Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
  • Khởi tạo chủ đề Yopovn
  • Ngày gửi
  • Replies 0
  • Views 154

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,315
Điểm
113
tác giả
TRỌN BỘ TÀI LIỆU Ôn thi học sinh giỏi văn lớp 9 MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm 3 file trang. Các bạn xem và tải ôn thi học sinh giỏi văn lớp 9 về ở dưới.



Cách viết mở bài hay và một số mẫu tham khảo phần

I/ Cách viết phần mở bài:

Mục đích :
Mục đích của phần mở bài là nhằm giới thiệu vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ trao
đổi, bàn bạc trong bài. Vì thế, khi viết Mở bài thực chất là trả lời câu hỏi : Anh (chị )
định viết, định bàn bạc vấn đề gì ? Các cách mở bài dễ viết nhất :

Mở bài trực tiếp : Tức là trả lời thẳng vào việc đó.
b. Mở bài gián tiếp: Tức là dẫn ra một ý khác có liên quan gần gũi, sau đó,
nêu vấn đề sẽ bàn trong bài. Để bài viết có không khí tự nhiên và có chất văn, người ta
thường mở bài theo kiểu gián tiếp. Có nhiều cách mở bài gián tiếp này nhưng tựu
trung có 4 cách cơ bản:
Cách 1: Diễn dịch (suy diễn )
Cách 2: Quy nạp
Cách 3: Tương liên (tương đồng )
Cách 4: Tương phản (đối lập )

Dù viết mở bài gián tiếp theo cách nào thì trong đó cũng cần làm rõ 3 vấn đề:
* Nêu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, xuất xứ.
* Nêu vấn đề (dựa vào gợi ý ở đề bài )
* Nêu cảm nhận của mình về vấn đề.

Một số vấn đề cần tránh :
- Tránh dẫn dắt vòng vo quá xa mãi mới gắn được vào việc nêu vấn đề.
- Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề sẽ nêu.
- Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết, có gì nói hết luôn rồi thân bài lại lặp
lại những điều đã nói ở phần Mở bài.

Một mở bài hay cần phải :
- Ngắn gọn: Dẫn dắt thường vài ba câu, nêu vấn đề một vài câu và giới hạn vấn
đề một câu.
- Đầy đủ: (đủ 3 vấn đề )
- Độc đáo : gây được sự chú ý của người đọc.
- Tự nhiên :Giản dị, tự nhiên, tránh vụng về gượng ép tránh gây cho người đọc
khó chịu bởi sự giả tạo.

II. Một số Mở bài tham khảo :







A. DIỄN GIẢI MỞ BÀI TRỰC TIẾP

VÍ DỤ: Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông. Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)


Y Phương là một trong những nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. (Câu này giới thiệu tác giả)

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng (Câu này giới thiệu thật ngắn gọn, đơn giản sự nghiệp văn chương )

Bài thơ” nói vói con” viết năm 1980 là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông (Câu này giới thiệu tác phẩm)

Bài thơ là lời nhắc nhỡ, dặn dò của người cha với con về tình cảm gia đình, về truyền thống quê hương và vẻ đẹp của người đồng mình. (Câu này giới thiệu nội dung nghị luận)

Nếu đề yêu cầu nghị luận khổ thơ nào thì lời dẫn phải dã nđến khổ thơ đó.

Ví dụ
khổ thơ đàu là. Tình cảm đầm ấm, thân thương ấy được thể hiện sâu sắc, giản dị, chân thật qua khổ thơ thứ nhất.

(Nên lựa chọn cách mở bài đúng mà đơn giản, theo cấu trúc)

B. MỞ BÀI GIÁN TIẾP


I. Mở bài theo cách so sánh đề tài

Mở bài theo cách trực tiếp thì như tài liệu đã hướng dẫn ở trên tuy nhiên cách viết này sẽ không thu hút và tạo ấn tượng cho người đọc.

Mở bài theo cách gián tiếp. Ở đây tôi hướng dẫn các em mở bài gián tiếp đơn giản vì các em là đối tượng đại trà. Với cách mở bài này, đầu tiên Gv phải hướng dẫn học sinh phải xác định được đề tài ví dụ đề tài về quê hương, về người lính, về người phụ nữ về thiên nhiên về người nông dân…sau khi xác định đề tài, Gv hướng dẫn HS tìm một số câu thơ, câu văn viết về đề tài đó làm câu dẫn dắt đầu tiên, mục đích là tạo ấn tượng (nếu lỡ HS không nhớ thì bỏ qua bước này) sau đó viết 1 câu dẫn dắt về đề tài như hướng dân ở các ví dụ sau…rồi dẫn đến bài thơ. Đoạn thơ hay nhân vật…mình sẽ nghị luận. Sau đây là một số ví dụ.

Lưu ý vì đây là HS đại trà nên Gv đừng thể hiện tài năng của mình bằng cách hướng dẫn viết mượt mà, bóng bẫy nghe vui tai…vì các em không phải là cô giáo…

Phân tích bài thơ Quê hương.

