Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,500
Điểm
113
tác giả
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT- KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 23 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA SỬ DỤNG THÍ
NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG: “TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA
NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT- KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7

Môn: Khoa học tự nhiên 7
Cấp học : Trung học cơ sở
Tên tác giả: .........................
Đơn vị công tác: Trường THCS .........................
Chức vụ: Giáo viên






NĂM HỌC: 2022- 2023
––––*–––



NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
A. TÊN ĐỀ TÀI
“Phát triển năng lực học sinh qua sử dụng thí nghiệm dạy học chương “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7”
B. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Môn Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm, nhiều khái niệm khó và trừu tượng. Cho nên phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Khoa học tự nhiên là quan sát và thực hành thí nghiệm. Thí nghiệm trong dạy học Khoa học tự nhiên có thể làm trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn trường... có thể do giáo viên biểu diễn hoặc cho học sinh tự thực hiện. Nội dung chủ yếu trong chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật – Môn Khoa học tự nhiên 7 (Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) là những kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản như: chuyển hóa vật chất và năng lượng, hô hấp, trao đổi khí, trao đổi nước và chất dinh dưỡng (ở động vật, thực vật) quang hợp, vận chuyển nước và muối khoáng ở cây, thoát hơi nước qua lá(ở thực vật)... Những quá trình sinh lý này diễn ra bên trong cơ thể sinh vật, giáo viên không thể thuyết phục học sinh bằng cách thuyết trình hay cho học sinh quan sát tranh ảnh. Việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật – Môn Khoa học tự nhiên 7 ( Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) là việc làm hết sức cần thiết nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh, hình thành và củng cố các năng lực tìm hiểu khoa học tự nhiên từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
Mặt khác trong những năm đầu thực hiện giảng dạy tích hợp ba phân môn lý, hóa, sinh thành bộ môn Khoa học tự nhiên, một số giáo viên trước đây dạy lý, hóa dù đã có chứng chỉ Khoa học tự nhiên nhưng khi thực hiện những thí nghiệm chứng minh quá trình sinh lý của thực vật như ; quang hợp, hô hấp, vận chuyển nước và muối khoáng .... thực sự còn rất lúng túng và nhiều thí nghiệm không thành công làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã nghiên cứu đề tài “Phát triển năng lực học sinh thông qua sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Khoa học tự nhiên 7”
C
. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
Đối tượng nghiện cứu
: Học sinh lớp 7C, 7D trường THSC .........................
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu các thí nghiệm trong chương “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật” – Khoa học tự nhiên 7
Thời gian thực hiện: Năm học 2022- 2023.
D. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
I.Thực trạng vấn đề và số liệu điều tra thực tế

Sách Khoa học tự nhiên 7 - Bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” được biên soạn theo hướng mở nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh, trong đó các hoạt động học tập mang tính khám phá xuất phát từ những trải nghiệm và tình huống thực tiễn sẽ giúp các em phát triển năng lực và phẩm chất, mở rộng tầm hiểu biết về thế giới tự nhiên, thỏa mãn trí tò mò, ham hiểu biết của lứa tuổi thiếu niên. Tuy nhiên khi tiến hành khảo sát về hứng thú và năng lực học tập môn Khoa học tự nhiên tại lớp 7C, 7D ( 74 học sinh) kết quả thu được như sau:
Tổng số HS
Lớp 7C, 7D
Không thích Bình thường Thích Rất thích
SL%SL%SL%SL%
74
2229,7%2635%1621,6%1013,5%
Kết quả khảo sát về năng lực Khoa học tự nhiên như sau:
- 25% học sinh có kĩ năng biết lựa chọn dụng cụ, mẫu vật để làm thí nghiệm
- 20% học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm tốt
- 50% học sinh có kĩ năng quan sát, mô tả thí nghiệm
- 18 % học sinh có kĩ năng giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận
- 6% học sinh có khả năng thiết kế thí nghiệm nhằm chứng minh một vấn đề nào đó.
Qua kết quả điều tra học sinh, tôi nhận thấy rằng:
- Phần lớn học sinh vẫn chưa có nhiều hứng thú học tập và động cơ học tập môn Khoa học tự nhiên. Nguyên nhân chính của vấn đề là do phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Giờ học môn Khoa học tự nhiên 7 vẫn chưa thực sự hấp dẫn học sinh do đó đa số học sinh còn thụ động, lơ là trong tiết học, ít tham gia phát biểu xây dựng bài, một số học sinh làm việc riêng trong giờ học.
- Năng lực thực hành thí nghiệm của các em còn hạn chế, chưa biết vận dụng hiệu quả kiến thức đã học vào giải thích các hiện tượng thí nghiệm, hiện tượng trong thực tế. Ít học sinh có khả năng thiết kế thí nghiệm nhằm chứng minh một vấn đề nào đó.
Trước thực trạng trên tôi đã sử dụng thí nghiệm trong giảng dạy nhằm gây hứng thú và phát triển năng lực cho học sinh.
II. Yêu cầu cần đạt khi dạy học chương “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật – Khoa học tự nhiên 7”
1. Mục tiêu về kiến thức

