Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,220
Điểm
113
tác giả
BỘ 6 Tài liệu nghị luận văn học lớp 9, tài liệu nghị luận văn học thi vào 10 UPDATE 2024 LINK DRIVE được soạn dưới dạng file word, PDF gồm 6 file links trang. Các bạn xem và tải tài liệu nghị luận văn học lớp 9, tài liệu nghị luận văn học thi vào 10 về ở dưới.

BỘ 6 Tài liệu nghị luận văn học lớp 9. THẦY CÔ CLICK ICON DOWNLOAD ĐỂ TẢI NHÉ!

NGHILUANVANHOC.png


yopo.vn--. NLVH BẾP LỬA.docx

BÀI 4: BẾP LỬA (Bằng Việt)
Đề bài luyện tập:

Đề 1: Cảm nhận cảu em về hình ảnh bếp lửa trong ba thơ đầu của bài “Bếp lửa” (Bằng Việt)
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
Đề 2. Phân tích đoạn thơ sau, để thấy được những kỉ niệm tuổi thơ luôn gắn bó bên bà và bếp lửa của người cháu.
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
…………………………………………
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?
Đề 2: Trình bày cảm xúc và hiểu biết của em về hình ảnh " bếp lửa" trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt.
Đề 3 : Tình cảm bà cháu thiêng liêng trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Đề 4. Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt
Hướng dẫn làm bài:
Đề 1: Cảm nhận cảu em về hình ảnh bếp lửa trong ba thơ đầu của bài “Bếp lửa” ( Bằng Việt)
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!

Dàn ýBài làm
I. Mở bài
- Dẫn dắt: giới thiệu tác giả
- Giới thiệu bài thơ
- Giới thiệu đoạn thơ đầu
Bằng Việt là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ Bằng Việt trong trẻo, thường khai thác những kỉ niệm trong sáng thủa thiếu thời và khơi gợi ước mơ tuổi trẻ. Bài thơ“Bếp lửa”là một trong những tác phẩm đầu tay của Bằng Việt. Bài thơ đã thể hiện sâu sắc và cảm động tình cảm của nhà thơ dành cho người bà và bếp lửa. Trong đó, ba câu thơ đầu là hình ảnh bếp lửa, khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
II. Thân bài
* Khái quát
Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1963, khi tác giả 19 tuổi và đang học ngành Luật ở Liên Xô. Tác phẩm viết theo thể thơ tự do và được đưa vào tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. Bằng sự kết hợp hài hòa giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả và nghị luận, bài thơ đã xây dựng hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà và là điểm tựa khơi gợi mọi cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu.
* Phân tích

Hai câu đầu:





+ Điệp ngữ “ một bếp lửa”






+ Từ láy “chờn vờn”
+ “Ấp iu”
Trong những năm tháng học tập ở nước nga xa xôi, trong kí ức của một người cháu xa nhà có biết bao kỉ niệm tuổi thơ, nhưng bếp lửa in dấu đậm nhất trong suy nghĩ của Bằng Việt. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
Mở đầu bài thơ, điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần ngân lên như một điệp khúc thiết tha, sâu lắng. Hình ảnh “bếp lửa” trước tiên là một hình ảnh tả thực, gợi lên hình ảnh bếp lửa thân quen trong mỗi gia đình Việt Nam; đồng thời còn là hình ảnh ẩn dụ gợi cho chúng ta nhớ về những vùng quê nghèo, gợi bóng dáng của những người bà, người mẹ tần tảo thức khuya đậy sớm.
+ Từ láy “chờn vờn” là từ láy tượng hình vừa miêu tả ngọn lửa bốc cao, bập bùng tỏa sáng, ẩn hiện giữa làn sương sớm vừa gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian.
+ “Ấp iu” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”, gợi tả bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng đong đầy yêu thương của người nhóm lửa. Sự “nồng đượm” kia không chỉ tả bếp lửa cháy đượm mà còn ẩn chứa tình cảm trân trọng của tác giả đối với người đã cần mẫn, chăm chút thắp lên ngọn lửa ấy. Hai hình ảnh sóng đôi đối nhau “chờn vờn sương sớm” – “ấp iu nồng đượm” đã tạo nên sự hòa phối âm thanh làm cho câu thơ vừa nhẹ nhàng như khói bếp vừa trĩu nặng về thời gian.



