Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,122
Điểm
113
tác giả
TUYỂN TẬP Bài giảng stem môn vật lý THPT MỚI NHẤT (WORD + POWERPOINT) được soạn dưới dạng file word, pptx gồm CÁC FILE trang. Các bạn xem và tải bài giảng stem môn vật lý về ở dưới.
TÊN CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO MÁY LẠNH MINI
Môn Công Nghệ 11- Vật lý 10
PHẦN 1: PHẦN TỔNG QUAN
1. Thông tin về giáo viên giảng dạy chủ đề STEM

  • Họ tên giáo viên: NGUYỄN THỊ HIẾU
  • Tên và tóm lược nội dung chủ đề STEM
  • Tên chủ đề: Máy lạnh mini
  • Tóm lược nội dung chủ đề “máy lạnh mini”
  • Mùa hè nóng nực khiến ai cũng mệt mỏi. Vì vậy có một chiếc điều hòa trong phòng là khao khát của nhiều người nhất là sinh viên và những người lao động xa nhà. Vì vậy, hãy học cách làm điều hòa tự chế để sử dụng vừa tiết kiệm, vừa an toàn. Bởi chi phí lắp đặt điều hòa khá cao, hơn nữa dùng điều hòa quá nhiều cũng dẫn đến nhiều tác hại khôn lường.
  • Phân tích chủ đề STEM “ Máy lạnh mini”
  • Nội dung khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học trong chủ đề
  • Khoa học: Học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lí, các định luật và các cơ sở lí thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiến để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Cụ thể: tìm hiểu về điện tử, điện dân dụng, vẽ kĩ thuật ứng dụng…
  • + Nguồn điện: Là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Nguồn điện nào cũng có hai cực là cực dương (+) và cực âm (-), khi ta nối 2 cực của nguồn điện bằng một vật dẫn, tạo thành mạch kín thì trong mạch có dòng điện.
  • + Vẽ kĩ thuật: khi thiết kế luôn đảm bảo tuân thủ 5 bước trong thiết kế
  • Kĩ thuật: Kĩ thuật lắp ráp và vận hành máy lạnh mini
  • Công nghệ: Các bước thiết kế máy lạnh mini trên giấy A1
  • Toán học:
  • + Tính toán nguyên, vật liệu cần sử dụng để chế tạo
  • + Tính toán, xác định diện tích các ngăn, cửa thoát gió, vị trí lắp đặt động cơ sao cho phù hợp
  • + Tính toán chi phí cần thiết cho chế tạo và sử dụng máy lạnh mini
  • + Tính toán diện tích căn phòng phù hợp để sử dụng máy lạnh mini đạt hiệu quả nhất
  • Mức độ của chủ đề
  • Đối tượng, thời gian, địa điểm thực hiện chủ đề
  • Đối tượng: Học sinh lớp 11A1, trường THPT Lương Văn Tri, Văn Quan, Lạng Sơn
  • Thời gian thực hiện chủ đề: 7 ngày. Trong đó:
+ 05 tiết (45phút/tiết) thực hiện trên lớp:
  • Tiết 1: Phân công nghiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền
  • Tiết 2: Thuyết trình bản thiết kế thể hiện ý tưởng và lựa chọn những phương án hợp lí nhất
  • Tiết 3, 4,5: Tiến hành lắp ráp, chế tạo. Nhiệm thu, nhận xét, lựa chọn sản phẩm. Nhận xét quá trình thực hiện chủ đề.
+ Các ngày khác: lên ý tưởng, chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và các nội dung khác trước tiết học.
  • Địa điểm thực hiện đề tài: 5 tiết trên lớp. Thời gian còn lại học sinh hoạt động theo nhóm và tự chọn địa địa điểm.
  • Mục tiêu cần đạt
  • Kiến thức:
  • Học sinh vận dụng được kiến thức liên môn
Vận dụng được nội dung kiến thức về thiết kế và bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế sản phẩm.
Xác định được vấn đề, thiết kế, tìm giải pháp và đánh giá được hiệu quả của giải pháp thiết kế
Vận dụng được các kiến thức toán học trong tính toán khi thiết kế và tiết kiệm chi phí.
Kĩ năng
Củng cố, rèn luyện kĩ năng làm việc, hợp tác nhóm
Tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn tin khác nhau.
Kĩ năng quan sát, phân tích và phát hiện vấn đề.
Rèn kuyện kĩ năng thực hành.
Kĩ năng trình bày, phát biểu, phản biện trước lớp với các nhóm.
Thái độ
Luôn chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn điện.
Có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, bảo vệ môi trường.
Tích cực, chủ động làm việc một cách khoa học, hiệu quả.
Nâng cao tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm. Bồi dưỡng hứng thú, say mê bộ môn học, ham tìm tòi, khám phá.
Định hướng phát triển năng lực
NL Giải quyết vấn đề và Sáng tạo;
NL sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;
NL giao tiếp và hợp tác;
NL tự chủ và tự học.




















