- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,023
- Điểm
- 113
tác giả
Biện pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 3 được soạn dưới dạng file word gồm 9 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.
Muốn phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh cần phải nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng em. Làm thế nào để hiểu được tường tận mỗi học sinh? Theo tôi, là một giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc, gần gũi, trò chuyện về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em mọi lúc, mọi nơi; trong giờ ra chơi; khi sinh hoạt tập thể; qua các trò chơi học tập bằng những câu hỏi gợi mở để các em bộc lộ được hết những tâm tư, sở thích của bản thân. Vì vậy trước khi phụ trách lớp, tôi đã tìm hiểu qua các mặt : Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm năm trước để biết thông tin chính xác về các em, trực tiếp hỏi về gia đình và bản thân học sinh. Khi xếp chỗ ngồi, tôi chú ý sắp xếp những em thiếu tập trung, còn hạn chế về các mặt nằm trong tầm quan sát của giáo viên. Tôi cũng xếp xen kẽ những học sinh có ý thức tự chủ và tự học tốt ngồi với học sinh còn chểnh mảng trong giờ học để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong thảo luận nhóm, giữ kỉ luật của lớp.
- I. LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP
- Sinh thời Bác Hồ đã có câu :
- “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình ”
- Biết bao nhiêu thế hệ thiếu nhi, nhi đồng lớn lên đang làm theo lời dạy của Bác. Người muốn nhắc nhở các thế hệ học sinh : Ngoài việc học tập, các em hãy đóng góp một phần công sức nhỏ bé giúp gia đình, mọi người..v..v. Mà muốn làm được những công việc có ích cho xã hội trước tiên các em phải có được năng lực.
- Vậy năng lực là gì? Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng và hành vi có được trong quá trình học tập và rèn luyện.
- Trong giai đoạn hiện nay, mỗi chúng ta điều biết rằng con người làm chủ tương lai trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, không thể là con người thụ động, rập khuôn máy móc mà phải là con người biết làm chủ bản thân, chủ động phù hợp nhất với lợi ích chung của cộng đồng. Để có được thế hệ tương lai như vậy, chúng ta cần tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện tính tự chủ và tự học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Thiếu năng lực tự chủ, trẻ sẽ lười biếng, thụ động, chậm chạp khi tham gia vào các hoạt động cá nhân cũng như các hoạt động tập thể. Bên cạnh đó, việc phát triển năng lực tự học cho học sinh là việc làm cần thiết của bất kì giáo viên chủ nhiệm nào. Vì giáo viên chủ nhiệm không thể ôm đồm làm thay mọi việc cho học sinh và không phải lúc nào giáo viên cũng có mặt thường xuyên để chỉ đạo những công việc thường ngày ở trên lớp. Trong một lớp học nếu giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, làm giúp cho học sinh quá nhiều việc sẽ gây ra tâm lí, ỷ lại, thụ động, thiếu trách nhiệm với bản thân và với tập thể. Trên thực tế, những học sinh nào có ý thức tự chủ và tự học tốt thì phần đa số các em đều có kết quả học tập khá cao.
- Việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học và giáo dục phải luôn được quan tâm, không chỉ trong chuyên môn mà cả trong công tác chủ nhiệm. Chúng ta phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự chủ và tự học. Chỉ có như thế nhân cách của học sinh mới được thiết lập bền vững; mới nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Với tất cả những lí do trên, tôi đã lựa chọn : “Biện pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 3” để nâng cao công tác chủ nhiệm lớp của mình.
- II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
- 1. Thực trạng công tác dạy học
- 1.1. Thuận lợi:
- - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh.
- - Đa số con em trong lớp là người Kinh nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập, cũng như rèn luyện của con em.
- - Đội ngũ cán sự lớp là những thành viên khá tích cực, năng động, tích cực tham gia các hoạt động học tập trong và ngoài giờ lên lớp.
- 1.2. Khó khăn:
- Đầu năm học 2022 – 2023, tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3ª3. Qua quan sát, điều tra, khảo sát đầu năm, tôi có kết quả như sau:
- Tổng số học sinh : 40 em, Nữ : 17 em, DT : 8 em , NDT: 1 em.
Năng lực | Mức độ đạt được | |||||
Tốt | Đạt | Cần cố gắng | ||||
Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | Số lượng | Tỉ lệ % | |
Tự chủ và tự học | 16 | 40 | 14 | 35 | 10 | 25 |
- - Một số em được nuông chiều quá mức nên chưa có ý thức tự học.
- - Vẫn còn một số học sinh vi phạm nội quy của nhà trường về đồng phục, vệ sinh thân thể, ăn quà vặt, hay còn xả rác dưới sân trường…
- - Còn một vài phụ huynh vẫn chưa phối hợp với giáo viên trong việc hỗ trợ các em học tập.
- - Phần lớn các em còn nhút nhát, thiếu tự tin. Chưa tự giác thực hiện các yêu cầu của nhóm, lớp…
- Từ những thực trạng nêu trên, tôi đã tiến hành biện pháp “phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh lớp 3” theo các bước như sau :
- 2. Biện pháp thực hiện
Muốn phát triển năng lực tự chủ và tự học cho học sinh cần phải nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng em. Làm thế nào để hiểu được tường tận mỗi học sinh? Theo tôi, là một giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải thường xuyên tiếp xúc, gần gũi, trò chuyện về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em mọi lúc, mọi nơi; trong giờ ra chơi; khi sinh hoạt tập thể; qua các trò chơi học tập bằng những câu hỏi gợi mở để các em bộc lộ được hết những tâm tư, sở thích của bản thân. Vì vậy trước khi phụ trách lớp, tôi đã tìm hiểu qua các mặt : Trò chuyện với giáo viên chủ nhiệm năm trước để biết thông tin chính xác về các em, trực tiếp hỏi về gia đình và bản thân học sinh. Khi xếp chỗ ngồi, tôi chú ý sắp xếp những em thiếu tập trung, còn hạn chế về các mặt nằm trong tầm quan sát của giáo viên. Tôi cũng xếp xen kẽ những học sinh có ý thức tự chủ và tự học tốt ngồi với học sinh còn chểnh mảng trong giờ học để các em có điều kiện giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong thảo luận nhóm, giữ kỉ luật của lớp.