- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,173
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO BIỆN PHÁP THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 NĂM 2023 được soạn dưới dạng file word gồm 29 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
- Tên biện pháp: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Khoa học tự nhiên 6.
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
II. Nội dung biện pháp
1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị.
Thực trạng
Thuận lợi
Bản thân cùng với giáo viên trong nhóm KHTN là những giáo viên còn khá trẻ, năng động, sáng tạo.
Giáo viên nhóm KHTN được học tập đầy đủ các khóa tập huấn thay sách giáo khoa, được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy do Sở, Phòng tổ chức. Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ dạy học phổ biến như Powerpoint, OLM, …. Ngoài các tài liệu tham khảo từ sách tôi luôn dành thời gian để nghiên cứu tài liệu từ internet, chắt lọc những nội dung, phương pháp để thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp và các em học sinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là sự hỗ trợ chuyên môn, giúp đỡ, chia sẻ và tạo điệu kiện về thời gian của thầy cô trong tổ KHTN.
Khó khăn
Phần lớn học sinh chưa có tâm thế học tập một cách chủ động, tự nghiên cứu hay đọc SGK trước khi tiết học mới bắt đầu nhất là với học sinh lớp 6 các em là đối tượng mới chuyển cấp chưa bắt nhịp với cách học ở THCS.
Khi đặt mục tiêu học tập thì đa số học sinh chưa có kế hoạch nào cụ thể về những công việc, mức độ công việc, thời gian thực hiện công việc để đạt được mục tiêu đó, đa số học sinh theo lối suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”, chính điều này đã hình thành thói quen làm việc không có kế hoạch trong học sinh.
Học sinh vẫn còn thụ động trong tiếp thu kiến thức, việc thực hiện theo các yêu cầu đổi mới phương pháp học chủ động, tích cực, sáng tạo vẫn còn hạn chế, chưa chủ động trong việc tự hình thành kiến thức cốt lõi của từng nội dung sau khi được thảo luận, nghiên cứu để tự rút cho mình kiến thức cần thiết nhất.
Thời gian dành cho môn KHTN của các em học sinh chưa nhiều vì tâm lí là môn học ít thi.
Hiện tại trường không có phòng học bộ môn cho môn KHTN để các em có thể tiếp cận tốt với môn học.
Với số lượng tiết nhiều, bản thân chỉ được phân công dạy một số lớp 6; đồng thời với tình hình đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được thì kết quả thực nghiệm- đối chứng chỉ mang tính định tính qua nhận thấy thái độ học tập và kết quả chung ở bài kiểm tra 1 tiết, thi học kì.
1.2. Sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy
Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học mới được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. KHTN là khoa học thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của KHTN rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn KHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.
Một trong những mục tiêu của chương trình GDPT 2018 môn KHTN là phát triển năng lực của học sinh. Với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học. Còn chính học sinh, người học, mới là người chủ động, tích cực và sáng tạo thực hiện các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học trên, người giáo viên cần phải có những phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy khả năng tự học, năng lực tư duy độc lập và sáng tạo ở học sinh. Dạy học tích cực có những đặc trưng thể hiện ở cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh và nếu được sử dụng thường xuyên sẽ hình thành được cho học sinh thói quen tư duy trước những vấn đề đặt ra, đề ra được các giả thuyết, tìm phương hướng giải quyết và nảy sinh tư duy sáng tạo. Một trong những PPDH tích cực mạng lại nhiều hiệu quả đối với học sinh Trường THCS Thọ Nghiệp trong điều kiện hiện nay là sử dụng phiếu học tập (PHT). Sử dụng PHT là một PPDH tích cực có tính phức tạp, trong đó PHT là phương tiên để giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành các hoạt động tự lực để tìm ra tri thức mới. các PHT được sử dụng vào các thời điểm thích hợp trong các tiết học trên lớp tương ứng với những nội dung phù hợp sẽ có giá trị cao như:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
PHÒNG GD – ĐT HUYỆN XUÂN TRƯỜNG TRƯỜNG THCS THỌ NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng
- Tên biện pháp: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Khoa học tự nhiên 6.
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Khoa học tự nhiên 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
II. Nội dung biện pháp
1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy tại đơn vị.
