- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,154
- Điểm
- 113
tác giả
TUYỂN TẬP Đề thi ngữ văn lớp 10 cuối học kì 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC, CÁNH DIỀU, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO MỚI NHẤT được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề thi ngữ văn lớp 10 cuối học kì 2 về ở dưới.
Họ tên………………………………………………… Số báo danh……………
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
(1) Giờ đây, sau mấy mươi năm, hình như ông Trọng còn nguyên cảm giác gọi u ơi ngày ấy, nhất là lúc ông tự tay ngồi vùi xác đứa con giữa nghĩa địa mịt mùng. Cái ngày giông gió đó mãi không chịu trôi đi trong lòng mấy người nhà Bình. Mẹ sinh em gái sau thằng Độc Lập. Cha vui lắm nấu đủ món cho mẹ ăn. Bình ngày ngày sờ nắm đôi tay trắng trẻo của em, thích nhất cái bàn tay có vẻ tiểu thư của em bé. Nhưng mỗi ngày trôi qua, da em bé cứ vàng rực, người khô héo dần. Rồi chiều tối, mây đen kéo đầy trời vần vũ, gió thổi ù ù mang theo hàng đám mây muỗi qua sân. Mẹ bế em, ngước đôi mắt tuyệt vọng lên trời niệm Phật. Em không còn trên đời, như chiếc lá héo khô trên tay mẹ. Cha Bình ngồi bất động ôm ngực, hai hàng nước mắt âm thầm bò xuống hai má sạm đen. Bình không biết làm gì, vừa khóc vừa chạy đi châm đèn. Nếu trời sáng chắc Bình sẽ nhìn rõ mấy ngón tay của mẹ run bắn lên. Mẹ gạt nước mắt, gọi thêm chú Út đến mang em ra đồng. Chú kể, tưởng anh Trọng không về nổi, ngoài đó gió to quá, trời tối như bưng, anh cứ ngồi như đá mãi. Nỗi đau ấy còn hơn trăm ngàn mảnh đạn bom găm vào da thịt. Cuộc chiến ấy đã qua đi. Ông đặt tên con gái là Hoà Bình nhưng hình như điều đó chưa về trong căn nhà ông.
(2) Hôm hai cha con lên bệnh viện huyện khám bệnh. Ông cầm tờ kết quả xét nghiệm bệnh của Bình trong câm nín. Bình lấm lét ngồi sau xe nghe hơi thở của cha cứ ngộp lên qua lần áo đẫm mồ hôi. Khi qua hiệu sách, người cha vào mua cho con gái cuốn “Không gục ngã” coi như mua lời động viên chính mình để gượng dậy đi tiếp. Hồi mưa bom bão đạn, sống trong rừng rú, ngâm mình dưới sình lầy, râu tóc để như người rừng, ăn rau rừng, uống nước suối cũng đâu thấy đau khổ như thế này. Anh chàng Trọng hồi đó ào ào lên đường trong cơn rung chuyển của phong trào tòng quân, “tiếng hát át tiếng bom”, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”… Không khí náo nức ấy khiến người nào không lên đường là thấy lẻ loi, ngoài cuộc. Chỉ đến khi vùi trong cơn sốt rét, qua một đêm, hôm sau đã thấy người ngủ cạnh võng mình đã bị một đàn mối khổng lồ bu kín, Trọng mới thấu cái khốc liệt của sống chết. Đúng cái ngày người mẹ già đang làm giỗ con thì Trọng vác ba lô từ ngõ đi vào gọi tướng lên “u ơi, con còn sống”. Họ hàng làng xóm ùa đến, cười nói tưng bừng… Người mẹ già sau một hồi khóc nức nở bảo, chiến tranh xong sống khỏe mạnh trở về mới anh hùng chứ chết thì còn nói làm gì...
(Trích “Những cơn bão” của Nguyễn Thị Mai Phương, theo
Câu 1. Xác định người kể chuyện trong đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Theo đoạn trích, khi nào nhân vật ông Trọng mới thấu cái khốc liệt của sống chết?
Câu 4. Theo phần (1) của đoạn trích, nỗi đau mất con của ông Trọng được thể hiện qua chi tiết nào?
Câu 5. Phân tích hiệu quả của biện pháp liệt kê trong câu văn sau: Hồi mưa bom bão đạn, sống trong rừng rú, ngâm mình dưới sình lầy, râu tóc để như người rừng, ăn rau rừng, uống nước suối cũng đâu thấy đau khổ như thế này.
