Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
84,994
Điểm
113
tác giả
WORD Giáo án hđtn 9 cánh diều CẢ NĂM 2024-2025 THEO TỪNG CHỦ ĐỀ được soạn dưới dạng file word gồm 9 FILE trang. Các bạn xem và tải giáo án hđtn 9 cánh diều về ở dưới.
CHỦ ĐỀ 1: XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Thời gian thực hiện: 8 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt:


- Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.

- Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.

- Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.

- Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

- Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. Về năng lực.

Năng lực chung:


- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

- Thiết kế và tổ chức hoạt động:
Xác định được mục tiêu, đề xuất được nội dung và phương thức phù hợp cho các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm; Dự kiến được nhân sự tham gia hoạt động và phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên để thiết kế sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường theo yêu cầu; Thể hiện được sự hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để cùng thực hiện nhiệm vụ lao động công ích và các công việc khác ở trường; Đánh giá được sự hợp lí/chưa hợp lí của kế hoạch hoạt động; đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hoạt động; chỉ ra được những đóng góp của bản thân và người khác vào kết quả hoạt động và rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng truyền thống nhà trường, lao động công ích và hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

3. Về phẩm chất.

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu về truyền thống của nhà trường; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống nhà trường.

- Nhân ái: Sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các bạn trong quá trình tham gia các hoạt động; tôn trọng thầy cô, bạn bè và những người xung quanh.

- Chăm chỉ tìm hiểu các hoạt động, việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường; tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể.

- Trung thực, trách nhiệm.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 – Cánh diều

Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 1.

- Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.

- Giấy A4, giấy nhớ, bút chì, bút màu, nam châm dính bảng hoặc băng dính.

- Máy tính, ti vi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1-3: XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Thời gian thực hiện: 03 tiết

Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ

Hoạt động 1: Phát động phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động học sinh biết và tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.

b. Nội dung: GV phát động tới học sinh phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.

c. Sản phẩm: HS tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.

d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát động tới học sinh phong trào “ Xây dựng truyền thống trường em” (phụ lục 1)
Gợi ý tới học sinh các hoạt động có thể thực hiện để xây dựng truyền thống nhà trường:
- Sáng tạo các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
- Tham gia các hoạt động do Nhà trường và Tổ chức Đoàn, Đội tổ chức
- Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh lắng nghe, biết và thảo luận về các hoạt động có thể thực hiện để tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện học sinh phát biểu cảm nghĩ sau khi biết tới phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS
tiếp tục tham gia có hiệu quả hoạt động “Xây dựng truyền thống trường em”, coi đó là môi trường và cơ hội để rèn luyện bản thân. HS quay video, ghi chép lại các hoạt động đó và chia sẻ kết quả lên nhóm học tập của lớp.





Học sinh biết và tham gia phong trào “Xây dựng truyền thống trường em”.








e. Kết luận. GV kết luận hoạt động



Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Tích cực tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên ở trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

c. Sản phẩm: HS tham gia hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp hoặc sân trường.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhỏ thảo luận tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống: “Nhằm mục đích phát huy truyền thống nhà trường, chi đoàn Nhà trường đã phát động cuộc thi viết về chủ đề “Tự hào trường em”. Một số bạn lớp em không hưởng ứng vì cho rằng các hoạt động này mất nhiều thời gian, không bổ ích, học sinh nên tập trung vào việc học thì tốt hơn.”
Câu hỏi thảo luận:
- Chia sẻ quan điểm của em nếu gặp tình huống trên?
- Trao đổi về ý nghĩa của các hoạt động Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh?
GV hướng dẫn các nhóm trao đổi tập trung vào nhận định “hoạt động Đoàn thanh niên mất nhiều thời gian, không bổ ích, học sinh nên tập trung vào việc học thì tốt hơn.”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày quan điểm và ý nghĩa.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS
tiếp tục tham gia có hiệu quả hoạt động của Đoàn Thanh niên, coi đó là môi trường và cơ hội để rèn luyện bản thân. HS quay video, ghi chép lại các hoạt động đó và chia sẻ kết quả lên nhóm học tập của lớp.













