- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 87,173
- Điểm
- 113
tác giả
BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO HỌC SINH QUA BÀI 7 “ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM” - GDCD 6 NĂM 2023-2024 CHƯƠNG TRÌNH GDPT2018 được soạn dưới dạng file word gồm 25 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
I. LÍ DO THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vụ cháy nổ ngày càng đa dạng, từ công trình công cộng,nhà ở và đặc biệt là nhà ở cao tầng. Điều đó cho thấy việc tổ chức hệ thống hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quy hoạch đô thị và việc nâng cao ý thức của người dân về việc PCCC cần được quan tâm đúng mức.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 5 năm trở lại đây, cả nước xảy ra khoảng 15.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.
Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh nhưng tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình có chiều hướng tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại. Phòng ngừa cháy nổ trong các khu dân cư đang trở nên ngày càng bức thiết và cần nhận được sự quan tâm đúng mức hơn của các cấp, các ngành và đặc biệt là ý thức của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc phòng ngừa, trong thời gian qua, các ban ngành, đặc biệt là Công an PCCC đang tích cực kiểm tra, rà soát lại về công tác PCCC trong các đô thị và các khu đô thị. Công tác kiểm tra PCCC hiện nay chủ yếu là kiểm tra các trang thiết bị PCCC trong các tòa nhà, kiểm tra hệ thống báo cháy cũng như phương tiện chữa cháy, điều đó là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.
Vì vậy, để đảm bảo tốt việc PCCC, các cơ quan chức năng cần phải bổ sung, rà soát lại hệ thống giao thông trong đô thị đảm bảo các xe cứu hỏa đến được từng gia đình, từng tầng cao nhất của công trình. Tại các khu đô thị cần chú trọng công tác giáo dục ý thức của cộng đồng dân cư trong việc PCCC, xây dựng các đô thị thông minh, an toàn với tất cả mọi người.
Để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ trong các khu dân cư, mỗi hộ gia đình, nơi sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị sử dụng điện; không câu nối dăng móc chằng chịt dây điện trong nhà, không tăng phụ tải bừa bãi, phải lắp thiết bị tự động ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị có công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu, đèn neon; khi ra khỏi nhà phải kiểm tra tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện; không đặt các chất gây cháy gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: Đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện; việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần đóng ngắt sau khi sử dụng; những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý đến nguồn điện, nguồn nhiệt; không tồn trữ các chất cháy nổ gây nguy hiểm trong gia đình…
Ngoài ra, cần giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC cho mọi lứa tuổi, với mục đích mang lại kiến thức cho mỗi cá nhân, giúp họ bảo vệ tính mạng của mình, mang lại sự an toàn cho cộng đồng, bảo vệ tài sản chung của xã hội. Giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC trong cộng đồng và đào tạo các cư dân đô thị thành những người có ý thức bảo vệ an ninh và phòng chống thiên tai, thảm họa trong khu vực, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình cứu hỏa cũng như cách xử lý các tình huống cháy nổ, đưa ra những bài học, lời khuyên dành cho các thế hệ về các vấn đề PCCC, để mỗi người có thể bảo vệ được mình, bảo vệ được người khác.
Do đó vấn đề cần đặt ra đối với chúng ta, đặc biệt là trong dạy học môn GDCD là cần phải giáo dục học sinh kỹ năng PCCC. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài: Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
- Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THCS về PCCC
- Học sinh có kỹ năng PCCC để đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình an.
III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Học sinh lớp 6A năm học 2023-2024 trường THCS Sơn Công.
Bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD lớp 6
IV. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lí luận
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm: Từ thực tiễn giảng dạy môn GDCD, ở những lớp có chú trọng áp dụng giáo dục học sinh kỹ năng PCCC cho thấy chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao hơn.
- Phương pháp thu thập thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên các phương tiện thông tin, thu thập được và qua học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, đặc biệt từ các giờ thao giảng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát và xử lí thông tin để bước đầu rút ra Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. (Đuối nước; mưa dông, lốc, sét; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất)
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội (Bị bắt cóc, khi có hoả hoạn)
Trong thực tế hiện nay những tình huống nguy hiểm luôn bất ngờ xảy ra. Chúng ta là những người giáo viên cần trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm. Điều đó giúp các em bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. Đặc biệt chúng ta thấy rằng tình trạng hoả hoạn xảy ra ngày càng nhiều trong gia đình, nhà máy, cơ quan, trường học, các xưởng sản xuất...Vì vậy khi dạy bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6 bản thân tôi chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh. Mà cụ thể là giáo dục học sinh kỹ năng phòng cháy chữa cháy trong gia đình. Thông qua bài dạy giáo viên bước đầu giúp các em hiểu một số kiến thức, hiểu biết, kỹ năng có liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Cụ thể như:
- Khái niệm về cháy
Lômônôxôp – nhà bác học người Nga nổi tiếng là người đầu tiên chứng minh: “Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với không khí”.
