MÔN VĂN

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
86,007
Điểm
113
tác giả
SIÊU TUYỂN TẬP Đề kiểm tra ngữ văn 12 học kì 1, HỌC KÌ 2 NĂM 2024-2025 CHƯƠNG TRÌNH MỚI * GOM TỪ CÁC SẢN PHẨM TẬP HUẤN được soạn dưới dạng file word, PDF gồm các file trang. Các bạn xem và tải đề kiểm tra ngữ văn 12 học kì 1, đề kiểm tra ngữ văn 12 học kì 2...về ở dưới.
SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH
NHÓM 2 – LỚP 1​
ĐỀ ÔN THI TN THPT
NĂM HỌC 2024 - 2025
Môn: Ngữ văn - Lớp: 12

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
STTTên đơn vịNhiệm vụ chung
1THPT Lê Quý ĐônĐọc hiểu văn bản thơ + viết đoạn nghị luận văn học + viết bài văn nghị luận xã hội
Lưu ý: có link với văn bản đọc hiểu nghị luận văn học (tác phẩm độc lập)
2THPT Hoàng Văn Thụ
3THCS-THPT Đường Hoa Cương
4TTGDNN và GDTX Tiên Yên
5THPT Bạch Đằng
6TTGDNN và GDTX Móng Cái
7THCS-THPT Chu Văn An
8TH-THCS-THPT Marie Curie


I. MA TRẬN

TT
Năng lực
Mạch nội dung
Số câu
Cấp độ tư duy
Tổng
%
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Số câu
Tỉ lệ
Số câu
Tỉ lệ
Số câu
Tỉ lệ
1
Năng lực Đọc hiểu
Văn bản thể loại thơ (ngoài SGK)

5​
2
10%
2
20%
1
10%


40%


2

Năng lực
Viết
Viết đoạn văn NLVH
1​
5%
5%
10%
20%
Viết bài văn NLXH
1​
7,5%
10%
22,5%
40%
Tỉ lệ %
22,5%
35%
42,5%
100%
Tổng
7
100%


II. BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN

TT
Kĩ năng
Đơn vị kiến thức/Kĩ năng
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết​
Thông hiểu​
Vận dụng
1














1. Đọc hiểu














Thơ trữ tình hiện đại












Nhận biết:
- Nhận biết được thể thơ, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình trong bài thơ.
- Nhận biết được đề tài, ngôn ngữ trong thơ hiện đại.
- Nhận biết hình ảnh tiêu biểu, trung tâm của bài thơ.
Thông hiểu:
- Hiểu và lí giải được vai trò của những chi tiết quan trọng, hình tượng trung tâm của bài thơ.
- Phân tích được giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ của từ ngữ, hình ảnh từ đó làm rõ lời của nhân vật trữ tình.
- Phân tích, lí giải được mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của bài thơ; Nêu được chủ đề, tư tưởng, thông điệp của bài thơ.
Vận dụng:
- Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân về văn bản thơ.
- Đánh giá được những giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ trong bài thơ.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa để lí giải quan điểm của tác giả được thể hiện trong văn bản thơ.
- Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm văn học đối với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.

2 câu

















2 câu
1 câu










5 câu​
2





Viết


Viết đoạn văn nghị luận văn học về thể loại truyện























Nhận biết:
- Giới thiệu được tên tác phẩm, tác giả, nêu được vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn bản nghị luận văn học.
Thông hiểu:
- Xây dựng hệ thống ý theo vấn đề nghị luận.
- Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt; Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Vận dụng:
- Nêu được những bài học rút ra từ đoạn trích.
- Thể hiện được sự đồng tình/ không đồng tình với thông điệp của tác giả thể hiện qua đoạn trích.
- Nêu được những bài học triết lí nhân sinh sâu sắc từ vấn đề đã nghị luận
- Đánh giá được đặc sắc của vấn đề; Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm,… để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính sáng tạo trong cách diễn đạt bài viết.
1*




