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nỗi thành người

Từ lâu, quê hương đã trở thành một đề tài, một nguồn cảm hứng vô tận trong thi ca. Viết về quê hương mỗi nhà thơ đề gửi gắm một cảm xúc, một tâm tư nhưng tất thảy đều thể hiện tình yêu quê hương da diết, cháy bỏng. Lí Bạch với nỗi nhớ ngậm ngùi, bồng bềnh trong đêm trăng: “ngửng đầu nhìn trăng sáng/ Cúi đầu nhớ cố hương”, Hoàng Trung Thông ví quê hương như người mẹ: “quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”…và đến với bài thơ Quê hương của tế Hanh ta lại bắt gặp một hồn thơ đôn hậu, bình dị được ẩn dấu trong vẻ đẹp quê hương nơi làng chài. Nhất là khổ thơ thứ…(dẫn dắt đến khổ thơ mình sẽ nghị luận)

Ví dụ: Khi phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí.

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Hình tượng người lính là một tượng đài bất hủ và xuyên suốt trong văn học Việt Nam, nhất là văn học hiện đại. Các anh đã trở thành một nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca. Trong thơ, ta bắt gặp người lính dù ngã xuống nhưng vẫn cầm chắc tay súng khiến cho quân thù khiếp sợ: “Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm / Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công”, có người chiến sĩ ra trận mà lòng phơi phới dậy tương lai với tính thần ung dung tự tại đến lạ thường như người lính trong bài thơ về tiểu đội xe không kính “ung dung buồng lai ta ngồi / nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng”…Và một lần nữa ta bắt gặp người lính thật bình dị, chân chất như người nông dân nhưng đàng sau cái vẻ mộc mạc kia là cả một trái tim yêu nước nồng nàn, một ý chí sắt đá, kiên cường, một khát vọng tự do cháy bỏng…Đó là hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Nếu đề yêu cầu nghị luận khổ thơ nào thì lời dẫn phải dã nđến khổ thơ đó.

Phân tích nhân vật Vũ Nương


Hình tượng người phụ nữ đã trở thành một đề tài xuyên suốt trong văn học Việt Nam từ cổ chí kim. Ta đã từng bắt gặp hình tượng người phụ nữ bị đối xử bất công nhưng vẫn giữ vẻ đẹp son sắt, thủy chung như trong bài thơ bánh trôi nước “mà em vẫn giữ tấm lòng son”, có khi ta bắt gặp hình ảnh người phụ nữ với nỗi nhớ thương chồng khôn nguôi như trong bài thơ chinh phụ ngâm khúc “nhớ chàng đăng đăng đường lên bằng trời”…và đến với chuyện người con gái Nam Xương của nguyễn Dữ ta lại hiểu thêm về họ với tấm lòng vì tha, hiếu thảo, thủy chung…

II. Mở bài bằng một nhận định, đánh giá.

1. Trong Thi nhân Việt Nam, khi nhận xét về Tế Hanh, Hoài Thanh – Hoài Chân đã viết: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được những nét thần tình về cảnh sinh hoạt chốn thôn quê”. Những nét thần tình ấy được ghi lại bởi một hồn thơ khỏe khoắn, tươi mới, phơi phới sức sống, có vẻ như “lạc điệu” giữa rừng thơ mới đang sướt mướt, thở than và một tình yêu quê hương sâu đậm. Cảnh sinh hoạt chốn thôn quê ấy ta bắt gặp trong những sáng tác về quê hương, về cái làng chài ven biển con sông Trà Bồng lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ ông. Quê hương – bài thơ rút trong tập Nghẹn ngào là một trong số những bài thơ về quê hương rất hay đó.

2. Nhà thơ Thanh Thảo đã có đôi lời nhận xét về Tế Hanh rằng: “Ngay khi bắt đầu phong trào thơ mới, thơ Tế Hanh đã là hiện tượng vì sự mộc mạc, chân thành, vì sự trong trẻo, giản dị như một dòng sông”. Nếu để nói về vị trí của ông trong thơ mới thì ta chỉ có thể dùng hai từ “bình lặng”, hồn thơ ông không bật lên mạnh mẽ như cái cuồng nhiệt, say mê của Xuân Diệu, cũng không kì dị, điên cuồng như Hàn Mặc Tử, chẳng có cái buồn thiên thu như Huy Cận mà thơ ông lại bật lên vẻ trong sáng, giản dị và hồn nhiên đến lạ thường. Bài thơ “ Quê hương” là bài thơ mang đậm giai điệu ấy, nó đưa ta về với một ngôi làng nhỏ ven biển thơ mộng, giản dị.Và hai khổ thơ đầu là lời giới thiệu chân thành về quê hương tác giả

3. Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: “Văn chương có hai loại, loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Văn chương muôn đời phải phục vụ con người, hướng con người đến những giá trị cao cả của cuộc sống. “Lão Hạc” của Nam Cao là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền văn học nước nhà. Truyện ngắn đã hướng con người, đặc biệt là những con người nghèo khổ, bất hạnh nhưng trái tim vẫn dạt dào tình yêu, tâm hồn vẫn ngời ngợi cao đẹp.

4. MY “Trên trang sách cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn nỗi niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”.

( Nguyễn Văn Thạc – Mãi mãi tuổi 20)

Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)./.

Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua hai văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng và “Lão Hạc” của Nam Cao. (Ngữ văn 8, tập 1)./.

