Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP
MÔN TIN HỌC

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,205
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP 4 Đề kiểm tra giữa kì 2 tin học 10, 11, 12 CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN NĂM 2023-2024 TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN được soạn dưới dạng file word gồm 4 FILE trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN

TỔ TIN HỌC

NĂM HỌC 2023 - 2024


MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC KÌ II

MÔN: TIN HỌC 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

I. MA TRẬN ĐỀ:

STT
Nội dung kiến thức/
kĩ năng
Đơn vị kiến thức/
kĩ năng
Mức độ nhận thức
Tổng số CH
Tổng % điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TH
TNKQ
TH
1​
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tínhBài 22: Kiểu dữ liệu danh sách
3​
2​
0​
1​
6​
15%
(1,5đ)​
2​
Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách
3​
2​
1​
1​
7​
17.5%
(1.75đ)​
3​
Bài 24: Xâu kí tự
3​
2​
0​
2​
7​
17.5%
(1.75đ)​
4​
Bài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
2​
2​
1​
1​
6​
15%
(1,5đ)​
5​
Bài 26: Hàm trong Python
3​
2​
1​
2​
8​
20.0%
(2.0đ)​
6​
Bài 27: Tham số của hàm
2​
2​
1​
1​
6​
15%
(1,5đ)​
Tổng
16
12
4
8
40​
10​
Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức
40%
30%
10%
20%
100
Tỉ lệ chung
70%
30%
100%
Lưu ý:

Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng là các câu hỏi trắc nghiệm dạng thực hành.

Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0.25 điểm/câu.


II. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: TIN HỌC 10

THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT




STT
Nội dung kiến thức/
kĩ năng
Đơn vị kiến thức/
kĩ năng
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1
Bài 22: Kiểu dữ liệu danh sách- Biết được kiểu dữ liệu danh sách (list), cách khởi tạo và truy cập từng phần tử của danh sách
- Biết và thực hiện được cách duyệt các phần tử của danh sách bằng lệnh for
3​
2​
0​
1​
2
Bài 23: Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách- Hiểu được xâu kí tự là kiểu dữ liệu cơ bản của Python
- Biết và thực hiện được lệnh for để xử lý xâu kí tự
3​
2​
1​
1​
3
Bài 24: Xâu kí tự- Hiểu được xâu kí tự là kiểu dữ liệu cơ bản của Python
- Biết và thực hiện được lệnh for để xử lý xâu kí tự
3​
2​
0​
2​
4
Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tínhBài 25: Một số lệnh làm việc với xâu kí tự
- Biết và thực hiện được một số lệnh thường dùng với xâu kí tự
2​
2​
1​
1​
5
Bài 26: Hàm trong Python- Biết được chương trình con là hàm
- Biết cách tạo hàm
3​
2​
1​
2​
6
Bài 27: Tham số của hàm- Biết cách thiết lập các tham số của hàm. Hiểu được cách truyền giá trị thông qua đối số hàm.
- Biết viết chương trình có sử dụng chương trình con
2​
2​
1​
1​
Tổng
16​
12​
4​
8​
Tỉ lệ %
40%​
30%​
10%​
20%​
Tỉ lệ chung
70%
30%









Trường THPT Võ Trường Toản
Tổ bộ môn: Tin học
Đề Kiểm Tra Giữa Kỳ II
Năm học: 2023 – 2024
Môn: Tin học 10
Thời gian: 45 phút


Hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất.


Câu 1. Chọn phát biểu đúng khi nói về dữ liệu kiểu List trong python.

A. Dữ liệu kiểu List là tập hợp các phần tử không có thứ tự và mọi phần tử có cùng một kiểu dữ liệu.

B. Dữ liệu kiểu List là tập hợp các phần tử có thứ tự và mỗi một phần tử trong list có thể có các kiểu dữ liệu khác nhau.

C. Dữ liệu kiểu List là tập hợp các phần tử có thứ tự và mọi phần tử phải có cùng một kiểu dữ liệu.

D. Tất cả ý trên đều sai.

Câu 2. Để khai báo một danh sách rỗng ta dùng cú pháp sau:.

A. < tên danh sách > ==[].

B. < tên danh sách > = 0.

C. < tên danh sách > = [].

D. < tên danh sách > = [0].

Câu 3. Trong python, để khai báo một danh sách và khởi tạo sẵn một số phần tử ta dùng cú pháp nào?.

A. < tên danh sách > = [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].

B. < tên danh sách > = [].

C. [< danh sách phần tử, phân cách bởi dấu phẩy >].

D. < tên danh sách > = [0].

Câu 4. Có mấy kiểu duyệt phần tử của danh sách?.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Đoạn lệnh sau làm nhiệm vụ gì?.

A = []

for x in range(10):

A.append(int(input()))

A. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số nguyên.

B. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là số thực.

