Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN VĂN

xuandan22

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
23/2/21
Bài viết
98
Điểm
6
tác giả
SIÊU THU GOM Đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn 11 cánh diều, kết nối tri thức, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CÓ HƯỚNG DẪN CHẤM NĂM 2024 được soạn dưới dạng file word gồm CÁC File, thư mục zip trang. Đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn 11 cánh diều, kết nối tri thức, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO có khoảng 100 file. Các bạn xem và tải đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, đề kiểm tra học kì 1 ngữ văn 11 cánh diều...về ở dưới.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT LÂM THAO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1, LỚP 11
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề


I. MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

1. Ma trận



TT
Kĩ năng
Nội dung/đơn vị kĩ năng
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm
Nhận biết
(Số câu)​
Thông hiểu
(Số câu)​
Vận dụng
(Số câu)​
Vận dụng cao
(Số câu)​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
TNKQ​
TL​
1
Đọc Truyện
4​
0​
3​
1​
0​
1​
0​
1​
60​
2
Viết
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.
0​
1*​
0​
1*​
0​
1*​
0​
1​
40​
Tỉ lệ điểm từng loại câu hỏi
20%
10%
15%
25%
0
20%
0
10%
100
Tỉ lệ điểm các mức độ nhận thức
30%
40%
20%
10%
Tổng % điểm
70%
30%


2. Bản đặc tả minh họa


TT
Kĩ năng
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận Dụng​
Vận dụng cao​
1














1. Đọc hiểu














1. Truyện













Nhận biết:
- Nhận biết được đề tài, câu chuyện, sự kiện, chi tiết tiêu biểu, không gian, thời gian, nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại.
- Nhận biết được người kể chuyện (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất), lời người kể chuyện, lời nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại.
- Nhận biết được điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn; sự nối kết giữa lời người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Nhận biết một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại.
Thông hiểu:
- Tóm tắt được cốt truyện của truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại.
- Phân tích, lí giải được mối quan hệ của các sự việc, chi tiết trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Phân tích được đặc điểm, vị trí, vai trò của của nhân vật trong truyện ngắn/ tiểu thuyết hiện đại; lí giải được ý nghĩa của nhân vật.
- Nêu được chủ đề (chủ đề chính và chủ đề phụ trong văn bản nhiều chủ đề) của tác phẩm.
- Phân tích và lí giải được thái độ và tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản.
- Phát hiện và lí giải được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh của tác phẩm.
Vận dụng:
- Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản tới quan niệm, cách nhìn của cá nhân với văn học và cuộc sống.
- Thể hiện thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các vấn đề đặt ra từ văn bản.
Vận dụng cao:
- Vận dụng kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống, hiểu biết về lịch sử văn học để nhận xét, đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- So sánh được hai văn bản văn học cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau; liên tưởng, mở rộng vấn đề để hiểu sâu hơn với tác phẩm.

4 câu TN





































3 câu TN
01 câu TL​
1 câu Tl​
1 câu TL​
2





Viết


Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học.Nhận biết:
- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả, loại hình nghệ thuật,… của đoạn trích/tác phẩm.
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.
Thông hiểu:
- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm nghệ thuật (bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng).
- Phân tích được những biểu hiện riêng của loại hình nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm (ví dụ, cốt truyện, vai diễn trong bộ phim; các yếu tố hình khối, đường nét trong tác phẩm điêu khắc; …).
- Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Vận dụng:
- Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích/tác phẩm.
- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong đoạn trích/tác phẩm).
Vận dụng cao:
- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,…để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 11 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.
1*1*





































1*1 câuTL


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT LÂM THAO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1, LỚP 11
NĂM HỌC 2023 – 2024
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU
(6.0 điểm)

Đọc văn bản:


(Lược dẫn: Con Mực là con chó có nhiều tật xấu. Người ta đã định giết thịt nó, nhưng vì nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Cuối cùng, người ta quyết định sẽ giết con Mực để mừng người con trai tên Du xa nhà nhiều năm nay mới trở về).

