Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 102

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
TÀI LIỆU Kiến thức ngữ văn lớp 12 CHẮT LỌC được soạn dưới dạng file word gồm 85 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÀI 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP – HỒ CHÍ MINH


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN



1. Hoàn cảnh sáng tác

1.1. Trên thế giới


- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức.

- Nhật đầu hàng Đồng minh

1.2. Trong nước

- Sau 80 năm dưới ách thống trị của thực dân và hàng nghìn năm dưới chế độ Phong kiến nhân dân VN đã nhất tề nội dậy chỉ trong vòng 1 tuần lễ (19->25/8/1945) đa dành chính quyền trong cả nước

- Ngày 26/8/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách Mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Trong những ngày cuối tháng 8 tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập”

- 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình ( Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính Phủ lâm thời nuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà , đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước hàng vạn đồng bào, khai sinh ra nước VN mới.

=> Như vậy:

- Tuyên ngôn Độc lập ra đời giáng một đòn tâm lý mạnh mẽ vào những thế lực muốn xâm lược Việt Nam, đồng thời muốn tuyên bố với toàn thể thế giới quyền độc lập tự do bình đẳng của người dân Việt Nam, khẳng định ý chí sắt đá của toàn thể dân tộc Việt Nam quyết bảo vệ nền độc lập tự do của mình, không cho phép bất kì kẻ thù nào đặt chân lên lãnh địa của dân tộc Việt Nam.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ ba của dân tộc Việt Nam, có sự tiếp nối, nâng cao của dòng chảy lịch sử dân tộc trong thời đại mới. Bản tuyên ngôn không chỉ giải quyết được yêu cầu độc lập cho dân tộc như hai bản tuyên ngôn trong thời kỳ phong kiến: Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại Cáo của Nguyễn Trãi mà còn giải quyết thêm một yêu cầu hết sức quan trọng là dân chủ cho nhân dân.

2. Mục đích sáng tác

+ Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước quốc dân đồng bào và thế giới.

+ Vạch trần và bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế.

+ Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới đối với cách mạng Việt Nam. Thể hiện lập trường nhân đạo, chính nghĩa, nguyện vọng hòa bình cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

3. Đối tượng

- Hồ Chí Minh viết cho đồng bào cả nước và nhân dân thế giới.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập còn hướng tới bọn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp, những kẻ đang có âm mưu xâm lược Việt Nam.

4. Giá trị của bản tuyên ngôn

4.1. Tuyên ngôn Độc lập là văn kiện lịch sử vô giá. (giá trị lịch sử)

* Đối với trong nước


+ Tuyên ngôn Độc lập không chỉ báo hiệu sự chấm dứt ách thống trị hàng ngàn năm phong kiến, ách thống trị ngót trăm năm của thực dân, sự sụp đổ của chế độ phát xít tàn bạo mà còn khẳng định sự ra đời của một chế độ hoàn toàn mới: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên độc lập cho toàn thể dân tộc, tự do cho những người lao động bị áp bức.

+ Nói cách khác, với Tuyên ngôn Độc lập: thiên trường hận của dân tộc Việt Nam chấm dứt, thiên trường ca hạnh phúc của dân tộc Việt Nam bắt đầu.

* Đối với quốc tế

+ Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định tư thế độc lập và tư cách bình đẳng của nước Việt Nam mới - Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, buộc công luận quốc tế phải chấp nhận.

+ Tuyên ngôn Độc lập còn là tiếng súng khởi đầu cổ vũ, báo hiệu sự thức tỉnh của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ tất yếu không gì cưỡng lại được của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương nói riêng và thế giới nói chung.

4.2. Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực (giá trị văn học)

* Giá trị nội dung


- Tuyên ngôn Độc lập chan chứa lòng yêu nước và tự hào dân tộc sâu sắc:

+ Bản tuyên ngôn khẳng định, đòi quyền độc lập tự do, dân chủ cho đất nước.

+ Là bản cáo trạng đanh thép về tội ác man dợ vô nhân đạo của thực dân Pháp ngót một thế kỷ áp bức đồng bào ta, đất nước ta.

+ Ca ngợi tinh thần nhân ái, đức hòa hiếu của con người Việt Nam.

+ Nêu cao ngọn cờ quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc. Dù phải hy sinh tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng và của cải cũng nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

- Bản Tuyên ngôn Độc lập của Bác còn là tác phẩm chứa đựng giá trị nhân văn cao đẹp, không trực tiếp nói về vấn đề nhân quyền nhưng vấn đề nhân quyền vẫn được đặt ra trong bản tuyên ngôn. Ở một đất nước thuộc địa như Việt Nam muốn thực hiện quyền của con người thì trước hết phải giành quyền độc lập dân tộc. Với nhiệt tình đòi tự do độc lập cho dân tộc Việt Nam, đòi quyền bình đẳng cho các dân tộc trên thế giới, không kể da trắng, da đen hay da vàng là mong ước lớn lao của Hồ Chí Minh. Hướng tới một xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân văn cao đẹp của Người.