Mở bài: Tôi đã từng nghe ai đó nói rằng: “Hương nhụy trong mát và ngọt lành của cuộc sống chính là văn học.” Văn học và cuộc đời như 2 người bạn đồng hành . Văn chương khơi nguồn từ cuộc sống và phản ánh chân thực cuộc sống qua lăng kính của nhà văn. Nó mang trong mình những cung bậc cảm xúc mà ai cũng đã hơn một lần trải qua: vui, buồn, hạnh phúc, đắng cay, tủi nhục,…tất cả, tất cả những tâm tư không thốt ra được sẽ gửi gắm vào nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng. Trong cuố nhật kí Mãi mãi tuổi 20 liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc đã từng viết: “Trên trang sách, cuộc sống tuyệt vời biết bao nhưng cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn. Cái nên thơ còn lóng lánh giọt nước mắt ở đời”. Điều đó đã được thể hiện một cách chân thật trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng và truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.



Đề số 4:

Xuân Diệu đã từng cho rằng: ”Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại”.



Xuân Diệu đã từng cho rằng: ”Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại”.

1.Mở bài (Trần Thị Hoa lớp 8)


Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu​

Khi nhắc đến cảm hứng chủ đạo trong thơ văn của Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đến chủ nghĩa nhân đạo. Dường như cảm hứng ấy đã đi sâu vào trong tiềm thức, xuyên suốt trong từng mạch đập của con tim để rồi những vần thơ viết ra như máu nhỏ đầu ngọn bút. Ông đã ngợi ca, trân trọng cùng với những dòng huyết lệ chợt rơi trước những kiếp người bất hạnh, khổ để đến cho nhân loài những kết tinh giọt ngọc thời đại. Vì thế, khi đánh giá về nhà thơ, Xuân Diệu đã từng cho rằng: "Nguyễn Du là 1nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại" Và TK là 1 trong những nốt ngân đầy sáng tạo ấy.





II. Mở bài bằng cách dẫn nhập từ cách hình tượng có liên quan


Đề : Phân tích nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu. Nhưng khi lão Hạc bước ra từ những trang sách của Nam cao, thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa. Hình ảnh lão Hạc qua tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã khắc họa một cách đầy ám ảnh hình tượng đó

Một cách mở bài: Văn học trung đại khá thành công khi xây dựng hình tượng người phụ nữ. Họ đã đi vào văn học như những ngôi sao lấp lánh trong đêm tối như ánh trăng non giữa đại ngàn. Chúng ta không thể quên hình ảnh người phụ nữa trong thơ Hồ Xuân Hương với “thân em vừa trắng lại vừa tròn” một Vũ Nương “thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” hay một Thúy Kiều “làn thu thủy nét xuân sơn”… nhưng họ phải chịu số phận bất công oan trái, khổ đau. Khái quát về điều này trong Truyện Kiều Nuyễn Du viết:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung​



III. Mở bài bằng cách học thuộc cấu trúc

Đề :Cảm nhận về bức tranh xuân trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ sinh ra một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực…thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm nghệ thuật như thế, đặc biệt là đoạn thơ viết về Cảnh ngày xuân – một mùa xuân mới mẻ, tinh khôi và giàu sức sống. (Mở bài kiển này sáo mòn)

IV. Mở bài bằng kể 1 câu chuyện


Xưa có người con trai chăm sóc cha già yếu, vì ông cụ chẳng thể giúp gì được nên người con trai đã đóng một chiếc xe để đẩy ông cụ bỏ vào rừng. Trước khi đi, đứa con của người con trai dặn cha rằng cha nhớ mang chiếc xe về cho con. Người con trai ngạc nhiên hỏi “để làm gì con” đứa bé bình thản trả lời để sau này con dùng nó để đưa cha vào rừng. Câu chuyện gợi cho ta về trách nhiệm về đạo làm con. Và một lần nữa bổn phận ấy được đề cập đến trong câu chuyện người con gái Nam Xương. ( hoặc đọan trích, tác phẩm….)

V. Mở bài bằng cách dẫn 1 câu thơ liên quan, gần gũi

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu

Khi nhắc đến cảm hứng chủ đạo văn chương của ND ta không thể nào không nhắc đến chủ nghĩa nhân đạo. Dường như cảm hứng ấy đã đi sâu vào trong tiềm thức, xuyên suốt trong từng mạch đập của ông để rồi những vần thơ viết ra như máu nhỏ đầu ngọn bút. Nguyễn Du đã mang 1 t/y ,sự ngợi ca, trân trọng với cả những dòng huyết lệ chợt rơi trước những kiếp người bất hạnh, khổ đau vào trong thơ cũng như đã mang đến cho nhân loài những kết tinh giọt ngọc thời đại.Vì thế, Xuân Diệu đã từng cho rằng:"Nguyễn Du là 1nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại"Và TK là 1 trong những nốt ngân đầy sáng tạo của ND.