Bữa ăn xong, con Hoa cầm bát cơm ra: một tay nó xách cái thúng như để rồi xếp bát. Thấy được ăn, tất cả thú tính của con Mực hoàn toàn nổi dậy. Nó nhảy tới vẫy đuôi hếch mõm nhìn và đợi. Cơm vừa đổ xuống nó vội vàng chúi mõm ăn ngay. Miếng chưa qua cổ thì cái thúng đã chụp quanh trên mình. Nó rít lên, vùng mạnh; nhưng Hoa đã tì cả người lên cái thúng rồi, và con Mực bị thu gọn ở trong vừa vặn đến nỗi không còn giẫy và kêu được. Lũ trẻ con réo ầm lên. Người ta lấy sẵn dao thớt và dây để trói. Phần mở thúng đã đành phải về Du: ông chủ đi vắng, cả nhà chỉ có chàng là đàn ông, mà không lẽ đi mượn hàng xóm trói giùm một con chó đã úp gọn gàng chỉ việc hơi hé cạp thúng lên, hễ chó thò đầu ra thì một đứa em đặt gậy lên cổ nó để chân chàng dận xuống. Nhưng tay chàng thấy run run. Và khi con chó vừa thò đầu ra thì nó quẫy luôn một cái mạnh, vùng ra được. Con Hoa tủm tỉm cười. Lũ em ngơ ngác nhìn theo con chó vừa ẳng ẳng vừa chạy ở ngoài vườn. Còn Du thì mặt đỏ như gấc chín. Chàng thấy mình yếu tay hơn cả con Hoa. Có lẽ nào chàng lại dịu lòng hơn cả một người con gái. Và tự nhiên chàng giận con Mực. Người ta còn lo con Mực sợ hãi mà đi mất. Quả nhiên suốt ngày hôm ấy nó không về. Nó vẩn vơ vườn hàng xóm, lẩn lút như một con chó trước khi hóa dại.

Người ta tưởng đã mất toi. Nhưng tối hôm ấy nó lần vào gầm giường rồi Du lại nghe thấy cái thứ tiếng gà gáy của nó rít lên ở phía ngõ.

Sáng hôm sau nó vẫn bỏ cơm. Trưa cũng thế. Và cứ thấy bóng người lại cúp đuôi chạy mất. Du thương hại sai người đem cơm đổ ra vườn. Một lúc sau Mực lại gần. Nó trông trước trông sau, đưa mõm rê trên những hạt cơm rồi vô cớ giật mình chạy thẳng. Có lẽ cái kỷ niệm khủng khiếp vừa lóe ra và đập mạnh vào thần kinh nó như luồng điện. Du thấy bồn chồn và vẩn vơ: thương, hối hận hay là thẹn.

Sau cùng thì chàng bực mình: chàng nhận ra rằng một con chó đã làm mất sự bình tĩnh của tâm hồn chàng. Và đột nhiên chàng muốn giết con Mực lắm. Chàng muốn có đủ can đảm để giết người. Phải dám giết mà không run tay khi cần phải giết. Còn làm được trò gì nữa nếu chỉ giết một con chó mà tim cũng đập?

Sự do dự đã hết rồi. Khi có một ý định thì ý định ấy chóng thành mạnh mẽ. Du thấy lòng cứng cỏi. Ðã có lúc chàng tưởng đến cái thú dí con dao vào súc thịt giẫy lên đành đạch để máu ấm phọt vào tay. Và chiều hôm ấy khi thấy con chó ở vườn thì chàng gần như mừng rỡ. Con vật khốn nạn đói và sợ đã mệt lử đi rồi. Nó hiện ngủ bên bờ giậu. Du cầm cái gậy to rón rén lại gần. Nhưng giơ gậy lên chàng bỗng thấy tim run một cái. Chàng tưởng như ngạt thở và ngừng lại một giây để nhìn con chó. Giấc ngủ của nó có lẽ đầy ác mộng vì thỉnh thoảng khắp mình nó lại giật lên. Du thấy lòng quả quyết tiêu tán hết. Nhưng con chó bỗng giật mình. Du hoảng hốt thẳng cánh vụt mạnh trên mình nó, bụng nó thót hẳn vào rồi lại phình ra như một khối cao su. Nó rống lên gượng dậy loạng choạng mấy vòng rồi chui bừa qua giậu trong khi Du vụt cuống cuồng theo xuống đất... Ðêm đã khuya. Du lại nghe tiếng Mực rống lên. Chàng thấy toát mồ hôi và nhất định không giết con chó nữa.

