- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,125
- Điểm
- 113
tác giả
WORD + POWERPOINT Giáo án GDĐP lớp 6 Hà Nội Chủ đề 8: Ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống, sức khỏe người dân Hà Nội được soạn dưới dạng file word, PPT gồm 2 file trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Ngày dạy: 02/04/6A, 04/04/6E, 05/04/6B
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tình trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội.
- Trình bày được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống, sức khoẻ người dân thành phố.
2. Năng lực:
-Nêu được một số biện pháp, việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội.
-Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường của thành phố.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận diện và phân tích, tổng hợp các kiến thức đã học.
3. Phẩm chất: Có ý thức gìn giữ, tuyên truyền bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Máy tính, thiết bị hỗ trợ dạy học
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi bài
- Dụng cụ học tập: Bút, thước kẻ,..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: 1’/tiết
Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của học sinh: 3’/tiết
Bài mới: 40’/tiết
Ngày dạy: 02/04/6A, 04/04/6E, 05/04/6B
Tiết 30: Chủ đề 8. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỚI ĐỜI SỐNG, SỨC KHỎE
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tình trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội.
- Trình bày được những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới đời sống, sức khoẻ người dân thành phố.
2. Năng lực:
-Nêu được một số biện pháp, việc làm cụ thể để góp phần bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội.
-Tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân và cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường của thành phố.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực nhận diện và phân tích, tổng hợp các kiến thức đã học.
3. Phẩm chất: Có ý thức gìn giữ, tuyên truyền bảo vệ môi trường.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
Máy tính, thiết bị hỗ trợ dạy học
2. Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi bài
- Dụng cụ học tập: Bút, thước kẻ,..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: 1’/tiết
Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của học sinh: 3’/tiết
Bài mới: 40’/tiết
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 5’/tiết Mục tiêu: Tạo hứng thú cho hs trước khi vào nội dung bài học | |
Tổ chức thực hiện | Nội dung/Sản phẩm |
GV chiếu cho HS xem hoặc hình ảnh về: Một số hình ảnh gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội. GV đặt câu hỏi: Các hiện tượng trong các hình ảnh có ảnh hưởng đến môi trường của thành phố Hà Nội không? HS trả lời: GV dẫn dắt vào nội dung bài học | |
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 20’/tiết Mục tiêu: –HS nêu được tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội và ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến đời sống người dân; –HS nêu được một số biện pháp để bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội. |
Tổ chức thực hiện | Nội dung/Sản phẩm |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiêm môi trường ở Hà Nội (làm việc nhóm) – GV cho cả lớp xem video hoặc các hình ảnh về ô nhiễm môi trường ở Hà Nội (Hình ảnh về ô nhiễm tại làng nghề, ao hồ, các khu công nghiệp, khu dân cư...). – GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận theo nội dung sau: + Nhóm 1: Tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở thành phố Hà Nội; + Nhóm 2: Tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở thành phố Hà Nội; + Nhóm 3: Tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở thành phố Hà Nội; + Nhóm 4: Tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm tiếng ồn ở thành phố Hà Nội. (GV gợi ý các nhóm ghi kết quả thảo luận theo sơ đồ tư duy). Sau khi thảo luận mỗi nhóm sẽ cử đại diện trình bày kết quả. – GV chốt lại kiến thức cơ bản như trong SGK và kết luận. – GV đặt các câu hỏi gợi mở cho HS. – GV bổ sung những thông tin về tình trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Nội để cho HS hiểu đầy đủ hơn. * Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và đời sống người dân thành phố – GV cung cấp cho HS những thông tin về ảnh hưởng của môi trường đến con người qua các video hoặc các tài liệu sưu tầm được từ các kênh khác nhau. GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận theo nội dung