Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,641
Điểm
113
tác giả
SIÊU GOM Bộ đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 8 NĂM 2024 CHƯƠNG TRÌNH MỚI CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM được soạn dưới dạng file word gồm CÁC FILE, THƯ MỤC FILE trang. Các bạn xem và tải bộ đề ôn thi học sinh giỏi ngữ văn 8 về ở dưới.
PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN

(Đề thi gồm 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2023-2024
Môn: Ngữ văn lớp 8
Ngày thi: 06/3/2024
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU. (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

KIẾP LÁ


(Hoàng Đăng Khoa)

ngổn ngang những lá về đất

chiếc nào đã đi tận cùng kiếp lá

chiếc nào kiệt sức sau ngả nghiêng gió dập mưa vùi

chiếc nào vô ý sẩy chân giữa tiệc mừng nắng mới



lá cứ thế hồn nhiên đón nhận

những ngọt ngào ve vuốt yêu thương

giọt sương đêm mát lạnh đê mê

làn nắng sớm ấm nồng ngây ngất



lá cứ thế hồn nhiên chịu đựng

những đắng cay xô đẩy giận hờn

lằn mưa quất quằn quại rát tê

cú gió quật bầm dập rệu rã



và sau cuối lá hồn nhiên về đất

làm hạt mùn tinh túy đỡ chồi lên.


(Trích: Thơ tuyển chọn báo Văn nghệ Thái Nguyên 2010-2020)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 2. Điểm đặc biệt ở đầu các dòng thơ trong văn bản trên là gì? Tác dụng?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai dòng thơ sau: “và sau cuối lá hồn nhiên về đất/ làm hạt mùn tinh túy đỡ chồi lên”.

Câu 4. Phân tích hiệu quả của phép nhân hóa được sử dụng trong các dòng thơ sau:

chiếc nào đã đi tận cùng kiếp lá

chiếc nào kiệt sức sau ngả nghiêng gió dập mưa vùi

chiếc nào vô ý sẩy chân giữa tiệc mừng nắng mới


Câu 5. Qua cảm nhận về “kiếp lá” được thể hiện trong bài thơ, em rút ra bài học gì về lẽ sống?

II. PHẦN VIẾT. (14,0 điểm)

Câu 1.
(4,0 điểm)

Từ hai câu thơ “và sau cuối lá hồn nhiên về đất/ làm hạt mùn tinh túy đỡ chồi lên”, hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quy luật của sự thay thế.

Câu 2. (10,0 điểm)

Trong Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của em, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.



……………………. Hết ………………………

Họ và tên học sinh:........................................................ Số báo danh:................




PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN


(Đáp án gồm 04 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học: 2023-2024
Môn: Ngữ văn 8
Phần
Câu
Nội dung
Điểm
Phần I. Đọc hiểu


















PhầnII. Viết
  • Phần đọc - hiểu
6,0
1
- Thể thơ: Tự do
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
0,5
0,5​
2
- Điểm đặc biệt: Tất cả các chữ mở đầu dòng thơ đều không viết hoa.
- Tác dụng: Tạo sự liền mạch cho cảm xúc và tư tưởng; tạo hình thức độc đáo, cuốn hút cho bài thơ.
0,5
0,5​
3
- Ý nghĩa của 2 dòng thơ: Sự bình an, thanh thản khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện cống hiến sức mình để chăm chút cho một thế hệ mới ra đời.
(Giám khảo tùy theo phần trình bày của HS mà cho điểm cho phù hợp)

1,0​
4
- Phép nhân hoá: đi tận cùng, kiệt sức, vô ý sẩy chân
- Hiệu quả:
+ Làm cho hình ảnh chiếc lá giống như con người, gần gũi sinh động; đồng thời giúp lời thơ gợi hình, gợi cảm, hấp dẫn.
+ Diễn tả những biến cố khác nhau trong vòng tuần hoàn cuộc đời của những chiếc lá khi rụng xuống.
+ Thể hiện tài quan sát, tưởng tượng và kinh nghiệm sống tinh tế, phong phú của tác giả.
(Giám khảo tùy theo phần trình bày lí giải của HS mà cho điểm cho phù hợp)
1,5​
5
- Qua cảm nhận về “kiếp lá” được thể hiện trong bài thơ, em rút ra bài học về lẽ sống: Sống hồn nhiên, vô tư, không đầu hàng trước khó khăn, thử thách, sống có ích…
(Giám khảo tùy theo phần trình bày của HS mà cho điểm cho phù hợp)
1,5

II.Phần viết

14,0
1
a. Yêu cầu về kỹ năng:
- Đảm bảo đoạn văn nghị luận hoàn chỉnh.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, tránh mắc các lỗi: chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Triển khai hợp lý nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng.
1,0​
b.Yêu cầu về kiến thức:
*.Triển khai vấn đề nghị luận: học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý:
1. Mở đoạn: Dẫn dắt từ ý thơ để giới thiệu vấn đề bàn luận: quy luật của sự thay thế.
2.Thân đoạn:
* Giải thích vấn đề:

- Giải thích:
+ Hình ảnh “lá hồn nhiên về đất/ làm hạt mùn tinh túy đỡ chồi lên”: là sự thanh thản bình an khi chiếc lá đã tìm thấy được ý nghĩa cho cuộc đời của mình: tự nguyện cống hiến sức mình để chăm chút cho một thế hệ mới ra đời.
-> Từ mối quan hệ giữa “lá ” và “ chồi ” ta nhận ra một quy luật của sự sống: Cuộc sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất yếu.
* Bàn luận vấn đề:
– Hình ảnh “lá về với đất làm hạt mùn tinh túy đỡ chồi lên” là quy luật của thiên nhiên, lá lìa cành là quy luật tất yếu của đời sống… Lá rụng về cội để tái sinh một cuộc đời mới, lá rơi vì đã đi hết một quãng đường đời, đã hoàn thành sứ mệnh của đời mình, tạo cơ hội cho những chồi non mới nhú.
- Việc chiếc lá “ hồn nhiên về đất” tượng trưng cho lòng vị tha, thanh thản ra đi, hoá thân vào đất để gieo mầm sự sống, tiếp nhựa cho những “chồi non” – sự sống mới, hi vọng mới đang nảy nở, căng tràn. Cái thản nhiên của chiếc lá không chỉ gợi quy luật về sự thay thế của tự nhiên, vạn vật trên cõi đời này mà ẩn đằng sau đó là cả một bài học nhân sinh sâu sắc: Sống trong cuộc đời, con người không nên chỉ sống cho riêng mình mà hãy hướng lòng mình đến mọi người xung quanh,sống cống hiến, vị tha.
- Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước; lớp người trước già đi thì đã có lớp người trẻ ở phía sau thay thế. Thế hệ trước sẽ đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra. Thế hệ trẻ sẽ liên tục kế thừa và phát huy những giá trị cao đẹp của thế hệ trước để lại, đó là sự kế thừa và phát huy để trường tồn.
- Sự lưu truyền, tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác, vừa bày tỏ lòng biết ơn, coi trọng những giá trị của người đi trước trao truyền cho người đi sau. Nhờ sự thay thế của thế hệ sau cho thế hệ trước sẽ làm cho cuộc đời này thêm phần tươi đẹp hơn...
- Dẫn chứng: những chiến sĩ dũng cảm, những anh hùng đã ngã xuống…
- Mở rộng:
+ Phê phán lối sống vị kỷ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân,“ tham quyền cố vị”, tham lam….
+ Mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ quy luật của sự thay thế, để tránh trở thành những vật cản của bánh xe lịch sử; đồng thời biết đặt niềm tin và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ, cho cái mới ra đời, nảy mầm sinh sôi.
+ Giá trị sự sống không phải chúng ta sống được bao lâu mà là chúng ta đã sống như thế nào.
+ Thế hệ trẻ phải biết sống, phấn đấu và cống hiến sao cho xứng đáng với những gì được “trao nhận”
3. Kết đoạn:
- Khẳng định vấn đề.
- Liên hệ.
3,0​





2




Yêu cầu chung:
- HS biết viết một bài văn nghị luận văn học gắn với nhận định/ lí luận văn học.
1. Yêu cầu về hình thức:
-
Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng chính xác; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
- Học sinh biết lựa chọn một hoặc hai tác phẩm văn học phù hợp( có thể thơ hay truyện hoặc kết hợp cả 2)
10,0


0,5​
2. Yêu cầu cụ thể về nội dung:
a. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề.
- Trích dẫn ý kiến.
- Nêu giới hạn tác giả, tác phẩm.
b. Thân bài:
*. Giải thích: (Có thể kết hợp giải thích và bàn luận)