Ở chương này học sinh có được những kiến thức cơ bản về khái niệm về các quá trình sinh học cơ bản ở sinh vật: trao đổi chất và chuyển hóa năng lương, quang hợp, hô hấp, trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, quá trình thoát hơi nước, quá trình vận chuyển nước trong thân. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nước .... và ứng dụng trong việc bảo quản nông sản, tăng năng suất cây trồng...
2. Phẩm chất
+ Chăm chỉ
+ Trách nhiệm
+ Trung thực
3. Năng lực
3.1.Năng lực chung
:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch để chứng minh giả thuyết, thu thập và xử lý dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu.
-Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động thực hành, thiết kế các hoạt động thục nghiệm trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện trong việc tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch để kiểm chứng giả thuyết.
3.2.Năng lực Khoa học tự nhiên
3.2.1. Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên

- Nhận biết và nêu được tên các các quá trình sinh lý trong cơ thể Sinh vật: Quang hợp, hô hấp, trao đổi nước, vận chuyển nước trong thân.....
- So sánh, quá trình quang hợp, hô hấp theo các tiêu chí khác nhau.
- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (quan hệ nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, ...).
3.2.2.Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
Thực hiện được các thí nghiệm để chứng minh được các thực vật có các quá trình: quang hợp, trao đổi nước và sự vẫn chuyển các chất trong thân, quá trình thoát hơi nước qua lá quá trình hô hấp ở thực vật, động vật..
- Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề
- Lập kế hoạch thực hiện thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết
- Thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch
- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận sau khi tiến hành thí nghiệm

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn đề đã tìm hiểu
3.3.3. Vận dụng dụng được kiến thức, kĩ năng đã học
Vận dụng dụng được kiến thức, kĩ năng về khoa học tự nhiên để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống; những vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ứng xử thích hợp và giải quyết những vấn đề đơn giản liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng. Các biểu hiện cụ thể:
- Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên như: giải thích vì sao muốn bảo quản các loại hạt cần phải phơi khô, vì sao muốn bảo quản các loại rau, quả phải bảo quản lạnh, tại sao ban đêm không để hoa, cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa vv…
- Dựa trên hiểu biết, nêu được các giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ nông sản….
Để đạt được các mục tiêu về kiến thức, phẩm chất và năng lực như trên việc đưa các thí nghiệm và bài tập thí nghiệm vào dạy chương “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật – Khoa học tự nhiên 7” là rất cần thiết.
III. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật – Khoa học tự nhiên 7”
1. Sử dụng thí nghiệm trong hình thành kiến thức mới, từ thí nghiệm rút ra kiến thức.