Nhưng trời gần sáng chàng còn đương mơ mộng, thì đã nghe tiếng Hoa gọi cuống cuồng lên. Con vật khốn nạn không biết mỏi mệt thế nào mà ngủ quên đi ngay ở giữa sân để đến nỗi bị Hoa úp được. Lần này thì người ta cẩn thận hơn. Hai ba người nắm vào hai đầu gậy tre ngáng sẵn bên cạnh thúng rồi Hoa mới hơi hé miệng thúng lên. Thấy sáng con Mực nhô ra ngoài cái mõm ướt phì phì. Hoa nhích lên tí nữa nhưng một cái gối đã tì sẵn trên thúng. Mực lách cả cái đầu ra. Cái gậy đè mạnh xuống. Con vật khốn nạn không còn kịp kêu.

- Ðè chặt, thật chặt, đừng buông nó ra nó cắn đấy!

Du kêu lên như thế nhưng tiếng chàng đã hơi run run. Con chó phì một cái nữa: hơi thở mới thoát ra một nửa bị tắc. Cái gậy đè sát đất, mắt nó trợn lên. Lòng đen ươn ướt cứ đờ dần rồi ngược lên lần một nửa vào mí trên. Lòng trắng đã hơi đục. Lúc Hoa trói xong cả chân trước, chân sau và buộc mõm rồi thì con chó đã mềm ra không còn cựa quậy nữa.

Du nghẹn ngào nén khóc...


(Trích Cái chết của con Mực, theo Nam Cao những tác phẩm tiêu biểu trước năm 1945, NXB Giáo dục, tr.46-49)​

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1.
Truyện ngắn trên sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ mấy?

Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ nhất D. Ngôi thứ nhất và thứ ba

Câu 2. Đoạn trích trên chủ yếu được kể từ điểm nhìn của nhân vật nào?

A. Điểm nhìn của nhân vật Hoa B. Điểm nhìn của nhân vật Du

C. Điểm nhìn của người kể chuyện D. Điểm nhìn của nhân vật và người kể chuyện

Câu 3. Phát biểu nào sau đây nói đúng về đặc điểm của lời kể trong truyện?

Chỉ có lời nhân vật

B. Chỉ có lời người kể chuyện

C. Bao gồm cả lời người kể chuyện và lời nhân vật

D. Bao gồm cả lời người kể chuyện, lời nhân vật và lời tác giả

Câu 4. Tình huống chính trong truyện ngắn trên là gì ?

A. Du trở về sau nhiều năm xa nhà B. Cái chết của con Mực

C. Mọi người tìm cách giết con Mực D. Du không nỡ giết con Mực

Câu 5. Phát biểu nào sau đây nói lên nội dung tóm tắt của truyện?

A. Kể về quá trình giết chết con Mực và thái độ, tâm trạng của Du trước sự việc ấy

B. Kể về việc Du trở về và người ta giết con Mực để ăn mừng

C. Kể về việc Du không dám ra tay giết con Mực

D. Kể về thái độ và tâm trạng của Du trước cái chết của con Mực

Câu 6. Qua quá trình tìm cách giết con Mực, bạn thấy nhân vật Du là một con người như thế nào?

A. Một con người tàn nhẫn

B. Một con người có lòng trắc ẩn

C. Một con người không có chính kiến

D. Một người có lòng trắc ẩn nhưng không có chính kiến

Câu 7. Chủ đề chính của truyện ngắn là gì?

A. Sự nhu nhược của con người cá nhân trước sức mạnh của tập thể xã hội.

B. Sự thiếu thốn khiến con người đánh mất nhân cách

C. Trước mọi sự việc, con người cần có sự quyết đoán

D. Con người cần biết tàn nhẫn thì mới có thể sống thanh thản

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8.
Phân tích tác dụng của ngôi kể - điểm nhìn trong mạch truyện.

Câu 9. Anh (chị) rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc truyện ngắn trên?

Câu 10. Từ truyện ngắn trên, anh (chị) suy nghĩ gì về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.

II. VIẾT (4.0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự của Nam Cao thể hiện qua đoạn trích trong phần đọc hiểu trên.