VI. Mở bài về 1 chi tiết nghệ thuật.

Đề bài:
Chi tiết cái bóng – một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” – Ngữ văn 9, tập 1

Mở bài:

Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Một tác phẩm hay là một tác phẩm mà người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những chi tiết đắt giá, sống mãi cùng thời gian. Và có thể xem chi tiết cái bóng là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Dữ trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.​

Mở bài 2: Một tác phẩm hay là một tác phẩm mà người nghệ sĩ đã xây dựng được những chi tiết đắt giá làm cho người đọc ấn tượng mãi, làm cho tác phẩm bất hủ cùng với thời gian. Trong chuyện người con gái Nam Xương, nhà văn Nguyễn Dữ đã xây dựng nhiều cho tiết độc đáo và có thể xem chi tiết cái bóng là một chi tiết đắt giá như thế.​

Đế số 1: Khi đọc Truyện Kiều có ý kiến cho rằng:

“Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.

Em hãy là sáng tỏ nhận định trên qua một số đoạn trích dã học.

Đế số 2: Bàn về Truyện Kiều có người cho rằng:

Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người. Qua các đoạn trích Truyện Kiều đã học ở chương trình Ngữ Văn 9, tập 1, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

(2 đề trên nội dung hoàn toàn giống nhau)

Luận điểm 1:
Trước hết qua Truyện Kiều Nguyễn Du đã cho thấy sự ngưỡng mộ, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng của chị em Thúy Kiều.

Luận điểm 2: Không chỉ ca ngợi vẻ đẹp chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du còn băn khoăn, lo lắng cho số phận của họ.

Luận điểm 3: Trước vẻ đẹp, tài năng và số phận của chị em TK, nhà thơ gián đã lên án, tố cáo xã hội bất công, tàn bạo vô nhân tính.



Mở bài

“Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời nghìn thu”


(Tố Hữu)

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn với nhiều tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt là Truyện Kiều. Truyện Kiều không chỉ thành công về nội dung mà còn rất thành công về nghệ thuật là áng văn chương chói lọi của mọi thời đại. Vì thế khi đọc Truyện Kiều có ý kiến cho rằng: “Nguyễn Du là người có con mắt trông thấu sáu cõi có tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”. (Hoặc Những trang viết của Nguyễn Du đã cho thấy một trái tim ngập tràn tình yêu thương đối với con người.)



Kết bài

Dù đã mấy trăm năm trôi qua, nhưng mỗi lần đọc Truyện Kiều, người đọc xưa nay vẫn không khỏi bâng khuâng, nuối tiếc về một kiếp người tài hoa mà bạc mệnh như Thúy Kiều, vẫn không khỏi đớn đau, chán ghét về một xã xội bất công, tàn bạo và hơn hết, là sự cảm phục trước một trái tim lớn, tình cảm lớn của Nguyễn Du đúng như Tố Hữu đã viết:

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.


Đề bài nghị luận về lòng hiếu thảo



Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha​

Truyền thống của dâ tộc Việt Nam là truyền thống của lòng hiếu thảo là tình yêu thương, phụng dưỡng của con cái đối với ông bà, cha mẹ… Từ đời này qua đời khác, truyền thống ây ngày một tô thắm hơn, phát huy hơn. Nó không chỉ thể hiện trong văn chương mà còn biểu hiện cụ thể trong đời sống hàng ngày.





Đây là cách mở bài gián tiếp đơn giản



Một số mởi bài bằng cách nêu ấn tượng, cảm xúc

BÀI CHỊ DẬU

MỞ BÀI


Tôi ấn tượng với nhà văn Ngô Tất Tố không phải vì ông là một cây bút văn xuôi với hàng loạt tác phẩm đặc sắc. Mà bởi vì ông là 1 trong số hiếm nhà văn viết về người phụ nữ phải chịu tàn bạo. Khi viết về họ, ông chỉ dùng những lời văn giản dị, mộc mạc nhưng lại đậm lòng thương người :Người phụ nữ nghèo khổ chân yêu tay mềm mà vẫn phải đứng dậy đấu tranh đòi lại công bằng . “Tức nước vỡ bờ” là đoạn trích như thế.

KẾT BÀI

Khép lại những trang văn đầy đau khổ về số phận nhân vật chị Dậu , về những kếp người lao động trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ không hiểu sao lòng tôi thấy trĩu nặng cảm xúc hâm mộ bản lĩnh của chị: hi sinh tất cả vì chồng và gia đình. Chị là tấm gương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam kiên cường dũng cảm trong xã hội phong kiến: Tác phẩm dù ra đời gần một thế kỉ nhưng vẫn còn nguyên giá trị, vẫn để lại trong lòng người đọc sự hâm mộ mỗi khi đọc lại tiểu thuyết này.

BÀI LÃO HẠC

MỞ BÀI


Nếu Nguyễn Công Hoan quan niệm “đời là mảnh ghép của những nghịch cảnh”, Thạch Lam cho rằng : “đời là miếng vải có lỗ thủng” thì Nam Cao định nghĩa : “Đời là tấm áo cũ kĩ bị xé tả tơi từ cái làng Vũ Đại”. Có thể nói Lão Hạc -Nam Cao xứng đáng là nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy. Ông không chỉ thể hiện được cái nghèo khổ mà còn nói lên quan niệm của bản thân mình: xây dựng nhân vật chọn cái chết để giải thoát bản thân, giữ tấm lòng tự trọng. Và một lần nữa, điều đó được thể hiện qua nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên

KẾT BÀI

Số phận người nông dân đặt ra trong “Lão Hạc” vô cùng sâu sắc. Tac phẩm chính là lời phê phán những thế lực xã hội phong kiến chà đạp con người để giải thoát họ. Mỗi nhà văn có 1 nhận thức riêng cho bản thân mình. Bởi vậy có muôn vàn cái kết cho 1 tác phẩm . Và điều quan trọng là phải biết nhìn nhận vẻ đẹp, phẩm chất của người nông dân để thấu hiểu và trân trọng họ. Dù đã ra đời gần 1 thế kỉ nhưng tới giờ “Lão Hạc” của Nam Cao vẫn giữu nguyên giá trị như thuở ban đầu.

