Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,994
Điểm
113
tác giả
TỔNG HỢP Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 kết nối tri thức CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm 129 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LỊCH SỬ 7: NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN



Chương I : TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU TK XVI

Bài 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU


Thời gian thực hiện: (2 tiết)​

1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu

- Từ thế kỉ III, đế quốc La Mã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

- Nửa cuối thế kỉ V, các bộ tộc người Giéc-man xâm chiếm tiêu diệt đế quốc La Mã.

- Chế độ phong kiến từng bước được hình thành ở Tây Âu.

- Xã hội: chia làm 2 giai cấp:

+ Lãnh chúa phong kiến.

+ Nông nô.

=> Xã hội phong kiến ở châu Âu hình thành


2. Lãnh địa phong kiến và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

- Khái niệm:
Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến.

- Đặc điểm: Kinh tế lãnh địa mang tính tự cấp, tự túc, trong đó nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.

- Quan hệ xã hội:

+ Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.

+ Nông nô là lực lượng sản xuất chính. Nhận ruộng đất của lãnh chúa để sản xuất và nộp tô thuế.

3. Sự ra đời của Thiên chúa giáo

- Thiên Chúa giáo ra đời vào đầu Công nguyên ở vùng Giê-ru-sa-lem (thuộc Pa-le-xtin ngày nay).

- Ban đầu, đây là tôn giáo của những người nghèo khổ, bị áp bức sau này trở thành công cụ cai trị về mặt tinh thần của giai cấp thống trị.

- Đến thế kỉ IV, Thiên Chúa giáo được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.

- Sang thời phong kiến, Thiên Chúa giáo thống trị đời sống chính trị, văn hoá, tư tưởng ở Tây Âu. Giáo hội có thế lực rất lớn.

4. Sự xuất hiện và vai trò của thành thị trung đại

Nguyên nhân:
Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển thợ thủ công đem hàng hoá ra những nơi đông người để trao đổi→ hình thành các thị trấn → thành thị ( thành phố).

Vai trò

+
Về kinh tế: Các ngành nghề và hội chợ, thống nhất thị trường, phá vỡ kinh tế lãnh địa

+ Về chính trị: Nhu cầu phát triển kinh tế dẫn đến việc ra đời và phát triển đã góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền với biểu tượng là lãnh địa.

+ Về văn hóa: Mở mang tri thức.





Bài 2: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH

QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÂY ÂU


Thời gian thực hiện: (2 tiết)​

1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới

a. Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn


+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ (Bồ Đào Nha) đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đến được mũi cực Nam châu Phi- mũi Hảo Vọng.

+ Năm 1492, Cô-lôm-bô dẫn đầu đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đi về hướng tây, sang Ca-ri-bê (châu Mĩ ngày nay).

+ Năm 1497 - 1498, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn thám hiểm vòng qua mũi Hảo Vọng và cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

+ Năm 1519 - 1522, từ Tây Ban Nha, đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển.

b. Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

- Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.

- Đem về cho châu Âu khối lượng vàng, bạc, nguyên liệu, thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển.

- Làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa…

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu

a. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản


- Quá trình tích luỹ vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu:

+ Đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mĩ đem về châu Âu.

+ Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,... như “rào đất cướp ruộng”.

+ Bán nô lệ da đen từ châu Phi cho các chủ đổn điển, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ làm nhân công.

- Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu:

+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điển quy mô lớn và cả các công ti thương mại.

+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản).

b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu

Hình thành các giai cấp mới:

- Giai cấp tư sản:

+ Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,... trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điền hoặc nhà buôn lớn,...

+ Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội.

- Giai cấp vô sản:

+ Gổm những người lao động làm thuê cho chủ tư bản.

+ Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời.

+ Mối quan hệ: tư sản bóc lột vô sản.






Bài 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO

Thời gian thực hiện: (2 tiết)​

1. Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện .

