Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,315
Điểm
113
tác giả
GOM FULL Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn CHỌN LỌC MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word, pdf, pptx gồm các file trang. Các bạn xem và tải tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn về ở dưới.
GỬI BẠN THAM KHẢO 4 BỘ NÀY NHÉ.

BỘ 1 ĐẾN 3 VÀ BỘ SỐ 2 VÀ 4



















BỘ SỐ 1

(gồm tất cả các văn bản trong CT Ngữ văn 9)

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.



MÔ TÍP, CẤU TRÚC BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1. Mở bài theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng. ( Mở bài trực tiếp)

- Giới thiệu tác giả + sự nghiệp sáng tác: Những tác giả các em được học đều nổi tiếng nên cứ giới thiệu na ná như nhau. Chỉ thay nhà thơ bằng nhà văn…

- Giới thiệu tác phẩm: Những tác phẩm các em được học đều là những tác phẩm thành công và đặc sắc nên cũng giới thiệu na ná như nhau

- Giới thiệu nội dung cần nghị luận: Thì các em nói dung khái quát nhất của tác phẩm, của nhân vật… Cái này có trong ghi nhớ hoặc đã học.

- Câu cuối: Vẻ đẹp của…đoạn thơ, đoạn văn, của nhân vật được thể hiện một cách sâu sắc, chân thật của khổ thơ thứ….hoặc qua đoạn trích…Phương Định phá bom…

Lưu ý: chớ nhầm lần khi đề yêu cầu nghị luận 1 đoạn thơ sẽ mở bài khác nghị luận 1 bài thơ (khác ở câu cuối giới thiệu vấn đề cần nghị luận). Đối với đè thi vào lớp 10 hay cuối kì, cuối năm thì hiếm khi ra nghị luận cả bài thơ mà thường chỉ ra một vài khổ thơ hoặc một vài đoạn văn. Vì thế câu cuối cùng của mở bài hoặc câu đầu tiên của thân bài phải giới thiệu được VẤN ĐỀ CẦN NGHỊ LUẬN là nằm ở đoạn thơ, đoạn trích nào. (xem ví dụ ở trên)

2. Phần thân bài: Cũng theo cấu trúc 3 gạch đầu dòng

- Nêu luận điểm

- Nêu dẫn chứng

- Đánh giá, nhận xét về nội dung và nghệ thuật về dẫn chứng đã đưa ra.

3. Kết bài cũng theo mô típ 3 gạch đầu dòng.

- Tổng kết về nghệ thuật

- Tổng kết về nội dung

- Viết vài dòng cảm nghĩ, lời cảm ơn tác giả hoặc cảm xúc cho mượt mà

- Dẫn một vài câu thơ gần gũi thì sẽ hay hơn

4. Trình bày đoạn văn

Nhất định trong bài văn phải có câu nêu luận điểm và đoạn văn phải trình bày theo cách diễn dịch hoặc Tổng - phân - Hợp (không nên trình bày theo cách quy nạp hoặc song hành)





5. ( Mở bài gián tiếp)

Trên là cách mở bài trực tiếp, ưu điểm của cách mở bài này là dễ, nhanh, ai cũng làm được và 100% không thể sai. Tuy nhiên mở bài này có nhược điểm là không gây ấn tượng vì thế lựa chọn cách mở bài gián tiếp sẽ hấp dẫn hơn. Mở bài gián tiếp cũng có 2 cách cho 2 đối tượng: Học sinh đại trà và HS giỏi (ở đây, mình chỉ hướng dẫn cách dùng cho HS đại trà. Nội dung cụ thể nằm trong tài liệu khi lấy trọn bộ)

6. Tài liệu của mình áp dụng triệt để theo ghi nhớ sách giáo khoa trang 63 và 78 cho nên bất kì ai dù là học sinh hay giáo viên đều “đọc là hiểu, dạy là đỗ”



Bộ tài liệu, đề SHG của chia sẻ để phục vụ nâng cao chất lượng cho học sinh của bạn. Vì thế mình không phân quyền cho mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Khi mình chia sẻ tài liệu dĩ nhiên là mình có nhiều cách bảo vệ tài liệu của mình. Để tránh mọi phiền phức, khiếu nại rất mong các bạn tôn trọng.

Chúng ta hãy là những người bạn để chia sẻ và kết nối thay vì những cuộc chiến tranh trên mạng để rồi ai cũng sẽ trở thành người nổi tiếng bạn nhé.





