4 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 CÓ ĐÁP ÁN NĂM HỌC 2022-2023. TRƯỜNG THPT CẨM LÝ được soạn dưới dạng file word gồm các thư mục, file, links. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)
Câu 1. Công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật X phải nộp thuế cao khi nhập khẩu thuốc trừ cỏ, ngoài việc nộp thuế nhập khẩu theo quy định, công ty còn phải nộp loại thuế nào nữa mà loại thuế này góp phần tái tạo môi trường
A. thuế tiêu thụ đặc biệt. B. thuế thu nhập cá nhân.
C. thuế giá trị gia tăng. D. thuế bảo vệ môi trường.
Câu 2. Loại thuê thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tê hoặc cá nhân được gọi là..
A. thuế gián thu. B. thuế trực thu. C. thuế Nhà nước. D. thuế địa phương
Câu 3. Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Nhà nước. B. Người làm dịch vụ.
C. Thị trường. D. Người sản xuất.
Câu 4. Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu ngân sách
B. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung
C. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước.
D. Nhà nước sẽ hoàn trả cho người dân những khoản mà họ đóng góp vào ngân sách
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất. B. Điều tiết hoạt động trao đổi.
C. Quyết định phân phối thu nhập. D. Động lực cho sản xuất phát triển.
Câu 6. Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc làm của công ty B gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tê?
A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. lao động. D. phân phối.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
B. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
C. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá
Câu 8. Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
A. Cơ chế thị trường. B. Kinh tế thị trường.
C. Giá cả thị trường. D. Thị trường.
Câu 9. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất không gắn liền với việc làm nào dưới đây?
A. Công nhân lắp ráp ô tô xuất xưởng. B. Người nông dân thu hoạch lúa mùa.
C. Cửa hàng G tăng cường khuyến mại. D. Thợ may cải tiến mẫu mã sản phẩm
Câu 10. Nhóm chi nào sau đây không được tính vào nhóm chi của ngân sách nhà nước?
A. Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai,..
B. Nhóm chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước như lương, công tác, hội họp, công tác phí,..
C. Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản vay và thanh toán làm nghĩa vụ quốc tế.
D. Nhóm chi đầu tư phát triển nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp.
Câu 11. Theo quy định của Luật ngân sách, hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
A. thu nhưng không chi. B. không hoàn trả trực tiếp.
C. hoàn trả trực tiếp. D. chi nhưng không thu.
Câu 12. Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, công việc của gia đình bạn H gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế
A. phân phối. B. lao động. C. sản xuất. D. tiêu dùng.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây gắn liền với chủ thể tiêu dùng?
A. Chế biến thực phẩm. B. Phối phối thực phẩm.
C. Sản xuất thực phẩm. D. Xuất khẩu thực phẩm.
Câu 14. Để thu được lợi nhuận ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, các chủ thể sản xuất luôn cố gắng tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất và chất lượng sân phẩm. Điều này thể hiện ưu điểm nào dưới đây của cơ chế thị trường?
A. Thúc đẩy liên kết và hội nhập kinh tế giữa các vùng.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Tạo động lực sáng tạo, kích thích cải tiến kĩ thuật.
D. Tạo sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau.
Câu 15. Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ổn đính sẽ được hường đầy đủ mức lương. Doanh nghiệp Y đã thực hiện những hoạt động kinh tế nào dưới đây?
A. Sản xuất và phân phối. B. Sản xuất và tiêu dùng.
C. Sản xuất và trao đổi. D. Trao đổi và phân phối.
Câu 16. Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò
A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. là động lực kích thích người lao động.
C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
C. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
D. Tiết kiệm năng lượng.
Câu 18. Nhà nước áp dung các biện pháp đánh thuế suất rất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết như bia, rượu, thuốc lá, xỉ gà.. các dịch vụ như kinh doanh xỏ số, casino, vũ trường..thuế đánh vào các hàng hóa có đặc điểm như trên được gọi là
A. thuế giá trị gia tăng. B. thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. thuế thu nhập cá nhân. D. thuế bảo vệ môi trường.
Câu 19. Loại thuế nào dưới đây được thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?
A. Thuế thu nhập cá nhân. B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 20. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước khác có cùng lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lựa chọn việc làm nào dưới đây để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường?
A. Đầu tư đổi mới công nghệ. B. Cắt giảm chi phí nhân công.
C. Mở rộng quy mô sản xuất. D. Cắt giảm chi phí xử lí chất thải.
Câu 21. Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả, NHÀ NƯỚC B. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
C. tiền tệ, người mua, người bán D. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
Câu 22. Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa
A. người phân phối và trao đổi. B. người tiêu dùng với nhau.
C. người sản xuất với nhau. D. người mua và người bán.
Câu 23. Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng. Ông đã thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng hạn chế sản xuất. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng thực hiện.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm)
Câu 1. Công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật X phải nộp thuế cao khi nhập khẩu thuốc trừ cỏ, ngoài việc nộp thuế nhập khẩu theo quy định, công ty còn phải nộp loại thuế nào nữa mà loại thuế này góp phần tái tạo môi trường
A. thuế tiêu thụ đặc biệt. B. thuế thu nhập cá nhân.
C. thuế giá trị gia tăng. D. thuế bảo vệ môi trường.
Câu 2. Loại thuê thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tê hoặc cá nhân được gọi là..
A. thuế gián thu. B. thuế trực thu. C. thuế Nhà nước. D. thuế địa phương
Câu 3. Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Nhà nước. B. Người làm dịch vụ.
