Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
QUẢN LÍ DẠY THÊM, HỌC THÊM ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TỰ HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT XUÂN LỘC được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Nhiều ý kiến coi dạy thêm như là tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều ý kiến đồng ý việc dạy thêm nhưng phải có sự quản lí của các cơ quan có trách nhiệm, có ý kiến phản đối việc dạy thêm, học thêm và đòi cấm tuyệt việc này. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo dục Đào tạo và các cấp quản lí đã có chỉ đạo về công tác dạy thêm, học thêm nhằm hạn chế tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do nhiều lí do, đa số phụ huynh và học sinh vẫn coi học thêm của con em như là một cứu cánh, mà không biết đến những hệ luỵ xấu của nó đối với sự phát triển tương lai của con em.
Nhằm thực hiện tốt việc những quy định về dạy thêm, học thêm, trong bối cảnh hiện nay, ngoài những quy định của ngành, hiệu trưởng các nhà trường cần có những giải pháp phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và khả năng sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và nhất là tạo cho học sinh một thói quen tự học, chủ động giải quyết các vấn đề, các yêu cầu của các môn học và cũng từ đó có thói quen chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tương lai.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Lời nói đầu: Tự học là một phẩm chất rất cần thiết mà mỗi người phải rèn luyện để hình thành, nhằm làm cho việc học tập suốt đời của mỗi người có hiệu quả. Thói quen tự học, tự nghiên cứu không tự có mà nó được hình thành trong quá trình phấn đấu của con người, thói quen này hình thành càng sớm, thì việc học tâp càng trở nên dễ dàng và chủ động. Trong thực tế, vì nhiều lí do mà đa số học sinh chưa có thói quen tự học khi vào cấp học THPT, đây là cấp học đã rất cần có phẩm chất này và đây cũng là giai đoạn tốt nhất để hình thành thói quen tự học. Dạy thêm, học thêm tràn lan đã vô tình góp một phần làm giàm hoặc triệt tiêu khả năng tự học của học sinh. Với mong muốn hình thành thói quen tự nghiên cứu, tự học của học sinh ở cấp THPT nhằm thực hiện tốt và thành công trong việc học tập, rèn luyện ở cấp học tiếp theo, hoặc để chủ động khi vào đời, tôi đã trăn trở tìm tòi cách ‘thổi’ vào học sinh một tư tưởng tự học, mà tôi cho là nếu ai thực hiện được sẽ thành công rực rỡ trong cuộc sống tương lai, và quản lí dạy thêm, học thêm cũng là một phần công việc để tạo điều kiện và cơ hội để hình thành tự học cho học sinh khi nó còn chưa muộn. Tôi không kết tội ở dạy thêm tích cực như vốn dĩ nó đã có từ thời xa xưa cho đến nay, mà chỉ muốn nghiên cứu nhằm giảm đi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm và hình thành thói quen tự học cho những học sinh từ trước đến nay chỉ ỉ lại vào học thêm, vào thầy cô. Vì vậy trong phần lí luận tôi chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự học còn phần quản lí dạy thêm, học thêm chỉ nói ở phần giải pháp nhằm hỗ trợ cho việc hinh thành thói quen tự học cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
1. Thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo của các cấp về công tác dạy thêm, học thêm.
- Xã hội quan tâm nhiều, bàn luận nhiều đến học thêm, dạy thêm và về sự cần thiết của việc tự học của học sinh, rất nhiều gương tự học thành đạt trong cuộc sống được thông tin đại chúng nhắc tới và đã được xã hội tôn vinh.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà đang được các nhà trường triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua.
- Nhiều thầy cô hiểu đúng các vấn đề về dạy thêm học thêm và tầm quan trong của việc tự học của học sinh.
- Học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phụ huynh quan tâm đến tương lai của con em. Nhiều học sinh tích cực trong học tập, có nhiều học sinh đã có phương pháp học tốt, biết tự học và đã có kết quả tốt trong học tập rèn luyện.
2. Khó khăn.
- Chương trình học của học sinh còn nặng nề về lí thuyết, các đánh giá học sinh thiên về điểm số, cách lực chọn vào học các trường Đại học, cao đằng chỉ thuần túy kiến thức, không chú trong đến các năng lực khác của học sinh. Kiến thức thi nặng nề. Nhiều phụ huynh học sinh đang quan tâm quá mức đến điểm số các môn học của học sinh, bất chấp hậu quả.
- Hiện tượng học thêm phổ biến ở mọi nơi, mọi cấp học, làm cho học sinh không còn thời gian để tự học, nhiều phụ huynh và học sinh còn coi việc học thêm là cách tốt nhất để đạt được kết quả trong các kì thi, ỉ lại vào thầy cô.
- Một số ít thầy cô không thấy tác hại của việc học thêm không đúng đắn, một số phụ huynh quản lí con bằng cách cho vào các lớp học thêm.
- Đời sống một bộ phận giáo viên còn khó khăn.
- Nhiều học sinh không có phương pháp học tập, rèn luyện. Không chú trong việc tự học, không dành thời gian cho việc tự học.
