- Tham gia
- 28/1/21
- Bài viết
- 86,010
- Điểm
- 113
tác giả
BỘ Đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT được soạn dưới dạng file word gồm 2 FILE trang. Các bạn xem và tải đề cương ôn tập văn 6 học kì 2 về ở dưới.
Đề cương ôn tập: Ngữ văn 6 kì 2
A. VĂN BẢN
VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
1. Tìm hiểu chung:
-Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
- Thể loại: Truyền thuyết
- Sử dụng ngôi kể thứ 3.
2. Nghệ thuật- Nghệ thuật: có yếu tố hoang đường, kì ảo (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)
3. Nội dung – Ý nghĩa
Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộcta.
*Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
VĂN BẢN: SƠN TINH THỦY TINH
1. Tìm hiểu chung:
- Thể loại: Truyền thuyết
- Sử dụng ngôi kể thứ 3.
2- Nghệ thuật
Truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng hồn nhiên với những yếu tố hoang đường kì lạ, có sức hấp dẫn để giải thích hiện tượng tự nhiên.
3- Nội dung
-Truyện nhằm giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt hàng năm vẫn diễn ra ở vùng sông Hồng , đồng thời thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai bão lụt của người Việt cổ.
- Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của cha ông ta.
à Dân gian tạo dựng 2 hình tượng kì vĩ mang tính tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của thiên tai và sức mạnh trị thủy thắng lợi của con người.Điều đó rất gần với cuộc sống hôm nay.
1. Tìm hiểu chung:
-Khái niệm: Truyện cổ tích Là thể loại văn học dân gian kể về những kiểu nhân vật như:
bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, thông minh, ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Ngôi kể: thứ ba.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật: có yếu tố hoang đường kì ảo.
- Kết thúc có hậu.
3. Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
VĂN BẢN: CÂY KHẾ
1. Tìm hiểu chung:
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Kiểu nhân vật: bất hạnh.
- Ngôi kể: thứ ba.
2. Nghệ thuật:
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo. Sử dụng chi tiết thần kì.
- Kết thúc có hậu.
3. Ý nghĩa: Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.
B.Tiếng việt
I. Từ và cấu tạo từ
1. Thế nào là từ ghép? Ví dụ minh họa
2. Thế nào là từ láy? Ví dụ minh họa
II. Các biện pháp tu từ
1. Thế nào là So sánh? Ví dụ minh họa
2. Thế nào là Nhân hóa? Ví dụ minh họa
3. Thế nào là Ẩn dụ? Ví dụ minh họa
4. Thế nào là Điệp từ? Ví dụ minh họa
5. Thế nào là Hoán dụ? Ví dụ minh họa
6. Thế nào là Nói quá? Ví dụ minh họa
7. Thế nào là Nói giảm nói tránh? Ví dụ minh họa
III. Trạng ngữ
1. Nêu đặc điểm của trạng ngữ. Ví dụ minh họa
2. Công dụng của trạng ngữ. Ví dụ minh họa
IV. Từ mượn
1. Khái niệm: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để làm giàu cho tiếng Việt. Mượn của các ngôn ngữ: tiếng Hán , tiếng Anh, tiếng Pháp…
2. Khái niệm: Từ Hán Việt là những từ được vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm riêng của tiếng Việt.
3. Cách giải nghĩa từ Hán Việt
V. Văn bản, đoạn văn
1. Văn bản: là một đơn vị giao tiếp,có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc…
2. Đoạn văn: là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ. Đoạn văn được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm.
VI. Lựa chọn cấu trúc câu
1. Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản
- Cần lựa chọn, sử dụng từ phù hợp nhất trong nói và viết.
2. Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản
- Khi viết, cần chú ý những yếu tố: tạo câu đúng ngữ pháp, chú ý ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản.
C. TẬP LÀM VĂN
I. Đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích
*Bố cục bài văn kể chuyện
1. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
2. Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
+ Diễn biến chính:
- Sự việc1
- Sự việc 2
- Sự việc 3…
3. Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
II. Thuyết minh
1. Khái niệm: Thuyết minh là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin, thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến của sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.
2. Bố cục bài văn Thuyết minh
- Mở bài: giới thiệu sự kiện (Không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
- Thân bài: + Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
+ Những nhân vật tham gia sự kiện
+ Các hoạt động chính trong sự kiện: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.
III. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm
1. Khái niệm: nghị luận thường bàn về một hiện tượng, một vấn đề nhằm khẳng định ý kiến của người viết (người nói) về hiện tượng (vấn đề) đó.
