Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN ĐỊA LÝ

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
Sáng kiến kinh nghiệm Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giảng dạy địa lí THCS được soạn dưới dạng file word gồm 27 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Tiêu đề sáng kiến

Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giảng dạy địa lí

2. Nội dung sáng kiến

2.1. Đặt vấn đề - Lý do chọn đề tài


Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông theo Luật Giáo dục là: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh” .

Tuy nhiên, để học sinh có niềm vui, hứng thú trong học tập thì cần phải thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Thiết kế bài học theo chuỗi các hoạt động học là một nội dung đổi mới phương pháp học tập, nhằm chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Trong chuỗi hoạt động học thì Tình huống xuất phát (Khởi động) là hoạt động quan trọng và được đặc biệt quan tâm. Khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Thực tế hiện nay, nhiều giáo viên dạy Địa lí ở bậc Trung học cơ sở còn coi nhẹ hoạt động khởi động, nhiều giáo viên không thực hiện hoặc làm qua loa, chưa có sự nghiên cứu, đầu tư; nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc chọn hình thức tổ chức hoạt động này nên dù có thực hiện nhưng lại không hiệu quả và chưa có sự sáng tạo, đổi mới. Chính vì lẽ đó đã làm mất đi sự thu hút, hứng thú, lôi cuốn ban đầu của học sinh đối với tiết học.

Với những lí do trên và qua thực tế giảng dạy, dù thời gian nghiên cứu nội dung đổi mới này của bản thân chưa được nhiều nhưng tôi cũng mạnh dạn đưa vấn đề thực tiễn này vào sáng kiến “Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong giảng dạy Địa lí”. Trong bài viết này, tôi xin đưa ra một số phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể mà tôi đã áp dụng khá thành công các tiết dạy Địa lí trong thời gian qua.



2.2. Đánh giá thực trạng

2.2.1. Về phía giáo viên


Thực tế hiện nay, giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành kiến thức nhưng chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy. Nhiều giáo viên dẫn dắt vào bài còn nặng về lý thuyết, thiếu tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh… dẫn đến hoạt động này trở nên khô khan, học sinh thụ động trong việc tiếp thu kiến thức, chưa kích thích được sự tò mò, hứng thú và nhu cầu tìm hiểu bài của học sinh ngay từ đầu tiết học.

Đa số giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động thường chỉ làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ dành được nhiều thời gian cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không lo lắng nhiều về vấn đề “cháy” giáo án… Với hình thức khởi động này thì người thầy đang là trung tâm, thầy khởi động còn trò là người nghe và quan sát. Trò chưa thực sự được khởi động trước khi tiến hành khai thác kiến thức mới. Như vậy, ngay khi vào bài, học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền thụ một chiều mà không tích cực trong việc tìm hiểu và khai thác kiến thức mới, từ đó khó tạo tâm lý háo hức sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.

2.2.2. Về phía học sinh

Trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động không tốt đến chất lượng của giờ dạy, đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Học sinh không hứng thú với việc học có nhiều nguyên nhân: Thứ nhất, do cá nhân học sinh lười học, lơ đãng, bị bạn bè lôi kéo, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình…Thứ hai, do thầy cô giáo vẫn còn nhiều cách dạy thiên về truyền thống, chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa kích thích được tâm lí học tập của học sinh.

Đối với bộ môn Địa lí, điều khó là không thể quan sát, xem xét, nghiên cứu các đối tượng, sự vật, hiện tượng một cách trực tiếp nên phần lớn học sinh không có hứng thú với môn học, các em cho rằng học Địa lí khô khan, trừu tượng. Không những thế mà tâm lí chung của nhiều phụ huynh và học sinh nghĩ rằng Địa lí là môn phụ, ít dành sự quan tâm đến việc học Địa lí cả trên lớp cũng như ở nhà. Chính vì lẽ đó, học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn học, còn thụ động trong tất cả hoạt động học, đặc biệt hoạt động khởi động.

Với thực trạng trên, người giáo viên trong quá trình giảng dạy cần có sự đổi mới trong phương pháp tổ chức hoạt động dạy-học để kích thích sự sáng tạo, khơi dậy nhu cầu khám phá, tìm hiểu kiến thức của học sinh. Sự đổi mới đó không chỉ thể hiện trong đổi mới phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức bài học mà còn thể hiện qua hoạt động khởi động để các em có được điểm xuất phát tốt nhất cho việc tìm hiểu, hình thành kiến thức mới.