- Giai cấp tư sản ra đời => họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân…để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2. Phong trào Văn hóa Phục hưng

a, Những thành tựu tiêu biểu


Thời kì này chứng kiến sự phát triển đến đỉnh cao của văn học, sự nở rộ của các tài năng nghệ thuật với các gương mặt tiêu biểu như: M.Xéc-van-tét, W.Sếch-xpia, Lê-ô-na đơ Vanh-xi...

b, Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng đối với xã hội Tây Âu

- Lên án gay gắt Giáo hội Thiên chúa giáo, đả phá trật tự phong kiến

- Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan tư duy vật.

- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến

3. Phong trào Cải cách tôn giáo

a. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo:


+ Thiên Chúa giáo là chỗ dựa cho chế độ phong kiến, chi phối toàn bộ đời sống tinh thẩn của xã hội Tây Âu.

+ Giáo hội Thiên Chúa ngày càng có xu hướng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản, nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tầm đến quyền lực và đặt ra những lễ nghi tốn kém.

+ Phong trào Cải cách tôn giáo đã bùng nổ khắp các nước Tây Âu, khởi đẩu là Đức, Thuỵ Sĩ, tiêu biểu nhất là tư tưởng cải cách của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và Giăng Can-vanh (Thuỵ Sĩ).

b. Nội dung cơ bản của phong trào:

+ Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.

+ Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.

+ Đòi bỏ bớt những lễ nghi phiền toái, tốn kém,...

+ Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản.

c.Tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu:

+ Làm bùng lên cuộc Chiến tranh nông dân Đức.

+ Làm phân hoá Thiên Chúa giáo thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo.

—» Là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến đã suy tàn.

—> Mở đường cho văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.





CHỦ ĐỀ CHUNG 1: CÁC CUỘC ĐẠI PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ

Thời gian thực hiện: (2 tiết)​

1.Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc đại phát kiến địa lí

- Giữa thế kỉ XV, do sự phát triển của nền sản xuất ở các nước Tây Âu nên nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc và mở rộng thị trường ngày một gia tăng.

+ Tuyến đường buôn bán truyền thống với phương Đông trước đó đã bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm giữ, sự bế tắc trong giao thương càng thôi thúc người châu Âu tìm kiếm con đường đi mới.

2. Một số cuộc đại phát kiến địa lí

- Cuộc phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô (1492):


+ Tháng 8/1492, trên C. Cô-lôm-bô bắt đầu hành trình của mình với ba con tàu. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, ông và đoàn thủy thủ dũng cảm đã đến được một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay. Ông đinh ninh rằng mình đã tới được “Đông Ấn Độ”, nhưng thức ra đó là vùng đất mới – Châu Mỹ.

+ Tiếp theo, vào các năm 1493, 1498 và 1502, C. Cô-lôm-bô còn tiến hành 3 cuộc thám hiểm đến châu Mỹ.

- Cuộc phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lan (1519 – 1521):

+ Tháng 9/1519, Ph, Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây để tìm đường sang châu Á.

+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực nam châu Mĩ, tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương.

+ Trải qua nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn thám hiểm đã đến được Phi-líp-pin (năm 1520). Tại quần đảo Phi-líp-pin, trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng bị sát hại. Các thủy thủ trong đoàn tiếp tục lên đường trở về Tây Ban Nha vào tháng 6/1522 dưới sự chỉ huy của S.Ê-ca-nô.

3.Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lý

- Tác động của các cuộc đại phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục.

- Nhận thức của con người thay đổi, họ có hiểu biết mới về những vùng đất, đại dương, những con đường,... từ đó mở ra một thời kì giao lưu, tiếp xúc văn hoá, trao đổi hàng hoá, cây trồng, vật nuôi,... giữa các châu lục.

- Tuy nhiên, người lao động nhất là nông dân ngày càng bị bần cùng hóa.

- Nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.


1718977747004.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN--TOM TAT KIEN THUC LICH SU 7.docx
    59.3 KB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
39,080
Bài viết
40,520
Thành viên
154,084
Thành viên mới nhất
ngtthao1605
Top