Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH. được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lý học là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú. Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học. Việc giải bài tập vật lý có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh, mặt khác đây cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành kĩ xảo cho học sinh.
Hiện nay số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Điều đó gây khó khăn cho học sinh trong việc chọn cho bản thân các em hệ thống bài tập thích hợp để học tập. Để giúp các em vượt qua trở ngại đó, giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và hình thành thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
Mặt khác một số giáo viên trong quá trình dạy học nhiều khi chưa chú trọng đúng mức về cách sử dụng bài tập.
Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH. Để nghiên cứu.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về kĩ năng.
Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề bằng những tình huống rèn luyện trí óc, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng phối hợp các lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa học mới để đưa ra được phương pháp.
1.2. Khái niệm bài tập vật lý.
Bài tập vật lý là bài tập ra cho học sinh làm để tập vận dụng những kiến thức đã học. Theo nghĩa rộng thì bài tập bao gồm câu hỏi, bài tập lý thuyết, bài tập thực hành, bài tập thí nghiệm, bài tập nhận thức.
1.3. Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn
* Kỹ năng vận dụng những kiến đã biết đã biết để giải thích những hiện tượng thực tế.
* Kỹ năng vận dụng các công thức tính toán để giải bài tập một cách nhanh và chính xác.
* Kỹ năng chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống.
* Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến kĩ thuật và đời sống.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lý học là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong phú. Quá trình giải bài tập là quá trình vận dụng lí thuyết vào giải quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học. Việc giải bài tập vật lý có tác dụng tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách của học sinh, mặt khác đây cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành kĩ xảo cho học sinh.
Hiện nay số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Điều đó gây khó khăn cho học sinh trong việc chọn cho bản thân các em hệ thống bài tập thích hợp để học tập. Để giúp các em vượt qua trở ngại đó, giáo viên cần quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và hình thành thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho học sinh.
Mặt khác một số giáo viên trong quá trình dạy học nhiều khi chưa chú trọng đúng mức về cách sử dụng bài tập.
Với những lí do trên nên tôi chọn đề tài : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM ’’ VẬT LÍ 10 NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH. Để nghiên cứu.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về kĩ năng.
Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề bằng những tình huống rèn luyện trí óc, đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng phối hợp các lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa học mới để đưa ra được phương pháp.
1.2. Khái niệm bài tập vật lý.
Bài tập vật lý là bài tập ra cho học sinh làm để tập vận dụng những kiến thức đã học. Theo nghĩa rộng thì bài tập bao gồm câu hỏi, bài tập lý thuyết, bài tập thực hành, bài tập thí nghiệm, bài tập nhận thức.
1.3. Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng thu thập thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng xử lý thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn
* Kỹ năng vận dụng những kiến đã biết đã biết để giải thích những hiện tượng thực tế.
* Kỹ năng vận dụng các công thức tính toán để giải bài tập một cách nhanh và chính xác.
* Kỹ năng chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống.
* Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến kĩ thuật và đời sống.