2.3. Biện pháp và giải pháp thực hiện

2.3.1. Khái niệm “Hoạt động khởi động”


Theo từ điển tiếng Việt, “Khởi động” được hiểu là “thực hiện những động tác nhẹ trước khi bắt đầu”. Như vậy “hoạt động khởi động” được hiểu là một hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực hiện một công việc cụ thể nào đó.

2.3.2. Vai trò của hoạt động khởi động trong dạy học

Một tiết học có thực sự tích cực và thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh hay không thì phải bắt đầu ngay từ hoạt động đầu tiên - Hoạt động khởi động. Nếu ngay từ hoạt động này mà không thu hút được sự quan tâm và không phát huy được tính tích cực của học sinh thì ở các hoạt động sau sẽ rất khó để đưa các em vào guồng của một tiết học phát huy tính tích cực.

Mục đích của hoạt động khởi động là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới. Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu hướng dẫn học; làm bộc lộ "cái" học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó giúp học sinh suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vì vậy nếu tổ chức tốt hoạt động khởi động sẽ tạo hứng thú và tâm thế sẵn sàng cho học sinh bước vào tìm hiểu một nội dung kiến thức mới.

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện thành công việc tổ chức các hoạt động khởi động trong dạy học Địa lí, trước hết giáo viên cần phải xác định được các phương pháp có thể sử dụng để đánh giá kết quả của các hoạt động khởi động đã thực hiện có thành công hay không. Bản thân tôi đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát khách quan: Khi tổ chức hoạt động khởi động với nhiều hình thức khác nhau, giáo viên đã quan sát học sinh khi tham gia vào các hoạt động học tập, hình thành thói quen chủ động độc lập trong việc tìm tòi và phát hiện kiến thức của mình. Đồng thời, trong quá trình học, giáo viên cũng quan sát thấy học sinh có hứng thú với tiết học hay không để có sự điều chỉnh kịp thời.

- Phương pháp điều tra sư phạm: Trước và sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài giáo viên tiến hành khảo sát học sinh để tìm hiểu mức độ hứng thú của học sinh đối với hoạt động để có sự so sánh, rút kinh nghiệm. Đồng thời, sau các tiết học có tổ chức hoạt động khởi động giáo viên phát phiếu điều tra cho cả lớp để tìm hiểu mức độ hứng thú cũng như kết quả học sinh nhận được gì qua hoạt động khởi động mà giáo viên đã tổ chức.

- Phương pháp thực hành, rút ra kinh nghiệm: Sau mỗi hình thức tổ chức hoạt động khởi động, giáo viên cần lắng nghe ý kiến phản hồi từ học sinh và đồng nghiệp, từ đó rút ra kinh nghiệm và có sự điều chỉnh phương pháp tổ chức hoạt động này sao cho phù hợp.

- Phương pháp thử nghiệm - thực tiễn: Giáo viên có thể không áp dụng phương pháp này với một số tiết, sau đó đối chiếu kết quả với những tiết đã áp dụng, từ đó rút ra kết luận và có chỉnh sửa cho phù hợp.

2.3.4. Bảng khảo sát mức độ hứng
1711520731599.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--- skkn dia nam 22-2023.doc
    33.7 MB · Lượt xem: 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh sáng kiến kinh nghiệm dạy lịch sử địa phương sáng kiến kinh nghiệm giáo dục địa phương sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm môn địa sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 6 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 7 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thpt sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý 9 violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý hay nhất sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn địa lý violet sáng kiến kinh nghiệm to chức trò chơi địa lý sáng kiến kinh nghiệm trong quản lý đất đai sáng kiến kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai sáng kiến kinh nghiệm địa sáng kiến kinh nghiệm địa 9 sáng kiến kinh nghiệm địa chính xã sáng kiến kinh nghiệm địa lí 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 7 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 sáng kiến kinh nghiệm địa lí 8 hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí 9 sáng kiến kinh nghiệm địa lí hay sáng kiến kinh nghiệm địa lí khối 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lí thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý sáng kiến kinh nghiệm địa lý 12 sáng kiến kinh nghiệm địa lý 6 sáng kiến kinh nghiệm địa lý hay sáng kiến kinh nghiệm địa lý thcs sáng kiến kinh nghiệm địa lý thpt đề tài sáng kiến kinh nghiệm môn địa lí thcs
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,165
    Bài viết
    37,634
    Thành viên
    139,881
    Thành viên mới nhất
    CamLuyen

    Thành viên Online

    Top