Trong hoạt động hình thành kiến thức mới các thí nghiệm được sử dụng như một bài tập tính huống, mà khi giải quyết xong tình huống học sinh sẽ nhận được kiến thức mới. Học sinh phải tự tiến hành thí nghiệm, hoặc quan sát thí nghiệm thầy cô làm, sau đó mô tả hiện tượng, phân tích thí nghiệm,.. từ đó rút ra kết luận. Giáo viên chỉ có vai trò là người hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, phân tích kết quả, tìm ra mối quan hệ nhân quả bằng các câu hỏi định hướng.
Để thực hiện chức năng này, bài tập thí nghiệm phải ngắn gọn, có nội dung và phương pháp gắn liền với bài học mới hoặc giao trước cho học sinh những bài tập thí nghiệm để học sinh thực hiện ở nhà, đến lớp giáo viên chỉ kiểm tra các tri thức và kĩ năng có liên quan.
1.1.Ví dụ 1. Khi dạy bài “Vai trò của nước và muối khoáng đối với sinh vật”
Trước giờ học 3 tuần giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm trước từ ở nhà các bài tập thí nghiệm sau:
Bài tập 1: Gieo hạt (lúa, đậu, ngô,) vào trong 2 chậu chứa cát đã được rửa sạch, phơi khô. Tưới nước hàng ngày, chờ đến khi cây trong hai chậu tươi tốt như nhau sẽ bắt đầu thí nghiệm:
Chậu 1: Tưới nước đầy đủ
Chậu 2: Không tưới nước
Đến giờ học, khi đến phần II: “Vai trò của nước đối với sinh vật” giáo viên yêu cầu học sinh bày thí nghiệm lên bàn quan sát hiện tượng rồi trả lời câu hỏi:
Em hãy cho biết sự phát triển của cây trong 2 chậu giống hay khác nhau?
( chậu 1 cây vẫn xanh, chậu cây 2 cây cằn cỗi, héo )
Giải thích lý do? (chậu 1 cây vẫn xanh do đủ nước, chậu cây 2 cây cằn cỗi, héo do thiếu nước)
Từ đó, rút ra nhận xét về vai trò của nước đối với cây? ( Nước có vai trò quan trọng với đời sống của cây)
Bài tập 2: Gieo hạt (lúa, đậu, ngô,) vào trong các chậu chứa cát đã được rửa sạch, phơi khô. Các chậu được bón như sau:
Chậu 1: Đầy đủ phân N, P, K.
Chậu 2: Thiếu P (bón N, P).
Chậu 3: Nước cất.
Đến giờ học yêu cầu học sinh quan sát kết quả thí nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
Em hãy cho biết sự phát triển của cây trong 3 chậu giống hay khác nhau? Giải thích lý do? Từ đó, rút ra nhận xét về vai trò của phân bón?
1.2.Ví dụ 2: Khi dạy bài “Trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật”
Giáo viên có thể cho học sinh làm trước bài tập sau:
Bài tập thí nghiệm 1: (làm trước tiết học 5 tiếng) Cắm 1cây cần tây có đủ rễ, thân, lá vào cốc nước màu tím, cắm 1 cây cần tây khác vào cốc nước lọc. Để 5 tiếng.
Đến giờ học: Khi học đến phần II: “Sự vận chuyển các chất trong thân”
GV yêu cầu học sinh bày thí nghiệm 1 lên bàn yêu cầu quan sát và trả lời các câu hỏi sau:
?1. Nêu sự thay đổi về màu sắc của 2 cây cần tây( Cây cắm trong cốc nước màu đỏ có thân, lá bị đổi màu tím đỏ. Cây cắm trong cố nước lọc không đổi màu)
Cắm 2 cây cần tây vào 2 cốc nước có màu khác nhau​
Sau 5 tiếng cây cần tây cắm trong cốc nước màu tím đã đổi sang màu tím​

? Giải thích hiện tượng: (Cây cắm trong cốc nước màu tím đỏ có thân, lá bị đổi màu tím đỏ do rễ đã hút nước có pha màu và thân đã vận chuyển nước màu đó lên thân, lá và toàn bộ cây)
?3. Em hãy cắt ngang thân cây, cuống lá cần tây dung kính lúp để kiểm tra xem bộ phận nào của thân vận chuyển nước pha màu(Mạch gỗ )

Cắt ngang thân cây cần tây​
Cắt ngang cuống lá cần tây​

?. Từ kết quả thí nghiệm em rút ra kết luận gì?
( Nước và chất khoáng hòa tan từ môi trường ngoài được hấp thụ vào rễ , tiếp tục vận chuyển lên thân và lá cây theo mạch gỗ)
Bài tập 2: (làm trước tiết học 4 tuần )
Chuẩn bị: Dao sắc,1 cây đang sống tươi tốt(chọn cành to, khỏe, không sâu bệnh)
Các bước thí nghiệm:
- Dùng dao sắc bóc 1 khoanh vỏ trên cành cây
- Quan sát vị trí quanh vết cắt khoanh vỏ của cành cây đó sau 1 tháng
Khi lên lớp đến phần II: “Vận chuyển các chất trong cây”
GV yêu cầu học sinh bày sản phẩm thí nghiệm lân bàn quan sát và đặt câu hỏi
?1. Sau 4 tuần cắt 1 khoanh vỏ trên 1 cành cây em thấy hiện tượng gì ở phía trên và phía dưới vết cắt(Sau 4 tuần ta thấy lớp vỏ ở phía trên vết cắt bị phình to ra). Còn phía dưới vết cắt vẫn bình thường)
?2. Giải thích vì sao có hiện tượng trên(Khi bóc vỏ là cắt đứt mạch rây làm cho các chất hữu cơ vận chuyển qua mạch rây từ trên lá xuống thân, rễ bị ứ lại ở mép trên, không chuyển xuống được làm cho các tế bào tầng sinh vỏ ở đây nhận được rất nhiều dinh dưỡng -> phân chia mạnh hơn làm cho mép trên phình to.)
?3.Từ thí nghiệm trên em rút ra kết luận gì?(Chất hữu cơ trong cây được vận chuyển từ lá xuống đến các cơ quan nhờ mạch rây)
Như vậy từ 2 bài tập thí nghiệm trên giáo viên chốt về sự vận chuyển các chất trong cây:
- Trong cây có các dòng vận chuyển vật chất sau:
+ Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): vận chuyển nước và chất khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây.
+ Dòng mạch rây (dòng đi xuống): vận chuyển các chất hữu cơ được quang hợp từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả…


2. Sử dụng thí nghiệm trong các giờ thực hành nhằm chứng minh, củng cố, hoàn thiện kiến thức về các quá trình sinh lý cơ bản của thực vật.