1*




























1*




























1




























Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ*Nhận biết:
- Xác định được yêu cầu nội dung và hình thức của bài văn nghị luận.
- Nêu được cụ thể vấn đề xã hội có liên quan đến tuổi trẻ.
- Xác định rõ mục đích, đối tượng nghị luận.
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận.
*Thông hiểu:
- Phân tích được lí do và các phương diện liên quan đến tuổi trẻ của vấn đề.
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm.
- Cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ân s tượng; sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy và phù hợp, đầy đủ; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
*Vận dụng:
- Đánh giá được ý nghĩa ảnh hưởng của vấn đề đối với tuổi trẻ.
- Nêu được những bài học, những đề nghị, khuyến nghị rút ra từ vấn đề nghị luận.
- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự…nhằm tăng sức thuyết phục cho bài viết.
- Vận dụng hiệu quả các kiến thức tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết.
1*​
1*
1*​
1​


III. ĐỀ

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:




Mưa dầm trên mặt đất
Là máu đỏ ngần là mồ hôi mặn chát
Mưa mát mẻ trong thơ anh
Là bàn tay êm dịu vuốt xoa
Tôi chẳng thèm nghe nữa
Hãy cho tôi chút lửa
Trong ngôi nhà mùa đông
Để tôi nướng sắn ăn
Để tôi sưởi ấm
Để tôi đốt rừng gai đen rậm
Chống lũ rắn thiêu bầy muỗi độc
Để tôi soi tỏ mặt người yêu
Đôi mắt nhiều bóng tối
Giá buốt cào vầng trán sớm nhăn nheo
Lửa hãy cho em gương mặt sáng.



[…]Có nhà triết học cổ Hy Lạp nói rằng:
“Bản chất của mọi vật là lửa”
Truyền từ đá sang gió
Từ nước sang gỗ
Phút đốt cháy là phút nảy mầm
Con người trao lửa cho nhau
Từ những lồng ngực tròn căng
Sự sống là lửa
Thiêu huỷ và sinh nở
Bình minh là lửa
Mở ngày mới và xé toang ngày cũ.

Cho ta làm ngọn lửa...

2 -1971

(Trích: Mấy đoạn thơ về lửa, Lưu Quang Vũ, Lưu Quang Vũ Thơ và đời, NXB Văn hóa – Thông tin, 1997, https://thuvientho.com/may-doan-tho-ve-lua-luu-quang-vu-10289.html)​

Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5 (trình bày ngắn gọn):

Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra 3 câu thơ có từ “lửa” trong văn bản trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong những dòng thơ sau:

Sự sống là lửa
Thiêu huỷ và sinh nở
Bình minh là lửa
Mở ngày mới và xé toang ngày cũ.


Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của hình ảnh “lửa” trong văn bản?

Câu 5. Từ mong muốn của tác giả trong câu thơ “Cho ta làm ngọn lửa...”, anh/chị hãy rút ra thông điệp ý nghĩa cho bản thân.



II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)


Anh/ chị viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật “tôi” trong văn bản sau:

(Lược một đoạn: nhân vật xưng “tôi” - là một nhà văn - mời mấy người bạn văn về nhà mình chơi, rồi sau đó cứ buồn bực mãi vì đã để cho bạn bè thấy căn nhà tồi tàn như túp lều của mình. Từ lâu, nhân vật “tôi” đã có ý định làm một cái nhà mới, nhưng kinh tế eo hẹp, mà giá tre gỗ thì cứ vùn vụt tăng lên. Thế rồi một trận bão đến, căn nhà bị đổ sập. Trong cơn quẫn bách, nhân vật “tôi” cùng vợ quyết định đánh liều vay mượn để làm nhà mới. Nhưng sau một trận bão, nhân vật “tôi” đã mua được nhà của một kẻ nhiều công nợ, bán nhà để gỡ gạc. Tuy nhiên sau khi mua được nhà, nhân vật “tôi” mang nhiều tâm trạng ).

[...] Chưa
thợ. Sau ngày bão, thợ làm nhà bận lắm. Cái nhà ba bốn hôm sau vẫn chưa dỡ được. Một người bà con với tôi, một buổi tối đến nhà ông nhạc tôi mà bảo tôi:

-
Anh nên liệu dỡ phắt về. Ba trăm bạc của anh, nó nướng hết cả rồi. Vừa ở nhà ra, chúng nó biết nó có một số tiền to, chúng nó đã thịt cu cậu hơn trăm bạc. Cu cậu còn nhiều nợ lắm. Vườn cũng cố mất rồi. Nếu anh không dỡ nhà ngay, nó thua quá, đi đâu mất sợ lôi thôi cho mình.