Đến năm 1973, nhà bác học Pháp Lavouriee khẳng định rõ hơn: “ Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với oxi không khí”.
Đến nay, bản chất của sự cháy được định nghĩa như sau: Cháy là một phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình và đặc biệt đó là giáo dục học sinh kỹ năng thoát khỏi đám cháy.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng PCCC cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn Vật lý, Hoá học hay một số bài trong môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức, kĩ năng về PCCC.
Trước thực trạng trên, qua nghiên cứu, khảo sát HS lớp 6A trường THCS Sơn Công trong năm học 2023 - 2024 tôi đã thống kê như sau (trước khi áp dụng kinh nghiệm)
Từ kết quả trên, qua tìm hiểu thêm ở học sinh và phụ huynh tôi đã nhận thấy rằng vấn đề giáo dục học sinh có kỹ năng PCCC là rất quan trọng, đặc biệt là PCCC trong gia đình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
a. Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy trong gia đình
GV: Cho HS quan sát các hình ảnh (Slide)
[1]
? Từ nội dung của các hình ảnh và thực tế cuộc sống, em hãy cho biết nguyên nhân gây cháy trong gia đình?
HS:
GV: Chốt kiến thức
* Các nguyên nhân gây cháy trong gia đình do:
- Chập cháy đường điện.
- Sạc điện thoại di động, máy tính, xe đạp điện.. hoặc các thiết bị sạc khác.
- Bất cẩn từ việc thờ cúng.
- Việc đun nấu.
- Tích trữ các chất dễ gây cháy.
- Nổ bình xăng xe máy. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cụ thể từng nguyên nhân gây cháy trong gia đình (Slide)
[2]
[1]
[1]
[1]
[2]
[1]
b. Giải pháp 2: Tìm hiểu hậu quả của cháy trong gia đình
- GV: Cho HS xem video “Những người thân ngã quỵ trước quan tài 56 thi thể trong vụ cháy ở chung cư mi ni ở phố Khương Hạ phường Thanh Xuân-Hà Nội tối 13/9/2023.
[1]
? Sau khi xem video và thực tế cuộc sống, em hãy cho biết các vụ cháy trong gia đình đã để lại hậu quả gì?
HS:
GV: Chốt kiến thức
Hậu quả của những vụ cháy trong gia đình:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, khiến con người bị thương, tàn phế suốt đời, gây ra những cái chết thương tâm, đau lòng...
- Thiêu rụi nhà cửa của nhiều gia đình, tài sản quý bị thiêu rụi, kinh tế trở nên khó khăn, túng thiếu...
[1]
c. Giải pháp 3: Biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
? Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình thì chúng ta cần có những biện pháp gì?
HS: Làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau
GV: Nhận xét và chốt (Slide)
SKKN, THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM.
TỪ GÓI 1 NĂM ĐỂ TẢI !
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO HỌC SINH QUA BÀI 7
“ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM” - GDCD 6.
“ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM” - GDCD 6.
I. LÍ DO THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, tình hình cháy nổ đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Các vụ cháy nổ ngày càng đa dạng, từ công trình công cộng,nhà ở và đặc biệt là nhà ở cao tầng. Điều đó cho thấy việc tổ chức hệ thống hạ tầng phục vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC) trong quy hoạch đô thị và việc nâng cao ý thức của người dân về việc PCCC cần được quan tâm đúng mức.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 5 năm trở lại đây, cả nước xảy ra khoảng 15.000 vụ cháy; trong đó, hơn 50% số vụ xảy ra tại khu dân cư, hộ gia đình; đặc biệt nhiều vụ cháy gây thiệt hại lớn về người, tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và đời sống an sinh của người dân.
Mặc dù công tác truyền thông đã được đẩy mạnh nhưng tình hình cháy, nổ tại khu dân cư, hộ gia đình có chiều hướng tăng cả về số vụ lẫn thiệt hại. Phòng ngừa cháy nổ trong các khu dân cư đang trở nên ngày càng bức thiết và cần nhận được sự quan tâm đúng mức hơn của các cấp, các ngành và đặc biệt là ý thức của cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc phòng ngừa, trong thời gian qua, các ban ngành, đặc biệt là Công an PCCC đang tích cực kiểm tra, rà soát lại về công tác PCCC trong các đô thị và các khu đô thị. Công tác kiểm tra PCCC hiện nay chủ yếu là kiểm tra các trang thiết bị PCCC trong các tòa nhà, kiểm tra hệ thống báo cháy cũng như phương tiện chữa cháy, điều đó là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.