Các thí nghiệm được tiến hành để chứng minh các quá trình sinh lý cơ bản như quang hợp, hô hấp, vận chuyển nước và thoát hơi nước ... được tiến hành trong các giờ thực hành tại phòng học bộ môn sau khi học sinh đã được học về các quá trình trên. Các thí nghiệm có vai trò chứng minh và củng cố kiến thức đã học, đồng thời rèn kỹ năng phân tích mục đích thí nghiệm, phân tích cách tiến hành thí nghiệm và các điều kiện thí nghiệm. Để từ đó dần dần hình thành cho các em năng lực nghiên cứu khoa học, biết đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giải thuyết, tiến hành thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
Các thí nghiệm được dùng trong các bài thực hành trong chương này là:
Thứ tự thí nghiệm
Thí nghiệm
Bài dạy
( Sách kết nối tri thức)
Thí nghiệm 1Chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợpBài 24.Thực hành: chứng minh quang hợp ở cây xanh
Thí nghiệm 2Chứng minh cây quang hợp giải phóng khí O2
Thí nghiệm 3Chứng minh hiện tượng hô hấp ở thực vậtBài 27. Thực hành: Hô hấp ở thực vật
Thí nghiệm 4Chứng minh thân vận chuyển nướcBài 32. Thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
Thí nghiệm 5Chứng minh lá thoát hơi nước
Một số lưu ý khi thực hiện 5 thí nghiệm trên trong giờ thực hành:
2.1. Lưu ý 1
. Cả 5 thí nghiệm trên đều là những thí nghiệm cần thời gian dài do vậy giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh (hoặc nhóm học sinh ) làm trước từ ở nhà ( hoặc làm ở phòng thí nghiệm) và quay video hoặc chụp lại ảnh quá trình tiến hành. Đến giờ học các em có thể mang sản phẩm đến lớp để cả lớp cùng quan sát hiện tượng, giải thích hiện tượng rồi rút ra kết luận.
2.2. Lưu ý 2: Để thí nghiệm thành công giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh các bước tiến hành. Đồng thời giáo viên lưu ý học sinh đọc thật kỹ các bước làm thí nghiệm theo SGK. Chú ý đến an toàn khi thực hiện thí nghiệm.
VD1. Ở thí nghiệm 1. Chứng minh tinh bột được tạo thành trong quang hợp.
+ Để thí nghiệm thành công cần để chậu cây trong tối (hoặc trùm túi bóng đen) 2 ngày. Khi bịt lá bằng băng đen cần dính chặt băng đen vào cả 2 mặt trên dưới của lá ở cùng 1 vị trí trên lá, không dán lệch.
+ Để đảm bảo an toàn khi đun lá trong cồn 900 ( để tẩy diệp lục) cần cho lá vào ống nghiệm, sau đó rót cồn 900 vào ống nghiệm sao cho ngập lá, nhưng không quá 1/3 ống nghiệm, đặt cả ống nghiệm chứa cồn và lá vào cốc nước sau đó đun sôi nước cốc nước trên đèn cồn. Tránh cho miệng ống nghiệm đang đựng cồn đến gần với ngọn lửa đèn cồn.
VD 2. Ở thí nghiệm 3: Chứng minh hiện tượng hô hấp ở thực vật
+ Để thí nghiệm thành công, ở bước 2 của thí nghiệm: cần phải đặt đĩa hạt nảy mầm và cốc nước vôi trong lên tấm kính ướt sau đó úp chuông A lên, ở chuông B cũng làm tương tự (tránh để không khí bên ngoài và bên trong chuông có thể ra vào chuông qua các kẽ hở). Với học sinh làm thí nghiệm từ ở nhà có thể thay chuông thủy tinh bằng các hộp nhựa có nắp vặn chặt.
VD 3. Ở thí nghiệm 4: Chứng minh thân vận chuyển nước
- Để thí nghiệm thành công
+ Khi chuẩn bị mẫu vật chú ý: Có nhiều loại cây và hoa có thể dùng làm mẫu vật, nhưng nên chọn cây có thân hoặc cuống lá có mạch gỗ lớn dễ quan sát( cần tây). Với các loại hoa nên chọn hoa có màu trắng (hoa hồng trắng, cúc trắng....)
+ Khi pha nước màu: dùng xanh metylen hoặc các loại mực nước dùng cho máy in màu( các loại mực này không có cặn, dung dịch màu dễ vận chuyển lên thân)
+ Khi thao tác: Dùng dao sắc cắt nhanh cuống lá cần tây( sát phần gốc) rồi cắm ngay vào cốc nước màu (để lâu không khí tràn vào mạch gỗ của cuống lá sẽ gây tắc, thí nghiệm sẽ không thành công)