+ Chữ “ thương”


+ Từ ghép “nắng mưa” còn là hình ảnh ẩn dụ
- Hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi dậy những cảm xúc yêu thương trong lòng cháu:
“ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
Chữ “thương” là từ biểu cảm trực tiếp, diễn tả cảm xúc đến tự nhiên trong lòng cháu, đồng thời bộc lộ thấu hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.
+ Từ ghép “nắng mưa” còn là hình ảnh ẩn dụ vừa gợi sự đằng đẵng của thời gian vừa gợi những vất vả gian lao triền miên mà người bà phải chịu
Như vậy, từ hình ảnh bếp lửa, tác giả liên tưởng một cách tự nhiên đến người nhóm lửa đó là hình ảnh người bà: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Trong lòng tác giả trào dâng niềm thương nhớ bà da diết. Nhớ tới bà là nhớ tới bếp lửa, nhớ tới nhớ tới bếp lửa là nhớ tới bà. Có thể nói, bếp lửa và bà đều đồng hiện về trong cảm xúc dạt dào trong cảm xúc của đứa cháu xa quê. Lời thơ thật giản dị mà vẫn trào dâng một tình yêu thương bà vô hạn. Từ đó, sức ấm và ánh sáng của hình ảnh bếp lửa đã lan tỏa khắp bài thơ, trở thành điểm tựa để mở ra một chân trời đầy ắp kỉ niệm tuổi thơ về tình bà cháu.
* Đánh giáTrong ba câu thơ đầu, với việc sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với các từ láy gợi hình, tác giả đã gợi lên hình ảnh sống động, chân thực và lung linh của một bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong gia đình người Việt. Hình ảnh bếp lửa tự nhiên, đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người nhóm lửa mỗi sớm mai. Có thể nói hình ảnh bếp lửa ở ba câu đầu bài thơ chính đã khơi nguồn cảm xúc cho người cháu phương xa nhớ về bà kính yêu.
III. Kết bài
- Đánh giá chung về đoạn thơ
- Đoạn thơ khơi gợi trong em những tình cảm, trách nhiệm gì?
Như vậy chỉ 3 câu thơ, tác giả đã đưa ta trở về với dòng hoài niệm tràn đầy nhớ thương. Hình ảnh bếp lửa luôn song hành với hình ảnh người bà. Từ đây, hai hình ảnh này sẽ hòa vào nhau luôn bập bùng cháy sáng trong nỗi nhớ không nguôi của người cháu. Tình cảm người cháu dành cho bà trong khổ thơ và cả bài thơ khiến chúng ta thêm trân trọng tình cảm gia đình.