C. Nhập dữ liệu từ bàn phím cho mảng A có 10 phần tử là xâu.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 6. Danh sách A sẽ như thế nào sau các lệnh sau?.

>>> A = [2, 3, 5, 6]

>>> A. append(4)

>>> del (A[2])

A. 2, 3, 4, 5, 6, 4.

B. 2, 3, 4, 5, 6.

C. 2, 4, 5, 6.

D. 2, 3, 6, 4.

Bài 23

Câu 7. Để xóa tất cả các phần tử trong danh sách ta dùng hàm gì?.

A. append().

B. pop().

C. clear().

D. remove().

Câu 8. Sau khi thực hiện các câu lệnh sau, mảng A như thế nào?.

>>> A = [1, 2, 3, 4, 5]

>>> A. remove(2)

>>> print(A)

A. [1, 2, 3, 4].

B. [2, 3, 4, 5].

C. [1, 2, 4, 5].

D. [1, 3, 4, 5].

Câu 9. Danh sách A cho trước là [1, 3, 5, 0] và sau lệnh insert() là [1, 3, 4, 5, 0]. Vậy lệnh đã được dùng là lệnh nào sau đây?.

A. insert(2, 4).

B. insert(4, 2).

C. insert(3, 4).

D. insert(4, 3).

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sau khi thực hiện lệnh clear(), danh sách gốc trở thành rỗng.

B. Lệnh remove () có chức năng xoá một phần tử có giá trị cho trước.

C. Lệnh remove() xoá tất cả các phần tử có giá trị cho trước trong list.

D. Clear() có tác dụng xoá toàn bộ các danh sách.

Câu 11. Kết quả khi thực hiện chương trình sau?.

>>> A = [1, 2, 3, 5]

>>> A.insert(2, 4)

>>> print(A)

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 2, 4, 3, 5.

C. 1, 2, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Câu 12. Toán tử nào dùng để kiểm tra một giá trị có nằm trong danh sách không?.

A. in.

B. int.

C. range.

D. append.

Câu 13. Kết quả của chương trình sau là gì?.

A = [1, 2, 3, 4, 5, 6, 5]

for k in A:

print(k, end = " ")

A. 1 2 3 4 5 6.

B. 1 2 3 4 5 6 5.

C. 1 2 3 4 5.

D. 2 3 4 5 6 5.

Câu 14. Cho đoạn chương trình:

a=[1,2,3]

a.insert(0,2)

print(a)

Sau khi thực hiện đoạn chương trình trên thì danh sách a có các phần tử:/

A. a=[0,1,2,3].

B. a=[2,3].

C. a=[2,1,2,3].

D. a=[1,2,3,2].

Câu 15. Xâu trong python là:

A. Một kí tự.

B. Một dãy các số.

C. Một dãy các kí tự.

D. Một giá trị bất kì.

Câu 16. Điểm khác nhau cơ bản giữa xâu và danh sách là:

A. các phần tử của xâu được đánh số bắt đầu từ 0.

B. không thể thay đổi được từng kí tự của xâu.

C. có thể thay đổi được từng kí tự của xâu.

D. truy cập đến phần tử của xâu thông qua tên biến xâu và chỉ số.

Câu 17. Cách nào không dùng để biểu diễn xâu kí tự:

A. đặt xâu trong cặp dấu nháy đơn.

B. đặt xâu trong cặp dấu nháy kép.

C. đặt xâu trong ba cặp dấu nháy kép.

D. ghi như bình thường không có gì đặc biệt.

Câu 18. Lệnh s1 in s2 có ý nghĩa gì?

A. Tìm xâu con của xâu s1;

B. Tìm một phần tử có giá trị bất kì trong xâu

C. Trả lại giá trị fasle nếu xâu s1 không là xâu con của s2.

D. Trả lại giá trị true nếu xâu s1 không là xâu con của xâu s2.

Câu 19: Có bao nhiêu xâu kí tự nào hợp lệ?

1) “123_@##”

2) “hoa hau”

3) “346h7g84jd”

4) python

5) “01028475”

6) 123456

A. 5.

B. 6.

C. 4.

D. 3

Câu 20: Kết quả của chương trình sau là bao nhiêu?

>>> s = “abcdefg”

>>> print(s[2])

A. ‘c’.

B. ‘b’.

C. ‘a’.

D. ‘d’.

Câu 21: Biểu thức sau cho kết quả đúng hay sai?

S1 = “12345”

S2 = “3e4r45”

S3 = “45”

S3 in S1

S3 in S2

A. True, False.

B. True, True.

C. False, False.

D. False, True.

Câu 22: Cho xâu s1=’abc’, xâu s2=’abc’. Khẳng định nào sau đây đúng

A. Xâu s2 lớn hơn xâu s1.

B. Xâu s1 bằng xâu s2.

C. Xâu s2 nhỏ hơn xâu s1.

D. Xâu s2 lớn hơn hoặc bằng xâu s1.

Câu 23: Để tạo xâu in hoa từ toàn bộ xâu hiện tại ta dùng hàm nào sau đây?