Hướng dẫn cách viết mở bài đơn giản nhưng đúng

Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. Điều đó được thể hiện một cách sâu sắc, chân thật, giản dị cua khổ thơ thứ....(Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)





DIỄN GIẢI MỞ BÀI

Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. (Câu này giới thiệu tác giả)

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng (Câu này giới thiệu thật ngắn gọn, đơn giản sự nghiệp văn chương )

Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông (Câu này giới thiệu nội dung nghị luận)

Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)

Nếu phân tích 1 đoạn thơ thì phải thêm câu giới thiệu đoạn thơ đó nữa.

Ví dụ ta thêm: Điều đó được thể hiện một cách chân thực và sâu sắc qua khổ thơ thứ...



GHI NHỚ SGK

Cach làm bài văn nghị luận về đoạn thơ , bài thơ trang 78





















Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo lí thuyết SGK trang 63







Bài vận dụng theo ghi nhớ



BÀI THƠ ĐỒNG CHÍ

Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sự nghiệp sáng tác của ông không thật sự đồ sộ nhưng có những tác phẩm làm lay động trái tim bao bạn đọc. “Đồng chí” được viết vào năm 1948 rút trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ đã thể hiện thành công hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp bình dị và giàu tình đồng chí đồng đội

Luận điểm 1: Hai dòng thơ đầu tiên, tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của người lính.

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá​

" Anh" và "tôi" được tác giả đặt ở hai câu thơ tạo ra một sự sóng đôi trong cấu trúc với những lời thơ mộc mạc chân tình như chính hoàn cảnh xuất thân của họ (nghệ thuật). Anh ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua" còn tôi vào lính từ một vùng "đất cày lên sỏi đá". Đó là những mảnh đất bạc màu, nhiễm mặn cằn cỗi, khô cằn. Ở họ đều giống nhau ở cái nghèo khó, vất vã, giống nhau ở cái chất nông dân chất phác. Anh và tôi từ xa xôi thành gần gũi, từ lạ trở thành thân quen. Và cũng từ đây họ trở thành "đồng đội" và "tri kỉ" của nhau. Cách sử dụng hai thành ngữ rất sáng tạo khiến câu thơ trở nên giàu tính gợi cảm và sức khái quát cao.

Luận điểm 2: Tình đồng chí không những bắt nguồn từ cảnh ngộ mà hơn thế nữa, tình đồng chí còn được hình thành từ cùng chung nhiệm vụ, chung lí tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu.

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí​

phân tích nghệ thuật Æ Hai hình ảnh hoán dụ "súng" và "đầu" được tác giả đặt gần nhau khẳng định sự thống nhất trong lí trí và tình cảm của người chiến sĩ. "Súng" biểu tượng cho chiến tranh, cho nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, "đầu" biểu tượng cho lí trí và tình cảm. Từ cái khó khăn, thiếu thốn khiến cho người lính hiểu và cảm thông cho nhau hơn và chính điều đó đã khiến họ trở thành "tri kỉ". Thật cảm động biết bao khi đọc câu thơ "đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ". Trình bày suy nghĩ Æ Sự nghiệp giải phóng dân tộc đã xoá bỏ mọi khoảng cách xa lạ về không gian nơi sinh sống của mỗi người. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, ý chí và lí tưởng" . Đến khi đắp “chung chăn” trong đêm giá rét thì họ đã thực sự là anh em một nhà. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết: "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" là để thể hiện tình kháng chiến gắn bó, bền chặt. Để nói về sự gần gũi, sẻ chia, về cái thân tình ấm áp không gì hơn là hình ảnh đắp chăn chung. Như thế, tình đồng chí đã bắt nguồn từ cơ sở một tình tri kỉ sâu sắc, từ những cái chung giữa "anh" và "tôi". Phân tích từ ngữ Æ Tri kỉ là hiểu bạn như hiểu mình, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi, đắng cay với bạn. Cái hay ở câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” chính là cách dùng từ “đôi” mà không dùng từ “hai”? Đôi là gắn bó chặt chẽ với nhau, không tách rời nhau như đôi dép, đôi đũa vậy: “Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia” .Đó là cách độc đáo trong cách dùng từ của nhà thơ. Cho nên cách nói “đôi bạn” sẽ khác với “hai người bạn” là như thế.

phân tích nghệ thuật, giọng thơ Æ Câu thơ thứ 7 chỉ có hai tiếng “Đồng chí” nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất? Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Bình Æ Hai tiếng "đồng chí" được tác giả cố ý tách thành một câu thơ như một dụng ý nghệ thuật vừa tạo ra sự hài hoà, cân đối của bài thơ vừa tạo ra ra điểm nhấn như khẳng định sự thiêng liêng cao đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội.