1712730343550.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

yopo.vn---Ptich chuyen sau tp và pphap lm bài nlvh

TÀI LIỆU PHÂN TÍCH CHUYÊN

SÂU CÁC TÁC PHẨM VÀ

PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI HIỆU

QUẢ NLVH

1712730377924.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

yopo.vn--Doan-van-nghi-luan-van-hoc-lop-9-tieu-bieu.pdf

12 đoạn văn Nghị luận văn học lớp 9 tiêu biểu

Đoạn văn cảm nhận khổ 1 Viếng lăng Bác
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Khổ thơ đầu tiên đã thể hiện thật hay dòng cảm xúc của tác giả khi ngắm nhìn
quang cảnh bên ngoài lăng Bác. Cách vào đề thật gần gũi giản dị, nhà thơ đã
khéo léo giới thiệu được vị trí không gian quãng đường từ miền Nam xa xôi ra
viếng Bác: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Tiếng “con” mở đầu bài thơ
cất lên thật gần gũi, thân thương. Đó là cách xưng hô rất mật thiết của người
dân Nam Bộ, đã bộc lộ sâu sắc lòng ngậm ngùi thương nhớ của nhà thơ, của
đồng bào miền Nam đối với Bác, cách xưng hô ấy đã xóa nhòa đi khoảng cách
giữa lãnh tụ và quần chúng nhân dân. Nhà thơ dùng từ thăm thay cho từ viếng
như cố ý muốn quên đi cảm giác tiếc thương, đau buồn và hình dung Bác như
còn sống mãi với dân tộc Việt Nam. Ấn tượng đậm nét đầu tiên của nhà thơ khi
đứng trước lăng Bác là hình ảnh hàng tre: “Đã thấy trong sương hàng tre bát
ngát/ Ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”. Hiện lên trong sương khói quảng trường Ba Đình lịch sử là hình ảnh hàng tre
xanh bát ngát – hình ảnh thực chỉ hàng tre thân thuộc chốn làng quê Việt Nam
khiến lăng Bác vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi. Câu cảm thán Ôi! đã biểu hiện
xúc động pha lẫn niềm tự hào khôn xiết của tác giả. Hình ảnh hàng tre còn
mang nét nghĩa ẩn dụ chỉ phẩm chất cốt cách con người Việt Nam, đó là sức
sống kiên cường bền bỉ, rời rợi sắc xanh như cây tre luôn tươi tốt giữa đất đai

1712730415694.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

yopo.vn---Chuyên đề NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 9

LUYỆN THI VÀO LỚP 10
môn Ngữ văn
Chuyên đề NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

1712730449844.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

yopo.vn--Chuyên đề NLVH ôn thi vào 10.docx
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

ÔN THI VÀO LỚP 10

CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM



ĐỀ 1: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG TRONG TÁC PHẨM « CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG » CỦA NGUYỄN DỮ

I. Mở bài

Cách 1:


Nguyễn Dữ là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ của thể loại truyện Nôm thì “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ được coi là kiệt tác của thể loại truyện, được đánh giá là “áng thiên cổ tùy bút”. Đến với “ Chuyện người con gái Nam Xương” , người đọc cảm nhận được nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, nết na nhưng lại chịu số phận vô cùng bất hạnh, oan nghiệt, khiến người đọc không khỏi băn khoăn day dứt ám ảnh về cuộc đời của người thiếu phụ Nam Xương.

Cách 2:

Hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài hấp dẫn trong văn học. Đó là đề tài đã lấy đi rất nhiều tình cảm và nước mắt của biết bao nhiêu thi nhân, văn nhân trong lịch sử văn học nước nhà. Ta đã từng thổn thức với nàng Kiều - một người con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng cuộc đời lại ngang trái trong thơ Nguyễn Du. Ta cũng từng phải ngạc nhiên với người phụ nữ ngang tàng, bản lĩnh trong thơ Hồ Xuân Hương. Và thật xúc động biết bao khi một lần nữa ta lại được thương, được khóc cho một Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại đầy rẫy nỗi oan khiên trong “Chuyện người con gái Nam Xương.

II. Thân bài

1.Khái quát chung


- “Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ chuyện kể dân gian: Vợ chàng Trương, là thiên thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh, đẹp người, đẹp nết nhưng lại bị chồng nghi oan thất tiết. Do không có cơ hội để minh oan, giãi bầy, Vũ Nương đành phải nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Kết thúc truyện là hình ảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông nói lời tạ từ rồi biến mất. Đó là bi kịch của rất nhiều những người phụ nữ bất hạnh khi mà hạnh phúc gia đình chính là chỗ dựa vững chắc cho họ, giờ đây đã tan thành mây khói, mất đi chỗ dựa cuộc sống, họ lâm vào bi kịch và cái chết là con đường giải thoát duy nhất để họ kết thúc bi kịch của chính mình. Vì thế,


truyện không đơn thuần dừng lại ở sự phản ánh hiện thực mà còn tố cáo hiện thực, dóng lên niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong một xã hội công bằng, văn minh.