THE END

I.Tác Phẩm Hiện Thực (Chuyện người con gái Nam Xương_Nguyễn Dữ)

1.Mở bài:
Khép lại những trang văn đầy đau khổ nhưng cũng lóe lên cái tia sáng ấm lòng viết về nhân vật chị Dậu, về những kiếp người phụ nữ Việt Nam dưới xhpk đương thời,trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của nhà văn Ngô Tất Tố, không hiểu sao, lòng tôi vẫn nặng trĩu những cảm xúc xót thương, lưu luyến khó phai về một kiếp người.Nhưng cái cảm xúc ấy bỗng được dâng trào khi một lần nữa tôi lại được đọc áng văn chương tựa dòng huyết lệ - “Chuyện người con gái Nam Xương ”của nhà văn Nguyễn Dữ.Người phụ nữ Việt Nam ở xã hội cũ lại được tái hiện một cách chân thực, rõ nét qua nhân vật Vũ Nương - Người phụ nữ có dung hạnh tốt đẹp nhưng đáng thương thay cho một kiếp người cả đời chỉ toàn nhận lấy bất công, oan trái,đau khổ, tủi hờn từ xã hội phong kiến tàn ác, thối nát đương thời.

2.Kết bài: Bằng cảm hứng hiện thực và âm hưởng bi tráng “Chuyện người con gái Nam Xương ”đã tái hiện lại số phận đắng cay, bất công, oan trái, đau khổ, tủi hờn của người phụ nữ Việt Nam ở xhpk xưa. Nhưng cũng đầy những ánh sáng tốt đẹp về nhân phẩm cao thượng đã soi rọi cái “tối giời, tối đất” ở xã hội cũ của họ, mà điển hình là Vũ Nương. Sáng tác vào thế kỉ XVI- một khoảng thời gian được coi là quá xa so với nền văn minh hiện tại và đến cuối cùng cái quá khứ đó đã được thay đổi, che lấp bằng một hiện tại tươi sáng hơn, khi mà ở đó người phụ nữ được tôn trọng, nâng niu, khi mà xã hội trở nên công bằng và bình đẳng hơn. Nhưng hình ảnh về người phụ nữ xưa mang tên Vũ Nương vẫn mãi mãi còn đó,sừng sững như một tượng đài bất tử mang dấu ấn của cả một thời đại lịch sử dân tộc.

II.Tác Phẩm Lãng Mạn (Đồng Chí_Chính Hữu)

1.MB:
Tôi ấn tưởng bởi những điệu nhạc của cây đàn Chính Hữu, chẳng phải vì nó bay bổng hay lãng mạn, mà ở đó tôi như được đắm chìm vào thế giới của những trang sử hào hùng dân tộc, được chiêm ngưỡng bức tranh mang đậm sắc xanh áo lính của “ Bộ đội cụ Hồ ”.Và khi nhắc đến hình ảnh người lính trong thơ ông ta phải nhắc đến bài thơ “Đồng chí ” sáng tác vào đầu năm 1948, giữa thời kì mưa bom bão đạn của dân tộc, để rồi trở thành một bài ca không bao giờ quên”. Bài thơ đã tái hiện lại không khí của cuộc chiến tranh chống Pháp đầy gian khổ, nhưng qua đó để làm toát lên vẻ đẹp mộc mạc, chân thành và lòng dũng cảm của người chiến sĩ vệ quốc dân... (Mở bài hay)

2.KB:
Đồng chí! Đọc xong bài thơ có lẽ trong mỗi chúng ta đều lắng lại những cảm xúc dạt dào, khó quên. Ta cảm nhận được mối tình đồng chí đậm đà, thiết tha, cảm nhận được cái hơi thở của khung cảnh chiến trường miền bắc qua những lời thơ nhẹ nhàng, êm đềm của Chính Hữu. Có lẽ bởi vậy, mà người ta xem Chính Hữu là nhà thơ của quân đội, nhà thơ của cách mạng Việt Nam. Gần một thế kỉ trôi qua, lịch sử dân tộc ta cũng đã từng bước sang trang mới, nhưng hình ảnh về những người lính luôn sát cánh bên nhau anh dũng chiến đấu ấy vẫn mãi in dấu ấn đậm sâu trong tâm khảm mỗi đọc giả và cả những thế hệ mai sau.“ Đồng chí” trở thành một tượng đài bất tử khắc tên những người chiến sĩ vệ quốc dân đã hi sinh đến quên mình để tìm lại độc lập,tự do cho dân tộc,tìm lại hạnh phúc cho thế hệ mai sau..