A. lower().

B. len().

C. upper().

D. srt().

Câu 24: Lệnh nào sau đây dùng để tách xâu?

A. split().

B. join().

C. remove().

D. copy().

Câu 25: Lệnh sau trả lại giá trị gì?

>> “abcdabcd”. find(“cd”)

>> “abcdabcd”. find(“cd”, 4)

A. 2, 6.

B. 3, 3.

C. 2, 2.

D. 2, 7.

Câu 26: Lệnh sau trả lại giá trị gì? len(" Hà Nội Việt Nam "".split())

A. 0.

B. 4.

C. 5.

D. Báo lỗi.

Câu 27: Sử dụng lệnh nào để tìm vị trí của một xâu con trong xâu khác không?

A. test().

B. in().

C. find().

D. split().

Câu 28: Lệnh sau trả lại giá trị gì? "Trường Sơn".find("Sơn",4)

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 29: Muốn nối danh sách gồm các từ thành một xâu ta dùng lệnh nào?

A. Lệnh join().

B. Lệnh split().

C. Lệnh len().

D. Lệnh find().

Bài 26

Câu 30. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:

A. Lệnh print() thực hiện việc in ra màn hình.

B. Lệnh input() thực hiện yêu cầu nhập vào một biểu thức, số hay một xâu bất kì.

C. Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biểu thức trong ngoặc.

D. Lệnh str() chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi.

Câu 31. Số phát biểu đúng trong số phát biểu sau:

1) Python cung cấp sẵn nhiều hàm thực hiện những công việc khác nhau cho người dùng tuỳ ý sử dụng.

2) Lệnh float() chuyển đối tượng đã cho thành kiểu số thực.

3) Lệnh int trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức.

4) Trong python, người dùng chỉ được sử dụng các hàm có sẵn được xây dựng.

5) Người dùng có thể xây dựng thêm một số hàm mới.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 32. Phát biểu đúng trong các phát biểu sau là:

A. Lệnh float() trả về số nguyên từ số hoặc chuỗi biểu thức.

B. Có ít hàm có sẵn được xây dựng trong python.

C. Lệnh bool() chuyển một giá trị sang Boolean.

D. Lệnh input() có thể nhập vào một số nguyên mà không cần chuyển đổi kiểu.

Câu 33. Chương trình sau cho kết quả là bao nhiêu?

def chao(ten):

print("Xin chào, " + ten + "!")

chao(‘Xuan’)

A. “Xin chào”.

B. “Xin chào, Xuan!”.

C. “Xin chào!”.

D. Câu lệnh bị lỗi.

Câu 34. Kết quả của chương trình sau là:

def PhepNhan(Number):

return Number * 10;

print(PhepNhan(5))

A. 5.

B. 10.

C. Chương trình bị lỗi.

D. 50.

Câu 35. Kết quả của chương trình sau là:

def Kieu(Number):

return type(Number);

print(Kieu (5.0))

A. 5.

B. float.

C. Chương trình bị lỗi.

D. int.

Câu 36. Hàm sau có chức năng gì?

def sum(a, b):

print("sum = " + str(a + b))

A. Trả về tổng của hai số a và b được truyền vào.

B. Trả về hai giá trị a và b.

C. Tính tổng hai số a và b.

D. Tính tổng hai số a và b và hiển thị ra màn hình.

Câu 37. Điền vào (…) để tìm ra số lớn nhất trong 3 số nhập vào:

def find_max(a, b, c):

max = a

if (…): max = b

if (…): max = c

return max

A. max < b, max < c.

B. max <= b, max < c.

C. max < b, max <= c.

D. max <= b, max <= c.



Câu 38. Giả sử hàm f có hai tham số khi khai báo. Khi gọi hàm, 2 giá trị đối số nào truyền vào sẽ gây lỗi?

A. 2, 3.

B. 10, c.

C. “a”, “b”.

D. “a”, “3”.

Câu 39. Khi gọi hàm f(1, 2, 3), khi định nghĩa hàm f có bao nhiêu tham số?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 40. Các tham số của f có kiểu dữ liệu gì nếu hàm f được gọi như sau

f( ‘5.0’) ?

A. str

B. float.

C. int.

D. Không xác định.

Đề gồm 40 câu. Giám thị gác kiểm tra không giải thích gì thêm.






ĐÁP ÁN

1234567891011121314151617181920
BCABADCCADCABCCBDCCA
2122232425262728293031323334353637383940
BBCAABCCABDCBDBDABCA



1711443153945.png

THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--KIEM TRA GIUA KY II TIN HOC LOP 10,11,12.zip
    2.3 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Thống kê

Chủ đề
36,164
Bài viết
37,633
Thành viên
139,874
Thành viên mới nhất
Nguyễn Thị Thảo 03032023

Thành viên Online

Top