Vì vậy, để đảm bảo tốt việc PCCC, các cơ quan chức năng cần phải bổ sung, rà soát lại hệ thống giao thông trong đô thị đảm bảo các xe cứu hỏa đến được từng gia đình, từng tầng cao nhất của công trình. Tại các khu đô thị cần chú trọng công tác giáo dục ý thức của cộng đồng dân cư trong việc PCCC, xây dựng các đô thị thông minh, an toàn với tất cả mọi người.
Để ngăn ngừa các sự cố cháy nổ trong các khu dân cư, mỗi hộ gia đình, nơi sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh… cần trang bị cho mình những kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy; thường xuyên kiểm tra và vệ sinh các thiết bị sử dụng điện; không câu nối dăng móc chằng chịt dây điện trong nhà, không tăng phụ tải bừa bãi, phải lắp thiết bị tự động ngắt cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị có công suất lớn; không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện, ổ cắm, cầu dao, chấn lưu, đèn neon; khi ra khỏi nhà phải kiểm tra tắt tất cả các thiết bị tiêu thụ điện, đồ dùng điện; không đặt các chất gây cháy gần các thiết bị, dụng cụ tiêu thụ điện như: Đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện; việc sử dụng bình gas cho nấu nướng trong nhà cần đóng ngắt sau khi sử dụng; những chỗ thờ cúng cũng hết sức chú ý đến nguồn điện, nguồn nhiệt; không tồn trữ các chất cháy nổ gây nguy hiểm trong gia đình…
Ngoài ra, cần giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC cho mọi lứa tuổi, với mục đích mang lại kiến thức cho mỗi cá nhân, giúp họ bảo vệ tính mạng của mình, mang lại sự an toàn cho cộng đồng, bảo vệ tài sản chung của xã hội. Giáo dục ý thức, kỹ năng PCCC trong cộng đồng và đào tạo các cư dân đô thị thành những người có ý thức bảo vệ an ninh và phòng chống thiên tai, thảm họa trong khu vực, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng bình cứu hỏa cũng như cách xử lý các tình huống cháy nổ, đưa ra những bài học, lời khuyên dành cho các thế hệ về các vấn đề PCCC, để mỗi người có thể bảo vệ được mình, bảo vệ được người khác.
Do đó vấn đề cần đặt ra đối với chúng ta, đặc biệt là trong dạy học môn GDCD là cần phải giáo dục học sinh kỹ năng PCCC. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài: Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
- Nâng cao nhận thức đúng đắn cho học sinh THCS về PCCC
- Học sinh có kỹ năng PCCC để đảm bảo cho cuộc sống được an toàn, bình an.
III. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Học sinh lớp 6A năm học 2023-2024 trường THCS Sơn Công.
Bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD lớp 6
IV. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Cơ sở lí luận
- Phương pháp khảo sát thực nghiệm: Từ thực tiễn giảng dạy môn GDCD, ở những lớp có chú trọng áp dụng giáo dục học sinh kỹ năng PCCC cho thấy chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao hơn.
- Phương pháp thu thập thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, trên các phương tiện thông tin, thu thập được và qua học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, đặc biệt từ các giờ thao giảng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu, khái quát và xử lí thông tin để bước đầu rút ra Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. (Đuối nước; mưa dông, lốc, sét; lũ quét, lũ ống, sạt lở đất)
- Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội (Bị bắt cóc, khi có hoả hoạn)
Trong thực tế hiện nay những tình huống nguy hiểm luôn bất ngờ xảy ra. Chúng ta là những người giáo viên cần trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm. Điều đó giúp các em bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống. Đặc biệt chúng ta thấy rằng tình trạng hoả hoạn xảy ra ngày càng nhiều trong gia đình, nhà máy, cơ quan, trường học, các xưởng sản xuất...Vì vậy khi dạy bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6 bản thân tôi chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh. Mà cụ thể là giáo dục học sinh kỹ năng phòng cháy chữa cháy trong gia đình. Thông qua bài dạy giáo viên bước đầu giúp các em hiểu một số kiến thức, hiểu biết, kỹ năng có liên quan đến phòng cháy chữa cháy. Cụ thể như:
- Khái niệm về cháy
Lômônôxôp – nhà bác học người Nga nổi tiếng là người đầu tiên chứng minh: “Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với không khí”.