------Hết------

































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT LÂM THAO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1, LỚP 11
NĂM HỌC: 2023 – 2024
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Môn: NGỮ VĂN

(Đáp án, thang điểm gồm 02 trang)


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
6.0
1
A
0.5​
2
B
0.5​
3
C
0.5​
4
B
0.5​
5
A
0.5​
6
D
0.5​
7
A
0.5​
8
- Ngôi kể thứ 3 - toàn tri
+ Kể chân thực, khách quan về cái chết của con Mực và những giàng xé trong nội tâm nhân vật Du.
+ Điểm nhìn chủ yếu từ anh Du giúp khắc họa được nội tâm giằng xé của nhân vật, khi anh ta chứng kiến cái chết của con Mực
+ Giọng kể vì thế vừa khách quan, lạnh lùng nhưng cũng nhiều trăn trở, dằn vặt, suy tư.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật hiện lên chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và diễn biến tâm trạng.
+Ngôn ngữ nhân vật chân thực, mộc mạc, mang đặc trưng của người nông dân.
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Du khi quyết định giết chết con Mực với những đau đớn và giằng xé nội tâm.
1.0​
9
Học sinh được tự do rút ra bài học cho bản thân, miễn là tích cực và liên quan đến nội dung câu chuyện. Tham khảo:
- Cần phải có chính kiến, lập trường vững vàng trước mọi sự việc trong mọi hoàn cảnh
- Cần phải hành động theo tiếng nói của lương tri
- Không a dua theo đám đông khi chưa suy xét kĩ càng
1.0​
10
Suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống:
- Tình yêu thương giúp gắn kết con người lại với nhau
- Tình yêu thương giúp ta sống hạnh phúc, thanh thản
- Tình yêu thương giúp ta có sức mạnh để chiến thắng mọi thử thách, khó khăn.
v.v…
0.5​
II
VIẾT
4.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
0.25​
b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc về nghệ thuật tự sự của Nam Cao thể hiện qua đoạn trích Cái chết của con Mực
0.5​
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
* Giới thiệu được tên tác giả, tên tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
* Tóm tắt nội dung câu chuyện: Con Mực là con chó có nhiều tật xấu. Người ta đã định giết thịt nó, nhưng vì nhiều lí do nên ngày xử con Mực liên tục bị hoãn lại. Cuối cùng, người ta quyết định sẽ giết con Mực để mừng người con trai tên Du xa nhà nhiều năm nay mới trở về. Việc bắt và giết con Mực được giao cho Du. Du là người có lòng thương con Mực, nhưng vì muốn mình phải mạnh mẽ, phải giống những người xung quanh nên anh cũng đã vào hùa để giết con Mực, để rồi khi con Mực bị bắt giết thì anh lại nghẹn ngào nén khóc.
* Những đặc sắc trong nghệ thuật tự sự:
- Chủ đề: Sự nhu nhược của con người cá nhân trước sức mạnh của tập quán xã hội.
- Phân tích, đánh giá chủ đề:
+ Bức tranh chung của con người, nhất là người trí thức: bất lực với sự mẫu thuẫn trong chính con người mình. Bất lực của một con người sống trong một xã hội nơi mà người ta được kỳ vọng phải hành xử theo định kiến của những kẻ khác, một xã hội mà con người không được tự do hành xử theo ý niệm cá nhân. Ngược lại, họ bị tù ngục trong những những ý nghĩ người khác nghĩ gì về mình trước khi dám nghĩ tới ý nghĩ mà chính mình thực sự muốn.
+ Sự xung đột giữa ý nghĩ và hành động của anh Du là biển hiện của việc mắc kẹt giữa vai trò con người cá nhân và con người xã hội. Nó tạo nên một bi kịch mà trong đó con người vừa là chủ thể tạo ra bi kịch vừa là nạn nhân của bi kịch ấy. Một khi anh Du vẫn sẽ còn cổ vũ hò hét người ta bức hại con Mực, rồi lại quay đi lau nước mắt thì cái xấu, cái ác trong xã hội vẫn sẽ còn tiếp diễn.
- Tình huống truyện: Mọi người tìm cách bắt và giết con Mực. Tình huống vô cùng giản đơn này lại chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, gắn với cuộc đấu tranh nội tâm giằng xé của nhân vật Du.
- Đánh giá tình huống truyện: Du không phải người ác, mà là một kẻ nhu nhược, thiếu quyết đoán, không dám dũng cảm đứng về phía cái thiện. Anh hành xử theo đám đông, muốn giống đám đông, muốn được đám đông công nhận, để rồi lương tâm lại bị giằng xé, bởi những hành động đó đi trái với lương tâm của chính mình.
-> Tình huống giúp nhà văn khắc họa chân thực những đấu tranh, giằng xé trong nội tâm nhân vật
- Người kể chuyện: Ngôi kể thứ 3 - toàn tri
+ Điểm nhìn chủ yếu từ anh Du giúp khắc họa được nội tâm giằng xé của nhân vật, khi anh ta chứng kiến cái chết của con Mực
+ Giọng kể vì thế vừa khách quan, lạnh lùng nhưng cũng nhiều trăn trở, dằn vặt, suy tư.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật hiện lên chủ yếu qua ngôn ngữ, hành động và diễn biến tâm trạng.
+Ngôn ngữ nhân vật chân thực, mộc mạc, giản dị.
+ Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật Du khi quyết định giết chết con Mực với những đau đớn và giằng xé nội tâm.
* Đánh giá chung về phong cách nghệ thuật Nam Cao; tác dụng của nghệ thuật tự sự trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm:
- Truyện ngắn Nam Cao thường khai thác những đề tài nhỏ nhặt trong đời sống qua đó thể hiện tính chất triết lí và ý nghĩa khái quát xã hội to lớn. Truyện ngắn Cái chết của con Mực kể về quá trình giết chết con Mực và thái độ, tâm trạng của Du trước sự việc ấy qua đó muốn gửi gắm những thông điệp
+ Cần phải có chính kiến, lập trường vững vàng trước mọi sự việc trong mọi hoàn cảnh
+ Cần phải hành động theo tiếng nói của lương tri
+ Không a dua theo đám đông khi chưa suy xét kĩ càng
2.5​
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
0.25​
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
0.5​
Tổng điểm
10.0