PHẦN 2: CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Chuẩn bị của giáo viên
Kế hoạch dạy học, kế hoạch phân công nhiệm vụ, hình ảnh, video về tình hình thời tiết, một số khu nhà trọ của HS, SV, người lao động và các thiết bị điện có chức năng làm mát hạn chế tình trạng nóng bức.
Phương pháp dạy học dự án là chủ yếu; kết hợp dạy học nhóm;
Bộ câu hỏi định hướng;
Phiếu đánh giá dự án của GV và HS;
Nguồn tài liệu tra cứu;
Trang thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện dự án, đồ dùng dụng cụ, vật liệu để chế tạo.
Các phương án, kịch bản đề xuất để GV hướng dẫn, tổ chức HS tìm hiểu, nghiên cứu, thực hiện chủ đề.

Stt
Nội Dung
Thời Gian
Nội dung hoạt động GV, HS
1
Chuẩn bị dự ánNgày thứ 1- Lập kế hoạch dự án;
- Xây dựng kế hoạch dạy học, phân công nhiệm vụ.
2
Tiếp nhận nhiệm vụ- Tiết 1, ngày thứ hai- Phân chia 4 nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuẩn bị.
- GV đưa tiêu chí đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Gợi ý tìm hiểu kiến thức nền bằng cách đưa ra các phiếu học tập.
- HS làm việc, báo cáo theo nhóm.
- GV hướng dẫn HS lên ý tưởng,nghiên cứu vẽ thiết kế máy lạnh mini
- GV đưa ra tiêu chí đối với tiết 2: Thuyết trình bản vẽ máy lạnh mini
Kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụNgày thứ 3- HS báo cáo kết quả tìm hiểu kiến thức nền.
- Từng nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu, bản vẽ ý tưởng máy lạnh mini.
- GV nhận xét, định hướng cho HS
3
Thuyết trình bản vẽ kĩ thuật máy lạnh mini- Tiết số 2- HS báo cáo theo nhóm, thuyết trình bản vẽ trên lớp.
- Đưa câu hỏi phản biện, trả lời các câu hỏi của nhóm khác
- GV đưa ra tiêu chí đối với tiết 3: thực hành lắp ráp, chế tạp máy lạnh mini
Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ và tiến hành chế tạo thử- Ngày thứ 5,6- HS tính toán những dụng cụ vật liệu cần thiết để chế tạo, chuẩn bị dụng cụ, vật liệu
- HS tiến hành lắp ráp, chế tạo thử máy lạnh mini
4
Lắp ráp, chế tạo máy lạnh mini- Tiết số 3, 4- HS làm việc theo nhóm tiến hành lắp ráp, chế tạo máy lạnh mini.
- Thực hành một số câu hỏi và yêu cầu thêm của giáo viên
- HS hoàn thành sản phẩm, quay video, thống nhất nội dung báo cáo
5
Báo cáo dự án, kết luận- Tiết số 5- Đại diện nhóm báo cáo dự án
- Các nhóm khác phản biện
- Giáo viên nhận xét sản phẩm
- Đưa ra phương án cải tiến các sản phẩm
- Tiến hành nhận xét, đánh giá tiến trình thực hiện dự án của HS và các nhóm
PHẦN 3: GIÁO ÁN STEM CHỦ ĐỀ “MÁY LẠNH MINI”
MỤC TIÊU
Kiến thức