[...]Hắn
đứng dậy bảo con:

-
Chúng mày cũng đứng lên. Sang nhà bác Vi nằm nhờ.

Con
chị phải quát, gắt gỏng với em một lúc, hai đứa mới lếch thếch cõng được nhau sang nhà bác Vi. Vẫn một đứa lạu bà lạu bạu, một đứa oằn oại rên la. Thợ trèo lên mái, dỡ tranh quăng xuống. Tôi ngồi ở sân, trông họ.

Một lúc sau, chẳng biết đã gửi em cho ai được, đứa con gái lân la gần tôi, xem dỡ nhà. […] Những mè, rui đã xong rồi. Người thợ mộc bắt đầu tháo gỗ. Tiếng dùi đục kêu chan chát.

Những
tiếng rắn chắc vang lên, lộng óc. Tôi thấy con bé bừng mắt. Nó không nhe răng ra nữa. Đôi môi nó bụm lại. Hai má nó phình ra một chút. Cứ thế, nó chẳng nói chẳng rằng, chạy bình bịch sang nhà hàng xóm. Nó định làm gì vậy? Lòng tôi thắc mắc nỗi lo không rõ rệt. Bỗng tôi nghe một tiếng trẻ con khóc nức nở và hờ:

-
Mẹ ơi!…

Tim tôi động một cái giống như bước hụt. Rồi nó đập loạng choạng. Tôi hơi lảo đảo. Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi được nữa. Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi…

Phải, tôi ác quá…. Rồi đây, hối hận sẽ toả một bóng đen vào trong cái nhà mới của tôi, rộng rãi và sạch sẽ hơn cái trước. Những chiều đông lạnh lẽo, một con thạch sùng nấp trên một cái xà ngang, sẽ tặc lưỡi nhắc cho tôi biết: Tôi ác quá! Tôi ác quá!… Nhưng mà thôi…! Nghĩ ngợi làm gì nữa? Ở cảnh chúng ta lúc này, hạnh phúc cũng chỉ là một cái chăn hẹp. Người này co thì người kia bị hở. Đâu phải tôi muốn tệ? Nhưng biết làm sao được? Ai bảo đời cứ khắt khe vậy? Giá người ta vẫn có thể nghĩ đến mình mà chẳng thiệt gì đến ai! …


(Trích: Mua nhà, Nam Cao, in trong Tuyển tập Nam Cao,

Nxb Văn học, Hà Nội, 2002)​

Câu 2. (4,0 điểm)

“Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua”. ( Eleanor Roosevelt)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự lựa chọn của con người trong cuộc sống.

---------------- HẾT ----------------



HƯỚNG DẪN CHẤM


Phần
Câu
Nội dung
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
4,0
1Văn bản trên được viết theo thể thơ: Tự do
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
0,5​
2Những câu thơ có từ “lửa” trong văn bản
- Hãy cho tôi chút lửa
- Lửa hãy cho em gương mặt sáng.
- “Bản chất của mọi vật là lửa”
- Sự sống là lửa
- Bình minh là lửa
- Cho ta làm ngọn lửa…

Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời đúng 3 câu: 0,25 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm
0,5





3- Biện pháp tu từ so sánh: Sự sống là lửa; Bình minh là lửa.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh giá trị, sức mạnh của “lửa”. “Lửa” là biểu tượng của sự sống trường tồn; là biểu tượng của sự hủy diệt và tái sinh; là sự khởi đầu xóa bỏ cái cũ, tạo dựng cái mới.
+ Thể hiện tư duy triết lí và những chiêm nghiệm của nhà thơ về “lửa”.
+ Giúp lời thơ trở nên sinh động, gợi hình, gợi cảm…
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời được 1 ý tương đương như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm
1,0




4- Trong bài thơ hình ảnh “lửa” vừa mang ý nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng: “Lửa” là cội nguồn của sự sống, ánh sáng, sự ấm áp mang tính sinh sôi, nảy nở, là sự hồi sinh trên cuộc hành trình hủy diệt để tái sinh; lửa còn là hình ảnh ẩn dụ của tình yêu, của khát vọng vươn lên, là sức mạnh trường tồn vĩnh cửu, là ánh sáng soi đường cho lí tưởng sống của mỗi chúng ta.
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 - 0,5 điểm
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
1,0