2. Phân tích nhân vật Vũ Nương

* Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết




- Trước hết, Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến. Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.

- Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “ tam tòng, tứ đức”, “ công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ “ đem 100 lạng vàng cưới về ». Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là Đản.

* Luận cứ 1: Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.

- Đầu tiên là Vũ Nương trong mối quan hệ với người chồng - Trương Sinh. Nàng hiện lên là một người vợ nhất mực thủy chung, yêu thương chồng tha thiết. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, khi mới lấy nhau, nàng hiểu tính chồng có thói đa nghi, thường đề phòng vợ quá mức nên Vũ Nương đã cư xử khéo léo, đúng mực, nhường nhịn và giữ đúng khuôn phép, không bao giờ để xảy ra nỗi bất hòa trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể thấy, nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình và rất đức hạnh.

- Khi chồng chuẩn bị đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò chồng bằng những lời nói đầy nghĩa tình, thắm thiết “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Điều đó cho thấy nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ “bình yên”. Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình”, nhớ thương chồng nơi biên ải xa xôi. Tiết hạnh ấy còn được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng khi bị chồng nghi oan “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

- Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Du vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớ ấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh. Khi Trương Sinh đi lính trở về, một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần để cho chồng hiểu, nói lên thân phận của mình, nhắc tới tình nghĩa phu thê và khẳng định một lòng nhất mực thủy chung, son sắt với chồng. Thậm chí, nàng còn cầu xin chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót….Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Có nghĩa là Vũ Nương đang ra sức giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

=>Điều đó cho thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình đang có và càng làm nổi bật lên niềm khát khát hướng tới hạnh phúc gia đình ấm êm của người phụ nữ Vũ Nương. Rồi khi không còn hi
1712730551659.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ÔN THI VÀO 10 319 TRANG
NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ÔN THI VÀO LỚP 10


CHUYÊN ĐỀ 1: TRUYỆN THƠ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

ĐỀ 1 : PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG TRONG TÁC PHẨM « CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG » CỦA NGUYỄN DỮ

I. Mở bài

Cách 1


Nguyễn Dữ là một trong những cây đại thụ lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Nếu như “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là đỉnh cao rực rỡ của thể loại truyện Nôm thì “Chuyện người con gái Nam Xương” của nguyễn Dữ được coi là kiệt tác của thể loại truyện, được đánh giá là “áng thiên cổ tùy bút”. Đến với đoạn “ Chuyện người con gái Nam Xương” , người đọc cảm nhận được nhân vật Vũ Nương một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, nết nanhưng lại chịu số phận vô cùng bất hạnh, oan nghiệt, khiến người đọc không khỏi băn khoăn day dứt ám ảnh về cuộc đời của người thiếu phụ Nam Xương.

Cách 2

Trong nền văn học Trung đại Việt Nam, Nguyễn Dữ xuất hiện như một đại diện tiêu biểu cho thể loại truyền kì. Bằng trái tim giàu yêu thương đối với những con người đau khổ và bất hạnh, cùng một thái độ căm ghét sự ngang trái bất công của chế độ đương thời, ông đã đem đến cho nền văn học nước nhà tập Truyện kì mạn lục với 20 truyện ngắn giàu sáng tạo. Trong số đó ta phải kể đến sự góp mặt của Chuyện người con gái Nam Xương”- tác phẩm đã tái hiện một cách chân thực số phận đau khổ của Vũ Nương cùng với những phẩm hạnh của nàng. Vũ Nương là hiện thân cho vẻ đẹp của người phu nữ Việt Nam truyền thống cũng như nỗi đau đớn xót xa trong số phận của người phụ nữ phong kiến xưa.