Làm mở bài, kb của 2 tp nước ngoài

Tp cô bé bán diêm của nhà văn an đéc xen

Mở bài


văn học như một bức tranh vậy, lúc thì tươi sáng, rực rỡ khiến cho vạn vật như hé cười nhưng cũng có đôi lúc bức tranh đó trở nên tăm tối, u ám làm cho ta bị kéo vào hố đen. Văn học cho ta trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc vui tươi, hóm hỉnh nhưng cũng có lúc trở nên bi thảm, đau thương. Nhưng cái “buồn “và “cô đơn" có lẽ phải khiến ta có cảm giác nhói lòng nhất . Bức tranh văn học mà cho tôi cảm nhận được cái cô đơn , tủi thân của một đứa trẻ khốn khổ đó chính là bài văn cô bé bán diêm của nhà văn an đéc xen . Tác giả đã vẽ nên một cô bé đầy bất hạnh và đau khổ, khiến cho ai cũng phải rơi lệ

Kết bài Ai sinh ra cũng muốn có đầy đủ tình yêu thương nhưng thật đáng tội nghiệp thay cho cô bé thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần. Cô bé đã phải chịu quá nhiều đau thương bi thảm . Trong con người có thể hiện mong ước Những Điều Nhỏ Nhoi, những que diêm như những lời nhắc nhở cô bé nhưng nó không tồn tại được lâu. Qua đây ta mở thấy rõ về số phận bất hạnh của những người con đề thiếu thốn tình cảm giữa cha và mẹ, ta mới thấy được sự quan trọng của hạnh phúc gia đình đối với những đứa trẻ. Những người làm cha mẹ hãy lo lắng cho con của mình đừng để nó trở thành những đứa trẻ bất hạnh, cô đơn.

Tp con chó bấc ( tiếng gọi nơi hoang dã) G.lân đơn

Khi nói về tình cảm giữa con người - với động vật thì khiến ai cũng phải khó tin, bởi vì giữa con người với những con vật không biết nói như thế thì làm sao có thể trở thành những người bạn bè, người thân được. Nhưng đó lại là một điều có thật, ta có thể nghĩ đến tình cảm giữa lão hạc với cậu vàng. Vì dành lòng yêu thương cho cậu vàng quá nhiều nên ông đã hi sinh để chuộc lỗi lầm. Nếu như lão Hạc đã nguyện hi sinh vì câu vàng như vậy thì ở tác phẩm con chó bấc trong tiếng gọi nơi hoang dã, chú chó bấc nên đã trở thành một con chó hoang, mất đi một tình yêu của con người thì nó mấy đi sự sống.

Kết bài Không phải chỉ con người mới có được những cảm xúc , tình yêu mà những sinh vật , đông vật vẫn luôn luôn có một tình cảm mà nó dành cho con người . Giữa con người với động vật luôn có một tình cảm thiêng liêng, cũng giống như con chó bấc thì giữa nó và người chủ của mình thì không có khoảng cách mà giữa họ là sự gắn kết nếu mất đi một trong hai thì người con lại sẽ mất đi niềm vui .thật đáng ngưỡng mộ trước sợi dây giữa người và vật như vậy. Qua đây ta mới thấy được động vật đáng để được yêu thương,chúng ta hãy chăm sóc nó thật tốt như người bạn của mình

mở bài + kết bài của 2 bài thơ cách mạng.

1: Khi con tu hú

Mở bài :

Tôi ấn tượng với nhà văn Tố Hữu, chẳng phải vì ông là một cây bút thơ ca tài năng với những “đứa con tinh thần” dạt dào câu từ đậm chất trữ tình. Mà bởi vì ở thơ ca của ông, tôi như được “sống” trong cuộc đời cách mạng của những người đi trước, những người anh hùng đã đi vào lịch sử vẻ vang của nước nhà. Sống trong đời cách mạng là vậy, suốt một đời chạy theo “mặt trời chân lí” nhưng đôi khi những người chiến sĩ ấy cũng có giây phút chạnh lòng bị khựng lại, chôn chân mình nhìn đất nước lâm nguy. Đó là những tháng ngày dài ròng rả chịu uất ức trong ngục tù đen tối, đó là nhịp đập nhanh của con tim “cách mạng” để rồi Tố Hữu phải thả mình trong những câu thơ. Những câu thơ mộc mạc, tươi vui; những câu thơ u uất, ngột ngạt; những câu thơ dữ dội, đanh thép, tất cả hòa làm một tạo nên “khi con tu hú” – đứa con tinh thần để giải tỏa nỗi lòng của Tố Hữu trong thời gian ông bị giam trong tù.



Kết bài:

Bài thơ khép lại mà “con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”, tiếng kêu ấy cứ vang hoài vọng mãi… Bài thơ cho ta hiểu thêm sâu sắc về nét đẹp bên trong người chiến sĩ Cộng Sản. Người chiến sĩ ngang nhiên, gang thép ấy có một thế giới nội tâm rất đỗi phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập cuộc sống, găn bó thiết tha với quê hương thân thương, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng bên trong trái tim của con người mang dòng máu Việt ấy. Tuy đã tồn tại hơn tám mươi năm nhưng giá trị bài thơ vẫn còn đó, vẫn còn tiếng chim tu hú kêu, vẫn còn hình ảnh mộc mạc dân quê ở đó, vẫn còn tiếng kêu gào mãnh liệt giữa ngày hè oi bức trong tù! Tất cả, tất cả vẫn còn in dấu ấn đậm đà như ngày nào… Ôi thật đáng tự hào!