Đến năm 1973, nhà bác học Pháp Lavouriee khẳng định rõ hơn: “ Cháy là sự hóa hợp giữa chất cháy với oxi không khí”.
Đến nay, bản chất của sự cháy được định nghĩa như sau: Cháy là một phản ứng hóa học, có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng.
- Nguyên nhân, hậu quả, biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình và đặc biệt đó là giáo dục học sinh kỹ năng thoát khỏi đám cháy.
2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục kỹ năng PCCC cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề này được lồng ghép vào một số nội dung trong môn Vật lý, Hoá học hay một số bài trong môn Giáo dục công dân. Tuy nhiên, những nội dung đó vẫn còn chung chung, chưa đáp ứng được nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải nắm vững các kiến thức, kĩ năng về PCCC.
Trước thực trạng trên, qua nghiên cứu, khảo sát HS lớp 6A trường THCS Sơn Công trong năm học 2023 - 2024 tôi đã thống kê như sau (trước khi áp dụng kinh nghiệm)
Nội dung khảo sát | SS | Kết quả | |||||||
Rất tốt | Tốt | Bình thường | Hạn chế | ||||||
Sl | % | Sl | % | Sl | % | Sl | % | ||
Nguyên nhân của các vụ cháy trong gia đình | 38 | 5 | 13,2 | 11 | 28,9 | 15 | 39,5 | 7 | 18,4 |
Hậu quả của các vụ cháy trong gia đình | 38 | 6 | 15,8 | 12 | 31,6 | 14 | 36,8 | 6 | 15,8 |
Biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình | 38 | 6 | 15,8 | 8 | 21,1 | 16 | 42,1 | 8 | 21,0 |
Các kỹ năng thoát khỏi đám cháy | 38 | 7 | 18,4 | 10 | 26,4 | 14 | 36,8 | 7 | 18,4 |
Từ kết quả trên, qua tìm hiểu thêm ở học sinh và phụ huynh tôi đã nhận thấy rằng vấn đề giáo dục học sinh có kỹ năng PCCC là rất quan trọng, đặc biệt là PCCC trong gia đình. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh qua bài 7 “Ứng phó với tình huống nguy hiểm”- GDCD 6
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
a. Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân gây cháy trong gia đình
GV: Cho HS quan sát các hình ảnh (Slide)
[1]
? Từ nội dung của các hình ảnh và thực tế cuộc sống, em hãy cho biết nguyên nhân gây cháy trong gia đình?
HS:
GV: Chốt kiến thức
* Các nguyên nhân gây cháy trong gia đình do:
- Chập cháy đường điện.
- Sạc điện thoại di động, máy tính, xe đạp điện.. hoặc các thiết bị sạc khác.
- Bất cẩn từ việc thờ cúng.
- Việc đun nấu.
- Tích trữ các chất dễ gây cháy.
- Nổ bình xăng xe máy. GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cụ thể từng nguyên nhân gây cháy trong gia đình (Slide)
[2]
[1]
[1]
[1]
[2]
[1]
b. Giải pháp 2: Tìm hiểu hậu quả của cháy trong gia đình
- GV: Cho HS xem video “Những người thân ngã quỵ trước quan tài 56 thi thể trong vụ cháy ở chung cư mi ni ở phố Khương Hạ phường Thanh Xuân-Hà Nội tối 13/9/2023.
[1]
? Sau khi xem video và thực tế cuộc sống, em hãy cho biết các vụ cháy trong gia đình đã để lại hậu quả gì?
HS:
GV: Chốt kiến thức
Hậu quả của những vụ cháy trong gia đình:
- Ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, khiến con người bị thương, tàn phế suốt đời, gây ra những cái chết thương tâm, đau lòng...
- Thiêu rụi nhà cửa của nhiều gia đình, tài sản quý bị thiêu rụi, kinh tế trở nên khó khăn, túng thiếu...
[1]
c. Giải pháp 3: Biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình:
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn
? Để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong hộ gia đình thì chúng ta cần có những biện pháp gì?
HS: Làm việc theo nhóm
Đại diện nhóm trình bày trước lớp
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau
GV: Nhận xét và chốt (Slide)
SKKN, THẦY CÔ TẢI FILE ĐÍNH KÈM.
TỪ GÓI 1 NĂM ĐỂ TẢI !