Câu 6. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích. Câu 7. Anh/chị thấy được những phẩm chất nào của ông Trọng trong đoạn trích trên? Câu 8. Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất với bản thân.
Phần II. Làm văn (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo trong đoạn thơ sau:
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui đón đợi...
(Trích “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, Trần Đăng Khoa, nguồn Thivien.net)
-----------------------HẾT--------------------
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
66SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ (Đề gồm 02 trang) | BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II KHỐI 10 NĂM HỌC 2022-2023 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút |
Họ tên………………………………………………… Số báo danh……………
Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:
(1) Giờ đây, sau mấy mươi năm, hình như ông Trọng còn nguyên cảm giác gọi u ơi ngày ấy, nhất là lúc ông tự tay ngồi vùi xác đứa con giữa nghĩa địa mịt mùng. Cái ngày giông gió đó mãi không chịu trôi đi trong lòng mấy người nhà Bình. Mẹ sinh em gái sau thằng Độc Lập. Cha vui lắm nấu đủ món cho mẹ ăn. Bình ngày ngày sờ nắm đôi tay trắng trẻo của em, thích nhất cái bàn tay có vẻ tiểu thư của em bé. Nhưng mỗi ngày trôi qua, da em bé cứ vàng rực, người khô héo dần. Rồi chiều tối, mây đen kéo đầy trời vần vũ, gió thổi ù ù mang theo hàng đám mây muỗi qua sân. Mẹ bế em, ngước đôi mắt tuyệt vọng lên trời niệm Phật. Em không còn trên đời, như chiếc lá héo khô trên tay mẹ. Cha Bình ngồi bất động ôm ngực, hai hàng nước mắt âm thầm bò xuống hai má sạm đen. Bình không biết làm gì, vừa khóc vừa chạy đi châm đèn. Nếu trời sáng chắc Bình sẽ nhìn rõ mấy ngón tay của mẹ run bắn lên. Mẹ gạt nước mắt, gọi thêm chú Út đến mang em ra đồng. Chú kể, tưởng anh Trọng không về nổi, ngoài đó gió to quá, trời tối như bưng, anh cứ ngồi như đá mãi. Nỗi đau ấy còn hơn trăm ngàn mảnh đạn bom găm vào da thịt. Cuộc chiến ấy đã qua đi. Ông đặt tên con gái là Hoà Bình nhưng hình như điều đó chưa về trong căn nhà ông.
(2) Hôm hai cha con lên bệnh viện huyện khám bệnh. Ông cầm tờ kết quả xét nghiệm bệnh của Bình trong câm nín. Bình lấm lét ngồi sau xe nghe hơi thở của cha cứ ngộp lên qua lần áo đẫm mồ hôi. Khi qua hiệu sách, người cha vào mua cho con gái cuốn “Không gục ngã” coi như mua lời động viên chính mình để gượng dậy đi tiếp. Hồi mưa bom bão đạn, sống trong rừng rú, ngâm mình dưới sình lầy, râu tóc để như người rừng, ăn rau rừng, uống nước suối cũng đâu thấy đau khổ như thế này. Anh chàng Trọng hồi đó ào ào lên đường trong cơn rung chuyển của phong trào tòng quân, “tiếng hát át tiếng bom”, “đường ra trận mùa này đẹp lắm”… Không khí náo nức ấy khiến người nào không lên đường là thấy lẻ loi, ngoài cuộc. Chỉ đến khi vùi trong cơn sốt rét, qua một đêm, hôm sau đã thấy người ngủ cạnh võng mình đã bị một đàn mối khổng lồ bu kín, Trọng mới thấu cái khốc liệt của sống chết. Đúng cái ngày người mẹ già đang làm giỗ con thì Trọng vác ba lô từ ngõ đi vào gọi tướng lên “u ơi, con còn sống”. Họ hàng làng xóm ùa đến, cười nói tưng bừng… Người mẹ già sau một hồi khóc nức nở bảo, chiến tranh xong sống khỏe mạnh trở về mới anh hùng chứ chết thì còn nói làm gì...
