SKKN THPT

Admin Yopo

Ban quản trị Team YOPO
Tham gia
15/8/22
Bài viết
6,066
Điểm
48
tác giả
Áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tăng tính tích cực trong giờ học thể dục ở lớp 10A3, 10A10, 10A12 Trường THPT Thống Nhất B được soạn dưới dạng file word/PDF/ powerpoint gồm 22 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

I – PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề


Vai trò, tầm quan trọng của tập luyện thể dục đối với con người và xã hội đã được khoa học và thực tiễn chứng minh. Ngay khi nước nhà giành độc lập, ngày 27/03/1946 trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác Hồ viết “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Một người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt, một người dân khỏe mạnh làm cho cả nước khỏe mạnh” và vì thế “ luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”

Về GDTC tuổi trẻ học đường , Hồ Chí Minh xác định là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục quốc dân của nước Việt nam độc lập và dân chủ “ một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Từ quan điểm đó , sau này Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và GDTC nói riêng, giáo dục toàn diện đó là “ thể dục kết hợp với giữ gìn vệ sinh chung và riêng, trí dục, mỹ dục,đức dục” bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau trong đó thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác

Ngày nay cùng vói sự thay đổi lớn lao của cách mạng khoa học kỹ thuật, nước ta đang có sự “chuyển mình” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Chúng ta đang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu năm 2020 trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Để làm được điều này chúng ta phải huy động rất nhiều nguồn lực trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Khi phân tích về nguồn lực phát triển đất nước, Đảng ta xác định “nguồn lực con người là nguồn lực quan trọng nhất”, đồng thời cũng chỉ rõ “người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực , kiến thức và tay nghề”. Khắc phục được những nhược điểm đó thì nguồn nhân lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước. Như vậy có thể khẳng định phát triển TDTT để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực của nhân dân là một yêu cầu khách quan trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

Đứng trước thực tế đó ngành GD – ĐT chúng ta đang đứng trước những thách thức và vận hội mới. Nó đòi hỏi phải có nhưng thay đỗi sâu rộng trong hệ thống giáo dục.

Nghị quyết TW2 khóa VIII BCH Trung ương ĐCSVN đã đề ra nhiệm vụ “đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên”

Điều 28.2 luật giáo dục qui định: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

Lịch sử phát triển GD cho thấy, trong nhà trường, một thầy dạy cho một lớp đông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điều kiện chăm lo cho từng học sinh nên hình thành kiểu dạy “thông báo – đồng loạt” giáo viên quan tâm đến trước hết việc hoàn thành nhiệm vụ truyền đạt cho hết nội dung trong SGK. Cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều GV giảng, học sinh bắt chước một cách máy móc theo những động tác thị phạm của GV. Cách dạy này đề ra cách học thụ động, học sinh không nhớ được lâu.

Đối với môn thể dục là môn học có tính đặc thù cao về hình thức học tập, vấn đề sức khỏe, giới tính, dụng cụ tập luyện ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy học nên học theo phương pháp này là rất khó khăn nên hạn chế đến chất lượng và hiệu quả dạy học. Không đáp ứng được yêu cầu phát triển năng động của xã hội. Để khắc phục tình trạng này các nhà giáo dục tâm huyết đã ra sức tim tòi và thử nghiệm nhiều phương pháp dạy học mới: Dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực,tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh nâng cao hiệu quả và chất lượng quá trình dạy học. Phương pháp day học theo nhóm là một pháp đã đáp ứng được những điều đó.

Với một xã hội phát triển và năng động nhu cầu hợp tác theo nhóm là rất cao. Đơn giản không ai là hoàn thiện, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Phương pháp dạy học theo nhóm các nhiêm vụ học tập được giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, hợp tác của các thành viên trong nhóm. Chính trong quá trình học tập chung này các em được trao đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau , được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo không khí dân chủ trong lớp đồng thời rèn luyện tính độc lập tự chủ, khả năng cá nhân cũng như sự phối hợp tương trợ, giúp đỡ, bảo hiểm nhau tập luyện, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật…từ đó giúp học sinh thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội và hướng cho học sinh chuẩn bị cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử. Đây cũng là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học

Đối với môn GDTC thực tế trong những năm gần đây việc dạy và học đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức, nội dung và phương pháp. Song vấn đề quan trọng là nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp nhưng rất khó từ bỏ những phương pháp đã quen dùng, khi áp dụng phương pháp mới còn lúng túng và hiệu quả chưa cao nên ngại thay đổi. Nhiều giáo viên vẫn dạy theo phương pháp truyền thụ một chiều, hướng dẫn, thị phạm rồi học sinh thực hiện theo, dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc”,một tiết có hai nội dung khác nhau nhưng cả lớp cùng học hết một nội dung rồi chuyển nội dung khác. Với phương pháp này khó phát huy được tính tích cực của HS, học tập một cách thụ động, phân bố dụng cụ, lượng vận động phù hợp vớii giới tính cũng rất khó khăn, HS hoạt động ít hơn

Bên cạnh đó nhận thức của HS, phụ huynh và một bộ phận giáo viên về môn học chưa đúng. Học tập còn nặng về thi cử nên trong giờ học thể dục học sinh học tập không tích cực, lười tập luyện, tập luyện một cách thụ động, cảm thấy nhàm chán trong giờ học thể dục.

1704807139328.png
 

DOWNLOAD FILE

  • YOPO.VN---Áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tăng tính tích cực trong giờ học thể dục ...doc
    469.5 KB · Lượt tải : 1
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
CHỦ ĐỀ MỚI NHẤT
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục tiểu học báo cáo sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục cách viết sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm giáo dục thể chất mầm non sáng kiến kinh nghiệm giáo dục thể chất tiểu học sáng kiến kinh nghiệm lĩnh vực thể dục thể thao sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 môn tập đọc sáng kiến kinh nghiệm lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn giáo dục thể chất sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục 9 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục bậc tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục cấp thcs sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục cấp tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 1 sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 4 violet sáng kiến kinh nghiệm môn the dục lớp 5 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục mới nhất sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục thcs violet sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục lớp 6 sáng kiến kinh nghiệm môn the dục thpt sáng kiến kinh nghiệm môn the dục thpt violet sáng kiến kinh nghiệm môn thể dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm môn the dục tiểu học violet sáng kiến kinh nghiệm thể chất mầm non sáng kiến kinh nghiệm thể dục sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 3 sáng kiến kinh nghiệm thể dục lớp 4 sáng kiến kinh nghiệm thể dục mầm non sáng kiến kinh nghiệm thể dục ở tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thể dục thcs sáng kiến kinh nghiệm thể dục thể thao sáng kiến kinh nghiệm thể dục thpt sáng kiến kinh nghiệm thể dục tiểu học sáng kiến kinh nghiệm thpt môn vật lý sáng kiến kinh nghiệm tiểu học môn thể dục sáng kiến kinh nghiệm về thể dục tiểu học sáng kiến môn thể dục sáng kiến môn the dục lớp 3 sáng kiến môn thể dục thpt sáng kiến môn thể dục tiểu học sáng kiến thể dục tiểu học đơn yêu cầu công nhận sáng kiến môn thể dục
  • THẦY CÔ CẦN TRỢ GIÚP, VUI LÒNG LIÊN HỆ!

    TƯ VẤN NHANH
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Top