Học sinh vận dụng được kiến thức liên môn Vật lí, Toán học, Công nghệ để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Vận dụng được nội dung kiến thức về thiết kế và bản vẽ kĩ thuật trong thiết kế sản phẩm.
Xác định được vấn đề, thiết kế, tìm giải pháp và đánh giá được hiệu quả của giải pháp thiết kế
Vận dụng được các kiến thức toán học trong tính toán khi thiết kế và tiết kiệm chi phí.
Kĩ năng
Củng cố, rèn luyện kĩ năng làm việc, hợp tác nhóm
Tìm kiếm, thu thập, xử lí thông tin từ các nguồn tin khác nhau.
Kĩ năng quan sát, phân tích và phát hiện vấn đề.
Rèn kuyện kĩ năng thực hành.
Kĩ năng trình bày, phát biểu, phản biện trước lớp với các nhóm.
Thái độ
Luôn chú ý đảm bảo an toàn khi sử dụng nguồn điện.
Có ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí, bảo vệ môi trường.
Tích cực, chủ động làm việc một cách khoa học, hiệu quả.
Nâng cao tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm. Bồi dưỡng hứng thú, say mê bộ môn học, ham tìm tòi, khám phá.
CHUẨN BỊ
Giáo viên

Kế hoạch dạy học, kế hoạch phân công nhiệm vụ, hình ảnh, video về tình hình thời tiết, một số khu nhà trọ của HS, SV, người lao động và các thiết bị điện có chức năng làm mát hạn chế tình trạng nóng bức.
Phương pháp dạy học dự án là chủ yếu; kết hợp dạy học nhóm;
Bộ câu hỏi định hướng;
Phiếu đánh giá dự án của GV và HS;
Nguồn tài liệu tra cứu;
Trang thiết bị dạy học cần thiết để thực hiện dự án, đồ dùng dụng cụ, vật liệu để chế tạo.
Học sinh
Sách giáo khoa, sách tham khảo,
Kiến thức liên quan đến mạch điện, động cơ, nguyên lí truyền nhiệt
Nội dung kiến thức mà giáo viên đã giao nhiệm vụ tìm hiểu và chuẩn bị
Bản vẽ kĩ thuật máy lạnh mini
Dụng cụ, thiết bị dùng để chế tạo, lắp ráp máy lạnh mini.
Những câu hỏi có thể sử dụng để phản biện về máy lạnh mini
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Xác định tên dự án cần nghiên cứu: Máy lạnh mini
Nghiên cứu tài liệu: sách giáo khoa lớp 11, Internet, youtobe
Sản phẩm của học sinh: trả lời được các câu hỏi định hướng của GV, tự chế tạo được một chiếc máy lạnh mini đơn giản
NỘI DUNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN
Kiến thức khoa học
(S)
Kiến thức công nghệ
(T)
Kiến thức kỹ thuật
(E)
Kiến thức toán học
(M)
  • - Học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lí, các định luật và các cơ sở lí thuyết của giáo dục khoa học. Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng liên kết các kiến thức này để thực hành và có tư duy để sử dụng kiến thức vào thực tiến để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Cụ thể: tìm hiểu về điện tử, điện dân dụng, vẽ kĩ thuật ứng dụng…
  • + Nguồn điện: Là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Nguồn điện nào cũng có hai cực là cực dương (+) và cực âm (-), khi ta nối 2 cực của nguồn điện bằng một vật dẫn, tạo thành mạch kín thì trong mạch có dòng điện.
  • + Vẽ kĩ thuật: khi thiết kế luôn đảm bảo tuân thủ 5 bước trong thiết kế
- Các giai đoạn của thiết kế và bản vẽ kĩ thuật- Quy trình thiết kế kĩ thuật – Bản vẽ kĩ thuật
- Cách bố trí, lắp đặt quạt gió, ống thông gió, buồng đối lưu sao cho phù hợp.
Học sinh có kĩ năng toán học sẽ có khả năng thể hiện các ý tưởng một cách chính xác, có khả năng áp dụng các khái niệm và kĩ năng toán học vào cuộc sống hàng ngày. Cụ thể: thiết kế, tính toán số lượng nguyên vật liệu cần thiết, vị trí, kích thước các vách ngăn giữa ngăn đối lưu với ngăn chứa nước, kích thước của thông gió, vị trí đặt quạt gió…sao cho hài hòa, hợp lí. Tính toán giá cá mua nguyên vật liệu.

TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn
Mục đích của hoạt động

GV chuyển giao được nhiệm vụ cho học sinh, giúp HS phát hiện được vấn đề
HS xem nội dung của tình huống để giải quyết vấn đề (hình ảnh về các phòng trọ của học sinh, người lao động trong mùa hè hiện nay). HS xem, thảo luận và tìm hiểu nguyên lí, hoạt động của chiếc điều hòa mini tự chế.
Phương pháp và phương tiện dạy học
Dạy học trực quan, dạy học nêu vấn đề, cá nhân hoạt động.
Phương tiện: Tivi, sử dụng hình ảnh và video.
Dự kiến sản phẩm
Nêu được nội dung chung của hình ảnh và video
Phân nhóm, cử được nhóm trưởng, thư kí, trao đổi phân công nhiệm vụ giữa các thành viên nhóm.
Cách thức tổ chức hoạt động
GV trình chiếu hình ảnh về các khu nhà trọ của học sinh, sinh viên, người lao động hiện nay.
GV chiếu video về nhiệt độ đo được những ngày gần đây tại Hà Nội (nguồn VTV)
GV đặt câu hỏi: Khi quan sát những hình ảnh và video trên, các em có suy nghĩ gì? Nhiệt độ tăng cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe và đời sống của người dân không? Kể tên các biện pháp mà người dân thường sử dụng để làm mát phòng?
HS suy nghĩ trả lời.
GV nêu vấn đề: Hiện nay, rất nhiều học sinh, sinh viên đi học xa nhà phải ở trọ trong những căn phòng chật hẹp, oi bức. Vào những ngày hè, nhiệt độ lên tới 37 – 40 độ C, những căn phòng này càng nóng hầm hập khiến học sinh, sinh viên khốn khổ. Thế nhưng, với tùi tiền hạn hẹp các em không thể mua sắm và sử dụng điều hòa nhiệt độ. Vậy tại sao chúng ta không tự chế tạo cho mình một thiết bị có thể giảm nhiệt vào những ngày hè. Chủ đề lần này, chúng ta sẽ nghiên cứu về thiết bị có chức năng như vậy “Máy lạnh mini”.
Hoạt động của giáo viên​
Hoạt động của học sinh​
GV thông báo tiến trình chủ đề:Thực hiện trong 1 tuần. Trong đó:
+ 5 tiết thực hiện trên lớp
  • Tiết 1: Phân công nghiệm vụ, tìm hiểu kiến thức nền
  • Tiết 2: Thuyết trình bản thiết kế thể hiện ý tưởng và lựa chọn những phương án hợp lí nhất
  • Tiết 3, 4,5: Tiến hành lắp ráp, chế tạo. Nhiệm thu, nhận xét, lựa chọn sản phẩm. Nhận xét quá trình thực hiện chủ đề.
+ Thời gian khác: HS tự học tìm hiểu kiến thức qua định hướng của GV và làm các chuẩn bị cần thiết.
Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm trao đổi bầu ra nhóm trưởng và thư kí. Sau đó các nhóm báo cáo
Giáo viên đưa tiêu chí đánh giá và nội dung chuẩn bị tìm hiểu kiến thức nền















Các nhóm trao đổi, tiến hành bầu nhóm trưởng, thu kí và báo cáo.