2.3. Lưu ý 3. Để hình thành củng cố và phát triển các năng lực khoa học tự nhiên, khi học sinh trình bày xong cách tiến hành thí nghiệm, nêu hiện tượng , giải thích thí nghiệm, giáo viên cần yêu cầu giải thích hoặc trả lời các câu hỏi về mục đích thí nghiệm? Giải thích các bước tiến hành thí nghiệm, điều kiện thí nghiệm. Từ đó củng cố kiến thức đã học đồng thời hình thành cho các em năng lực nghiên cứu khoa học, biết đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch kiểm tra giải thuyết, tiến hành thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng và rút ra kết luận.
Ví dụ: Thí nghiệm chứng minh cây hô hấp thải ra khí CO2.
Sau khi các em trình bày xong về các bước tiến hành thí nghiệm ( như hướng dẫn SGK và hướng dẫn của giáo viên). Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi:
?1Tại sao khi chọn hạt đậu lại chọn hạt chắc, không vỡ, không nấm mốc? ( Đảm bảo các thành phần của hạt còn nguyên vẹn, chất dự trữ dồi dào, tỉ lệ nảy mầm cao)
?2. Mục đích của việc ngâm hạt trong nước ấm là gì? (Làm mềm vỏ hạt, hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của hạt để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra, hạt sẽ nảy mầm )
?3. Lót bông hoặc giấy đã thấm ẩm rồi đặt trong đĩa Petri có tác dụng gì? (cung cấp độ ẩm cho hạt.)
?4.Tại sao sau khi hạt được ngâm nước ấm lại để trong tủ ấm nhiệt độ từ 30 đến 35 0 C hoặc điều kiện nhiệt độ phòng? (để tạo môi trường có điều kiện nhiệt độ thích hợp, kích thích hạt nảy mầm)
?5. Tại sao lại phải đậy kín 2 chuông thí nghiệm( hoặc úp 2 chuông lên 2 tấm kính ướt? ( để khí CO2 tạo thành không tràn ra ngoài, và không khí từ ngoài không lọt vào).
?6. Nếu không có chuông thủy tinh có thể dùng cố nhựa có nắp vặn chặt được không? ( được).
?7. Vẫn với các mẫu vật như trên (1 đĩa hạt nảy mầm, chuông A, chuông B, 2 cốc nước vôi trong, 2 tấm tính ướt) có thêm diêm, đóm. Để chứng minh cây hô hấp có lấy khí oxygen cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào? ( Trả lời: Tiến hành thí nghiệm tương tự nhưng sẽ dùng que đóm đang cháy đưa vào 2 chuông: chuông A đóm tắt do hết O2, chuông B đóm cháy 1 lúc thì mới tắt)
Đáp án của các câu hỏi trên vừa củng cố kiến thức về ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài tới quá trình hô hấp, đồng thời hình thành cho học sinh tư duy thực hành thí nghiệm
Lưu ý 4. Để phát triển năng lực thực hành khoa học tự nhiên cho học sinh, sau mỗi bài thực hành giáo viên có thể cho các em bài tập tình huống:
Ví dụ sau bài thực hành hô hấp ở thực vật giáo viên cho học sinh bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Cho các em bộ thí nghiệm gồm :
- 1 đĩa petri đựng hạt đậu xanh đang nảy mầm, 2 hộp nhựa có nắp vặn chặt, 1 hộp diêm, 1 đèn cồn, 1 đóm. Em hãy thiết kế 1 thí nghiệm để chứng minh cây hô hấp lấy khí oxygen? (Trả lời: Đặt đĩa hạt nảy mầm vào hộp nhựa A vặn chặt nắp, hộp nhựa B vặn chặt nắp để không, để cả 2 hộp nhựa khoảng 5 giờ. Kết thúc thí nghiệm dùng que đóm đang cháy đưa vào 2 hộp nhựa : Hộp A đóm tắt do hết cây hút hết O2, Hộp B đóm cháy 1 lúc thì mới tắt)
Hoặc bài tập 2: Nếu có 1 chậu cây nhỏ, chuông A, chuông B, 2 cốc nước vôi trong, 2 tấm tính ướt, diêm, đóm, túi nylon đen. Để chứng minh cây hô hấp có lấy khí oxygen cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào?
(Trả lời: Làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm chúng minh cây thải CO2 nhưng thay đĩa hạt nảy mầm bằng chậu cây nhỏ, rồi trùm túi nylon đen lên hai chuông, kết thúc thí nghiệm dùng que đóm đang cháy đưa vào 2 chuông : chuông A đóm tắt do hết cây hút hết O2, chuông B đóm cháy 1 lúc thì mới tắt)
Với yêu cầu này học sinh sẽ suy nghĩ để thiết kế thí nghiệm, sau đó tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận.
3. Sử dụng thí nghiệm trong hoạt động luyện tập, vận dụng cuối bài .