(Trích “Những cơn bão” của Nguyễn Thị Mai Phương, theo
RadioToday.Net - Nghe radio online, audiobooks, truyện audio Mp3
kênh chia sẻ miễn phí nghe và download audiobook, sách nói tiếng việt, blog radio, đọc truyện đêm khuya, truyện audio, truyện ma, truyện ngôn tình online
radiotoday.net
Câu 1. Xác định người kể chuyện trong đoạn trích trên.
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. Theo đoạn trích, khi nào nhân vật ông Trọng mới thấu cái khốc liệt của sống chết?
Câu 4. Theo phần (1) của đoạn trích, nỗi đau mất con của ông Trọng được thể hiện qua chi tiết nào?
Câu 5. Phân tích hiệu quả của biện pháp liệt kê trong câu văn sau: Hồi mưa bom bão đạn, sống trong rừng rú, ngâm mình dưới sình lầy, râu tóc để như người rừng, ăn rau rừng, uống nước suối cũng đâu thấy đau khổ như thế này.
Câu 6. Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích. Câu 7. Anh/chị thấy được những phẩm chất nào của ông Trọng trong đoạn trích trên? Câu 8. Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy rút ra bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất với bản thân.
Phần II. Làm văn (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo trong đoạn thơ sau:
Ôi đảo Sinh Tồn, hòn đảo thân yêu
Dẫu chẳng có mưa, chúng tôi vẫn sinh tồn trên mặt đảo
Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương đầy gió bão
Chúng tôi như hòn đá ngàn năm, trong đập nhịp tim người
Như đá vững bền, như đá tốt tươi...
Mưa vẫn dăng màn lộng lẫy phía xa khơi
Mưa yểu điệu như một nàng công chúa
Dù mưa chẳng bao giờ đến nữa
Thì xin cứ hiện lên thăm thẳm cuối chân trời
Để bao giờ cánh lính chúng tôi
Cũng có một niềm vui đón đợi...
(Trích “Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn”, Trần Đăng Khoa, nguồn Thivien.net)
-----------------------HẾT--------------------
SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT PHÙ CỪ | ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN 10 NĂM HỌC: 2022-2023 |
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | | ĐỌC HIỂU | 6.0 |
| 1 | Người kể chuyện toàn tri/Người kể chuyện theo ngôi thứ ba Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Các câu trả lời khác không cho điểm. | 0.5 |
2 | Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự, miêu tả, biểu cảm Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm - Học sinh trả lời được 2 phương thức biểu đạt: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1 phương thức biểu đạt: 0,25 điểm - Các câu trả lời khác không cho điểm | 0.75 | |
3 | Ông Trọng thấu cái khốc liệt của sống chết khi bản thân bị vùi trong cơn sốt rét, qua một đêm, hôm sau thấy người ngủ cạnh võng đã bị một đàn mối khổng lồ bu kín. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được một trong hai ý trên: 0,25 điểm - Học sinh trả lời các phương án khác không cho điểm | 0.5 | |
4 | Những chi tiết thể hiện nỗi đau của ông Trọng trong phần (1): - Ngồi bất động ôm ngực - Hai hàng nước mắt âm thầm bò xuống hai má sạm đen - Ngồi như đá mãi - Nỗi đau ấy còn hơn trăm ngàn mảnh đạn bom găm vào da thịt Hướng dẫn chấm: - Trả lời 3 ý trở lên: 0,75 điểm - Trả lời được 02 ý: 0,5 điểm - Trả lời 01 ý hoặc trả lời chung chung: 0,25 điểm | 0.75 | |
| 5 | Hiệu quả của biện pháp liệt kê: - Nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà người lính (ông Trọng) phải trải qua trên chiến trường. - Làm tăng tính hình tượng và biểu cảm trong diễn đạt. Hướng dẫn chấm: - Nêu được 02 ý trở lên: 0,75 điểm - Nêu được hiệu quả: Nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà người lính (ông Trọng) phải trải qua trên chiến trường: 0,5 điểm - Nêu được hiệu quả: Làm tăng tính hình tượng và biểu cảm trong diễn đạt: 0,25 điểm Diễn đạt chung chung: 0,25 điểm | 0.75 |
