Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,178
Điểm
113
tác giả
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP Đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo dục tạo hứng thú, mới mẻ đối với học sinh LỚP 4 NĂM 2023-2024 được soạn dưới dạng file word gồm 17 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
PHẦN MỘT. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn biện pháp

Giáo dục đạo đức là một mặt quan trọng cấu thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Xưa Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

Trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện sự nghiệp giáo dục hiện nay, Nghị quyết hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII củng nêu rõ: “Nỗ lực phấn đấu toàn diện làm cho giáo dục thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục đạo đức là cái gốc”.

Công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ, thậm chí chống đối lại các thầy cô đang dạy mình…mà đằng sau đó là sự bao che dung túng của gia đình.

Từ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình chủ nhiệm luôn quan tâm uốn nắn hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh.

2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện biện pháp

a. Thuận lợi


Giáo viên chủ nhiệm năng nổ, nhiệt tình, nhiệt huyết với nghề nên có thời gian tiếp xúc với lớp chủ nhiệm.

Sự phối hợp của GVCN với GV phụ trách lớp cùng với GVBM; Một số phụ huynh nhìn chung có sự quan tâm đến việc học của các em.

Đội ngũ cán sự lớp tập trung những thành viên khá tích cực, ham hoạt động.

b. Khó khăn

Lớp có nhiều em lười học, ham chơi điện thoại; còn có học sinh nhận thức có hạn và dần rơi vào tình trạng chậm tiến bộ. Trình độ học sinh trong lớp phân hóa rõ rệt nhưng đã số là trung bình.

Nhiều em có hoàn cảnh khó khăn phải phụ giúp gia đình, nhà xa, ít dành thời gian cho việc học. Nhiều phụ huynh không quan tâm. Lớp có 4 học sinh cá biệt.

Khuôn viên nhà trường khá rộng, khó quan sát theo dõi các em, gần đường giao thông, quán hàng.

PHẦN HAI. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Biện pháp thực hiện

1.1. Tìm hiểu và nắm chắc đối tượng


Tìm hiểu học sinh qua các tài liệu liên quan: Xem học bạ, sơ yếu lí lịch, bản tự nhận xét của học sinh, nhận xét của GVCN cấp tiểu học hoặc của GVCN cũ. Đây là tài liệu đáng tin cậy ban đầu giúp tôi nhận biết và phân loại học sinh; Quan sát trực tiếp học sinh hằng ngày trong các hoạt động trên lớp, ngoài lớp để biết hành vi thái độ học sinh.

Đưa ra những bài tập tình huống đã được xây dựng về một vấn đề nào đó để học sinh có dịp bộc lộ mình. Kết quả thử nghiệm sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm lớp có thể nắm bắt được thêm những thông tin mới, bổ sung cho những nhận định của mình về học sinh.

1.2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp đòi hỏi phải khoa học. Tránh tình trạng tùy hứng tùy tiện, qua loa. Vì thế xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là một yêu cầu cần thiết để bảo đảm hiệu quả giáo dục học sinh.

Triển khai kế hoạch đến tập thể học sinh thực hiện: Giáo viên chủ nhiệm luôn có sự chỉ đạo tốt để đạt hiệu quả như mong muốn. Phổ biến rõ công tác cho tập thể lớp, thống nhất quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch, biến kế hoạch thành chương trình hành động cụ thể.

Chuẩn bị các điều kiện vật chất và kỹ thuật để thực hiện các hoạt động. Phối hợp với đội ngũ cán sự lớp thực hiện và điều hành công việc quản lý lớp.

Kết thúc một công việc cần tổng kết đánh giá phân tích ưu điểm và hạn chế rút kinh nghiệm.Có sự khuyến khích tập thể hay cá nhân tốt, phê bình các cá nhân thiếu tích cực, thiếu cố gắng.

1.3. Phát huy tính tự giác, khả năng tự quản của học sinh

Xây dựng đội ngũ cán sự tự quản là nền tảng cho công tác chủ nhiệm và cũng là một việc làm quan trọng và khó khăn đối với giáo viên chủ nhiệm.

Giáo viên chủ nhiệm cần xác định được tiêu chuẩn của cán sự lớp: Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có khả năng gương mẫu, học tốt, được tập thể lớp tín nhiệm.

Khi đã tìm được đội ngũ cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm cần bồi dưỡng cho các em có ý thức trách nhiệm, biết phê bình và tự phê bình. Bồi dưỡng cho các em có phương pháp quản lý lớp.

Mỗi tháng họp một lần để tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tháng tới, lập sổ theo dõi. Mỗi tuần họp ban cán sự lớp một lần vào thứ 6 để thứ 7 có số liệu sinh hoạt và khen, chê kịp thời.

1.4. Giáo dục học sinh cá biệt.

Giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu của học sinh.

Phối hợp với giáo viên bộ môn, nhà trường, gia đình.

Giáo viên chủ nhiệm không được nóng vội, uốn nắn dần, khi đưa ra tập thể lớp không nói nhiều, khi gặp riêng không được chỉ trích mà nhẹ nhàng tâm sự và phân tích..

