Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 239

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,723
Điểm
113
tác giả
Tổng hợp kiến thức địa 6 7 8 9 + BÀI TẬP CÓ ĐÁP ÁN FILE WORD được soạn dưới dạng file word gồm 49 trang. Các bạn xem và tải tổng hợp kiến thức địa 6 7 8 9 về ở dưới.
Chuyên đề 1: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG



Chủ đề 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT



1. Vị trí của TĐ trong hệ Mặt Trời
* Vị trí:
- TĐ là 1 trong 8 hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lớn tự phát ra ánh sáng. Đó là MT, MT cùng các hành tinh quay xung quanh nó gọi là HMT.
- TĐ nằm ở vị trí số 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần MT (sao thủy, sao kim, TĐ, sao hỏa, sao mộc, sao thổ, sao thiên vương, sao hải vương)
* Ý nghĩa: của vị trí thứ 3 của TĐ
Vị trí thứ 3 của TĐ là một trong những điều kiện quan trọng để góp phần nên TĐ là hành tinh duy nhất có sự sống trong HMT.
2. Hình dạng, kích thước của TĐ và hệ thống kinh, vĩ tuyến
* Hình dạng:
- TĐ có dạng hình cầu và kích thước rất lớn. Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của TĐ.
- Vẽ mô hình quả địa cầu: diện tích, bán kính


* Kích thước:
- Diện tích bề mặt TĐ: 510 triệu km2
- Thể tích của TĐ: 1083 tỉ m3
- Các cực B và N của TĐ là 2 điểm cố định trên bề mặt TĐ là nơi tiếp xúc của hai đầu cực với bề mặt TĐ ( Trên quả địa cầu, điểm cực B ở trên, điểm cực N ở dưới)
* Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:
- Kinh tuyến là các đường nối liền 2 điểm cực B và N, có độ dài bằng nhau.
- Nếu mỗi KT cách nhau 10 thì trên quả Địa cầu sẽ có tất cả 360 đường kinh tuyến.
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin - uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn(Anh)
+ Những kinh tuyến nằm bên phải KT gốc là kinh tuyến Đông
+ Những kinh tuyến nằm bên trái KT gốc là kinh tuyến Tây
- Kinh tuyến gốc(00) và kinh tuyến 1800 chia TĐ thành 2 nửa cầu Đ và T nhưng KT gốc lại chia nước Anh ra thành 2 phần nên trên các bản đồ NCĐ và NCT người ta lấy các đường KT 200 T và 1600 Đ làm giới hạn.
- Vĩ tuyến là các vòng tròn vuông góc với các kinh tuyến, có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về 2 cực.
- Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 thì trên bề mặt quả Địa cầu tù cực Bắc đến cực Nam, có tất cả 191 vĩ tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến lớn nhất hay là đường Xích đạo(00) nó chia quả Địa cầu ra NCB và BCN
+ Những vĩ tuyến từ Xích đạo đến cực B là vĩ tuyến B
+ Những vĩ tuyến từ Xích đạo đến cực N là vĩ tuyến N


HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Hình dạng khối cầu của Trái Đất gây ra những hiện tượng gì?
Câu 2: Tại sao trong số các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời, chỉ có Trái Đất là duy nhất có sự sống?
Câu 3: Ý nghĩa về hình dạng, kích thước của TĐ?
























































































Chủ đề 2
: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT

Nội dung 1:

SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ



1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- TĐ tự quay quanh trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Hướng tự quay: Từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày đêm)
2. Hệ quả của sự vận động quanh trục
a. Sự luân phiên ngày, đêm
- Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt Trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
- Nhờ có sự vân động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên.
b. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
- Giờ địa phương (Giờ Mặt Trời): Trái Đất có dạng hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (Giờ Trái Đất).
- Giờ múi: Giờ địa phương không thuận tiện cho đời sông xã hội vì trên bề mặt Trái Đất giờ ở mỗi kinh tuyến khác nhau, nếu dựa vào giờ của từng kinh tuyến mà tính giờ thì trong sinh hoạt rất phức tạp. Do đó, để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 khu vực giờ (múi giờ), mỗi múi rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng 1 múi sẽ thống nhất một giờ, gọi là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
- Đường chuyển ngày quốc tế: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ só 12 ở Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì tăng them 1 ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch
c. Làm lệch hướng các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau trên bề mặt Trái Đất (trừ 2 cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng đứng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit.
- Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động, thì:
+ Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch sang phải.
+ Ở nửa cầu Nam, vật chuyển động sẽ lệch sang trái.


HỆ THỐNG CÂU HỎI
Câu 1: Trình bày chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả của nó.
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến có hiện tượng ngày, đêm luân phiên nhau trên Trái Đất?
Câu 3: Nếu Trái Đất quay quanh trục theo chiều ngược lại thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Câu 4: Phân biệt giờ địa phương (giờ Mặt Trời) và giờ khu vực (giờ múi). Tại sao trên Trái Đất có đường chuyển ngày quốc tế?
Câu 5: Tại sao có đường chuyển ngày quốc tế? Đường chuyển ngày quốc tế đi qua khu vực giờ sô mấy? Tại sao đường chuyển ngày không phải là một đường thẳng theo đường kinh tuyến?
Câu 6: Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?
Câu 7: Phân tích tác động của lực Coriolit đến hướng chuyển động của gió, các dòng biển và dòng chảy sông.


























































































Nội dung 2
:


SỰ CHUYỂN ĐỘNG QUAY QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT



1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theomột quĩ đạo có hình elip gần tròn.

- Hướng chuyển động: từ tây sang đông.

- Thời gian để Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.

- Trong khi Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Trái Đất lúc nào cũng giữ nguyên độ nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo và hướng nghiêng của trục không thay đổi. Đó là sự chuyển động tịnh tiến.

- Vẽ hình:






2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

a. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời


*Quan niệm

- Trong một năm, tia sáng Mặt Trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa 2 chí tuyến. Điều đó làm ta có cảm giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế, không phải là Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chúng ta đang chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời. Chuyển động không có thực của Mặt Trời được gọi là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

- Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

* Biểu hiện



- Ngày 21/3, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với Xích đạo và di chuyển dần lên bán cầu Bắc.

- Tới ngày 22/6, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc (23027’B) rồi di chuyển về Xích đạo.

- Tới ngày 23/9, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với Xích đạo lần 2 rồi di chuyển về chí tuyến Nam.

- Tới ngày 22/12, tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Nam (23027’N) rồi di chuyển về Xích đạo và cứ thế tiếp diễn, nên chúng ta có ảo tưởng là Mặt Trời di chuyển giữa 2 chí tuyến.

* Hệ quả

- Khu vực nội chí tuyến, một năm có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Tại mỗi chí tuyến, một năm có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

- Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh.

* Nguyên nhân

Do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66033’ và không đổi phương khi chuyển động xung quanh Mặt Trời.

1690862792999.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn---KIẾN THỨC CƠ BẢN VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 6+8.docx
    1.1 MB · Lượt xem: 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ QUAN TÂM
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
38,806
Bài viết
40,255
Thành viên
152,942
Thành viên mới nhất
ChuTiep79
Top