1710431717604.png


1710431734499.png


1710431747028.png


THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--Thu gom đề thi bán kì học kì 1 văn 11 2024 tập 1.zip
    1.6 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn--Thu gom đề thi bán kì học kì 1 văn 11 2024 tập 2.zip
    2 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn--Thu gom đề thi bán kì học kì 1 văn 11 2024 tập 3.zip
    1.7 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các đề thi văn lớp 11 giữa học kì 1 de thi hsg văn 11 tỉnh quảng ngãi de thi olympic văn 11 tphcm dự đoán đề thi văn lớp 11 ma trận đề thi ngữ văn 11 học kì 1 một số đề thi văn 11 một số đề thi văn lớp 11 tài liệu anh văn 11 tài liệu anh văn lớp 11 tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn 11 tài liệu chuyên văn 11 tài liệu chuyên văn 11 pdf tài liệu dạy thêm văn 11 tài liệu dạy thêm văn lớp 11 tài liệu học sinh giỏi văn 11 tài liệu ngữ văn 11 tài liệu ngữ văn 11 học kì 1 tài liệu ngữ văn 11 học kì 2 tài liệu ngữ văn 11 pdf tài liệu ngữ văn 11 trọn bộ tài liệu ôn hsg văn 11 tài liệu ôn tập ngữ văn 11 học kì 1 tài liệu ôn tập văn 11 tài liệu ôn tập văn 11 học kì 2 tài liệu ôn thi hsg văn 11 tài liệu ôn thi nghề tin học văn phòng 11 tài liệu toán 11 lê văn đoàn tài liệu tự học văn 11 tài liệu văn 11 tài liệu văn 11 chí phèo tài liệu văn 11 hk1 tài liệu văn 11 học kì 1 tài liệu văn 11 pdf tài liệu văn 11 thầy nhật tài liệu văn 12 thầy nhật tài liệu văn học 11 tài liệu văn học lớp 11 tài liệu văn lớp 11 tài liệu văn lớp 11 học kì 2 tài liệu văn thầy nhật tài liệu văn thầy phạm minh nhật lớp 11 đề ngữ văn 11 học kì 1 đề ngữ văn lớp 11 học kì 1 đề thi anh văn 11 cuối kì 2 đề thi anh văn 11 giữa học kì 1 đề thi anh văn 11 giữa kì 1 đề thi anh văn 11 hk1 đề thi anh văn 11 hk2 đề thi anh văn giữa học kì 1 lớp 11 đề thi anh văn học sinh giỏi lớp 11 đề thi anh văn lớp 11 đề thi anh văn lớp 11 giữa học kì 2 đề thi anh văn lớp 11 học kì 1 đề thi cuối kì 1 văn 11 bắc giang đề thi cuối kì 1 văn 11 chí phèo đề thi cuối kì 2 văn 11 bắc ninh đề thi cuối kì 2 văn 11 bình dương đề thi cuối kì môn văn 11 đề thi cuối kì văn 11 bắc ninh đề thi giữa học kì 1 môn văn 11 đề thi giữa kì 1 văn 11 bắc ninh đề thi giữa kì 1 văn 11 bắc ninh 2019 đề thi giữa kì 1 văn 11 thương vợ đề thi giữa kì 2 văn 11 bắc ninh đề thi giữa kì 2 văn 11 bắc ninh 2019 đề thi giữa kì 2 văn 11 bắc ninh 2020 đề thi giữa kì 2 văn 11 năm 2022 đề thi giữa kì 2 văn 11 năm 2023 đề thi giữa kì 2 văn 11 vội vàng đề thi