Giao cho học sinh cá biệt một số việc và sau đó phải động viên khuyến khích kịp thời những việc em làm tốt như chăm sóc một cây xanh, sữa chữa bàn ghế hỏng, lau phòng hoặc lau cửa kính…

Luôn thông báo kịp thời các thông tin về học sinh với gia đình và ngược lại.

1.5. Tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp

Giáo viên chủ nhiệm phải tổ chức, thực hiện nghiêm túc tiết sinh hoạt lớp và xem trước kế hoạch sinh hoạt lớp của lớp trưởng và các tổ, giáo viên chủ nhiệm lên một kế hoạch sinh hoạt riêng cho mình. Khi dự sinh hoạt lớp dưới sự điều khiển riêng của lớp trưởng, giáo viên chủ nhiệm cần so sánh các số liệu với tuần trước, khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng để cho các em chấp nhận, không được chỉ trích.

Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt. Các tổ trưởng lần lượt thông báo kết quả theo dõi và xếp loại của tổ. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, khen chê kịp thời, đưa ra ý kiến, nêu kế hoạch tuần tới. Thư ký ghi biên bản: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng ký xác nhận.

1.6. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

Tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá để các em được tham gia vào hoạt động thực tiễn của cuộc sống, tạo cơ hội bộc lộ chân thật những suy nghĩ, tình cảm, hành vi trong công việc.

Trong các giờ lên lớp ngoài kiến thức chuyên môn giảng dạy tôi đều lồng ghép và có sự liên hệ với thực tế cuộc sống của học sinh ở cả hai mặt tích cực và hạn chế.

Ở tiết sinh hoạt lớp, giáo viên cần tạo điều kiện để các em tự đánh giá nhận xét về bản thân và lớp của mình.

Xây dựng các quy tắc ứng xử với môi trường như giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ môi trường sống, rèn luyện và bảo vệ sức khoẻ.

Ngoài ra, cần tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình đối với thầy cô giáo và nhà trường qua việc thực hiện “Hộp thư góp ý” và tổ chức tư vấn cho học sinh.

Cách rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh phải từ dễ đến khó. Chẳng hạn khi học sinh mới vào lớp, trong mục cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi yêu cầu học sinh “Em hãy nói vài ý kiến của mình về những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua”. Ban đầu, các em còn nói năng lí nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái ngại, trở nên dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi trường giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập với nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn.

1.7. Kết hợp với Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên.

Giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được kế hoạch của nhà trường, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên để phối hợp và phổ biến kịp thời đến học sinh. Thường xuyên động viên, đôn đốc nhắc nhở các em tham gia tốt các hoạt đông đoàn thể, phong trào thi đua do đoàn thể phát động. Trên cơ sở đó, lớp lại đề ra các hình thức thi đua giữa các tổ, nhóm và các cá nhân. Kết thúc mỗi đợt thi đua lại chọn ra những tập thể (tổ, nhóm) và các cá nhân xuất sắc để biểu dương khen thưởng. Để tạo hứng thú cho học sinh trong việc xây dựng bài học ở trên lớp, tôi gợi ý các em tính điểm thi đua cho mỗi lượt phát biểu. Kết quả nhiều giờ học diễn ra sôi nổi và có chất lượng, giáo viên dạy rất phấn khởi.

1.8. Phối hợp các lực lượng giáo dục khác.

Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa hiệu trưởng với học sinh, truyền đạt chủ trương chính sách của ngành, nội quy của nhà trường đến học sinh không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục cảm hoá, gương mẫu của bản thân mình. Bên cạnh đó GVCN phát hiện kịp thời các hành vi xấu của học sinh, đề nghị nhà trường xét kỷ luật nghiêm khắc nhằm ngăn chặn hành vi xấu khác có thể xẩy ra tiếp.

1727886763044.png


1727886772770.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP Đổi mới trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo...docx
    49 MB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    báo cáo sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 kho sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 một số sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm âm nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm chủ nhiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm dạy hình học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy kể chuyện lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy môn tập đọc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm dạy tập đọc nhạc lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm giải toán điển hình lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm khoa học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lịch sử lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 3-4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 cánh diều sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 chân trời sáng tạo sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 chương trình gdpt 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 hay nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 kết nối tri thức sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 miễn phí sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn chính tả violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn khoa học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập làm văn sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tiếng việt violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán mới nhất violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán năm 2018 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn toán violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2018 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2019 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2020 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 năm 2021 sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 tuổi mầm non sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 về công tác chủ nhiệm sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 vnen sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 đạt giải cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm luyện từ và câu lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mầm non lớp 3 4 tuổi sáng kiến kinh nghiệm mĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm mở rộng vốn từ lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kĩ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn kỹ thuật lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn lịch sử lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn tiếng anh lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn tin học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm rèn đọc diễn cảm lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiếng việt lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 môn toán sáng kiến kinh nghiệm tiểu học lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm toán 4 sáng kiến kinh nghiệm toán lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm về chính tả lớp 4
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    MUA FILE SÁNG KIẾN
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,264
    Bài viết
    40,704
    Thành viên
    154,932
    Thành viên mới nhất
    chương nguyễn 112
    Top