Các nhóm lắng nghe, ghi chép các nội dung cần chuẩn bị, phân công và lên lế hoạch hoạt động nhóm

Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức lí thuyết
Mục đích của hoạt động

Nghiên cứu các kiến thức liên quan để chế tạo ra được thiết bị. Giải thích nguyên lí truyền nhiệt và sơ đồ mạch điện được sử dụng.
Nội dung hoạt động
Học sinh nắm được một số kiến thức nền sau:
Khoa học:
Thiết kế và vẽ kĩ thuật (các giai đoạn của thiết kế)
Nguồn điện (pin, acquy)
Sơ đồ mạch điện
Kĩ thuật: Quy trình thiết kế - cách đọc bản vẽ kĩ thuật, kĩ thuật lắp ráp, chế tạo
Công nghệ: Các giai đoạn của thiết kế
Toán học: Tính toán dự trù nguyên vật liệu, kích thước sản phẩm, khoảng cách giữa các buồng đối lưu, ngưng tụ, động cơ.
Dự kiến sản phẩm
Học sinh hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình
Cách thức tổ chức hoạt động
GV cung cấp tài liệu cho HS nghiên cứu
GV đưa ra bộ câu hỏi định hướng (phiếu học tập):
+ Trình bày các giai đoạn của thiết kế?
+ Nêu tác dụng của đá lạnh, quạt gió, nguyên lí truyền nhiệt?
+ Để định hướng đường đi của gió, ta có thể sử dụng những cách gì?
+ Điều kiện để có dòng điện trong mạch là gì?
+ Có thể sử dụng những nguồn điện nào trong mạch?
+ Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện có thể sử dụng?
+ Khi lắp ráp mạch điện, cần lưu ý những gì?
HS nghiên cứu, hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ
GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả hoạt động nhóm
Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất
a. Mục đích của hoạt động

- Học sinh thảo luận nhóm đề xuất các ý tưởng thiết kế (có tính toán, lí giải);
- Ghi chép các thông tin cần thiết vào phiếu hoạt động nhóm.
- Thiết kế được máy lạnh mini từ thùng xốp trên giấy A1
- Mô tả được bản thiết kế máy lạnh mini đã vẽ.
- Tính toán được các dụng vụ, thiết bị, vật liệu cần để có thể chế tạo ra sản phẩm máy lạnh mini (HS tự đề xuất theo ý tưởng của nhóm).
- Nêu được nguyên lí làm việc của máy lạnh mini.
b. Phương pháp, phương tiện dạy học
- Phương pháp: Học nhóm, tự học, thuyết trình, phản biện
- Phương tiện: Bản vẽ kĩ thuật của học sinh.
c. Dự kiến sản phẩm
- Phiếu thảo luận của các nhóm.
- Bản vẽ thiết kế thể hiện ý tưởng và dự kiến các nguyên vật liệu cần thiết
- Thuyết trình bản thiết kế của nhóm
- Bản ghi nhận ý kiến đóng góp, câu hỏi phản biện của các nhóm.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV thông báo tiến trình của buổi báo cáo
+ Thời gian trình bày của mỗi nhóm: 3 phút
+ Thời gian đặt câu hỏi và trao đổi: 5 phút
GV thông báo tiêu chí đánh giá bản thiết kế
Yêu cầu thư kí của các nhóm ghi lại câu hỏi
GV đặt câu hỏi cho các nhóm
GV nhận xét, đánh giá bản thiết kế của mỗi nhóm
GV thông báo chuyển tiếp nhiệm vụ học tập: Các nhóm tiến hành chuẩn bị dụng cụ vật liệu và chế tạo thử sản phẩm (hoạt động nhóm trong thời gian ngoài tiết học)
Đại diện các nhóm lên treo bản thiết kế và lần lượt thuyết trình ý tưởng của nhóm mình
Các nhóm khác lắng nghe và đặt câu hỏi về ý tưởng của nhóm vừa thuyết trình