2. Bố cục bài văn Nghị luận
- Mở bài: giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận
- Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận
+Nêu ý 1: (Lí lẽ+ bằng chứng)
+Nêu ý 2: (Lí lẽ+ bằng chứng)
+Nêu ý 3: (Lí lẽ+ bằng chứng)
+……
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
D. Một số đề tham khảo
Đề: 1: Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đề: 2: Đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em đã học.( nhân vật: Thạch Sanh, Người em, Lý Thông…)
Đề: 3: Suy nghĩ của em về vấn đề đọc sách hiện nay.
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]
Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:
- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải căm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!
Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:
- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Phân biệt từ láy, từ ghép trong các từ sau: lí nhí, cái cặp, một mình, rủ rỉ.
Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?
Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.
Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?
Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp?
II. Làm văn (5.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời của một nhân vật trong truyện.
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Văn bản: Nắm vững đặc trưng thể loại:
a. Văn bản nghị luận
b. Văn bản thông tin
2. Tiếng Việt
* Yêu cầu:
- Nắm vững khái niệm, dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các kiến thức Tiếng Việt trên.
- Vận dụng kiến thức để phân tích, viết đoạn văn cảm nhận có yêu cầu tiếng Việt.
3. Viết
Yêu cầu chung đối với một bài văn trình bày suy nghĩ về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận (đó là vấn đề gì?)
- Thể hiện được ý kiến của người viết.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.
+ Lí lẽ: là những giải thích, phân tích thể hiện suy nghĩ của người viết về vấn đề. Những lời kẽ đó phải mạch lạc, rõ ràng, nhằm bảo vệ hay phản bác một ý kiến nào đó. Lí lẽ phải có tính khách quan, thuyết phục.
+ Bằng chứng lấy từ thực tế, cần được chọn lọc.
+ Lí lẽ, kết hợp bằng chứng làm cho lập luận tăng tính thuyết phục.
Yêu cầu bài làm đủ 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
- Thân bài: Ðưa ra ý kiến bàn luận.
+ Ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)
+…
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại gì? Kể tên một văn bản em biết cùng thể loại đó?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.
Câu 4. Em hiểu câu nói này như thế nào: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 5. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu. Trong đoạn có sử dụng trạng ngữ.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trỏ lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dán dần được bói đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.”
Câu 1. Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?
Câu 2. Ở đoạn trích trên, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”? Câu này có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân?
Câu 4. Vì sao người viết cho rằng cười nhạo người khác không phải là điều quá nghiêm trọng và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa?
Câu 5. Theo tác giả, phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác là gì? Hãy nêu ý kiến của em về “phương thuốc” đó.
Câu 6. Vì sao trong câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”, không thể dùng từ yếu điểm thay cho từ nhược điểm?
Câu 7. Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này”, theo em, có thể thay từ phương thuốc bằng từ nào mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi?
B. VIẾT
Trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt học đường.
Đề cương ôn tập: Ngữ văn 6 kì 2
A. VĂN BẢN
VĂN BẢN: THÁNH GIÓNG
1. Tìm hiểu chung:
-Khái niệm: Truyền thuyết là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.
- Thể loại: Truyền thuyết
- Sử dụng ngôi kể thứ 3.
2. Nghệ thuật- Nghệ thuật: có yếu tố hoang đường, kì ảo (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường)
3. Nội dung – Ý nghĩa
Nội dung: Truyện kể về công lao đánh đuổi giặc ngoại xâm của người anh hùng Thánh Gióng, qua đó thể hiện ý thức tự cường của dân tộcta.
*Ý nghĩa: Truyện ca ngợi người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, anh dũng kiên cường của dân tộc ta.
VĂN BẢN: SƠN TINH THỦY TINH
1. Tìm hiểu chung:
- Thể loại: Truyền thuyết
- Sử dụng ngôi kể thứ 3.
2- Nghệ thuật
Truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng hồn nhiên với những yếu tố hoang đường kì lạ, có sức hấp dẫn để giải thích hiện tượng tự nhiên.
3- Nội dung
-Truyện nhằm giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt hàng năm vẫn diễn ra ở vùng sông Hồng , đồng thời thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai bão lụt của người Việt cổ.
- Ca ngợi công lao trị thủy dựng nước của cha ông ta.