Cách 3

Hình tượng người phụ nữ luôn là một đề tài hấp dẫn trong văn học. Đó là đề tài đã lấy đi rất nhiều tình cảm và nước mắt của biết bao nhiêu thi nhân, văn nhân trong lịch sử văn học nước nhà. Ta đã từng thổn thức với nàng Kiều- một người con gái đẹp nghiêng nước nghiêng thành nhưng cuộc đời lại ngang trái trong thơ Nguyễn Du. Ta cũng từng phải ngạc nhiên với người phụ nữ ngang tàng, bản lĩnh trong thơ Hồ Xuân Hương. Và thật xúc động biết bao khi một lần nữa ta lại được thương, được khóc cho một Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại đầy rẫy nỗi oan khiên trong Chuyện ngườicon gái Nam Xương.

II. Thân bài

Khái quát chung


“Chuyện người con gái Nam Xương” có nguồn gốc từ chuyện kể dân gian: Vợ chàng Trương, là thiên thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì mạn lục”. Nhân vật chính trong tác phẩm là Vũ Nương, một người phụ nữ trung trinh, tiết hạnh, đẹp người, đẹp nết nhưng lại bị chồng nghi oan thất tiết. Do không có cơ hội để minh oan, giãi bầy, Vũ Nương đành phải nhảy sông tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Kết thúc truyện là hình ảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông nói lời tạ từ rồi biến mất. Đó là bi kịch của rất nhiều những người phụ nữ bất hạnh khi mà hạnh phúc gia đình chính là chỗ dựa vững chắc cho họ, giờ đây đã tan thành mây khói, mất đi chỗ dựa cuộc sống, họ lâm vào bi kịch và cái chết là con đường giải thoát duy nhất để họ kết thúc bi kịch của chính mình. Vì thế,

truyện không đơn thuần dừng lại ở sự phản ánh hiện thực mà còn tố cáo hiện thực, dóng lên niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ trong một xã hội công bằng, văn minh.

2. Phân tích nhân vật Vũ Nương

Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết


- Trước hết, Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến. Ngay từ đầu truyện Vũ Nương đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trong xã hội phong kiến, một người phụ nữ đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: “ tam tòng, tứ đức”, “ công, dung, ngôn, hạnh”. Trong đó, dung chính là vẻ bề ngoài của nàng mà Trương Sinh đã xin mẹ“ đem 100 lạng vàng cưới về ». Chi tiết này đã tô đậm vẻ đẹp nhan sắc và phẩm chất của nàng. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là Đản.

* Luận cứ 1:Trong mối quan hệ với chồng: Nàng là người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.

- Đầu tiên là Vũ Nương trong mối quan hệ với người chồng - Trương Sinh. Nàng hiện lên là một người vợ nhất mực thủy chung, yêu thương chồng tha thiết. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, khi mới lấy nhau, nàng hiểu tính chồng có thói đa nghi, thường đề phòng vợ quá mức nên Vũ Nương đã cư xử khéo léo, đúng mực, nhường nhịn và giữ đúng khuôn phép, không bao giờ để xảy ra nỗi bất hòa trong gia đình. Vì thế, chúng ta có thể thấy, nàng là người phụ nữ hiểu chồng, biết mình và rất đức hạnh.

- Khi chồng chuẩn bị đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy và dặn dò chồng bằng những lời nói đầy nghĩa tình, thắm thiết “Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Điều đó cho thấy nàng không mong vinh hiển, chỉ cần chồng mang về hai chữ“bình yên”.Ở nhà, Vũ Nương nhớ thương chồng da diết. Mỗi khi thấy “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi” nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình”, nhớ thương chồng nơi biên ải xa xôi. Tiết hạnh ấy còn được khẳng định trong câu nói thanh minh, phân trần sau này của nàng với chồng khi bị chồng nghi oan “ Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

