Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,994
Điểm
113
tác giả
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ VÀ Trả lời câu hỏi sgk ngữ văn 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO NĂM 2024-2025 FULL NĂM được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI SGK NGỮ VĂN HKI CTST



Tri thức ngữ văn trang 11

1. Thơ sáu chữ, bảy chữ

- Thơ sáu chữ là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ. Thơ bảy chữ là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ. Mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.

2. Vần

- Bên cạnh cách phân loại vần chân, vần lưng, vần trong thơ còn được phân loại thành vần liền và vần cách (thuộc vần chân). Vần liền là trường hợp tiếng cuối của hai dòng thơ liên tiếp vần với nhau. Vần cách là trường hợp tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau.

3. Bố cục của bài thơ

- Bố cục của bài thơ là sự tổ chức, sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định. Việc xác định bố cục giúp người đọc có cái nhìn tổng quát, biết rõ bài thơ có mấy phần, vị trí và ranh giới từng phần trong bài thơ, từ đó có thể xác định được mạch cảm xúc của bài thơ.

4. Mạch cảm xúc của bài thơ

- Mạch cảm xúc của bài thơ là sự tiếp nối, sự vận động của cảm xúc trong bài thơ.

5. Cảm hứng chủ đạo

- Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, thường gắn với tư tưởng và đánh giá nhất định được thể hiện xuyên suốt tác phẩm, tác động đến cảm xúc của người đọc.

6. Vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn học

- Tác phẩm văn học là sản phẩm của trí tưởng tượng, sáng tạo, được thể hiện bằng ngôn từ. Vì thế, khi đọc văn bản, người đọc cần huy động nhận thức, trải nghiệm, sử dụng kết hợp các giác quan đề tái hiện trong tâm trí mình hình ảnh con người hay bức tranh đời sống mà nhà văn, nhà thơ đã khắc họa trong văn bản. Nhờ khả năng tưởng tượng, người đọc có thể trải nghiệm cuộc sống được miêu tả, hóa thân vào các nhân vật, từ đó cảm nhận và hiểu văn bản đầy đủ, sâu sắc hơn.

7. Từ tượng hình và từ tượng thanh: đặc điểm và tác dụng:

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật, chẳng hạn: gập ghềnh, khẳng khiu, lom khom…

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế, chẳng hạn: khúc khích, róc rách, tích tắc…

- Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao; có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể; thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Trong lời mẹ hát trang 13, 14, 15

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):

Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.

Trả lời:


- Câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ là:

+

Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già.

+

Ai rằng công mẹ như non

Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Liên hệ:
Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?

Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru sau:

- Chú Cuội ngồi gốc cây đa,

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

Cha còn cắt cỏ trên trời

Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên

- Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò

không không, tôi đứng trên bờ

Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi

à ơi...

2. Suy luận: Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?

- Bảy khổ trước nói về công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con còn khổ thơ cuối thể hiện sự biết ơn và tình thương của người con dành cho mẹ.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính:
Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định thể thơ của bài “Trong lời mẹ hát”.

Trả lời:


- Bài thơ được viết theo thể thơ: 6 chữ.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?

Trả lời:

Vần trong bài thơ là vần cách vì tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: ngào – dao, xanh – chanh,…

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?

Trả lời:

- Sơ đồ bố cục của bài thơ:

- Nét độc đáo của cách bố cục bài thơ là:

+ 3 khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát.

+ 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ.

+ Khổ cuối: Niềm tin về tương lai của người con

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.

Trả lời:

- Chòng chành nhịp võng ca dao:

+ “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ”

→ Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời.

+ Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu.

→ Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước.

- Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”.

→ Trong lời ru của mẹ, con thấy được những hình ảnh quen thuộc về quê hương, đất nước ngày xưa, những hình ảnh thân thuộc ấy giúp con thêm yêu mến, hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời thấy được nỗi vất vả của mẹ chảy trôi cùng thời gian và năm tháng.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy: hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con khôn lớn, trưởng thành.

Câu 6 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi xót xa và lòng biết ơn của người con dành cho người mẹ đã vất vả tảo tần nuôi con khôn lớn.

- Vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh giúp cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, truyền cảm và gợi tả được rõ nét tình yêu thương, sự vất vả lam lũ của người mẹ qua năm tháng.

Câu 7 (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?

Trả lời:

- Nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: nó lột tả rõ nét, chân thực tình yêu thương của người mẹ dành cho con, gói gọn tất cả trong tiếng hát.

Câu 8 (trang 14 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?

Trả lời:

- Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết là: ở các bài thơ khác tác giả dùng các hình ảnh tượng trưng: “miếng cau khô”, “nước trong nguồn” … để nói về tình yêu thương của mẹ dành con cái, nhưng trong bài thơ này tác giả sử dụng tiếng hát, nhờ tiếng hát để thể hiện tình yêu thương to lớn của mình dành cho con.

Nhớ đồng trang 15, 17

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 15 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1):
Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Trả lời:

- Vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của vùng đất Tây Bắc và sự thân thiện, hiếu khách của con người nơi đây đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận:
Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

- Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.


2. Suy luận: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

- Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của tác giả. Thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc

1719194908712.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--HỆ THỐNG TRẢ LỜI NV8 SGK HKI CTST.docx
    564.4 KB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn--HỆ THỐNG TRẢ LỜI NV8 SGK HKII CTST.docx
    1.8 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo chuyên đề môn ngữ văn 8 báo cáo chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề bồi dưỡng ngữ văn 8 các chuyên đề ngữ văn 8 các chuyên đề văn 8 chuyên văn 8 chuyên đề anh văn 8 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn 8 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 8 chuyên đề bồi dưỡng văn 8 chuyên đề cảm thụ văn học lớp 8 chuyên đề dạy học văn 8 chuyên đề môn ngữ văn 8 chuyên đề môn ngữ văn lớp 8 chuyên đề ngữ văn 8 chuyên đề ngữ văn 8 học kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 kì 2 chuyên đề ngữ văn 8 violet chuyên đề ôn thi hsg văn 8 chuyên đề thơ mới văn 8 chuyên đề tích hợp liên môn ngữ văn 8 chuyên đề văn 8 chuyên đề văn 8 mới nhất chuyên đề văn 8 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 8 chuyên đề văn học nước ngoài lớp 8 chuyên đề văn học trung đại lớp 8 chuyên đề văn nghị luận lớp 8 chuyên đề văn nghị luận xã hội chuyên đề văn thuyết minh lớp 8 chuyên đề văn tự sự lớp 8 chuyên đề đọc hiểu văn 8 giáo án chuyên đề ngữ văn 8 giáo an dạy chuyên đề ngữ văn 8 giáo án dạy chuyên đề văn 8 tên chuyên đề văn 8 đề chuyên văn lớp 8
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,080
    Bài viết
    40,520
    Thành viên
    154,125
    Thành viên mới nhất
    Thinhthuanh
    Top