* Giá trị nghệ thuật

-
Là áng văn chính luận mẫu mực, cô đọng. Mỗi câu, mỗi chữ đều hàm chứa suy tư, cảm xúc của một con người suốt đời đấu tranh vì độc lập dân tộc và tự do của con người, của nhân loại.

- Hệ thống luận cứ, luận chứng chân thực và chính xác, giàu sức thuyết phục, đa dạng về giọng điệu: đanh thép khi đối thoại với quân thù, mềm mỏng khi đối thoại với thế giới tiến bộ và tha thiết khi nói với đồng bào, đồng chí.

- Kết cấu chặt chẽ khoa học mà vẫn linh hoạt, nhịp nhàng, phù hợp với cảm xúc đó là sự kết hợp tuyệt diệu giữa lý trí sáng suốt với tấm lòng yêu nước nồng nàn.

=> Đánh giá:

+ Với những giá trị trên Tuyên ngôn Độc lập được xem là áng văn lập quốc, áng thiên cổ hùng văn của thế kỷ XX.

5. Bố cục

+ Đoạn 1 (từ đầu đến “không ai có thể chối cãi được”): Nêu nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn Độc lập.

+
Đoạn 2: (từ “thế mà” đến “lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà”): Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khẳng định thực tế lịch sử: nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Đoạn 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và những tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

6. Thể loại: Văn chính luận

- Hồ Chí Minh chọn thể loại này vì văn phong phù hợp với tính chất trang trọng, trang nghiêm của bản tuyên ngôn.

- Văn chính luận của Hồ Chí Minh luôn gắn lí luận với thực tiễn, lập luận chặt chẽ, logic; lí lẽ mạch lạc, bằng chứng xác đáng; giọng văn hùng hồn, giàu tính luận chiến; chất trí tuệ uyên thâm và giàu cảm xúc, có sức thuyết phục cao.

=> Tuyên ngôn Độc lập mang đầy đủ những đặc điểm này của văn chính luận Hồ Chí Minh.

7. Nội dung tác phẩm

7.1. Phần 1: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn


- Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mĩ.

+ Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

+ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cách mạng Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

=> Đó là những danh ngôn, là những chân lý lớn của nhân loại “không ai có thể chối cãi được”. Đó lại là tư tưởng lớn của chính tổ tiên người Mĩ, người Pháp, không có lý gì người Mĩ người Pháp lại dám phản bội lại tổ tiên của mình.

- Hồ Chí Minh đã từng nói “Đối với kẻ địch, chúng ta phải khôn khéo và kiên quyết”. Việc trích dẫn danh ngôn của người Mĩ, người Pháp để mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập của ta là một lập luận vừa kiên quyết vừa khôn khéo. Có thể coi đó là sách lược “gậy ông đập lưng ông” rất đích đáng của Hồ Chí Minh (dùng chính lý lẽ của đối phương để đập lại đối phương).

- Việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn còn có ý nghĩa Bác đã đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ của người Mĩ và người Pháp. Điều này bản Tuyên ngôn Độc lập đã nêu rõ ở phần sau:

+ “Dân tộc ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập”. Đó là nhiệm vụ của cách mạng Mĩ.

+ “Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủng mấy mươi thế kỷ để lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”. Đó là nhiệm vụ của cách mạng Pháp.

=> Bác coi ba dân tộc ngang bằng nhau vì vậy bản tuyên ngôn cũng có ý nghĩa như nhau. Như thế niềm tự hào dân tộc được gửi gắm một cách kín đáo.

- Từ vấn đề nhân quyền, vấn đề quyền cá nhân đặt ra trong bản Tuyên ngôn Độc lập của người Mĩ, Bác đã suy rộng ra vấn đề quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”

=> Đây là một đóng góp lớn về tư tưởng của Người đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sẽ được phát triển mạnh mẽ ở nửa sau của thế kỷ XX.

7.2. Phần hai: Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn

a. Bác đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp đối với đất nước ta thực chất đây cũng là cuộc tranh luận gầm với những luận điệu của bọn thực dân Pháp


* Pháp kể công “khai hóa” thì bản Tuyên ngôn Độc lập đã kể tội chúng:

- Về chính trị:

+ Chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

+ Chúng thi hành những luật pháp dã man, chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

+ Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng giết những người yêu nước thương nòi của ta.

- Về kinh tế:

+ Chúng bóc lột nhân dân ta đến tận xương tủy.

+ Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu...

+ Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng.

+ Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí.

+ Chúng không cho những nhà tư sản ta ngóc đầu lên.