5- Mong muốn của tác giả trong câu thơ “Cho ta làm ngọn lửa…”
+ Nhà thơ mong muốn mình cũng là một ngọn lửa mang trong mình sức mạnh của sự hồi sinh, trường tồn, phá bỏ cái cũ để đi đến những chân trời mới, để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng và cao cả với cuộc đời.
- Thông điệp: Mỗi chúng ta hãy luôn là một ngọn lửa và cháy hết mình với sức mạnh, nhiệt huyết, khát vọng và đam mê ddwacj biệt là đối với tuổi trẻ. Có như vậy ta mới đi đến được những thành công nhất định trong cuộc sống, góp sức mình vào sự đổi mới, sáng tạo và hiến dâng cho cuộc đời…
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án 2 ý: 0,75 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án 1 ý: 0,5 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm.
(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết phục thì vẫn cho điểm)




1,0






II VIẾT
6,0
1Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích những đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật “tôi” trong văn bản.
2,0
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích ngắn gọn đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật “tôi” trong văn bản.
0,25​
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
-
Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
- Thân đoạn: Cảm nhận về nhân vật “tôi”
- Nhân vật “tôi” là một nhà văn nghèo
- Nhân vật “tôi” là một người giàu lòng trắc ẩn:
+ Thương cảm cho hai đứa trẻ mồ côi mẹ.
+ Tự dằn vặt mình, tự cho mình là kẻ độc ác vì đã mua căn nhà, khiến cho những đứa trẻ không còn nhà để ở.
- Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề.
- Sắp xếp được hệ thống ý theo đặc điểm bố cục của đoạn văn.
0,5​
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận.
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
0,5​
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25​
2“Tôi của ngày hôm nay là những lựa chọn của tôi ngày hôm qua”. ( Eleanor Roosevelt)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn về sự lựa chọn của con người trong cuộc sống.
4,0
a.Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội
0,25​
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự lựa chọn của con người trong cuộc sống.
0,5​
c. Đề xuất hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Sau đây là một gợi ý:
*Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
*Triển khai vấn đề nghị luận: có thể theo một số gợi ý sau:
- Giải thích: Lựa chọn là cách đưa ra quyết định giữa nhiều cái cùng loại hoặc khác loại dựa trên thông tin, giá trị, mục tiêu, tình cảm và tình huống. Việc lựa chọn có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: lựa chọn tài sản, nghề nghiệp, bạn bè, người đồng hành…
- Trình bày các khía cạnh của vấn đề:
+ Tầm quan trọng của lựa chọn (Tại sao chúng ta phải lựa chọn?)
Sự lựa chọn là kim chỉ nam của cuộc đời nên chỉ khi chúng ta lựa chọn đúng thì cuộc đời mới có được hạnh phúc và thành công.
Cuộc sống của mỗi người được quyết định bởi sự lựa chọn của chính bản thân người đó. Do vậy, chúng ta cần biết cách lựa chọn và có trách nhiệm trước những lựa chọn của mình, dù lựa chọn đó là đúng hay sai.
Những lựa chọn đúng sẽ khiến chúng ta đi đúng đường, an vui hạnh phúc trên hành trình mình đi và dễ thành công với sự lựa chọn đó.
Những lựa chọn sai lầm sẽ khiến chúng ta đi sai đường và khó đạt được thành công....
+ Cách thức để lựa chọn đúng (Làm thế nào để có những lựa chọn đúng?)
. Chúng ta nhận thức tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng.
. Cần có sự hiểu biết về tri thức, nhìn nhận sự việc một cách khách quan, biết phân tích và đánh giá được các yếu tố quan trọng, đưa ra cho bản thân những quyết định đúng đắn.
Lựa chọn đòi hỏi sự tỉnh táo và quyết đoán của mỗi người, bởi nếu lựa chọn sai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho bản thân và mọi người xung quanh.
- Dẫn chứng: (Có thể đưa dẫn chứng Franklin- Nhà bác học người Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi, công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất kì lúc nào. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, đến năm 1752, ông đã thành công. Điều đó cho thấy sự quyết đoán và táo bạo trọng cách lựa chọn của ông là dám đương đầu với thử thách khi lựa chọn cho mình một cuộc sống ý nghĩa....)
- Mở rộng vấn đề và bác bỏ ý kiến trái ngược để củng cố quan điểm của mình: Trong cuộc sống có những người cho rằng không cần phải lựa chọn, mà để cuộc sống thuận theo lẽ tự nhiên, hoặc họ lúng túng, sợ sệt không biết lự chọn như thế nào cho đúng…Điều này sẽ khiến chúng ta khó đi đến thành công; Cuộc sống là muôn màu, không ai có thể lúc nào cũng đúng, sau những lựa chọn sai lầm, chúng ta cần có sự nhận thức và biết đứng lên để sửa sai và trưởng thành hơn nữa.
*Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học:
- Lựa chọn là việc quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Lựa chọn dù đúng hay sai đều đem đến cho chúng ta những trải nghiệm và bài học giá trị.
1,0​
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được các luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
1,5​
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
0,25​
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
0,5​
Tổng điểm
10,0