| 6 | Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích kể về nỗi đau thương, mất mát của ông Trọng và sự đối diện của ông trước nỗi đau thương, mất mát ấy. Hướng dẫn chấm: HS trả lời được như đáp án: 0,75 điểm HS trả lời: Nỗi đau thương, mất mát của ông Trọng: 0,5 điểm HS trả lời: Sự đối diện của ông Trọng trước đau thương, mất mát: 0,25 điểm Học sinh trả lời chung chung: 0,25 điểm | 0.75 |
| 7 | Phẩm chất của nhân vật ông Trọng trong đoạn trích: - Một người có lòng yêu nước, dũng cảm đối mặt với hiểm nguy nơi chiến trường - Một người cha có tình yêu thương con sâu sắc - Một người có ý chí, nghị lực phi thường vượt lên nỗi đau thương, mất mát ... Hướng dẫn chấm HS trả lời được 3 phẩm chất: 1,0 điểm HS trả lời được 2 phẩm chất: 0,75 điểm HS trả lời được 1 phẩm chất: 0,5 điểm HS trả lời chung chung: 0,25 điểm | 1.0 |
| 8 | Học sinh có thể rút một trong những bài học sau: - Trước những đau thương, mất mát trong cuộc sống, mỗi người cần có ý chí, nghị lực để vượt qua. - Cha mẹ phải biết yêu thương, động viên với con cái vượt lên nỗi bất hạnh của bản thân - Cần có lí tưởng sống cao đẹp, có trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc … Hướng dẫn chấm HS trình bày một bài học , có cách lập luận giàu sức thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ: 1.0 điểm HS trình bày một bài học, có cách lập luận giàu sức thuyết phục, mắc từ 03 lỗi chính tả, dùng từ trở lên: 0,75 điểm HS nêu bài học và lí giải chung chung: 0,5 điểm HS chỉ nêu bài học mà không lí giải: 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh có thể đưa ra những bài học khác miễn là hợp lí, lập luận giàu sức thuyết phục, GV vẫn cho điểm tối đa. | 1.0 |
II | | LÀM VĂN | 4.0 |
| Cảm nhận về đoạn thơ. | ||
| | a, Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ 3 phần; mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 |
| | b, Xác định đúng vấn đề nghị luận Cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ | 0,5 |
| | c, Triển khai vấn đề nghị luận HS có thể triển khai theo nhiều cách, cần vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, phối hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau: | |
| | * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích | 0,5 |
| | * Cảm nhận về đoạn thơ - Nội dung: + Cuộc sống của những người lính đảo vô cùng thiếu thốn, khắc nghiệt + Vẻ đẹp tâm hồn của người lính đảo: luôn lạc quan, yêu đời, có ý chí, bản lĩnh phi thường đối mặt với gian khó, có sức sống mãnh liệt, tình yêu với biển đảo, yêu Tổ quốc - Nghệ thuật + Thể thơ tự do + Giọng thơ hồn nhiên, hài hước + Hình ảnh chân thực, giàu sức gợi + Từ ngữ giản dị, đời thường + Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như liệt kê, điệp, so sánh, nhân hoá… Hướng dẫn chấm: - Cảm nhận được 2/3 ý như đáp án: 2,25 điểm. - Cảm nhận được 1/2 ý như đáp án, một vài ý chưa được sâu:1,5- 2,0 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,5 - 1,25điểm - Lạc đề, chưa có kĩ năng phân tích: 0,25 điểm Lưu ý: HS có thể có có cách cảm thụ khác, miễn là phân tích sâu sắc, hợp lí, GV vẫn có thể cho điểm tối đa. | 2,25 |
| | d, Sáng tạo: Dùng từ, diễn đạt trong sáng, linh hoạt, sáng tạo; có cảm nhận, phân tích sâu sắc. Hướng dẫn chấm: Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm | 0,25 |
| | e, Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu Hướng dẫn chấm: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0,25 |
Tổng điểm | 10,0 |
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
DOWNLOAD FILE
- yopo.vn---DỰ ÁN ĐỀ THI CUỐI NĂM LỚP 10 TAP 1.zip475.2 KB · Lượt tải : 6
- yopo.vn---DỰ ÁN ĐỀ THI CUỐI NĂM LỚP 10 TAP 2.zip358.4 KB · Lượt tải : 4
- yopo.vn---DỰ ÁN ĐỀ THI CUỐI NĂM LỚP 10 TAP 3.zip358.3 KB · Lượt tải : 3
- yopo.vn---DỰ ÁN ĐỀ THI CUỐI NĂM LỚP 10 TAP 4.zip313.6 KB · Lượt tải : 3