho hs.
b, Nội dung: HS giải quyết các bài 3,4,5 trong SGK/8
c, Sản phẩm: HS thuyết trình sản phẩm của nhóm mình
d, Tiến trình thực hiện:
B1: Giao nhiệm vụ
Bài 3: Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch và thuyết trình về tên gọi, lãnh thổ của Quảng Ninh thời kì tiền sử đến năm 938 theo gợi ý sau:
? Quảng Ninh thời tiền sử được biết đến qua nền văn hóa nào?
? Thời Hùng Vương, Quảng Ninh có tên gọi là gì? Lãnh thổ được giới hạn trong phạm vi nào?
? Nêu các tên gọi của Quảng Ninh từ thời kì Bắc thuộc đến năm 938? Lãnh thổ của Quảng Ninh thay đổi ra sao trong tiến trình cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc?
? Em có ấn tượng gì về tên gọi, phạm vi lãnh thổ của Quảng Ninh qua các thời kì lịch sử?
? Liên hệ với tên gọi, phạm vi lãnh thổ của Quảng Ninh hiện nay?
Bài 4. Lựa chọn một truyền thuyết về quá trình hình thành và phát triển của con người trên vùng đất Quảng Ninh và thực hiện một trong các hình thức sau:
- Trao đổi với bạn về nội dung truyền thuyết và kể lại.
- Đóng vai một nghệ nhân/người kể chuyện để kể lại truyền thuyết đó.
- Phân vai các bạn trong lớp kể lại các truyền thuyết.
Bài 5. Kể lại một kỉ niệm của em khi trải nghiệm (hoặc tìm hiểu) về vịnh Hạ Long.
- Đó là kỉ niệm gì?
- Thời gian diễn ra?
- Kỉ niệm với ai/ Nơi nào ở vịnh Hạ Long?
- Diễn biến của câu chuyện như thế nào? Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì? Cảm xúc của em lúc đó như thế nào?
- Ý nghĩa của kỉ niệm?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS suy nghĩ và thảo luận theo hình thức cặp đôi.
GV quan sát và hỗ trợ HS khi gặp khó khăn. Khuyến khích HS thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp
B3: Báo cáo sản phẩm:
+Gv cho 2 hoặc 3 cặp hs trình bày trước lớp(5-7'); những hs còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét đánh giá (vào phiếu)
- Gv hướng dẫn hs lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá
B4: Đánh giá, kết luận
GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá sản phẩm của nhóm bạn
GV nhận xét sản phẩm của HS và cho điểm
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a, Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học ở phần hình thành kiến thức, HS giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến bài học bằng các hình thức khác nhau. Thông qua đó giúp HS nắm chắc được nội dung bài học đồng thời rèn luyện các kỹ năng cho hs.
b, Nội dung: HS giải quyết các bài tập GV giao cho
c, Sản phẩm: HS thuyết trình sản phẩm của mình
d, Tiến trình thực hiện:
B1: Giao nhiệm vụ:
Bài 6: Làm hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về vùng đất và con người Quảng Ninh nói chung, Cô Tô nói riêng.
Bài 7: Sưu tầm tư liệu về tên gọi của tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Cô Tô qua các thời kì.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân
B3: Báo cáo sản phẩm: HS thuyết trình sản phẩm của mình trước nhóm
B4: Đánh giá, kết luận:
GV gọi HS khác nhận xét sản phẩm của bạn
GV nhận xét, chốt ý
THẦY CÔ TẢI NHÉ!