Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
85,672
Điểm
113
tác giả
WORD Giáo án thực hành kỹ năng sống lớp 5 NĂM 2024-2025 được soạn dưới dạng file word gồm 33 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Thực hành kĩ năng sống

Bài 1: KĨ NĂNG XÂY DỰNG LÒNG TỰ TRỌNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng


- Học sinh biết được lòng tự trọng là gì và tầm quan trọng của lòng tự trọng đói với con người.

- HS hiểu được một số yêu cầu khi xây dựng lòng tự trọng.

- HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để xây dựng lòng tự trọng qua các tình huống cụ thể.

2. Năng lực, phẩm chất

- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,..

- HS biết tự trọng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Giấy A4, bút lông, màu vẽ.

2. Học sinh: Tài liệu Thực hành kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Giới thiệu về môn học: Giới thiệu về nội dung Thực hành kĩ năng sống ở lớp 5.
2. Hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1: Trải nghiệm:

- Tổ chức cho HS miêu tả về ngoại hình, tính cách, năng lực của bản thân.
- Cho HS hoạt động nhóm đôi. GV phát cho mỗi HS một tờ giấy A4.
- Cho HS thực hiện theo yêu cầu BT, GV có thể hỏi thêm 1 số câu hỏi, ví dụ:
+ Hãy nêu một số từ ngữ chỉ ngoại hình, tính cách hay năng lực học tập của em ?
+ Em viết về bản thân mình nhiều nhất ở ngoại hình, tính cách hay năng lực ?
+ Hãy đọc lại những gì em miêu tả về mình, sau đó suy nghĩ xem em có thực sự đánh giá đúng về mình không ?
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ thông tin của mình trước lớp.
- Tuyên dương sự mạnh dạn, tự tin và kĩ năng đánh giá bản thân… của các em.
* Hoạt động 2: Hoạt động chia sẻ - phản hồi.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- Yêu cầu 2 HS đọc yêu cầu hoạt động, HS suy nghĩ và đánh dấu vào nhận định phù hợp với bản thân.
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ nhận định của mình trước lớp.
- GV chốt ý: Trên đây là những yêu cầu và định hướng để các em xây dựng lòng tự trọng. Nếu số dấu P từ 0 – 1, em cần cố gắng rèn luyện để nâng cao lòng tự trọng của mình.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống:

- Gọi 2 HS đọc to tình huống trước lớp, lớp theo dõi. Yêu cầu mỗi cá nhân đọc kĩ tình huống và đề xuất phương án xử lí cho tình huống GV đưa ra:
+ Bạn Nam đã làm gì với cây thước của bạn Hòa ?
+ Việc làm của Nam đã gây ra hậu quả như thế nào ?
+ Em có đồng tình với việc Nam đã làm không ? Tại sao ?
+ Nếu em là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện lòng tự trọng ?
- Khuyến khích HS mạnh dạn chia sẻ ý kiến mình trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương HS đưa ra được hướng giải quyết phù hợp, hay.
- GV phân tích và chốt ý : Xây dựng lòng tự trọng không phải là ngoan cố không nhận lỗi. Lòng tự trọng còn thể hiện ở suy nghĩ và hành động : Biết dũng cảm nhận lỗi và xin lỗi.
* Hoạt động 4: Rút kinh nghiệm.
- Gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức trò chơi. Chia lớp thành 2 nhóm (2 dãy). Phổ biến luật chơi : Khi nhóm A đọc 1 nội dung bất kì trong cột A thì nhóm B phải có nhiệm vụ tìm nội dung tương ứng trong vòng 20 giây và ngược lại.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS đọc lại những nhận định đúng.
- Hát.
- HS lắng nghe.







- HS ghi lại những từ ngữ miêu tả về bản thân mình theo yêu cầu của BT, sau đó chia sẻ với bạn cùng bàn những đặc điểm về ngoại hình, tính cách, năng lực học tập của bản thân.










- HS hoàn thành vào giấy A4, 1 số HS chia sẻ thông tin về bản thân trước lớp.









- 2 HS đọc, cả lớp thực hiện yêu cầu.
- HS lần lượt chia sẻ nhận định của mình.
- HS lắng nghe. 3 HS đọc to 3 phản hồi trong tài liệu.