- Qua tâm trạng bâng khuâng, nhớ thương, đau buồn của Vũ Nương, Nguyễn Du vừa cảm thông vừa ca ngợi tấm lòng son sắc, thủy chung của nàng. Và nỗi nhớấy, tâm trạng ấy cũng chính là tâm trạng chung của những người phụ nữ trong thời loạn lạc, chiến tranh. Khi Trương Sinh đi lính trở về, một mực khăng khăng cho rằng nàng thất tiết, Vũ Nương đã ra sức phân trần để cho chồng hiểu, nói lên thân phận của mình, nhắc tới tình nghĩa phu thê và khẳng định một lòng nhất mực thủy chung, son sắt với chồng. Thậm chí, nàng còn cầu xin chồng “Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót….Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Có nghĩa là Vũ Nương đang ra sức giữ gìn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

=>Điều đó cho thấy nàng thực sự rất trân trọng hạnh phúc gia đình mà mình đang có và càng làm nổi bật lên niềm khát khát hướng tới hạnh phúc gia đình ấm êm của người phụ nữ Vũ Nương. Rồi khi không còn hi vọng được nữa, nàng nói trong đau đớn và thất vọng: « Thiếp sỡ dĩ muốn nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió…đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. ». Với nànghạnh

1712730679068.png


https://yopo.vn/attachments/download-png.252800/


CHÚC THẦY CÔ, CÁC EM THÀNH CÔNG!
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--Chuyên đề NLVH ôn thi vào 10.docx
    922.6 KB · Lượt xem: 0
  • yopo.vn--NLVH ÔNTHI VÀO 10(319 TRANG).docx
    456.4 KB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    bài tập trắc nghiệm anh văn 11 unit 9 bài tập trắc nghiệm văn 9 câu hỏi trắc nghiệm kiều ở lầu ngưng bích file tài liệu ngữ văn 9 file tài liệu văn 9 làm trắc nghiệm văn 9 sách bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 sách bài tập trắc nghiệm văn 9 sách tài liệu ngữ văn 9 sách trắc nghiệm ngữ văn 9 tài liệu anh văn 9 tài liệu anh văn lớp 9 tài liệu artform tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi văn 9 tài liệu bồi dưỡng hsg văn 9 tài liệu chuyên văn 9 tài liệu chuyên văn 9 pdf tài liệu chuyên văn lớp 9 tài liệu chuyên văn thcs lớp 9 tài liệu dạy học văn 9 tài liệu dạy thêm văn 9 tài liệu dạy thêm văn lớp 9 tài liệu dạy văn 9 tài liệu docx tài liệu học sinh giỏi văn 9 tài liệu học văn lớp 9 tài liệu hsg văn 9 tài liệu kiến thức cơ bản ngữ văn 9 tài liệu môn văn 9 tài liệu môn văn lớp 9 học kì 1 tài liệu môn văn lớp 9 học kì 2 tài liệu nghị luận văn học lớp 9 tài liệu ngữ văn 9 tài liệu ngữ văn 9 pdf tài liệu ngữ văn 9 thi vào 10 tài liệu ngữ văn lớp 9 tài liệu on tập ngữ văn 9 tài liệu ôn tập ngữ văn 9 học kì 1 tài liệu on tập ngữ văn 9 học kì 2 tài liệu ôn tập ngữ văn 9 theo chuyên đề tài liệu on tập ngữ văn 9 thi vào lớp 10 tài liệu ôn tập ngữ văn 9 violet tài liệu ôn tập văn 9 tài liệu ôn thi học sinh giỏi văn 9 tài liệu ôn thi hsg văn 9 tài liệu ôn thi lớp 9 môn ngữ văn tài liệu ôn thi văn 