- HS có thể giải thích nghĩa của từ văn nghệ nói chung nhưng phải hướng vào tác phẩm văn chương…
- “Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn” nghĩa là văn học bắt nguồn từ đời sống hiện thực khách quan, là sản phẩm tinh thần được sáng tạo qua lăng kính của người nghệ sĩ, văn học đem đến cho người đọc những nhận thức phong phú, giàu có về thế giới tự nhiên, đời sống xã hội con người, bồi dưỡng tâm hồn người đọc những tình cảm tốt đẹp: vui, buồn, ….
- Không những vậy, văn nghệ còn giúp con người “tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình” bởi văn học tác động và đánh thức, khơi dậy trong ta bao ước mơ, khát vọng vươn tới tương lai, sống lạc quan, yêu đời, yêu con người và cuộc sống tha thiết, giúp thanh lọc tâm hồn, thắp lên trong ta bao yêu thương, khát vọng, …
=> Ý kiến trên của Nguyễn Đình Thi bàn về chức năng giáo dục của tác phẩm văn chương.
*. Bàn luận
- Văn chương luôn mang sứ mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời bởi “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự hướng về, sự níu giữ mãi mãi tính người trong con người” (Nguyên Ngọc). Qua văn học, con người tìm thấy mình trong đó, cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm con người, được giãi bày, được đồng cảm, được sẻ chia, được gợi ra những tình cảm chưa có, “luyện” những tình cảm sẵn có…
- Thêm nữa, văn học còn khơi dậy trong ta niềm tin vào sự tất thắng của cái thiện, niềm tin vào cuộc sống... Để từ đó, ta biết đồng cảm với những nỗi đau, nỗi khốn khổ của họ “Văn học là tiếng nói của con tim, là nơi dừng chân của tâm hồn…
*. Chứng minh qua một hoặc hai tác phẩm cụ thể(Có thể tác phẩm thơ hoặc truyện, khuyến khích HS có thể chứng mình qua cả 2 tác phẩm thơ và truyện…)
-
HS có thể tự chọn một tác phẩm thơ hoặc truyện hay cả 2 tác phẩm để chứng minh cho nhận định (cần gắn vào nhận định để làm nổi bật về chức năng giáo dục của tác phẩm văn chương. )
*. Đánh giá, mở rộng:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ văn học nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống thể hiện quan điểm của nhà văn,từ đó tác động đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận. Mỗi tác phẩm văn nghệ chân chính sẽ “ rọi vào bên trong ta một ánh sáng riêng” rất đỗi kì diệu, nó làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ” giúp ta sống đẹp, sống phong phú hơn….
- Bài học cho người sáng tác: Khi sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ cần có tài năng và tâm huyết để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật chân chính, giúp người đọc hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ, bồi dưỡng tâm hồn bạn đọc.
- Bài học cho người tiếp nhận: Đồng điệu với tình cảm, cảm xúc, tư tưởng của người nghệ sĩ, đi sâu tìm ra được cái mạch nguồn cảm xúc dạt dào mà sâu kín của nhà văn, nắm được hạt ngọc mà người nghệ sĩ thai nghén gửi gắm. Có như thế mới có thể bước vào địa hạt của cái đẹp. Đồng thời, biết sống đẹp, sống phong phú hơn, nhất là việc di dưỡng, hoàn thiện nhân cách, tâm hồn.
c. Kết bài:
- Khẳng định chức năng giáo dục của tác phẩm văn chương.
- Liên hệ mở rộng.

0,5




1,5

















1,0











4,5





1,5
















0,5​
Tổng điểm
20,0
*Lưu ý khi chấm bài:

1729743573508.png


1729743579763.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn-GOM ĐỀ HSG VĂN 8 HSG 8. BĂNG (5).zip
    13.2 MB · Lượt tải : 1
  • yopo.vn-GOM ĐỀ HSG VĂN 8 HSG 8. BĂNG (10).zip
    13.2 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn-GOM ĐỀ HSG VĂN 8 HSG 8..zip
    13.2 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn-Trần Thu Trang.zip
    13.2 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn-GOM ĐỀ HSG VĂN 8 tập 2.zip
    1.1 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn-GOM ĐỀ HSG VĂN 8 tập 1.zip
    751.4 KB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    35 de thi hsg văn 8 bài thi đạt giải nhất học sinh giỏi văn 8 các dạng đề thi văn lớp 8 các đề thi văn 8 giữa học kì 1 các đề văn lớp 8 giữa học kì 1 các đề văn lớp 8 giữa học kì 2 các đề văn lớp 8 học kì 1 các đề văn lớp 8 học kì 2 các đề văn lớp 8 học kì 2 2024 de thi cuối kì 1 văn 8 thành hóa de thi học kì 1 lớp 8 môn văn bắc giang de thi học sinh giỏi văn 8 2024 de thi hsg văn 8 theo cấu trúc mới de thi hsg văn 8 theo cấu trúc mới 2024 de thi hsg văn 8 tỉnh nghệ an de thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 2 de thi văn 8 giữa kì 1 có đáp an de thi văn cuối kì 1 lớp 8 kết nối tri thức de thi văn cuối kì 1 lớp 8 năm 2024 de thi văn lớp 8 giữa học kì 1 có đáp an một số đề thi văn 8 học kì 2 thư viện đề thi văn 8 tuyển tập de thi hsg văn 8 có đáp an đề thi 15 phút ngữ văn 8 đề thi 45 phút ngữ văn 8 đề thi anh văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi bồi dưỡng văn 8 đề thi cuối kì 1 văn 8 kết nối tri thức đề thi cuối kì ii văn 8 đề thi giữa kì 1 văn 8 hải phòng đề thi giữa kì 1 văn 8 violet đề thi giữa kì 2 văn 8 mới nhất đề thi giữa kì 2 văn 8 violet đề thi giữa kì i văn 8 đề thi giữa kì ii môn văn 8 đề thi giữa kì ii văn 8 đề thi giữa kì văn 8 học kì 1 đề thi giữa kì văn 8 quận hà đông đề thi hk1 văn 8 có đáp án đề thi hk1 văn 8 quận tân bình đề thi hk2 văn 8 có đáp án 2019 đề thi hk2 văn 8 năm 2020 đề thi hkii văn 8 có đọc hiểu đề thi học kì 1 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 1 văn 8 quận tây hồ đề thi học kì 1 văn 8 quận đống đa đề thi học kì 2 văn 8 quận ba đình đề thi học kì 2 văn 8 violet đề thi học kì i môn ngữ văn 8 violet đề thi học kì i ngữ văn 8 có ma trận đề thi học kì i văn 8 đề thi học kì ii văn 8 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 8 violet đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp huyện đề thi học sinh giỏi văn 8 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh thanh hóa đề thi học sinh giỏi văn 8 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 8 bắc giang đề thi hsg văn 8 bài lão hạc đề thi hsg văn 8 bài nhớ rừng đề thi hsg văn 8 bài quê hương đề thi hsg văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi hsg văn 8 cấp thành phố đề thi hsg văn 8 cô bé bán diêm đề thi hsg văn 8 có đáp án đề thi hsg văn 8 mới nhất đề thi hsg văn 8 năm 2019 đề thi hsg văn 8 năm 2020 đề thi hsg văn 8 nghị luận xã hội đề thi hsg văn 8 violet đề thi khảo sát văn 8 đề thi khảo sát văn 8 kì 1 đề thi lại văn 8 violet đề thi môn văn 8 giữa học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 đề thi môn văn 8 học kì 1 2020 đề thi môn văn 8 học kì 2 đề thi môn văn 8 học kì 2 2020 đề thi ngữ văn 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi olympic văn 8 có đáp án đề thi olympic văn 8 tphcm đề thi olympic văn 8 trắc nghiệm đề thi olympic văn 8 violet đề thi thử văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 đề thi văn 8 bài lão hạc đề thi văn 8 bài tức nước vỡ bờ đề thi văn 8 chiếc lá cuối cùng đề thi văn 8 cô bé bán diêm đề thi văn 8 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 cuối học kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối kì 1 đề thi văn 8 cuối kì 2 đề thi văn 8 cuối kì 2 năm 2021 đề thi văn 8 cuối năm đề thi văn 8 giữa học kì 1 đề thi văn 8 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 giữa học kì 1 lão hạc đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2020 đề thi văn 8 giữa học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 8 giữa học kì 1 trắc nghiệm đề thi văn 8 giữa học kì 2 đề thi văn 8 giữa kì 1 đề thi văn 8 hk2 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 đề thi văn 8 học kì 1 2020 đề thi văn 8 học kì 1 có đáp án đề thi văn 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 8 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 8 học kì 1 nam định đề thi văn 8 học kì 1 quảng nam đề thi văn 8 học kì 1 đáng đọc hiểu đề thi văn 8 học kì 2 đề thi văn 8 học kì 2 quảng nam đề thi văn 8 học sinh giỏi đề thi văn 8 kì 1 đề thi văn 8 kì 1 có ma trận đề thi văn 8 kì 1 có đáp án đề thi văn 8 kì 2 đề thi văn 8 kì 2 2020 đề thi văn 8 kì 2 2021 đề thi văn 8 kì 2 bắc ninh đề thi văn 8 kì 2 có đáp án đề thi văn 8 kì i đề thi văn 8 lão hạc đề thi văn 8 lên 9 đề thi văn 8 năm 2019 đề thi văn 8 năm 2020 đề thi văn 8 năm 2021 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 10 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 11 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 12 đề thi văn 8 tuần học kì 1 lớp 7 đề thi văn 8 tuần kì 1 lớp 6 đề thi văn 8 tuần lớp 9 đề thi văn học sinh giỏi lớp 8 đề thi văn lớp 8 đề thi văn lớp 8 có đáp án đề thi văn lớp 8 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 8 giữa kì 1 đề thi văn lớp 8 hk2 đề thi văn lớp 8 học kì 1 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 8 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 8 năm 2021 đề thi văn năm 2020 lớp 8 đề thi văn nghị luận xã hội lớp 8
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    MUA FILE SÁNG KIẾN
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,729
    Bài viết
    41,159
    Thành viên
    157,451
    Thành viên mới nhất
    Phạm Thị Thảo Na
    Top