- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,062
- Điểm
- 113
tác giả
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 SGK Chân trời sáng tạo năm 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 60 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Soạn bài 1: Đọc Lời của cây
Câu hỏi 1: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Bài giải:
- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.
- Khổ thơ cuối là lời của cây.
- Dựa vào những câu thơ được tác giả miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây nên ta xác định năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đối với khổ thơ cuối, tác khẳng định được đó là lời của cây bởi tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa, chính thức xưng “tôi”.
Câu hỏi: Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?
Trả lời:
Em đã quan sát quá trình lớn lên của chú chó con nhà em từ lúc mới được chó mẹ sinh ra đến bây giờ khi nó trưởng thành. Em cảm thấy thật là kì diệu và vô cùng thích thú bởi sự phát triển thay đổi rõ rệt của chú chó.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh "nhú lên giọt sữa"?
Trả lời:
Hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, đã khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt nhưng cũng đầy sự dễ thương.
Câu hỏi 2: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4.
Trả lời:
Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm:
+ Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai.
+ Khổ 3: nằm, nghe.
+ Khổ 4: kiêng, nghe, đón.
Câu hỏi 2: Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.
Bài giải:
Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ:
- Khi còn là hạt: " nằm lặng thinh".
- Khi đã lên mầm: "nhú lên giọt sữa", "thì thầm", "kiêng gió bắc", "kiêng mưa giông", "đón tia nắng hồng".
- Khi đã thành cây: "nghe màu xanh", "bắt đầu bập bẹ", "góp xanh đất trời".
Câu hỏi 3: Theo em, những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ"?
Bài giải:
Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.
Câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì.
Bài giải:
- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 SGK CTST
Soạn bài 1: Đọc Lời của cây
Câu hỏi 1: Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?
Bài giải:
- Năm khổ thơ đầu là lời của tác giả.
- Khổ thơ cuối là lời của cây.
- Dựa vào những câu thơ được tác giả miêu tả, nói thay tâm tình của mầm cây nên ta xác định năm khổ thơ đầu là lời của tác giả. Đối với khổ thơ cuối, tác khẳng định được đó là lời của cây bởi tác giả nhường lời cho cây xanh cất tiếng nói “khi cây đã thành”, nhân vật được nhân hóa, chính thức xưng “tôi”.
Câu hỏi: Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?
Trả lời:
Em đã quan sát quá trình lớn lên của chú chó con nhà em từ lúc mới được chó mẹ sinh ra đến bây giờ khi nó trưởng thành. Em cảm thấy thật là kì diệu và vô cùng thích thú bởi sự phát triển thay đổi rõ rệt của chú chó.
TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN
Câu hỏi 1: Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hình ảnh "nhú lên giọt sữa"?
Trả lời:
Hiện tượng nảy mầm được ví với giọt sữa trắng trong, trong trẻo, đã khiến em hình dung ra chiếc mầm cây nhỏ bé, non nớt nhưng cũng đầy sự dễ thương.
Câu hỏi 2: Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3, 4.
Trả lời:
Những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm:
+ Khổ 2: nhú, thì thầm, ghé tai.
+ Khổ 3: nằm, nghe.
+ Khổ 4: kiêng, nghe, đón.
Câu hỏi 2: Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.
Bài giải:
Một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ:
- Khi còn là hạt: " nằm lặng thinh".
- Khi đã lên mầm: "nhú lên giọt sữa", "thì thầm", "kiêng gió bắc", "kiêng mưa giông", "đón tia nắng hồng".
- Khi đã thành cây: "nghe màu xanh", "bắt đầu bập bẹ", "góp xanh đất trời".
Câu hỏi 3: Theo em, những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang "ghé tai nghe rõ"?
Bài giải:
Những dòng thơ như "Ghé tai nghe rõ", "Nghe mầm mở mắt" đã thể hiện mối quan hệ gần gũi, giao cảm giữa thiên nhiên và nhà thơ, sự nâng niu sự sống. Cho thấy tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho mầm cây, đó là tình yêu thương, trìu mến, đầy sự nâng niu.
Câu hỏi 4: Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì.
Bài giải:
- Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho nhưng mầm cây là: Hạt nằm lặng thinh, Ghé tai nghe rõ, Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời, Nghe mầm