Thư kí các nhóm ghi lại câu hỏi, nhóm thảo luận và phần trả lời câu hỏi của nhóm khác và giáo viên.
Thư kí ghi lại nhận xét, góp ý của các nhóm và giáo viên để điều chỉnh bản thiết kế tối ưu.

Phiếu đánh giá: Tiêu chí đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế máy lạnh mini
Stt
Yêu cầu
Điểm tối đa
Điểm đạt được
Bản vẽ thiết kế máy lạnh mini
1
Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị
1​
2
Có liệt kê rõ danh mục các nguyên liệu cần sử dụng
1​
Hình thức bản thiết kế
3
Hình vẽ đẹp, chú thích rõ ràng, dễ quan sát
3​
Kỹ năng thuyết trình
4
Mô tả được nguyên lí hoạt động của máy lạnh mini
2​
5
Trình bày thuyết phục
1​
6
Trả lời được các câu hỏi phản biện
1​
7
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện chất lượng cho nhóm báo cáo
1​
TỔNG ĐIỂM
10
Hoạt động 4: Tiến hành lắp ráp, chế tạo máy lạnh mini theo bản thiết kế
Mục tiêu của hoạt động

Chế tạo, lắp ráp được máy lạnh mini theo phương án đã lựa chọn
Vận hành được sản phẩm và phát huy được hiệu quả.
Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp: Làm việc nhóm (thực hành)
Phương tiện: Vật liệu (Thùng xốp, vỏ lon bia, tấm lưới, ống nhựa, quạt máy tính (quạt cầm tay), mạch nguồn DC, băng dính, keo). Dụng cụ (dao, kéo, súng bắn keo, bút, thước)
Dự kiến sản phẩm
Máy lạnh mini đã lắp ráp hoàn chỉnh đã vận hành thử và hoạt động tốt
Cách thức tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn học sinh các bước trong quá trình lắp ráp, chế tạo sản phẩm:
Bước 1: Vẽ đánh dấu vị trí dự kiến lắp quạt, đường ống thoát hơi lạnh
Bước 2: Dùng dao (kéo) khoét những vị trí đã đánh dấu để lắp quạt và ống thoát gió lạnh
Bước 3: Chế tạo các ngăn dự kiến của máy lạnh mini, bướm gió để điều chỉnh hướng gió
Bước 4: Cố định quạt, ống thoát gió vào vị trí đã đánh dấu và khoét
Bước 5: Vận hành thử
GV nhắc nhở HS trong quá trình chế tạo, khi sử dụng mạch điện, các thiết bị điện cần đảm bảo các đầu nối dây không bị hở, đảm bảo an toàn về điện.
GV quan sát quá trình lắp ráp, chế tạo của học sinh, có phương án hỗ trợ HS khi cần thiết
- HS tiếp thu hướng dẫn của GV


















- Các nhóm tiến hành hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm. Cử thành viên chụp lại hình ảnh quá trình lắp ráp, chế tạo.
- Tiến hành lắp ráp máy lạnh mini từ những dụng cụ, vật liệu đã chuẩn bị từ trước
- Kiểm tra phần thiết bị điện, mạch điện đã đảm bảo an toàn hay chưa
- Chỉnh sửa phần thiết kế chưa hợp lí
- Hoàn thiện sản phẩm
- Vận hành thử sản phẩm
Hoạt động 5: Báo cáo, đánh giá, nhận xét chung
Mục tiêu