- HS đọc, suy nghĩ tìm hướng giải quyết.






+ Lấy thước kẻ của Hòa mà không mượn và quên trả lại.
+ Vì không có thước kẻ nên bạn Hòa bị cô giáo khiển trách.
+ Không, vì đó là hành vi thể hiện con người không có trách nhiệm và tự trọng.
- Dự kiến 1 số phướng án :
+ Sẽ gặp và nhận lỗi với cô giáo và giải thích với cô giáo để cô giáo hiểu và chịu sự khiển trách từ GV.
+ Xin lỗi bạn Hòa và mong bạn bỏ qua, hứa với bạn Hòa lần sau sẽ không tái phạm nữa.…
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS đọc, nêu yêu cầu.
- HS chơi theo luật. GV cùng cả lớp đánh giá và tuyên dương HS thực hiện đúng.
+ 1 nối với ý a
+ 2 nối với các ý b,c,d
- Lắng nghe.
- 2 HS đọc.
TIẾT 2

3. Thực hành, luyện tập

* Hoạt động 5: Rèn luyện.
- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
+ Các hành động nào sau đây thể hiện em là người có lòng tự trọng ? Tại sao ?
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giáo viên chốt ý : Chọn ý : “Vui vẻ với cuộc sống và con người hiện tại của mình, là chính mình.”
* Hoạt động 6: Định hướng ứng dụng.

- Gọi 2 HS đọc to và nêu yêu cầu BT.
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi : Yêu cầu các nhóm đôi đọc kĩ yêu cầu của bài tập và thực hiện, sau đó trao đổi bài làm với bạn cùng bàn.
- Gọi 2 – 3 nhóm chia sẻ kết quả cùng với lớp, sau đó chốt ý đúng.
- Giáo viên chốt ý : Chọn tô màu các bậc thang : 3 và 5.
* Hoạt động 7: “Hành trình xây dựng lòng tự trọng của em”
- Nhắc nhở các em thường xuyên tôi rèn lòng tự trọng.
- Ghi chép lại những việc làm thể hiện lòng tự trọng của em. Nêu cảm nghĩ sau mỗi việc em làm được.
4. Vận dụng, trải nghiệm
+ Thế nào là lòng tự trọng ?
+ Nêu các hành vi cụ thể em biết thể hiện có lòng tự trọng.
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở các em thường xuyên tôi rèn lòng tự trọng.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau Kĩ năng bày tỏ cảm xúc.
TIẾT 2

- Đọc to, nêu yêu cầu.
- HS trả lời. Giải thích.


- Lắng nghe.







- Đọc to, nêu yêu cầu.
- Hoạt động theo nhóm đôi.





- Các nhóm HS trình bày và giải thích. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.



- HS lắng nghe để thực hiện.
- Trả lời.

- Lắng nghe. Thực hiện.


















Thực hành kĩ năng sống

Bài 2: KĨ NĂNG BÀY TỎ CẢM XÚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức, kĩ năng


- Học sinh biết nhận diện cảm xúc của mình.

- HS hiểu được cảm xúc của bản thân và một số yêu cầu, lưu ý khi bày tỏ cảm xúc..

- HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để bày tỏ cảm xúc với người xung quanh

2. Năng lực, phẩm chất

- Hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề,..

1729824158814.png


THẦY CÔ TẢI NHÉ!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--Thuc hanh ki nang song lop 5 nam 2024.docx
    285.3 KB · Lượt tải : 0
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    giải vở thực hành kĩ năng sống lớp 5 giáo an kĩ năng sống lớp 5 theo công văn 2345 giáo an kĩ năng sống lớp 5 violet giáo án kỹ năng sống lớp 5 mới nhất kỹ năng sống lớp 5 năm· 2023 2024 sách kĩ năng sống lớp 5 sách thực hành kĩ năng sống lớp 5 pdf tích hợp kĩ năng sống lớp 5
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    MUA FILE SÁNG KIẾN
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    39,760
    Bài viết
    41,190
    Thành viên
    157,680
    Thành viên mới nhất
    hongochieuvip0
    Top