HÌNH ẢNH FULL

1730791049839.png


1730791064980.png

THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--- DE THI NGU VAN 12 TAP HUAN QUANG NINH 24-25 TAP 4.zip
    598.8 KB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn--- DE THI NGU VAN 12 TAP HUAN QUANG NINH 24-25 TAP 3.zip
    1.3 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn--- DE THI NGU VAN 12 TAP HUAN QUANG NINH 24-25 TAP 2.zip
    5.2 MB · Lượt tải : 0
  • yopo.vn--- DE THI NGU VAN 12 TAP HUAN QUANG NINH 24-25 TAP 1.zip
    2.2 MB · Lượt tải : 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    các dạng đề thi môn văn 12 các dạng đề văn thi học kì 1 lớp 12 dự đoán đề thi văn 2019 lớp 12 dự đoán đề thi văn 2020 lớp 12 đề anh văn thi giữa kì 1 lớp 12 đề cương ôn thi ngữ văn 12 học kì 1 đề kiểm tra văn 12 giữa kì 1 đề thi 12 môn văn đề thi anh văn 12 đề thi anh văn 12 có đáp án đề thi anh văn 12 giữa học kì 1 đề thi anh văn 12 hk1 đề thi anh văn 12 học kì 1 đề thi anh văn giữa học kì 1 lớp 12 đề thi giữa học kì 1 môn văn 12 đề thi giữa kì 1 anh văn 12 đề thi giữa kì 1 lớp 12 môn văn đề thi giữa kì 1 môn ngữ văn lớp 12 đề thi giữa kì 1 môn văn 12 đề thi giữa kì 1 toán 12 chu văn an đề thi giữa kì 1 văn 12 có đáp án đề thi giữa kì văn 12 có đáp án đề thi giữa kì văn lớp 12 đề thi hk1 ngữ văn 12 có đáp án đề thi hk1 văn 12 an giang đề thi hk1 văn 12 an giang 2016 đề thi hk1 văn 12 an giang 2017 đề thi hk1 văn 12 an giang 2018 đề thi hk1 văn 12 bến tre đề thi hk1 văn 12 bến tre 2018 đề thi hk1 văn 12 bến tre 2019 đề thi hk1 văn 12 bình thuận đề thi hk1 văn 12 có đáp án đề thi hk1 văn 12 quảng nam đề thi hk2 văn 12 bến tre đề thi hk2 văn 12 bình dương đề thi hk2 văn 12 quảng nam đề thi học kì 1 lớp 12 môn anh văn đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn an giang đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn huế đề thi học kì 1 lớp 12 môn văn sóng đề thi học kì 1 môn văn 12 năm 2020 đề thi học kì 1 môn văn 12 đà nẵng đề thi học kì 1 ngữ văn 12 an giang đề thi học kì 1 toán 12 chu văn an đề thi học kì 1 văn 12 bắc giang đề thi học kì 1 văn 12 tỉnh bắc giang đề thi học kì ii ngữ văn 12 đề thi học kì văn 12 kì 1 đề thi học sinh giỏi ngữ văn 12 violet đề thi học sinh giỏi văn 12 cấp thành phố đề thi học sinh giỏi văn 12 có đáp án đề thi học sinh giỏi văn 12 năm 2019 đề thi học sinh giỏi văn 12 năm 2020 đề thi học sinh giỏi văn 12 tỉnh đồng nai đề thi học sinh giỏi văn lớp 12 hải phòng đề thi hsg 12 môn văn đề thi hsg văn 12 cấp tỉnh đề thi hsg văn 12 có đáp án đề thi hsg văn 12 mới nhất đề thi hsg văn 12 thành phố hà nội đề thi hsg văn 12 tỉnh hưng yên đề thi hsg văn 12 tỉnh quảng bình đề thi hsg văn 12 tỉnh