Các bài tập thí nghiệm sử dụng trong hoạt động luyện tập, vận dụng cuối bài thường là các bài tập có hình vẽ mô phỏng, hay ảnh chụp thí nghiệm, hoặc video quay thí nghiệm hoặc thí nghiệm ảo. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ tham gia thiết kế, mô tả, đề xuất phương án thí nghiệm trên giấy bút, (bằng lời hoặc bằng hình vẽ) hoặc đánh giá nhận xét tính hợp lý của cách thiết kế cũng như diễn biến và kết quả thí nghiệm. .... Việc sử dụng các bài tập thí nghiệm trên giấy – bút này tuy học sinh không được rèn luyện các thao tác thực hành thí nghiệm nhưng đòi hỏi học sinh phải có tư duy tích cực, có vốn thực hành phong phú mới hiểu được thí nghiệm, trả lời các câu hỏi và rút ra kết luận.
Ví dụ 1. Bài 27: Thực hành Hô hấp ở thực vật
Có thể cho bài tập thí nghiệm trong phần luyên tập như sau
Bài tập 1: Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau đặt lên 2 tấm kính ướt, úp 2 chuông thủy tinh lên. Chú ý ở chuông A bên trong bỏ thêm vào chậu cây nhỏ. Đặt cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối (hoặc trùm túi nylon đen). Sau 6 giờ, quan sát mặt hai cốc nước vôi trong ở 2 chuông thí nghiệm.
Hãy cho biết kết quả thí nghiệm như thế nào? Giải thích? Người ta dùng thí nghiệm chuông B không có cây để làm gì? Một bạn cho rằng có thể thay cốc nước vôi trong ở chuông B bằng 1 cây tương tự chuông A. Theo em có thể thay thế như vậy được không? Vì sao? Tại sao phải úp chuông lên tấm kính ướt? Có cách xử lý nào khác không?
Ví dụ 2. Bài 32: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
Sau khi học sinh đã thực hiện xong 2 thí nghiệm thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. Sang đến phần luyện tập, giáo viên có thể cho học sinh làm bài tập thí nghiệm sau:
Bài tập 1: Nam tiến hành làm thí nghiệm như sau
Bước 1: Dùng 2 chậu có trồng cây với kích thước tương đương nhau.
Bước 2: Ngắt toàn bộ lá cây ở chậu thứ nhất. Chậu thứ 2: cây đầy đủ rễ, thân, lá.
Bước 3: Dùng túi nylon trong suốt bịt kín đến tận gốc cây rồi bịt kín miệng túi . Để 2 chậu cây ở nơi sáng trong 2 giờ và được kết quả như hình bên.
Bước 4: Sau khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt trong của túi nylon.
Lan thắc mắc không biết mục đích thí nghiệm của Nam là gì? Vì sao khi tiến hành thí nghiệm cần sử dụng 1 cây còn nguyên rễ, thân, lá và 1 cây ngắt bỏ hết lá? Em hãy giúp Lan giải đáp thắc mắc trên.
Bài tập 2: Lấy 2 cây bất kì còn nguyên rễ, thân, lá; chú ý chọn 2 cây có kích thước tương đương nhau. Cắm 2 cây này vào trong 2 chai đựng lượng nước tương đương nhau và có đánh dấu mức nước trên thành chai. Sau đó, bịt kín miệng chai bằng dây chun và giấy nylon, sau đó ở mỗi chai trùm một túi nylon lên, để ngoài sáng, ở nơi thoáng trong khoảng 2 giờ. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. Theo em, vì sao ở thí nghiệm này phải bịt chặt miệng chai? Nếu không bịt miệng chai thì có làm thay đổi kết quả thí nghiệm hay không? Vì sao?
4. Giao bài tập thí nghiệm về nhà cho học sinh
Bài tập thí nghiệm là loại bài tập đòi hỏi học sinh phải vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức lí thuyết và thực nghiệm, các kĩ năng hoạt động trí óc và chân tay, vốn hiểu biết về vật lí, kĩ thuật, và thực tế đời sống … để tự mình xây dựng phương án, lựa chọn phương tiện, xác định các điều kiện thích hợp, tự mình thực hiện các thí nghiệm theo qui trình, qui tắc để thu thập và xử lí các kết quả nhằm giải quyết một cách khoa học, tối ưu bài toán cụ thể được đặt ra”
Như vậy, bài tập thí nghiệm có ưu thế vừa là bài tập vừa là thí nghiệm, do đó nếu sử dụng bài tập thí nghiệm hợp lí thì có thể đạt được mục đích gây hứng thú học tập cho học sinh, kích thích tính tích cực, tự lực, phát triển óc sáng tạo, gắn lí thuyết với thực hành, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả học tập.
Một số bài tập thí nghiệm có thể giao về nhà cho các nhóm học sinh như sau:
4.1. Ví dụ 1. Bài 27: Thực hành hô hấp ở thực vật
BTVN
Bài tập 1
: Em chọn những củ lạc già, chắc, bóc lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần phơi khô cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa ẩm và đặt trong phòng.
Quan sát 2 phần lạc sau 7 ngày.
Em hãy cho biết thí nghiệm trên dùng để chứng minh điểu gì?
Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình sinh lí nào?
Tại sao hạt lạc để trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không?
Bài tập 2. Em hãy lấy 200g đậu xanh
Bước 1 Lọc bỏ những hạt lép, mọt, hoặc vỡ
Bước 2 Để hạt đậu trong rổ( rá) và chà xát
Bước 3 Ngâm hạt đậ trong nước ấm
Bước 4 Cho hạt vào dụng cụ làm giá, để trong chỗ tối và cho hạt đậu uống nước mỗi ngày 2 lần.
Hãy cho biết hiện tượng xảy ra? Giả thích ý nghĩa của các bước làm trên.
4.2.Ví dụ 2. Bài 30 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng
BTVN
Bài tập 1: Em làm thí nghiệm như sau: Lấy 4 cành hoa trắng (cúc, huệ, tulip,) và cắm vào 4 cốc chứa nước màu thực phẩm: hồng, đen, cam, xanh
Em hãy cho biết hiện tượng sau vài giờ? Giải thích?
Bài tập 2: Lấy 1 cành hoa cúc trắng, cắt cẩn thận theo chiều dọc của cành cây thành 2 nửa cành cây. Cắm 1 nửa cành cây vào 1 ống chứa nước và nửa cành cây còn lại vào ống chứa nước có hòa vài giọt mực xanh .
Em hãy nêu hiện tượng xảy ra sau vài giờ? Giải thích kết quả thí nghiệm. Nêu mục đích của thí nghiệm.
4.3.Ví dụ 4. Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với cây.
BTVN
Bài tập
: Bạn Mai tiến hành thí nghiệm như sau: Gieo hạt đậu xanh vào 4 chậu chứa cát đã được rửa sạch và phơi khô. Khi cây mọc, chọn tỉa các cây đều nhau sao cho giữ lại trong mỗi chậu khoảng 5 cây. Chế độ chăm sóc với mỗi chậu như sau:
Chậu 1: bón phân, tưới đủ nước, để ngoài ánh sáng.
Chậu 2: bón phân, không tưới nước, để ngoài ánh sáng.
Chậu 3: bón phân, tưới đủ nước, che kín không cho tiếp xúc với ánh sáng. Chậu 4: không bón phân, tưới đủ nước, để ngoài ánh sáng.
Sau 1 thời gian theo dõi thu được kết quả như sau: Một chậu cây héo chết; một chậu cây mọc vống, lá và thân vàng; một chậu cây còi cọc; một chậu cây phát triển xanh tốt.
Nhưng do đánh dấu chậu bằng phấn bị mờ đi, nhìn không rõ nên Mai rất lúng túng không biết các kết quả đó tương ứng với các chậu cây nào, em hãy xác định giúp Mai? Kết quả thí nghiệm chứng minh cho điều gì? Theo em điều kiện môi trường nào là tốt nhất cho cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất?
E. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Sau khi sử dụng các thí nghiệm vào giảng dạy chương “ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật”, tôi nhận thấy các giờ học đã sôi nổi hơn rất nhiều, các em cảm thấy hứng thú hơn, tự tin hơn trong học tập, Các năng lực thực hành thí nghiệm của học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt. Các em biết cách đề xuất vấn đề, đặt kế hoạch, thực hiện kế hoạch và làm báo cáo…...
Kết quả là các em thích học môn Khoa học tự nhiên hơn, kết quả học tập được nâng lên rõ rệt. Các giờ dạy của tôi được đồng nghiệp dự giờ đánh giá tốt.
So sánh đối chứng:
Sau khi thực hiện, tôi đã phát phiếu điều tra về hứng thú và năng lực Khoa học tự nhiên cho các em lớp 7C, 7D (gồm 74 học sinh) và thu được kết quả như sau:
Tổng số HS
Lớp 7C, 7D
Không thích Bình thường Thích Rất thích
SL%SL%SL%SL%
74
1621,6%1925,8%2533,7%1418,9%
Kết quả khảo sát về năng lực Khoa học tự nhiên như sau:
- 37% học sinh có kĩ năng biết lựa chọn dụng cụ, mẫu vật để làm thí nghiệm
- 29% học sinh có kĩ năng làm thí nghiệm tốt
- 72% học sinh có kĩ năng quan sát, mô tả thí nghiệm
- 25 % học sinh có kĩ năng giải thích hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận
- 19 % học sinh có khả năng thiết kế thí nghiệm nhằm chứng minh một vấn đề nào đó.

G. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận

Sau khi sử dụng các thí nghiệm trên trong các giờ dạy học tôi nhận thấy: Học sinh được phát triển các năng lực chung và riêng biệt như: thuyết trình, làm thí nghiệm, giải thích, các em biết cách đề xuất các giả thuyết, thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết, các em biết quan sát, giải thích các hiện tượng thí nghiệm từ đó ra rút ra các kết luận khoa học vv.........Các em học tập sôi nổi hơn, thảo luận nhiều hơn, hăng hái phát biểu hơn, làm nhiều hơn và chú ý vào bài giảng hơn, kiến thức hiểu sâu và nhớ lâu hơn.
2. Khuyến nghị:
Để có thể sử dụng hiệu quả các thí nghiệm vào giảng dạy chương ” Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật- Khoa học tự nhiên 7” giáo viên và học sinh cần:
1. Lập kế hoạch làm các thí nghiệm cho các bài học, giống như lập kế hoạch dạy học. Và làm theo kế hoạch. Vì khi tiến hành những thí nghiệm về các quá trình sinh lý của thực vật có những thí nghiệm cần đến 1 tháng mới hoàn thành (thí nghiệm sự vận chuyển chất hữu cơ của mạch rây), có thí nghiệm phải làm trước 3 ngày (như thí nghiệm chứng minh cây quang hợp tạo chất hữu cơ, ....). Nếu mai dạy rồi hôm nay mới tiến hành làm thí nghiệm thì thí nghiệm sẽ không thể hoàn thành được.
2. Để tiến hành tốt một tiết học cần có sự chuẩn bị chu đáo của cả thầy và trò những phương tiện, thiết bị, các mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm..… theo yêu cầu tiết học.
3. Giáo viên quay, chụp lại hoặc yêu cầu học sinh quay video, chụp lại tiến trình làm thí nghiệm để làm phương tiện dạy học. Do các thí nghiệm về quá trình sinh lý thực vật thường không gói gọn trong một tiết học, do đó cần quay lại quá trình làm thí nghiệm. Chụp lại ảnh của mẫu vật trước và sau khi thí nghiệm để đối chứng và từ đó rút ra kết luận.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm mà tôi đã từng thực hiện có hiệu quả.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong tổ khoa học tự nhiên, của Ban giám hiệu nhà trường và của các đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1708623369913.png

1708623379871.png


TÀI LIỆU CÓ PHÍ NGOÀI GÓI VIP. VUI LÒNG LIÊN HỆ ZALO 0979702422

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN, HỖ TRỢ!
 

DOWNLOAD FILE

  • PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM DẠY HỌC CHƯƠNG TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA...zip
    2.4 MB · Lượt xem: 0
Sửa lần cuối:
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    ôn thi lớp 7 học kì 2 sách giáo khoa lớp 7 sinh học sách giáo khoa lớp 7 unit 1 sách lớp 7 pdf sách tiếng anh lớp 7 file pdf sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 5 violet sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 8 sáng kiến kinh nghiệm công nghệ lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm công tác chủ nhiệm lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm dạy ca dao- dân ca lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm elearning sáng kiến kinh nghiệm hình học lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm lịch sử 7 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm lớp chồi sáng kiến kinh nghiệm lớp lá sáng kiến kinh nghiệm môn âm nhạc lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm môn gdcd lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm môn toán 7 thcs sáng kiến kinh nghiệm môn toán 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn toán lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm môn vật lý 7 sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục sáng kiến kinh nghiệm powerpoint sáng kiến kinh nghiệm quản lý thcs sáng kiến kinh nghiệm sinh học 7 sáng kiến kinh nghiệm tin học thcs lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm toán sáng kiến kinh nghiệm toán 7 sáng kiến kinh nghiệm toán 7 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 7 violet 2018 sáng kiến kinh nghiệm toán cấp 3 sáng kiến kinh nghiệm toán hình 7 violet sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm văn 7 sáng kiến kinh nghiệm văn biểu cảm lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm văn biểu cảm lớp 7 violet sáng kiến kinh nghiệm văn nghị luận lớp 7 sáng kiến kinh nghiệm vật lý 7 sáng kiến lớp 7 sáng kiến quản lý soạn bài lớp 7 quan hệ từ soạn văn lớp 7 ôn tập tiếng việt
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,488
    Bài viết
    37,957
    Thành viên
    141,754
    Thành viên mới nhất
    Ngọc Anh04
    Top