- Quan điểm: Không đồng tình vì ở trường, chúng ta không chỉ nỗ lực trong học tập mà còn tham gia các hoạt động lao động công ích, hoạt động Đoàn... Đây chính là cách chúng ta thể hiện trách nhiệm và niềm tự hào của mình đối với nhà trường.
- Ý nghĩa:
+ Rèn luyện các kĩ năng như hợp tác, kĩ năng quản lí thời gian.
+ Phát triển phẩm chất như tinh thần, trách nhiệm, tính chăm chỉ, lòng nhân ái, sự tự tin…
+ Góp phần xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường.
e. Kết luận. GV kết luận hoạt động

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức và môi trường thuận lợi để thế hệ trẻ cống hiến và trưởng thành nhanh chóng. Các hoạt động do Đoàn Thnh niên tổ chức không những tạo môi trường rèn luyện cho HS, mà thông qua các hoạt động đó còn giúp các em hiểu hơn về ưu điểm, hạn chế của bản thân để hoàn thiện chính mình.



Tiết 2: Hoạt động chủ đề

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh sáng tạo sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.

a. Mục tiêu: HS biết cách thiết kế các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm sáng tạo thiết kế các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

c. Kết quả/Sản phẩm: HS biết cách thiết kế các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.

d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHÂM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc nhóm nhỏ tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Hãy sáng tạo để thiết kế các sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
- GV gợi ý HS thực hiện:
+ Bước 1: Các nhóm thảo luận và lựa chọn loại hình sản phẩm sẽ thiết kế: bài viết, mô hình, trang thông tin điện tử, tác phẩm âm nhạc, tập san, tranh vẽ...
+ Bước 2: Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thực hiện thiết kế sản phẩm.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình thức sáng tạo sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường
- GV tiếp tục yêu cầu các nhóm thiết kế sản phẩm theo gợi ý:
+ Hình thức sản phẩm.
+ Cách thực hiện thiết kế sản phẩm.
+ Ý nghĩa, thông điệp của sản phẩm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm đưa ra được ý tưởng sáng tạo để thiết kế được các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
























HS biết cách thiết kế các sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.
e. Kết luận. GV kết luận hoạt động

HS là chủ thể góp phần xây dựng nên truyền thống đáng tự hào của mỗi nhà trường. Thông qua việc thiết kế các sản phẩm góp phần xây dựng nhà trường, các em đã thể hiện được niềm tự hào về ngôi trường mình đang học tập, để ý thức hơn trong học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với truyền thống quý báu của ngôi trường.



Hoạt động 2: Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích

ở trường.

a. Mục tiêu:

- HS chia sẻ được các hoạt động lao động công ích ở trường.

- HS xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ các các hoạt động lao động công ích ở trường. HS hoạt động cá nhân để xác định hoạt động lao động công ích ở trường mà em sẽ tham gia và chia sẻ trước lớp.

c. Kết quả/Sản phẩm: HS chia sẻ kết quả hoạt động.

d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm nhỏ trong lớp.



HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi
quan sát thông tin SGK tr.7 và thực hiện nhiệm vụ: Kể tên các hoạt động lao động công ích ở trường em?

- GV gợi ý HS thực hiện:
+ Tên các hoạt động lao động công ích ở trường em.
+ Những việc em và các bạn đã thực hiện.
+ Kết quả hoạt động.
+ Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động.