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời gian qua, xã hội rất quan tâm đến vấn đề dạy thêm, học thêm. Nhiều ý kiến coi dạy thêm như là tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều ý kiến đồng ý việc dạy thêm nhưng phải có sự quản lí của các cơ quan có trách nhiệm, có ý kiến phản đối việc dạy thêm, học thêm và đòi cấm tuyệt việc này. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo dục Đào tạo và các cấp quản lí đã có chỉ đạo về công tác dạy thêm, học thêm nhằm hạn chế tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, do nhiều lí do, đa số phụ huynh và học sinh vẫn coi học thêm của con em như là một cứu cánh, mà không biết đến những hệ luỵ xấu của nó đối với sự phát triển tương lai của con em.
Nhằm thực hiện tốt việc những quy định về dạy thêm, học thêm, trong bối cảnh hiện nay, ngoài những quy định của ngành, hiệu trưởng các nhà trường cần có những giải pháp phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực chủ động và khả năng sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện và nhất là tạo cho học sinh một thói quen tự học, chủ động giải quyết các vấn đề, các yêu cầu của các môn học và cũng từ đó có thói quen chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống tương lai.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Lời nói đầu: Tự học là một phẩm chất rất cần thiết mà mỗi người phải rèn luyện để hình thành, nhằm làm cho việc học tập suốt đời của mỗi người có hiệu quả. Thói quen tự học, tự nghiên cứu không tự có mà nó được hình thành trong quá trình phấn đấu của con người, thói quen này hình thành càng sớm, thì việc học tâp càng trở nên dễ dàng và chủ động. Trong thực tế, vì nhiều lí do mà đa số học sinh chưa có thói quen tự học khi vào cấp học THPT, đây là cấp học đã rất cần có phẩm chất này và đây cũng là giai đoạn tốt nhất để hình thành thói quen tự học. Dạy thêm, học thêm tràn lan đã vô tình góp một phần làm giàm hoặc triệt tiêu khả năng tự học của học sinh. Với mong muốn hình thành thói quen tự nghiên cứu, tự học của học sinh ở cấp THPT nhằm thực hiện tốt và thành công trong việc học tập, rèn luyện ở cấp học tiếp theo, hoặc để chủ động khi vào đời, tôi đã trăn trở tìm tòi cách ‘thổi’ vào học sinh một tư tưởng tự học, mà tôi cho là nếu ai thực hiện được sẽ thành công rực rỡ trong cuộc sống tương lai, và quản lí dạy thêm, học thêm cũng là một phần công việc để tạo điều kiện và cơ hội để hình thành tự học cho học sinh khi nó còn chưa muộn. Tôi không kết tội ở dạy thêm tích cực như vốn dĩ nó đã có từ thời xa xưa cho đến nay, mà chỉ muốn nghiên cứu nhằm giảm đi tiêu cực trong dạy thêm, học thêm và hình thành thói quen tự học cho những học sinh từ trước đến nay chỉ ỉ lại vào học thêm, vào thầy cô. Vì vậy trong phần lí luận tôi chỉ nhấn mạnh đến vấn đề tự học còn phần quản lí dạy thêm, học thêm chỉ nói ở phần giải pháp nhằm hỗ trợ cho việc hinh thành thói quen tự học cho học sinh. Đó là lí do tôi chọn đề tài này.
1. Thuận lợi:
- Có sự chỉ đạo của các cấp về công tác dạy thêm, học thêm.
- Xã hội quan tâm nhiều, bàn luận nhiều đến học thêm, dạy thêm và về sự cần thiết của việc tự học của học sinh, rất nhiều gương tự học thành đạt trong cuộc sống được thông tin đại chúng nhắc tới và đã được xã hội tôn vinh.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy, nhất là phần hướng dẫn học sinh tự học ở nhà đang được các nhà trường triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua.
- Nhiều thầy cô hiểu đúng các vấn đề về dạy thêm học thêm và tầm quan trong của việc tự học của học sinh.
- Học sinh có thái độ, động cơ học tập đúng đắn, phụ huynh quan tâm đến tương lai của con em. Nhiều học sinh tích cực trong học tập, có nhiều học sinh đã có phương pháp học tốt, biết tự học và đã có kết quả tốt trong học tập rèn luyện.
2. Khó khăn.
- Chương trình học của học sinh còn nặng nề về lí thuyết, các đánh giá học sinh thiên về điểm số, cách lực chọn vào học các trường Đại học, cao đằng chỉ thuần túy kiến thức, không chú trong đến các năng lực khác của học sinh. Kiến thức thi nặng nề. Nhiều phụ huynh học sinh đang quan tâm quá mức đến điểm số các môn học của học sinh, bất chấp hậu quả.
- Hiện tượng học thêm phổ biến ở mọi nơi, mọi cấp học, làm cho học sinh không còn thời gian để tự học, nhiều phụ huynh và học sinh còn coi việc học thêm là cách tốt nhất để đạt được kết quả trong các kì thi, ỉ lại vào thầy cô.
- Một số ít thầy cô không thấy tác hại của việc học thêm không đúng đắn, một số phụ huynh quản lí con bằng cách cho vào các lớp học thêm.
- Đời sống một bộ phận giáo viên còn khó khăn.
- Nhiều học sinh không có phương pháp học tập, rèn luyện. Không chú trong việc tự học, không dành thời gian cho việc tự học.