Vận hành được sản phẩm đảm bảo tiêu chí làm mát
Trình bày được cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy lạnh mini nhóm mình vừa chế tạo.
Chỉ ra được những việc đã làm được và chưa làm được so với mục đích chế tạo sản phẩm ban đầu.
Phản biện được các câu hỏi của nhóm khác về sản phẩm của mình.
Đề xuất được ý tưởng cải tiến sản phẩm sau khi quan sát máy lạnh mini của các nhóm.
Phương pháp, phương tiện
Phương pháp: Thuyết trình, phản biện
Phương tiện: sản phẩm đã chế tạo, bản thiết kế ý tưởng
Sản phẩm dự kiến
Máy lạnh mini hoàn chỉnh của HS
Các ý tưởng cải tiến sản phẩm
Phương thức hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV tổ chức phần báo cáo theo các nội dung:
Đại điện các nhóm thuyết trình, giới thiệu về cấu tạo và nguyên lí làm việc của sản phẩm
Quan sát máy lạnh mini của các nhóm đưa ra câu hỏi phản biện và phản biện lại để bảo vệ thiết kế
Đưa ra hướng cải tiến sản phẩm
Tổng kết, đánh giá về dự án
- GV yêu cầu các nhóm mang sản phẩm lên trưng bày và lần lượt báo cáo
- GV đặt ra một số câu hỏi với sản phẩm của các nhóm
+ Máy lạnh này có thể thay đổi công suất hoạt động hay không? Thay đổi bằng cách nào?
+ Em có phương án gì để khắc phục hoặc hạn chế tình trạng đá tan nhanh?
+ Chi phí tiêu tốn khi sử dụng máy lạnh mini trong một tháng là bao nhiêu?
+ Diện tích phòng tối ưu để sử dụng sản phẩm?
- GV nhận xét
- GV phát phiếu đánh giá quá trình hoạt động của nhóm, cá nhân đến HS
- GV kết hợp với các phiếu tự nhận xét của các nhóm, tiến hành nhận xét quá trình hoạt động của học sinh, năng lực, kĩ năng hợp tác nhóm, đánh giá
- GV tổng kết buổi học sau chuỗi các hoạt động
Các nhóm hoạt đọng nhóm, phân công nhiệm vụ
Đại diện nhóm lên thuyết trình sản phẩm
Vận hành sản phẩm
Quan sát và nhận xét sản phẩm của nhóm khác
Trả lời phản biện câu hỏi của nhóm khác dành cho sản phẩm nhóm mình
Trả lời các câu hỏi của giáo viên
Đưa ra phương án cải tiến sản phẩm
















Các nhóm, cá nhân lần lượt đánh giá và tự đánh giá
TÀI LIỆU DÀNH CHO HỌC SINH
Sách giáo khoa

Sách giáo khoa Công nghệ 11, Vật lí 10, 11
Nguồn google và youtube
Các phiếu học tập
HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Ý tưởng


Nhóm 1
Nhóm 3

















Nhóm 4


Sản phẩm










Báo cáo sản phẩm





Phiếu học tập (4 phiếu học tập dành cho 4 nhóm)






PHIẾU HỌC TẬP 1

1. Trình bày các giai đoạn của thiết kế?
2. Cách đọc một bản vẽ chi tiết đơn giản?




PHIẾU HỌC TẬP 2
1. Điều kiện để có dòng điện trong mạch là gì?
2. Kể tên những nguồn điện có thể sử dụng




PHIẾU HỌC TẬP 3
1. Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện gồm các thành phần sau: 1 nguồn điện 12V, 1 công tắc, 2 quạt gió có Uđm= 12V?
2. Khi thiết kế mạch điện cần lưu ý điều gì?




PHIẾU HỌC TẬP 4
Nêu nguyên lí làm làm lạnh của máy lạnh mini tự chế? Để định hường cho đường đi của gió, người ta thường chế tạo bộ phận gì?
Vẽ những sơ đồ nguyên lí của mạch điện có thể sử dụng trong máy lạnh mini?