2: “Tức cảnh Pác Pó” và “Đi đường”

Mở bài :

Tôi biết đến tên Bác Hồ với tư cách là một người chiến sĩ đầy nhiệt huyết, là một vị lãnh tụ tài ba, và biết đến tên Hồ Chí Minh với tư cách là cây bút vàng trong nền thơ ca cách mạng. Thơ Hồ Chí Minh có gì hay mà làm người đọc phải mê mệt đến vậy nhỉ? Đến với những vầng thơ của Người, ta sẽ thấy mình như đang được chìm đắm trong sự cần cù, chịu khó, ý chí vượt lên hoàn cảnh, một con người sắt thép giữa hoài bão lớn lao – giải phóng dân tộc. Và một lần nữa, hình ảnh ấy lại được “họa” lại trong hai bài thơ “tức cảnh Pác Bó” và “đi đường” được Hồ Chí Minh sáng tác trong những năm tháng hoạt động cách mạng.



Kết bài:

Hai bài thơ tuy ngắn gọn nhưng đã giúp chúng ta hiểu thêm về một góc nhỏ trong quãng đời hoạt động cách mạng của Bác. Vượt lên mọi khó khăn gian khổ, Người vẫn sống ung dung tự tại và tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó, hai bài thơ còn là bài học thấm thía về thái độ và quan điểm sống đúng đắn, tích cực của một người chiến sĩ chân chính. Tuy ra đời đã lâu nhưng hai bài thơ ấy, những chân lí ấy vẫn mãi sống, mãi trường tồn cùng thời gian, cùng bạn đọc.