Nhiệm vụ 2:
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ:
Xác định hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và nêu mục tiêu của hoạt động đó?
- GV gợi ý HS thực hiện:
+ Xác định các hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường dựa vào các hoạt động lao động công ích thường kỳ mà nhà trường tổ chức.
+ Nêu mục tiêu của hoạt động lao động công ích đó.
(Mục tiêu cần chỉ ra những gì em sẽ đạt được sau khi tham gia hoạt động.
Mục tiêu cần cụ thể, nêu rõ việc làm/hành động em sẽ thực hiện trong hoạt động lao động công ích để thầy cô và các bạn có thể đánh giá được.)
Nhiệm vụ 3. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường mà em sẽ tham gia?
- GV gợi ý HS thực hiện:
1. Tên hoạt động em dự kiến sẽ tham gia.
2. Mục tiêu em hướng tới trong hoạt động (Những điều em và các bạn dự kiến sẽ đạt được sau khi tham gia là gì?).
3. Đối tượng tham gia (Những ai sẽ tham gia hoạt động?).
4. Thời gian thực hiện (Hoạt động diễn ra trong bao lâu?).
5. Nội dung hoạt động (Em và các bạn sẽ thực hiện việc làm gì?).
6. Cách thức tiến hành (Em và các bạn sẽ thực hiện những việc làm gì?).
7. Phương tiện cần thiết (Em cần chuẩn bị những gì để tham gia hoạt động?).
8. Đánh giá hoạt động (Em và các bạn sẽ đánh giá hiệu quả tham gia lao động công ích bằng những tiêu chí nào?).
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, sau đó làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về cách xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
* GV yêu cầu HS tiếp tục thực hiện các công việc lao động công ích khác ở trường.
* Kể tên các hoạt động lao động công ích ở trường mình.
- Trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, cây xanh trong và ngoài trường.
- Sắp xếp bàn ghế, trang thiết bị ở trường lớp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.
- Vệ sinh phòng học, sân trường, các nơi công cộng...

* Ví dụ về một hoạt động lao động công ích ở trường em:
+ Tên hoạt động: Làm sạch các hiện vật trong phòng truyền thống của nhà trường
+ Những việc em và các bạn thực hiện: Lau hiện vật, quét sàn phòng truyền thống.
+ Kết quả: Phòng truyền thống nhà trường sạch sẽ.
+ Cảm xúc của em: Hào hứng và vui vẻ.
* Các hoạt động lao động công ích em sẽ tham gia ở trường và mục tiêu của hoạt động đó:
+ Dọn vệ sinh và trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường
+ Vệ sinh đường làng, khu phố, ấp…
+ Làm sạch phòng Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.










* Ví dụ về xây dựng kế hoạch lao động công ích ở trường:
1. Tên hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên trường.
2. Mục tiêu hoạt động: Tham gia lao động công ích nhằm góp phần tạo môi trường xanh, sạch, đẹp cho nhà trường.
3. Đối tượng tham gia: Học sinh khối 5 và các thầy cô giáo.
4. Thời gian thực hiện: Chủ nhật
5. Nội dung hoạt động: Dọn vệ sinh, trồng hoa, trồng cây xanh trong và xung quanh khuôn viên vườn hoa. Thiết kế những biển báo nhỏ gắn trong vườn hoa như: “Mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp”, “Công trình của lớp 9C”.
6. Cách thức tiến hành:
Bước 1: Đào hố và trồng cây non
Bước 2: Trồng bổ sung cây hoa, bồn hoa
Bước 3: Làm vệ sinh khuôn viên vườn hoa
Bước 4: Lựa chọn vị trí và đặt biển báo.
7. Phương tiện cần thiết: Chổi, xúc rác, cây hoa, cây xanh, cuốc, xẻng…
8. Đánh giá hoạt động: Hoạt động hoàn thành xuất sắc, khuôn viên trường sạch, đẹp.



1727160783429.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--GIÁO ÁN HĐTN, HN 9 CÁNH DIỀU (2024-2025) cd7-9.zip
    2.4 MB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn--GIÁO ÁN HĐTN, HN 9 CÁNH DIỀU (2024-2025) cd4-6.zip
    90.3 KB · Lượt xem: 1
  • yopo.vn--GIÁO ÁN HĐTN, HN 9 CÁNH DIỀU (2024-2025) cd1-3.zip
    3.5 MB · Lượt xem: 1
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giáo án hoạt động trải nghiệm 9 giáo án hướng nghiệp lớp 9 mới nhất giáo an khoa học tự nhiên 9 giáo an xanh hạnh trang giáo viên com cánh diều kế hoạch bài dạy hoạt động trải nghiệm lớp 9 chân trời sáng tạo kênh giáo viên lớp 9 tài liệu miễn phí cho giáo viên
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,079
    Bài viết
    40,523
    Thành viên
    154,057
    Thành viên mới nhất
    buikhanhlinh
    Top