Admin Yopo
Ban quản trị Team YOPO
- Tham gia
- 15/8/22
- Bài viết
- 6,066
- Điểm
- 48
tác giả
50 ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THEO CHỦ ĐỀ - NGỮ VĂN 6 được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 19 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
1. Hòa bình
Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với người khác. Nếu mọi người trên thế giới đều cảm thấy bình an trong lòng, thế giới này sẽ trở nên một thế giới hòa bình. Hòa bình bao hàm những suy nghĩ tích cực, cảm xúc trong sáng và những ước muốn tốt lành. Chúng ta đã thực sự sống trong thế giới hòa bình, bạn đã để tâm trí của mình thực sự điềm tĩnh và thư thái. Đâu đó vẫn tồn tại những xung đột không đáng có giữa những học sinh trong một lớp học, những trẻ em bị xâm hại, bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Trên thế giới vẫn còn chiến tranh, khủng bố bởi mâu thuẫn về quyền lợi. Trong bản thân con người vẫn thiếu sự bình yên bởi mâu thuẫn giữa khát vọng đam mê với năng lực thực tiễn. Thực chất hòa bình bắt đầu từ chính chúng ta. Để sống trong bình an, ta cần có tình thương yêu và sức mạnh nội tâm. Gia đình cần quan tâm đến con trẻ của mình, các công dân trong một nước cần đảm bảo những quyền lợi công bằng, các nước cần tăng cường sự hữu nghị, hợp tác trên cơ sở những mặt có lợi. Bản thân mỗi người cần tìm cho mình sự cân bằng trong cảm xúc, trong mục đích sống. Trong mọi tình huống hãy hóa giải những bất hòa để chắp cho hòa bình một đôi cánh.
2. Văn hóa hội nhập
Văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người tạo nên đặc thù của từng dân tộc. Dân tộc ta có những biểu hiện riêng tạo nên tinh thần ấy trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống nhân văn, nhân ái đã được đúc kết qua những thành ngữ, lời ca... như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”... tinh thần nòi giống còn được thể hiện qua những di sản văn hóa mà nhiều thế hệ đi trước để lại. Những giá trị truyền thống của dân tộc ta với nhiều loại hình văn hóa gần đây có nguy cơ đang dần bị mai một. Như vậy trước mọi thách thức và nguy cơ, song đến cuối cùng thì mọi giá trị đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc chính là bản sắc văn hóa. Bên trong cái mới, cái hiện đại vẫn có cái cũ cái truyền thống, dòng chảy tinh thần dân tộc vẫn âm thầm và xuyên suốt trong thế hệ đi trước và ngay cả thế hệ trẻ ngày nay. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc có lẽ đơn giản chỉ là mang theo trên hành trang mở ra cánh cửa thế giới vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của người Việt Nam. Tiếp cận cái mới phải đi đôi với quá trình bảo tồn và duy trì cái cũ, để hòa nhập mà không hòa tan.
1. Hòa bình
Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với người khác. Nếu mọi người trên thế giới đều cảm thấy bình an trong lòng, thế giới này sẽ trở nên một thế giới hòa bình. Hòa bình bao hàm những suy nghĩ tích cực, cảm xúc trong sáng và những ước muốn tốt lành. Chúng ta đã thực sự sống trong thế giới hòa bình, bạn đã để tâm trí của mình thực sự điềm tĩnh và thư thái. Đâu đó vẫn tồn tại những xung đột không đáng có giữa những học sinh trong một lớp học, những trẻ em bị xâm hại, bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Trên thế giới vẫn còn chiến tranh, khủng bố bởi mâu thuẫn về quyền lợi. Trong bản thân con người vẫn thiếu sự bình yên bởi mâu thuẫn giữa khát vọng đam mê với năng lực thực tiễn. Thực chất hòa bình bắt đầu từ chính chúng ta. Để sống trong bình an, ta cần có tình thương yêu và sức mạnh nội tâm. Gia đình cần quan tâm đến con trẻ của mình, các công dân trong một nước cần đảm bảo những quyền lợi công bằng, các nước cần tăng cường sự hữu nghị, hợp tác trên cơ sở những mặt có lợi. Bản thân mỗi người cần tìm cho mình sự cân bằng trong cảm xúc, trong mục đích sống. Trong mọi tình huống hãy hóa giải những bất hòa để chắp cho hòa bình một đôi cánh.
Mai Phương Anh
Lớp 11A2, THPT Đinh Tiên Hoàng, Vũng Tàu
Lớp 11A2, THPT Đinh Tiên Hoàng, Vũng Tàu
2. Văn hóa hội nhập
Văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của một dân tộc, được đúc kết từ kinh nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn bó máu thịt với con người tạo nên đặc thù của từng dân tộc. Dân tộc ta có những biểu hiện riêng tạo nên tinh thần ấy trong giao tiếp, ứng xử, đặc biệt là những nét văn hóa truyền thống nhân văn, nhân ái đã được đúc kết qua những thành ngữ, lời ca... như: “Lá lành đùm lá rách”, “Chị ngã em nâng”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Tôn sư trọng đạo”... tinh thần nòi giống còn được thể hiện qua những di sản văn hóa mà nhiều thế hệ đi trước để lại. Những giá trị truyền thống của dân tộc ta với nhiều loại hình văn hóa gần đây có nguy cơ đang dần bị mai một. Như vậy trước mọi thách thức và nguy cơ, song đến cuối cùng thì mọi giá trị đi qua, cái còn lại của mỗi dân tộc chính là bản sắc văn hóa. Bên trong cái mới, cái hiện đại vẫn có cái cũ cái truyền thống, dòng chảy tinh thần dân tộc vẫn âm thầm và xuyên suốt trong thế hệ đi trước và ngay cả thế hệ trẻ ngày nay. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc có lẽ đơn giản chỉ là mang theo trên hành trang mở ra cánh cửa thế giới vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần của người Việt Nam. Tiếp cận cái mới phải đi đôi với quá trình bảo tồn và duy trì cái cũ, để hòa nhập mà không hòa tan.