9 hk2 tài liệu on thi văn 9 vào 10 tài liệu ôn văn 9 tài liệu ôn văn lớp 9 tài liệu pdf tài liệu soạn văn lớp 9 tài liệu tham khảo ngữ văn 9 tài liệu văn tài liệu văn 9 tài liệu văn 9 bếp lửa tài liệu văn 9 filetype pdf tài liệu văn 9 giữa học kì 1 tài liệu văn 9 hk1 tài liệu văn 9 hocmai tài liệu văn 9 kì 1 tài liệu văn 9 ôn thi vào 10 tài liệu văn 9 pdf tài liệu văn bản lớp 9 tài liệu văn học pdf tài liệu văn lớp 9 tài liệu văn ôn thi vào 10 tài liệu về văn 9 trắc nghiệm anh văn 10 unit 9 trắc nghiệm anh văn 9 trắc nghiệm anh văn 9 có đáp án trắc nghiệm anh văn 9 unit 1 trắc nghiệm anh văn lớp 9 trắc nghiệm anh văn unit 9 lớp 11 trắc nghiệm bài làng trắc nghiệm bài thơ đồng chí trắc nghiệm bài truyện kiều trắc nghiệm bài đồng chí trắc nghiệm chị em thúy kiều trắc nghiệm hoàng lê nhất thống chí trắc nghiệm kiều ở lầu ngưng bích trắc nghiệm làng trắc nghiệm môn anh văn lớp 9 trắc nghiệm môn văn 9 trắc nghiệm ngữ văn 9 trắc nghiệm ngữ văn 9 bài chị em thúy kiều trắc nghiệm ngữ văn 9 có đáp án trắc nghiệm ngữ văn 9 giữa học kì 1 trắc nghiệm ngữ văn 9 giữa kì 1 trắc nghiệm ngữ văn 9 online trắc nghiệm ngữ văn lớp 9 trắc nghiệm truyện kiều trắc nghiệm văn 9 trắc nghiệm văn 9 bài bếp lửa trắc nghiệm văn 9 bài chị em thúy kiều trắc nghiệm văn 9 bài chiếc lược ngà trắc nghiệm văn 9 bài chuyện người con gái nam xương trắc nghiệm văn 9 bài kiều ở lầu ngưng bích trắc nghiệm văn 9 bài làng trắc nghiệm văn 9 bài lặng lẽ sa pa trắc nghiệm văn 9 bài đồng chí trắc nghiệm văn 9 cách dẫn trực tiếp và gián tiếp trắc nghiệm văn 9 chị em thúy kiều trắc nghiệm văn 9 chiếc lược ngà trắc nghiệm văn 9 chuyện người con gái nam xương trắc nghiệm văn 9 có đáp án trắc nghiệm văn 9 cuối học kì 1 trắc nghiệm văn 9 cuối kì 1 trắc nghiệm văn 9 giữa học kì 1 trắc nghiệm văn 9 giữa kì trắc nghiệm văn 9 giữa kì 1 trắc nghiệm văn 9 hk1 trắc nghiệm văn 9 hoàng lê nhất thống chí trắc nghiệm văn 9 học kì 1 trắc nghiệm văn 9 học kì 2 trắc nghiệm văn 9 kì 1 trắc nghiệm văn 9 kiều ở lầu ngưng bích trắc nghiệm văn 9 làng trắc nghiệm văn 9 lặng lẽ sa pa trắc nghiệm văn 9 lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga trắc nghiệm văn 9 miêu tả trong văn bản tự sự trắc nghiệm văn 9 nghị luận trong văn bản tự sự trắc nghiệm văn 9 người con gái nam xương trắc nghiệm văn 9 thi giữa kì 1 trắc nghiệm văn 9 tiếng việt trắc nghiệm văn 9 tiểu đội xe không kính trắc nghiệm văn 9 tổng kết từ vựng trắc nghiệm văn 9 truyện kiều trắc nghiệm văn 9 vietjack trắc nghiệm văn 9 vungoi trắc nghiệm văn lớp 9 trắc nghiệm văn lớp 9 học kì 2 trắc nghiệm đồng chí truyện kiều lớp 9 chị em thúy kiều đề thi trắc nghiệm anh văn 9 đề trắc nghiệm văn 9
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,203
    Bài viết
    37,672
    Thành viên
    139,935
    Thành viên mới nhất
    Nguyễn Thúy 88

    Thành viên Online

    Top