quảng ninh đề thi hsg văn 12 tỉnh vĩnh phúc đề thi hsg văn 12 tỉnh vĩnh phúc 2019 đề thi hsg văn 12 tỉnh vĩnh phúc 2020 đề thi hsg văn 12 tỉnh yên bái đề thi hsg văn 12 tphcm 2020 đề thi khảo sát văn 12 đề thi môn văn 12 học kì 1 đề thi môn văn 12 học kì 2 đề thi môn văn 12 năm 2020 đề thi môn văn 12 năm 2021 đề thi ngữ văn 12 đề thi ngữ văn 12 cuối học kì 1 đề thi ngữ văn 12 giữa học kì 1 đề thi ngữ văn 12 học kì 1 đề thi ngữ văn 12 học kì 1 bến tre đề thi ngữ văn 12 học kì 1 cần thơ đề thi thử ngữ văn 12 có đáp án đề thi thử ngữ văn 12 học kì 1 đề thi thử ngữ văn 12 mới nhất đề thi văn 12 đề thi văn 12 bài sóng đề thi văn 12 bài việt bắc đề thi văn 12 chiếc thuyền ngoài xa đề thi văn 12 có đáp án đề thi văn 12 cuối học kì 1 đề thi văn 12 cuối kì 2 đề thi văn 12 giữa học kì 1 đề thi văn 12 giữa kì 1 đề thi văn 12 giữa kì 2 đề thi văn 12 hk1 đề thi văn 12 hk2 đề thi văn 12 học kì 1 đề thi văn 12 học kì 1 2020 đề thi văn 12 học kì 1 2021 đề thi văn 12 học kì 1 bình dương đề thi văn 12 học kì 1 có đáp án đề thi văn 12 học kì 1 năm 2019 đề thi văn 12 học kì 1 năm 2021 đề thi văn 12 học kì 2 đề thi văn 12 học kì 2 2020 đề thi văn 12 học kì 2 có đáp an đề thi văn 12 học kì 2 quảng nam đề thi văn 12 kì 1 đề thi văn 12 năm 2017 đề thi văn 12 năm 2018 đề thi văn 12 năm 2019 đề thi văn 12 năm 2020 đề thi văn 12 năm 2021 đề thi văn 12 nam định đề thi văn 12 nam định 2021 đề thi văn 12 người lái đò sông đà đề thi văn 12 sóng đề thi văn 12 tây tiến đề thi văn 12 thpt quốc gia 2018 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2019 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2020 đề thi văn 12 thpt quốc gia 2021 đề thi văn 12 violet đề thi văn giữa kì 1 lớp 12 đề thi văn giữa kì 1 lớp 12 năm 2020 đề thi văn hk2 lớp 12 có đáp án đề thi văn học kì 1 lớp 12 đề thi văn học kì 1 lớp 12 bắc giang đề thi văn học kì 1 lớp 12 bắc ninh đề thi văn học kì 1 lớp 12 bài sóng đề thi văn học kì 1 lớp 12 bến tre đề thi văn học kì 1 lớp 12 bình dương đề thi văn học kì 1 lớp 12 bình thuận đề thi văn học kì 1 lớp 12 năm 2017 đề thi văn học kì 1 lớp 12 nam định đề thi văn học kì 1 lớp 12 quảng nam đề thi văn học kì 1 lớp 12 thái bình đề thi văn học kì 1 lớp 12 đà nẵng đề thi văn học kì 1 lớp 12 đồng nai đề thi văn học sinh giỏi 12 đề thi văn học sinh giỏi lớp 12 đề thi văn lớp 12 đề thi văn lớp 12 cuối học kì 1 đề thi văn lớp 12 giữa học kì 1 đề thi văn lớp 12 học kì 1 đề thi văn lớp 12 học kì 1 năm 2020 đề thi văn lớp 12 năm 2017 đề thi văn lớp 12 năm 2018 đề thi văn lớp 12 năm 2019 đề thi văn lớp 12 năm 2020 đề thi văn lớp 12 năm 2021 đề văn thi giữa kì 1 lớp 12
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top