+ Chúng bóc lột nhân dân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

=> Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 đã giết hơn hai triệu đồng bào ta từ Quảng Trị đến Bắc Kì.

* Pháp kể công bảo hộ thì bản tuyên ngôn đã lên án chúng “trong 5 năm chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”.

* Thực dân Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng thì bản Tuyên ngôn Độc lập đã chỉ rõ:

- “Sự thật là từ mùa thu 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải là thuộc địa của Pháp nữa”.

- “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp”.

* Pháp nhân danh đồng minh tuyên bố đã thắng Nhật vậy chúng có quyền lấy lại Đông Dương thì bản Tuyên ngôn Độc lập vạch rõ: chúng là kẻ phản bội đồng minh, đã hai lần dâng Đông Dương cho Nhật, bản Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định chỉ có việt minh (Việt Nam độc lập đồng minh hội) mới thực sự thuộc phe đồng minh vì đã đứng lên đánh Nhật giải phóng Đông Dương.

* Ngoài ra, bản Tuyên ngôn Độc lập còn lên án tội ác dã man và tư cách đê hèn của bọn thực dân Pháp:

- Khi thua chạy chúng đã nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

- Ngược lại Việt Minh đã tỏ rõ lòng nhân đạo giúp cho nhiều người Pháp chạy ra biên thùy, cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam của Nhật bảo vệ tính mạng và tài sản của họ.

b. Tuyên bố:

- Thoát ly hẳn mọi quan hệ với thực dân Pháp.

- Xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam.

- Xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Bày tỏ: Quyết tâm chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp. Bày tỏ niềm tin với Đồng minh.

=> Tất cả những lý lẽ và bằng chứng trên đã dẫn đến kết luận: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập”.

7.3. Phần ba: Thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ độc lập tự do đã giành được

- Tiếp tục lời tuyên bố và khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và tuyên bố một cách công khai sự thật là đã thành một nước tự do và độc lập”.

- Người bày tỏ quyết tâm như một lời kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền độc lập và tự do ấy”.

8. Nghệ thuật bản tuyên ngôn

* Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực, ngắn gọn, giản dị mà súc tích, trong sáng mà đanh thép, sắc sảo


- Ngắn gọn, giản dị mà súc tích: thể hiện một nội dung lớn diễn ra trong một thời gian dài gần một thế kỷ, nhưng tác giả cô đọng lại trong vài ba trang giấy, từ ngữ mà Bác sử dụng đọc lên là hiểu ngay. Đối với những câu dài có cấu trúc phức tạp Bác đã tìm cách diễn đạt thật ngắn gọn, các câu ngắn thì lại giàu ý tứ.

- Trong sáng: trong sáng được thể hiện ở cách dùng từ, đặt câu tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của tiếng Việt. Trong sáng về tư tưởng tình cảm, thái độ rõ ràng yêu gét phân minh trên lập trường chính nghĩa.

- Đanh thép, sắc sảo: thể hiện tính chiến đấu không khoan nhượng, thái độ dứt khoát, thể hiện bản lĩnh vững vàng, kiên cường. Sắc sảo ở trí tuệ, ở lối lập luận sắc bén.

* Bố cục: chặt chẽ sáng rõ, ở mỗi phần đều có luận điểm chính được triển khai bằng cách lập luận độc đáo, lý lẽ đanh thép, bằng chứng hùng hồn, cách đặt câu hết sức linh hoạt.

* Bút pháp: có sự kết hợp hài hòa giữa lý trí và cảm xúc khi viết văn nghị luận.

Là áng văn chính luận mẫu mực, Tuyên ngôn Độc lập thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Bác:

- Lập luận: chặt chẽ, thống nhất từ đầu đến cuối (dựa trên lập trường quyền lợi tối cao của các dân tộc)

- Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc.

1707820050839.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---KIEN THU VAN 12.doc
    749 KB · Lượt xem: 4
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài giảng chuyên sâu các chuyên đề văn 12 các chuyên đề ngữ văn 12 chuyên văn 12 chuyên đề 12 lý luận văn học chuyên đề anh văn 12 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 chuyên đề chuyên sâu bồi dưỡng ngữ văn 12 pdf chuyên đề dạy học ngữ văn 12 chuyên đề học sinh giỏi văn 12 chuyên đề lí luận văn học lớp 12 chuyên đề nghị luận văn học 12 chuyên đề ngữ văn 12 chuyên đề văn 11 chuyên đề văn 12 chuyên đề văn học 12 chuyên đề văn lớp 12 chuyên đề văn xuôi lớp 12 chuyên đề đọc hiểu ngữ văn 12 chuyên đề đọc hiểu văn 12 giáo án chuyên đề ngữ văn 12
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,114
    Bài viết
    37,583
    Thành viên
    139,746
    Thành viên mới nhất
    Ducdz2008

    Thành viên Online

    Top