sau: + Nhóm 1: Ảnh hưởng của môi trường đất đến đời sống và sức khỏe của người dân. + Nhóm 2: Ảnh hưởng của môi trường nước đến đời sống và sức khỏe của người dân. + Nhóm 3: Ảnh hưởng của môi trường không khí đến đời sống và sức khỏe của người dân. + Nhóm 4: Ảnh hưởng của ô nhiễm tiếng ồn đến đời sống và sức khỏe của người dân. (Từng nhóm ghi kết quả vào tờ giấy A0 và kẹp lên bảng, mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả của nhóm, sau đó các nhóm bổ sung cho nhau). – GV bổ sung những thông tin về ảnh hưởng của môi trường đến đời sống của người dân đầy đủ hơn. – GV chốt lại kiến thức cơ bản như trong SGK và kết luận. GV tóm tắt lại những ảnh hưởng của môi trường (đất, nước, không khí, tiếng ồn) đối với người dân thành phố trong SGK. * Hoạt động 3: Tìm hiểu một số biện pháp góp phần bảo vệ môi trường ở thành phố Hà Nội. – GV cho HS quan sát video, tranh ảnh về một số hoạt động nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã chuẩn bị sẵn (về phân loại và thu gom rác thải, trồng cây xanh,...) và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Tại sao lại phải phân loại rác trước khi đưa đi xử lí? + Lợi ích của việc trồng cây xanh? + ..... + Nêu những hoạt động nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng? – GV có thể nêu thêm những việc nhỏ mà HS có thể làm để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ví dụ: sử dụng giấy tiết kiệm (tránh phải chặt nhiều cây lấy gỗ làm giấy), giữ được môi trường trong lành, tiết kiệm điện (giúp hạn chế lượng khí thải trong sản xuất điện), bỏ rác đúng nơi quy định... Ngày 09/04/6A,11/04/ 6E, 12/04/6B Tiết 31 – GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm hiểu và thảo luận về nội dung biện pháp bảo vệ môi trường đất. + Nhóm 2: Tìm hiểu và thảo luận về một số biện pháp bảo vệ môi trường nước. + Nhóm 3: Tìm hiểu và thảo luận về một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. + Nhóm 4: Tìm hiểu và thảo luận về một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn. Mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận vào tờ giấy A0 và dán lên bảng. Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm bổ sung cho nhóm khác. – GV chốt ý lại các ý cơ bản bản về một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm bảo vệ môi trường ở Hà Nội như trong SGK. – GV đặt các câu hỏi gợi mở cho HS: + Nêu một số biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác ngoài các biện pháp trong SGK. + Nêu một số biện pháp làm giảm ô nhiễm môi trường mà em biết tại nơi em sinh sống. | I. Tìm hiểu tình trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Hà Nội * Khái niệm ô nhiễm môi trường là gì? Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. 1.Ô nhiễm môi trường đất - Biểu hiện rõ nhất khi đất bị ô nhiễm là sự thay đổi các thành phần có trong đất. Đất sẽ có mùi lạ, vị lạ, mất đi chất dinh dưỡng cần thiết. - Để nhận biết đất bị ô nhiễm, ta thấy số lượng đất đai cằn cỗi ngày càng tăng và lượng rừng giảm rất nhiều. Hơn nữa, khi các khu đô thị, tòa chung cư, cầu, cống được xây dựng cũng có nghĩa là đất đang bị khai thác thêm. - Ngoài ra, nhiều bãi rác KHỔNG LỒ cả ở nông thôn và thành thị cho thấy việc lên kế hoạch chôn lấp, xử lý rác rất kém do thiếu lớp phủ thực vật nên nhiều vùng đất bị ảnh hưởng như xói mòn, cằn cỗi, sạt lở đất,... 2. Ô nhiễm nguồn nước - Hà Nội có lượng nước thải sinh hoạt rất lớn và rất ô nhiễm. - 100% nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất tại khu vực nông thôn, ở các làng nghề và gần 100% nước thải sinh hoạt đô thị chưa qua xử lý đang xả thẳng ra sông, hồ, ao, mương. 3. Ô nhiễm bầu không khí - Kết quả quan trắc môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp cho thấy nồng độ bụi lơ lửng tại hầu hết khu vực này đều có xu hướng tăng dần và vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 4,5 lần. - Nơi có nồng độ bụi tăng mạnh nhất là ở khu vực Văn Điển, Pháp Vân và Mai Động. 4. Ô nhiễm tiếng ồn - Là tiếng ồn vượt quá ngưỡng nhất định gây khó chịu cho thính lực: phương tiện giao thông, xe có động cơ, máy bay và tàu hỏa, máy móc xây dựng hay các buổi biểu diễn âm nhạc, đặc biệt là ở một số nơi làm việc ảnh hưởng đến các khu dân cư. II. Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở Hà Nội - Thay đổi thu gom rác thải từ thủ công sang xe quét, hút bụi - Xây dựng các trạm quan trắc, mạng lưới quan trắc giám sát chất lượng môi trường.... - Vận động mọi người không sử dụng bếp than tổ ong - Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải thành phố |