Luận điểm 3: Những câu thơ tiếp theo là những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí và đồng đội. Trước hết là sự thấu hiểu tâm tư, hoàn cảnh của nhau

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ giáo lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính​

Nhận xét, đánh giá " Hình ảnh ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa hiện lên thật bình dị mà gần gũi biết bao. Đó là những hình ảnh rất thân quen của những người nông dân. Ruộng vườn và căn nhà lung lay trước gió đang chờ đợi những bàn tay của người chồng, người cha sửa chữa thế nhưng người lính vẫn tạm gác lại tất cả lo toan nơi quê nhà để ra trận. Người lính ở đây đã hi sinh tất cả những gì là riêng tư để đi làm nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả hơn. Họ đã đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích gia đình. Họ ra đi mang theo trên vai mình cả trọng trách của cả Tổ quốc. Phân tích từ ngữ Æ Từ "mặc kệ" thể hiện thái độ dứt khoát, quyết tâm. Có người cho rằng người lính ở đây thật vô tình vì còn có gì sâu nặng hơn gia đình quê hương vậy mà họ không chút bận tâm khi ra đi. Nhưng đó mới là cái làm nên sự cao đẹp không

1691817756685.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Bộ tài liệu tổng hợp ôn thi vào 10.zip
    18 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập văn ôn thi vào 10 bộ đề ôn thi văn vào 10 các bài văn ôn vào 10 cách ôn thi môn văn vào lớp 10 hiệu quả cách ôn thi văn vào 10 hiệu quả cách ôn văn thi vào 10 cách ôn văn vào 10 cách ôn văn vào 10 hiệu quả cấp tốc 789+ môn văn ôn thi vào 10 pdf file ôn văn vào 10 file văn ôn thi vào 10 kiến thức văn ôn thi vào 10 lộ trình ôn văn vào 10 những bài văn ôn vào lớp 10 ôn chuyên văn vào 10 ôn luyện thi vào 10 môn văn ôn luyện văn thi vào 10 ôn luyện văn vào 10 ôn luyện văn vào lớp 10 ôn tập làm văn lớp 10 kì 2 ôn tập ngữ văn lớp 10 giữa học kì 1 ôn tập văn vào 10 ôn thi chuyên văn vào 10 ôn thi văn lớp 10 học kì 1 ôn thi văn vào 10 ôn thi văn vào 10 năm 2022 on thi vào 10 môn văn ôn thi vào 10 toán văn anh ôn thi vào 10 văn bản chiếc lược ngà ôn thi vào 10 văn bản lặng lẽ sa pa ôn thi vào lớp 10 môn văn bài sang thu ôn thi vào lớp 10 môn văn pdf ôn thi vào lớp 10 môn văn phần tiếng việt ôn thi vào lớp 10 văn bản chiếc lược ngà ôn văn lớp 10 ôn văn lớp 10 giữa kì 1 ôn văn lớp 10 học kì 2 ôn văn thi vào 10 ôn văn vào 10 ôn văn vào 10 cấp tốc ôn văn vào 10 hà nội ôn văn vào lớp 10 ôn vào 10 môn văn sách ôn luyện văn vào 10 sách ôn văn vào 10 tài liệu ôn văn vào 10 văn mẫu ôn thi vào 10 đáp án môn văn vào 10 hà nội đáp án môn văn vào 10 hải phòng đề cương ôn văn vào 10 đề ôn thi văn vào 10 có đáp án đề thi môn văn vào 10 hà nội đề thi môn văn vào 10 năm 2018 đề thi môn văn vào 10 năm 2019 đề thi môn văn vào 10 năm 2020 đề thi môn văn vào 10 năm 2021 đề thi môn văn vào 10 năm 2022 đề thi môn văn vào 10 năm 2022 hải phòng
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,201
    Thành viên mới nhất
    jinhye24

    Thành viên Online

    Top