giữa kì môn văn 11 đề thi giữa kì văn 11 có đáp án đề thi giữa kì văn 11 tự tình đề thi hk1 môn văn 11 đề thi hk1 môn văn lớp 11 có đáp án đề thi hk1 văn 11 có đáp án đề thi hk2 môn văn 11 đề thi hk2 văn 11 có đáp án đề thi hki văn 11 đề thi học kì 1 văn 11 bắc ninh đề thi học kì 1 văn 11 chí phèo đề thi học kì 1 văn 11 vĩnh phúc đề thi học kì 2 môn ngữ văn 11 violet đề thi học kì 2 văn 11 bài vội vàng đề thi học kì i ngữ văn 11 đề thi học sinh giỏi anh văn lớp 11 violet đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn 11 đề thi học sinh giỏi văn 11 đề thi học sinh giỏi văn 11 cấp tỉnh đề thi học sinh giỏi văn 11 cấp trường đề thi học sinh giỏi văn 11 chí phèo đề thi học sinh giỏi văn 11 hai đứa trẻ đề thi học sinh giỏi văn 11 năm 2019 đề thi học sinh giỏi văn 11 tỉnh bắc ninh đề thi học sinh giỏi văn 11 tỉnh nam định đề thi học sinh giỏi văn 11 violet đề thi hsg 11 môn văn đề thi hsg văn 11 cấp tỉnh đề thi hsg văn 11 cấp trường đề thi hsg văn 11 có đáp án đề thi hsg văn 11 mới nhất đề thi hsg văn 11 năm 2020 đề thi hsg văn 11 tỉnh bình định đề thi hsg văn 11 tỉnh nghệ an đề thi hsg văn 11 tỉnh thái nguyên đề thi hsg văn 11 tỉnh tuyên quang đề thi hsg văn 11 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 11 về truyện ngắn đề thi hsg văn 11 đây thôn vĩ dạ đề thi hsg văn lớp 11 đề thi hsg văn lớp 11 cấp trường đề thi khảo sát lớp 11 môn văn đề thi khảo sát văn 11 đề thi khảo sát văn lớp 11 đề thi khảo sát đầu năm văn 11 đề thi lớp 11 môn văn đề thi môn ngữ văn lớp 11 đề thi môn văn 11 học kì 1 đề thi môn văn 11 học kì 2 đề thi môn văn 11 học kì 2 2021 đề thi môn văn lớp 11 giữa kì 2 đề thi môn văn lớp 11 năm 2020 đề thi nghề tin học văn phòng 11 đề thi ngữ văn 11 chân trời sáng tạo đề thi ngữ văn 11 cuối kì 2 đề thi ngữ văn 11 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn 11 giữa kì 1 đề thi ngữ văn 11 hk2 có đáp án đề thi ngữ văn 11 học kì 1 đề thi ngữ văn 11 học kì ii đề thi ngữ văn 11 kì 1 đề thi ngữ văn lớp 11 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn lớp 11 học kì 1 đề thi olympic 30/4 môn văn 11 đề thi olympic văn 11 đề thi olympic văn 11 năm 2019 đề thi olympic văn 11 năm 2019 tp hcm đề thi olympic văn 11 năm 2021 đề thi văn 11 đề thi văn 11 cánh diều đề thi văn 11 chân trời sáng tạo đề thi văn 11 chí phèo đề thi văn 11 chiều tối đề thi văn 11 chương trình mới đề thi văn 11 có đáp án đề thi văn 11 cuối học kì 1 đề thi văn 11 cuối kì đề thi văn 11 cuối kì 1 đề thi văn 11 cuối kì 2 đề thi