- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP BỘ Đề kiểm tra ngữ văn 6 giữa học kì 2 (GOM CẢ 3 BỘ SÁCH) CÓ ĐÁP ÁN, MA TRẬN được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn 6 giữa học kì 2 về ở dưới.
I. ĐỌC - HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau:
1.Đọc kĩ câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Những vết đinh
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận, lời xúc phạm của con cũng giống như những vết đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
Câu 1( 0,5 điểm): Câu nói: “Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.” là lời của nhân vật nào?
A. Người cha C. Người dân
B. Người con D. Người kể chuyện
Câu 2 ( 0,5 điểm): Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 3 ( 0,5 điểm): Tìm chủ ngữ trong câu văn sau: “Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào.”
A. Ngày đầu tiên C. 15 cái đinh
B. cậu bé D. hàng rào
Câu 4 ( 0,5 điểm): Sắp xếp lại các sự việc sau theo trình tự của câu chuyện:
1. Người cha đưa cậu bé túi đinh và bảo khi nào tức giận hãy đóng 1 cái đinh lên hàng rào.
2. Đến một ngày cậu đã nhổ hết đinh và người cha đã dạy cho cậu bài học về những chiếc đinh.
3. Có một cậu bé hay cáu kỉnh với mọi người.
4. Sau một thời gian cậu bé đã hết nổi giận, người cha yêu cầu cậu bé hãy gỡ những cái đinh trên hàng rào.
A. 3- 2- 3- 1 C. 3- 1- 4- 2
B. 4- 3- 1- 2 D. 3- 4- 2- 1
Câu 5 ( 0,5 điểm): Chủ đề của văn bản là gì:
A. Kiềm chế sự nóng giận.
B. Bài học về đức tính trung thực.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Tình cảm gia đình.
Câu 6 ( 0,5 điểm): Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể?
A. Làm cho câu chuyện trở nên chân thật.
B. giúp nhân vật bộc lộ cảm xúc.
C. Để cho nhận vật kể về trải nghiệm của bản thân.
D. Làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
Câu 7 ( 0,5 điểm): Thông qua hành động thì cậu bé có tính xấu gì?
A. hay nóng giận B. không trung thực
C. tham lam D. ích kỉ
Câu 8 ( 0,5 điểm): Nghĩa của từ Hán Việt “hãnh diện” là gì?
A. Không hài lòng vì những việc mình làm trước mặt người khác.
B. Cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện làm việc không đúng.
C. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và sung sướng để lộ ra ngoài.
D. Yêu thương mọi người xung quanh, luôn giúp đỡ học.
Trả lời câu hỏi :
Câu 9 (1,0 điểm): Qua văn bản Những vết đinh, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 10 (1,0 điểm): Em hãy chỉ ra điểm giống và khác giữa nhân vật Lợi trong văn bản Tuổi thơ tôi và nhân vật cậu bé trong văn bản Những vết đinh?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Tả một cảnh sinh hoạt mà em đã tham gia.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI NĂM HỌC: 2023- 2024 LỚP: 6/..... HỌ TÊN HỌC SINH:......................................... | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) | ||
Điểm | Lời phê | Chữ kí giám thị | Chữ kí giám khảo |
1.Đọc kĩ câu hỏi và khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
Những vết đinh
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận, lời xúc phạm của con cũng giống như những vết đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
( Nguồn: Tiếng Việt 4 (sách Cánh Diều), tập 1, trang 14 , NXB Giáo dục)
Câu 1( 0,5 điểm): Câu nói: “Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.” là lời của nhân vật nào?
A. Người cha C. Người dân
B. Người con D. Người kể chuyện
Câu 2 ( 0,5 điểm): Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ ba
B. Ngôi thứ hai D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 3 ( 0,5 điểm): Tìm chủ ngữ trong câu văn sau: “Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào.”
A. Ngày đầu tiên C. 15 cái đinh
B. cậu bé D. hàng rào
Câu 4 ( 0,5 điểm): Sắp xếp lại các sự việc sau theo trình tự của câu chuyện:
1. Người cha đưa cậu bé túi đinh và bảo khi nào tức giận hãy đóng 1 cái đinh lên hàng rào.
2. Đến một ngày cậu đã nhổ hết đinh và người cha đã dạy cho cậu bài học về những chiếc đinh.