PHẦN 4: PHỤ LỤC

Các mẫu phiếu đánh giá khi tham gia dự án



Phiếu đánh giá từng HS trong nhóm (mẫu P1)



Ngày.......Tháng.......Năm.... ...



Tên dự án:........................................................................... Lớp… ……………



Họ và tên người đánh giá: ....................... .....................................................






TT

Họ tên thành viên
Nội dung đánh giá
Tổng điểm
Đóng góp ý tưởng
Tư duy logic, sáng tạo,
Tích cựcNghiêm túc trong học tập
Nhiệt tình
Đoàn kết,
hợp tác
Đúng thời gian
Hiệu quả công việc
1​
2​
3​
4​
…​



Quy định tính điểm:

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 mức sau: Mức1 – 1 điểm: Yếu; mức 2 – 2 điểm: Trung bình; mức 3- 3 điểm: Khá; mức 4 – 4 điểm: Tốt.

Điểm mỗi cá nhân = trung bình cộng điểm của các thành viên tham gia đánh giá.



Phiếu tự đánh giá bản thân khi tham gia học tập (mẫu P2)

Ngày.......Tháng.......Năm............

Tên dự án:.............................................................................................................. Họ và tên.............................................................; Lớp…………………………..
STT​
Tiêu chí đánh giáĐiểm
1​
Thực hiện đúng tiến độ thời gian
2​
Tham gia tích cực vào dự án
3​
Có ý tưởng sáng tạo
4​
Đoàn kết, hợp tác làm việc trong nhóm
5​
Hoàn thành được phân công với chất lượng tốt
6​
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các bạn khác
7​
Tiếp nhận tích cực các góp ý của người khác
8​
Phản biện tốt có căn cứ thuyết phục
TỔNG
PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI

Em hãy đọc kĩ và trả lời các câu hỏi sau:​

Em đã học được những kiến thức gì?


Em đã phát triển được những kĩ năng, năng lực nào?


Đóng góp lớn nhất của em trong hoạt động nhóm là gì?



Quy định tính điểm:
Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 mức sau: Mức1 – 1 điểm: Yếu; mức 2 – 2 điểm: Trung bình; mức 3- 3 điểm: Khá; mức 4 – 4 điểm: Tốt.

Phiếu đánh giá nhóm tham gia học tập (mẫu P3)


Ngày.......Tháng.......Năm..........



Tên dự án:………………………………………………………….

Nhóm đánh giá:.............................................Lớp……………..........

Nhóm được đánh giá:..........................................Lớp ……………....

Giáo viên đánh giá:...............................................................................


STTTiêu chí đánh giá
Điểm​
1Hoàn thành đúng thời gian quy định

2
Tổ chức thảo luận (tổ chức thảo luận sôi nổi, tập trung, hiệu quả)

3
Sự tham gia trong nhóm (Thành viên của nhóm tham gia đầy đủ và chăm chỉ làm việc trên lớp, ở nhà.)
4Trình bày (rõ ràng, đúng thời gian)

5
Nội dung và dữ liệu sản phẩm (đáng tin cậy, phong phú, khoa học, sáng tạo)
6Tổ chức (làm việc có sự phân công công việc rõ ràng)

7
Tham gia góp ý cho nhóm khác (sôi nổi, nhiệt mang tính xây dựng, biết lắng nghe ý kiến góp ý của nhóm khác…)

8
Tiếp nhận tích cực các góp ý của nhóm khác và phản hồi hiệu quả
TỔNG

Quy định tính điểm:

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 mức sau: Mức1 – 1 điểm: Yếu; mức 2 – 2 điểm: Trung bình; mức 3- 3 điểm: Khá; mức 4 - 4 điểm: Tốt.

Điểm mỗi nhóm = trung bình cộng điểm của các nhóm tham gia đánh giá.
1688980001828.png



THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN. STEM VẬT LÝ THPT + BÀI GIẢNG về STEM.rar
    131 MB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn

THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

TƯ VẤN NHANH
ZALO:0979702422

BÀI VIẾT MỚI

Top