1692774586499.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---TRỌN BỘ LUYỆN HSG 9.rar
    4.5 MB · Lượt xem: 2
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bồi dưỡng học sinh giỏi anh văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 môn văn bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 9 bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 pdf bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 violet bồi dưỡng hsg ngữ văn 9 bồi dưỡng hsg văn 9 bồi dưỡng ngữ văn 9 bồi dưỡng ngữ văn 9 pdf bồi dưỡng ngữ văn 9 trần hà nam bồi dưỡng văn bồi dưỡng văn 9 bồi dưỡng văn năng khiếu 9 các chuyên đề chọn lọc ngữ văn 9 các chuyên đề ôn tập ngữ văn 9 các chuyên đề văn 9 các chuyên đề văn học lớp 9 cảm nhận của em về văn học trung đại chuyên đề anh văn 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi văn lớp 9 chuyên đề bồi dưỡng hsg văn 9 chuyên đề học sinh giỏi văn 9 chuyên đề hsg văn 9 chuyên đề lí luận văn học 9 chuyên đề môn ngữ văn 9 chuyên đề môn ngữ văn lớp 9 chuyên đề ngữ văn chuyên đề ngữ văn 9 chuyên đề ngữ văn 9 violet chuyên đề người lính văn 9 chuyên đề ôn tập ngữ văn lớp 9 chuyên đề ôn thi học sinh giỏi văn 9 chuyên đề ôn thi hsg văn 9 chuyên đề văn chuyên đề văn 9 chuyên đề văn 9 violet chuyên đề văn bản nhật dụng lớp 9 chuyên đề văn học 9 chuyên đề văn học hiện đại lớp 9 chuyên đề văn học trung đại lớp 9 chuyên đề văn lớp 9 chuyên đề văn nghị luận lớp 9 chuyên đề văn nghị luận xã hội lớp 9 chuyên đề văn thuyết minh lớp 9 chuyên đề vật lý 9 violet chuyên đề đọc hiểu văn 9 chuyên đề đọc hiểu văn bản lớp 9 file sơ đồ tư duy văn 9 giải pháp bồi dưỡng hsg văn 9 giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 giáo an bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 violet giáo án bồi dưỡng hsg văn 9 giáo án bồi dưỡng văn 9 giáo án chuyên đề ngữ văn 9 giáo án dạy chuyên đề văn 9 giao an ôn tập văn học trung đại việt nam giáo trình văn học trung đại 2 hiểu biết của em về văn học trung đại kế hoạch bồi dưỡng hs giỏi văn 9 kế hoạch bồi dưỡng hsg văn 9 người anh hùng trong văn học trung đại nội dung văn học trung đại lớp 10 nội dung văn học trung đại việt nam gồm nội dung nào sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 sách bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 pdf sách bồi dưỡng hsg văn 9 sách bồi dưỡng ngữ văn 9 sách bồi dưỡng ngữ văn 9 pdf sách bồi dưỡng văn 9 sơ đồ tư duy bài ánh trăng văn 9 sơ đồ tư duy ngữ văn 9 sơ đồ tư duy ngữ văn 9 tập 1 sơ đồ tư duy văn 9 sơ đồ tư duy văn 9 bài làng sơ đồ tư duy văn 9 bài đồng chí sơ đồ tư duy văn 9 bếp lửa sơ đồ tư duy văn 9 chị em thúy kiều sơ đồ tư duy văn 9 chi tiết nhất sơ đồ tư duy văn 9 chiếc lược ngà sơ đồ tư duy văn 9 kì 2 sơ đồ tư duy văn 9 làng sơ đồ tư duy văn 9 mùa xuân nho nhỏ sơ đồ tư duy văn 9 những ngôi sao xa xôi sơ đồ tư duy văn 9 nói với con sơ đồ tư duy văn 9 pdf sơ đồ tư duy văn 9 tập 1 sơ đồ tư duy văn 9 truyện kiều sơ đồ tư duy văn 9 viếng lăng bác sơ đồ tư duy văn 9 đoàn thuyền đánh cá sơ đồ tư duy văn 9 đồng chí sơ đồ tư duy văn bản làng lớp 9 sơ đồ tư duy văn bản lớp 9 sơ đồ tư duy văn bản nhật dụng lớp 9 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 9 tài liệu bồi dưỡng ngữ văn 9 văn học cận đại trung quốc văn học hiện đại trung quốc văn học trung quốc hiện đại văn học trung đại văn học trung đại 10 văn học trung đại 2 văn học trung đại ảnh hưởng văn học trung đại bao gồm mấy thành phần văn học trung đại bao gồm những nội dung chính nào văn học trung đại bắt đầu từ năm nào văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ mấy văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ nào đến thế kỷ nào văn học trung đại bắt đầu từ thời gian nào văn học trung đại bắt đầu và kết thúc khi nào văn học trung đại bút pháp nghệ thuật văn học trung đại cấp 2 văn học trung đại chia làm mấy giai đoạn văn học trung đại có ảnh hưởng đến sáng tác văn học hiện đại không văn học trung đại có mấy giai đoạn văn học trung đại có mấy nội dung văn học trung đại có mấy nội dung chính văn học trung đại có mấy đặc điểm lớn văn học trung đại có mấy đặc điểm lớn về nội dung văn học trung đại có những nội dung lớn nào văn học trung đại có những tác phẩm nào văn học trung đại có những thể loại nào văn học trung đại có những đặc điểm lớn về nghệ thuật nào văn học trung đại còn gọi là gì văn học trung đại gắn liền với chế độ nào văn học trung đại gồm mấy bộ phận văn học trung đại gồm mấy giai đoạn văn học trung đại gồm những bài nào văn học trung đại gồm những nội dung chính nào văn học trung đại gồm những tác phẩm nào lớp 9 văn học trung đại gồm những tác phẩm nào văn học trung đại gồm mấy thành phần văn học trung đại gồm những thể loại nào văn học trung đại hiện đại văn học trung đại hiện đại lớp 9 văn học trung đại hình thành văn học trung đại hình thành từ văn học trung đại kéo dài bao lâu văn học trung đại kéo dài bao nhiêu thế kỷ văn học trung đại kết thúc khi nào văn học trung đại khác gì văn học hiện đại văn học trung đại khác văn học dân gian như thế nào văn học trung đại khác văn học hiện đại văn học trung đại khái niệm văn học trung đại kì 1 lớp 9 văn học trung đại kiên giang văn học trung đại là văn học trung đại là gì văn học trung đại là j văn học trung đại lớp 10 văn học trung đại lớp 11 văn học trung đại lớp 12 văn học trung đại lớp 7 văn học trung đại lớp 8 văn học trung đại lớp 9 văn học trung đại lớp 9 tập 1 văn học trung đại mang nội dung yêu nước văn học trung đại mấy giai đoạn văn học trung đại nằm trong khoảng thời gian nào văn học trung đại nghệ thuật văn học trung đại ngữ văn 11 văn học trung đại nửa cuối thế kỉ 19 văn học trung đại nội dung văn học trung đại nói về người phụ nữ văn học trung đại nước ta sau những vấn đề văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội văn học trung đại ở cấp 2 văn học trung đại ở lớp 10 văn học trung đại pdf văn học trung đại phản ánh những nội dung nào văn học trung đại phản ánh nội dung gì văn học trung đại phát triển qua mấy giai đoạn văn học trung đại phát triển qua mấy thời kỳ văn học trung đại phát triển rực rỡ văn học trung đại phát triển trong hoàn cảnh nào văn học trung đại phương tây văn học trung đại qua mấy giai đoạn văn học trung đại quy phạm văn học trung đại ra đời văn học trung đại ra đời khi nào văn học trung đại ra đời sau văn học dân gian đúng hay sai văn học trung đại ra đời trong hoàn cảnh nào văn học trung đại thể hiện lòng yêu nước văn học trung đại tồn tại trong khoảng thời gian nào văn học trung đại trải qua mấy giai đoạn văn học trung đại trung quốc văn học trung đại và hiện đại văn học trung đại về mùa thu văn học trung đại về quan hệ xã hội văn học trung đại ví dụ văn học trung đại việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây văn học trung đại việt nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương tây đúng hay sai văn học trung đại việt nam phát triển qua mấy giai đoạn văn học trung đại vn văn học đương đại trung quốc đề thi bồi dưỡng môn ngữ văn lớp 9 đề thi chuyên văn 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,303
    Bài viết
    37,772
    Thành viên
    140,216
    Thành viên mới nhất
    LAI THỊ PHƯƠNG TÂM

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO
    Top