C. Thị trường. D. Người sản xuất.
Câu 4. Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu ngân sách
B. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung
C. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước.
D. Nhà nước sẽ hoàn trả cho người dân những khoản mà họ đóng góp vào ngân sách
Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất. B. Điều tiết hoạt động trao đổi.
C. Quyết định phân phối thu nhập. D. Động lực cho sản xuất phát triển.
Câu 6. Các công ty A, B, C và D cùng sản xuất bột giặt và cung cấp cho thị trường trong nước. Công ty A chú trọng vào đổi mới hệ thống bao bì, công ty B chú trọng đổi mới xe vận chuyển hàng hóa cho các đại lý, công ty C chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Công ty D chú trọng vào đổi mới máy móc và dây chuyền sản xuất. Việc làm của công ty B gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tê?
A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. lao động. D. phân phối.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?
A. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
B. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
C. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường.
D. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá
Câu 8. Hệ thông các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
A. Cơ chế thị trường. B. Kinh tế thị trường.
C. Giá cả thị trường. D. Thị trường.
Câu 9. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất không gắn liền với việc làm nào dưới đây?
A. Công nhân lắp ráp ô tô xuất xưởng. B. Người nông dân thu hoạch lúa mùa.
C. Cửa hàng G tăng cường khuyến mại. D. Thợ may cải tiến mẫu mã sản phẩm
Câu 10. Nhóm chi nào sau đây không được tính vào nhóm chi của ngân sách nhà nước?
A. Nhóm chi dự trữ quốc gia phục vụ việc dự trữ cho các biến động bất ngờ như dịch bệnh, thiên tai,..
B. Nhóm chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước như lương, công tác, hội họp, công tác phí,..
C. Nhóm chi trả nợ và viện trợ để Nhà nước trả các khoản vay và thanh toán làm nghĩa vụ quốc tế.
D. Nhóm chi đầu tư phát triển nhằm tăng cường cơ sở vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho doanh nghiệp.
Câu 11. Theo quy định của Luật ngân sách, hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
A. thu nhưng không chi. B. không hoàn trả trực tiếp.
C. hoàn trả trực tiếp. D. chi nhưng không thu.
Câu 12. Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, công việc của gia đình bạn H gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế
A. phân phối. B. lao động. C. sản xuất. D. tiêu dùng.
Câu 13. Hành vi nào dưới đây gắn liền với chủ thể tiêu dùng?
A. Chế biến thực phẩm. B. Phối phối thực phẩm.
C. Sản xuất thực phẩm. D. Xuất khẩu thực phẩm.
Câu 14. Để thu được lợi nhuận ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, các chủ thể sản xuất luôn cố gắng tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động để nâng cao năng suất và chất lượng sân phẩm. Điều này thể hiện ưu điểm nào dưới đây của cơ chế thị trường?
A. Thúc đẩy liên kết và hội nhập kinh tế giữa các vùng.
B. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
C. Tạo động lực sáng tạo, kích thích cải tiến kĩ thuật.
D. Tạo sự cạnh tranh giữa những người sản xuất với nhau.
Câu 15. Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ổn đính sẽ được hường đầy đủ mức lương. Doanh nghiệp Y đã thực hiện những hoạt động kinh tế nào dưới đây?
A. Sản xuất và phân phối. B. Sản xuất và tiêu dùng.
C. Sản xuất và trao đổi. D. Trao đổi và phân phối.
Câu 16. Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò
A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. là động lực kích thích người lao động.
C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 17. Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
B. Tạo ra sản phầm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
C. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
D. Tiết kiệm năng lượng.
Câu 18. Nhà nước áp dung các biện pháp đánh thuế suất rất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết như bia, rượu, thuốc lá, xỉ gà.. các dịch vụ như kinh doanh xỏ số, casino, vũ trường..thuế đánh vào các hàng hóa có đặc điểm như trên được gọi là
A. thuế giá trị gia tăng. B. thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. thuế thu nhập cá nhân. D. thuế bảo vệ môi trường.
Câu 19. Loại thuế nào dưới đây được thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng?
A. Thuế thu nhập cá nhân. B. Thuế giá trị gia tăng.
C. Thuế thu nhập doanh nghiệp. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 20. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với thách thức cạnh tranh từ các nước khác có cùng lợi thế về xuất khẩu hàng dệt may, doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần lựa chọn việc làm nào dưới đây để đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường?
A. Đầu tư đổi mới công nghệ. B. Cắt giảm chi phí nhân công.
C. Mở rộng quy mô sản xuất. D. Cắt giảm chi phí xử lí chất thải.
Câu 21. Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. hàng hoá, tiền tệ, giá cả, NHÀ NƯỚC B. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
C. tiền tệ, người mua, người bán D. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
Câu 22. Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa
A. người phân phối và trao đổi. B. người tiêu dùng với nhau.
C. người sản xuất với nhau. D. người mua và người bán.
Câu 23. Ông H làm giám đốc doanh nghiệp điện tử, vừa qua ông nghe nói điện thoại smartphone của hãng S đang bị lỗi sản phẩm, ông ngừng ngay nhập các sản phẩm của hãng. Ông đã thực hiện chức năng cơ bản nào của thị trường?
A. Chức năng hạn chế sản xuất. B. Chức năng thông tin.
C. Chức năng điều tiết, kích thích. D. Chức năng thực hiện.