3. Có một cậu bé hay cáu kỉnh với mọi người.
4. Sau một thời gian cậu bé đã hết nổi giận, người cha yêu cầu cậu bé hãy gỡ những cái đinh trên hàng rào.
A. 3- 2- 3- 1 C. 3- 1- 4- 2
B. 4- 3- 1- 2 D. 3- 4- 2- 1
Câu 5 ( 0,5 điểm): Chủ đề của văn bản là gì:
A. Kiềm chế sự nóng giận.
B. Bài học về đức tính trung thực.
C. Tinh thần yêu nước.
D. Tình cảm gia đình.
Câu 6 ( 0,5 điểm): Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể?
A. Làm cho câu chuyện trở nên chân thật.
B. giúp nhân vật bộc lộ cảm xúc.
C. Để cho nhận vật kể về trải nghiệm của bản thân.
D. Làm cho câu chuyện mang tính khách quan.
Câu 7 ( 0,5 điểm): Thông qua hành động thì cậu bé có tính xấu gì?
A. hay nóng giận B. không trung thực
C. tham lam D. ích kỉ
Câu 8 ( 0,5 điểm): Nghĩa của từ Hán Việt “hãnh diện” là gì?
A. Không hài lòng vì những việc mình làm trước mặt người khác.
B. Cảm thấy xấu hổ khi bị phát hiện làm việc không đúng.
C. Hài lòng về điều mình cho là hơn người khác và sung sướng để lộ ra ngoài.
D. Yêu thương mọi người xung quanh, luôn giúp đỡ học.
Trả lời câu hỏi :
Câu 9 (1,0 điểm): Qua văn bản Những vết đinh, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 10 (1,0 điểm): Em hãy chỉ ra điểm giống và khác giữa nhân vật Lợi trong văn bản Tuổi thơ tôi và nhân vật cậu bé trong văn bản Những vết đinh?
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Tả một cảnh sinh hoạt mà em đã tham gia.
- Bài làm:
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Môn: Ngữ văn lớp 6
(Hướng dẫn chấm có 02 trang)
PhầnCâuNội dungĐiểmIĐỌC HIỂU 6,01A 0,52C 0,53B 0,54C 0,55A 0,56D 0,57A 0,58C 0,59HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo ý sau:
HS đưa ra được lời khuyên cho bạn.
Gợi ý:
- Biết kiềm chế tính nóng giận của mình
- Quan tâm, hòa đồng và giúp đỡ những người xung quanh
- Hướng dẫn chấm:
* Trả lời đúng đáp án.
*HS chỉ nêu được một ý tương đối chính xác.
* Nêu không đúng về vấn đề. Hoặc không trả lời.1,0
1,0
0.25 - 0.5đ
0.0 đ10HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo ý sau:
Giống: Đều là những chú bé, hồn nhiên ngây thơ.
Khác:
- Lợi: Lúc đầu có phần tính toán nhưng sau đó mọi người nhận ra Lợi sống tình cảm
- Cậu bé: Ban đầu có tính hay nóng giận sau đó được cha dạy dỗ nên cậu bé đã khắc phục được tính xấu này.
- Hướng dẫn chấm:
* Trả lời đúng đáp án.
*HS chỉ nêu được một ý tương đối chính xác.
* Nêu không đúng về vấn đề. Hoặc không trả lời.1,0
1,0
0.25 đ
0.0 đIIVIẾT 4,0a. Đảm bảo cấu trúc bài văn miêu tả kết hợp tự sự và biểu cãm 0,25b. Xác định đúng yêu cầu của đề.
Tả một cảnh sinh hoạt mà em đã tham gia.
0,25c. Kể lại một trải nghiệm của bản thân làm em nhớ mãi..
HS có thể diễn đạt theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi. Kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả trong bài.
a/ Mở bài: Giới thiệu về cảnh sinh hoạt được tả
b/ Thân bài :
- Tả bao quát khung cảnh sinh hoạt và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.
- Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.
- Thể hiện cảm xúc khi quan sát, chứng kiến hoặc tgham gia cảnh sinh hoạt.
c/Kết bài : Nêu suy nghĩ , đánh giá của người viết về cảnh sinh hoạt.3.0
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.0,25e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25
*Lưu ý:
Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
THẦY CÔ TẢI NHÉ!