văn 11 cuối kì 2 2023 đề thi văn 11 cuối kì 2 năm 2023 đề thi văn 11 cuối kì 2 tỉnh bắc ninh đề thi văn 11 giữa học kì 1 đề thi văn 11 giữa học kì 1 2021 đề thi văn 11 giữa học kì 1 bắc ninh đề thi văn 11 giữa học kì 1 tỉnh bắc ninh đề thi văn 11 giữa kì đề thi văn 11 giữa kì 1 đề thi văn 11 giữa kì 1 2022 đề thi văn 11 giữa kì 1 cánh diều đề thi văn 11 giữa kì 1 chân trời sáng tạo đề thi văn 11 giữa kì 1 có đáp án đề thi văn 11 giữa kì 1 kết nối tri thức đề thi văn 11 giữa kì 2 đề thi văn 11 giữa kì 2 bắc ninh đề thi văn 11 giữa kì 2 có đáp án đề thi văn 11 giữa kì 2 năm 2022 đề thi văn 11 hk1 đề thi văn 11 hk1 quảng nam đề thi văn 11 hk1 quảng nam 2019 đề thi văn 11 hk2 đề thi văn 11 hk2 quảng nam đề thi văn 11 học kì 1 đề thi văn 11 học kì 1 2017 quảng nam đề thi văn 11 học kì 1 bắc ninh đề thi văn 11 học kì 1 có đáp án đề thi văn 11 học kì 1 năm 2022 đề thi văn 11 học kì 1 nam định đề thi văn 11 học kì 1 quảng nam đề thi văn 11 học kì 2 đề thi văn 11 học kì 2 2020 đề thi văn 11 học kì 2 bắc giang đề thi văn 11 học kì 2 có đáp án đề thi văn 11 học kì 2 quảng nam đề thi văn 11 học kì 2 thái bình đề thi văn 11 học kì 2 thái bình 2020 đề thi văn 11 học kì 2 thái bình 2021 đề thi văn 11 học kì 2 violet đề thi văn 11 kết nối tri thức đề thi văn 11 kì 1 đề thi văn 11 kì 2 đề thi văn 11 năm 2019 đề thi văn 11 năm 2020 đề thi văn 11 năm 2022 đề thi văn 11 thương vợ đề thi văn 11 tràng giang đề thi văn 11 từ ấy đề thi văn 11 tự tình đề thi văn 11 đây thôn vĩ dạ đề thi văn cuối kì 2 lớp 11 bắc giang đề thi văn hk1 lớp 11 có đáp án đề thi văn hk2 lớp 11 đề thi văn học kì 1 lớp 11 bắc giang đề thi văn học kì 1 lớp 11 bắc ninh đề thi văn học sinh giỏi 11 đề thi văn khảo sát lớp 11 đề thi văn lớp 11 đề thi văn lớp 11 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 11 hk2 đề thi văn lớp 11 học kì 1 đề thi văn lớp 11 học kì 1 có đáp án đề thi văn lớp 11 học kì 1 năm 2019 đề thi văn lớp 11 học kì 1 năm 2021 đề thi văn lớp 11 học kì 2 năm 2022 đề thi văn lớp 11 học kì 2 năm 2023 đề thi văn lớp 11 kì 1 đề thi văn lớp 11 năm 2019 đề thi văn lớp 11 năm 2020 đề thi văn lớp 11 năm 2021 đề thi văn lớp 11 năm 2022 đề thi văn lớp 11 năm 2023 đề thi văn lớp 11 phần đọc hiểu đề thi văn lớp 11 tỉnh thái bình đề thi văn nghị luận xã hội lớp 11
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,114
    Bài viết
    37,583
    Thành viên
    139,723
    Thành viên mới nhất
    HAPPY SMILE

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top