- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,009
- Điểm
- 113
tác giả
BÁO CÁO THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TỈNH: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG được soạn dưới dạng file word/PDF/Powerpoint gồm 14 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. Lý do chọn biện pháp
Một nhà văn Mỹ đã nói rằng:
“Người thầy trung bình chỉ biết nói
Người thầy giỏi biết giải thích
Người thầy xuất chúng biết minh họa
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Quả thực việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn, mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
II. Cơ sở của biện pháp
1. Cơ sở lý luận
Mỗi tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút bao gồm 4 hoạt động cơ bản: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Trong đó hoạt động khởi động có nhiệm vụ khơi gợi, kích thích học sinh mong muốn được tìm hiểu, khám phá bài học bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, tức là tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học sinh. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, có biện pháp gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Hàng năm, chất lượng đầu vào của nhà trường thấp hơn nhiều so với các trường bạn trong huyện. Đa số học sinh của trường có học lực trung bình và yếu, ít học sinh khá, học sinh giỏi hầu như không có. Bởi vậy, đa số học sinh của trường là những em không có ham muốn học tập, chán học, lười học.
Đặc biệt, môn Ngữ văn lại là môn học đòi hỏi học sinh phải học thuộc nhiều hơn những môn học khác, phải có những cảm thụ riêng, đôi khi phải viết những bài văn dài đến vài trang giấy. Vì thế, nhiều em không thích học môn Văn, trong các giờ học thường mệt mỏi, buồn ngủ, nói chuyện riêng, dẫn đến không tiếp thu được kiến thức bài học. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập bộ môn.
Lâu nay, trong dạy học môn Ngữ văn, đôi khi thầy cô xem nhẹ việc tạo tâm thế cho học sinh khi học bài mới. Khi thiết kế bài soạn, chúng ta thường làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, còn chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức bài học mới. Hoặc cũng có khi giáo viên vào bài bằng những lời mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy từ hoạt động của học sinh. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động. Bởi vậy rất hạn chế trong việc tạo ra ở học sinh những hứng thú, ham muốn học Văn.
III. Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
1. Khởi động bằng việc tạo tình huống
Tạo tình huống nghĩa là dẫn học sinh vào một tình huống cụ thể nào đó gần gũi với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng, từ đó đặt ra những vấn đề buộc các em phải huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết. Các bài tập hay câu
THẦY CÔ TẢI NHÉ!
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
I. Lý do chọn biện pháp
Một nhà văn Mỹ đã nói rằng:
“Người thầy trung bình chỉ biết nói
Người thầy giỏi biết giải thích
Người thầy xuất chúng biết minh họa
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Quả thực việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng và cần thiết. Học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn, mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt. Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình tiết dạy, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học. Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của huyện nhà.
II. Cơ sở của biện pháp
1. Cơ sở lý luận
Mỗi tiết học là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45 phút bao gồm 4 hoạt động cơ bản: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập và vận dụng. Trong đó hoạt động khởi động có nhiệm vụ khơi gợi, kích thích học sinh mong muốn được tìm hiểu, khám phá bài học bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, tức là tạo hứng thú và một tâm thế tích cực để học sinh bước vào bài học mới. Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho học sinh. Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giải quyết vấn đề. Và tất nhiên giáo viên phải là người có ý tưởng, có biện pháp gợi mở vấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Hàng năm, chất lượng đầu vào của nhà trường thấp hơn nhiều so với các trường bạn trong huyện. Đa số học sinh của trường có học lực trung bình và yếu, ít học sinh khá, học sinh giỏi hầu như không có. Bởi vậy, đa số học sinh của trường là những em không có ham muốn học tập, chán học, lười học.
Đặc biệt, môn Ngữ văn lại là môn học đòi hỏi học sinh phải học thuộc nhiều hơn những môn học khác, phải có những cảm thụ riêng, đôi khi phải viết những bài văn dài đến vài trang giấy. Vì thế, nhiều em không thích học môn Văn, trong các giờ học thường mệt mỏi, buồn ngủ, nói chuyện riêng, dẫn đến không tiếp thu được kiến thức bài học. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập bộ môn.
Lâu nay, trong dạy học môn Ngữ văn, đôi khi thầy cô xem nhẹ việc tạo tâm thế cho học sinh khi học bài mới. Khi thiết kế bài soạn, chúng ta thường làm theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, còn chỉ chú trọng việc truyền thụ kiến thức bài học mới. Hoặc cũng có khi giáo viên vào bài bằng những lời mượt mà, trơn tru với câu từ bay bổng. Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũng chỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu. Học sinh vẫn đóng vai trò thụ động lắng nghe, còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự “lây lan” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy từ hoạt động của học sinh. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt nên còn ngại trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động khởi động. Bởi vậy rất hạn chế trong việc tạo ra ở học sinh những hứng thú, ham muốn học Văn.
III. Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Ngữ văn cho học sinh thông qua hoạt động khởi động
1. Khởi động bằng việc tạo tình huống
Tạo tình huống nghĩa là dẫn học sinh vào một tình huống cụ thể nào đó gần gũi với nội dung bài học để các em trải nghiệm, tưởng tượng, từ đó đặt ra những vấn đề buộc các em phải huy động vốn hiểu biết của mình để giải quyết. Các bài tập hay câu
THẦY CÔ TẢI NHÉ!