Thực trạng
Thuận lợi
Bản thân cùng với giáo viên trong nhóm KHTN là những giáo viên còn khá trẻ, năng động, sáng tạo.
Giáo viên nhóm KHTN được học tập đầy đủ các khóa tập huấn thay sách giáo khoa, được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy do Sở, Phòng tổ chức. Sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ dạy học phổ biến như Powerpoint, OLM, …. Ngoài các tài liệu tham khảo từ sách tôi luôn dành thời gian để nghiên cứu tài liệu từ internet, chắt lọc những nội dung, phương pháp để thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ tận tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, quý đồng nghiệp và các em học sinh trong quá trình dạy học, đặc biệt là sự hỗ trợ chuyên môn, giúp đỡ, chia sẻ và tạo điệu kiện về thời gian của thầy cô trong tổ KHTN.
Khó khăn
Phần lớn học sinh chưa có tâm thế học tập một cách chủ động, tự nghiên cứu hay đọc SGK trước khi tiết học mới bắt đầu nhất là với học sinh lớp 6 các em là đối tượng mới chuyển cấp chưa bắt nhịp với cách học ở THCS.
Khi đặt mục tiêu học tập thì đa số học sinh chưa có kế hoạch nào cụ thể về những công việc, mức độ công việc, thời gian thực hiện công việc để đạt được mục tiêu đó, đa số học sinh theo lối suy nghĩ “đến đâu hay đến đó”, chính điều này đã hình thành thói quen làm việc không có kế hoạch trong học sinh.
Học sinh vẫn còn thụ động trong tiếp thu kiến thức, việc thực hiện theo các yêu cầu đổi mới phương pháp học chủ động, tích cực, sáng tạo vẫn còn hạn chế, chưa chủ động trong việc tự hình thành kiến thức cốt lõi của từng nội dung sau khi được thảo luận, nghiên cứu để tự rút cho mình kiến thức cần thiết nhất.
Thời gian dành cho môn KHTN của các em học sinh chưa nhiều vì tâm lí là môn học ít thi.
Hiện tại trường không có phòng học bộ môn cho môn KHTN để các em có thể tiếp cận tốt với môn học.
Với số lượng tiết nhiều, bản thân chỉ được phân công dạy một số lớp 6; đồng thời với tình hình đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được thì kết quả thực nghiệm- đối chứng chỉ mang tính định tính qua nhận thấy thái độ học tập và kết quả chung ở bài kiểm tra 1 tiết, thi học kì.
1.2. Sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy
Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học mới được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. KHTN là khoa học thực nghiệm. Đối tượng nghiên cứu của KHTN rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn KHTN góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước.
Một trong những mục tiêu của chương trình GDPT 2018 môn KHTN là phát triển năng lực của học sinh. Với quan điểm dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người dẫn dắt, tổ chức các hoạt động học. Còn chính học sinh, người học, mới là người chủ động, tích cực và sáng tạo thực hiện các hoạt động học tập để chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được mục tiêu dạy học trên, người giáo viên cần phải có những phương pháp giảng dạy tích cực để phát huy khả năng tự học, năng lực tư duy độc lập và sáng tạo ở học sinh. Dạy học tích cực có những đặc trưng thể hiện ở cách tổ chức các hoạt động học tập của học sinh và nếu được sử dụng thường xuyên sẽ hình thành được cho học sinh thói quen tư duy trước những vấn đề đặt ra, đề ra được các giả thuyết, tìm phương hướng giải quyết và nảy sinh tư duy sáng tạo. Một trong những PPDH tích cực mạng lại nhiều hiệu quả đối với học sinh Trường THCS Thọ Nghiệp trong điều kiện hiện nay là sử dụng phiếu học tập (PHT). Sử dụng PHT là một PPDH tích cực có tính phức tạp, trong đó PHT là phương tiên để giáo viên yêu cầu học sinh tiến hành các hoạt động tự lực để tìm ra tri thức mới. các PHT được sử dụng vào các thời điểm thích hợp trong các tiết học trên lớp tương ứng với những nội dung phù hợp sẽ có giá trị cao như:
THẦY CÔ TẢI NHÉ!