à Dân gian tạo dựng 2 hình tượng kì vĩ mang tính tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của thiên tai và sức mạnh trị thủy thắng lợi của con người.Điều đó rất gần với cuộc sống hôm nay.
VĂN BẢN: “THẠCH SANH”
1. Tìm hiểu chung:
-Khái niệm: Truyện cổ tích Là thể loại văn học dân gian kể về những kiểu nhân vật như:
bất hạnh, nhân vật có tài năng kì lạ, thông minh, ngốc nghếch, nhân vật là động vật. Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Ngôi kể: thứ ba.
2. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật: có yếu tố hoang đường kì ảo.
- Kết thúc có hậu.
3. Ý nghĩa: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
VĂN BẢN: CÂY KHẾ
1. Tìm hiểu chung:
- Thể loại: Truyện cổ tích
- Kiểu nhân vật: bất hạnh.
- Ngôi kể: thứ ba.
2. Nghệ thuật:
- Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo. Sử dụng chi tiết thần kì.
- Kết thúc có hậu.
3. Ý nghĩa: Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học về đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn đối với tất cả mọi người.
B.Tiếng việt
I. Từ và cấu tạo từ
1. Thế nào là từ ghép? Ví dụ minh họa
2. Thế nào là từ láy? Ví dụ minh họa
II. Các biện pháp tu từ
1. Thế nào là So sánh? Ví dụ minh họa
2. Thế nào là Nhân hóa? Ví dụ minh họa
3. Thế nào là Ẩn dụ? Ví dụ minh họa
4. Thế nào là Điệp từ? Ví dụ minh họa
5. Thế nào là Hoán dụ? Ví dụ minh họa
6. Thế nào là Nói quá? Ví dụ minh họa
7. Thế nào là Nói giảm nói tránh? Ví dụ minh họa
III. Trạng ngữ
1. Nêu đặc điểm của trạng ngữ. Ví dụ minh họa
2. Công dụng của trạng ngữ. Ví dụ minh họa
IV. Từ mượn
1. Khái niệm: Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để làm giàu cho tiếng Việt. Mượn của các ngôn ngữ: tiếng Hán , tiếng Anh, tiếng Pháp…
2. Khái niệm: Từ Hán Việt là những từ được vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm riêng của tiếng Việt.
3. Cách giải nghĩa từ Hán Việt
V. Văn bản, đoạn văn
1. Văn bản: là một đơn vị giao tiếp,có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Văn bản được dùng để trao đổi thông tin, trình bày suy nghĩ, cảm xúc…
2. Đoạn văn: là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đối về ý nghĩa và hình thức, gồm nhiều câu (có khi chỉ một câu) được tổ chức xoay quanh một ý nhỏ. Đoạn văn được bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi đầu dòng và kết thúc bằng một dấu chấm.
VI. Lựa chọn cấu trúc câu
1. Lựa chọn từ ngữ trong tạo lập văn bản
- Cần lựa chọn, sử dụng từ phù hợp nhất trong nói và viết.
2. Lựa chọn cấu trúc câu trong tạo lập văn bản
- Khi viết, cần chú ý những yếu tố: tạo câu đúng ngữ pháp, chú ý ngữ cảnh, mục đích viết/nói, đặc điểm văn bản.
C. TẬP LÀM VĂN
I. Đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích
*Bố cục bài văn kể chuyện
1. Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.
2. Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.
+ Xuất thân của các nhân vật
+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
+ Diễn biến chính:
- Sự việc1
- Sự việc 2
- Sự việc 3…
3. Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
II. Thuyết minh
1. Khái niệm: Thuyết minh là văn bản chủ yếu dùng để cung cấp thông tin, thuật lại một sự kiện dùng để trình bày những gì mà người viết chứng kiến hoặc tham gia. Diễn biến của sự kiện thường được sắp xếp theo trình tự thời gian.
2. Bố cục bài văn Thuyết minh
- Mở bài: giới thiệu sự kiện (Không gian, thời gian, mục đích tổ chức sự kiện)
- Thân bài: + Tóm tắt diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian
+ Những nhân vật tham gia sự kiện
+ Các hoạt động chính trong sự kiện: đặc điểm, diễn biến của từng hoạt động
+ Hoạt động để lại ấn tượng sâu sắc nhất.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của sự kiện và cảm nghĩ của người viết.
III. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm
1. Khái niệm: nghị luận thường bàn về một hiện tượng, một vấn đề nhằm khẳng định ý kiến của người viết (người nói) về hiện tượng (vấn đề) đó.
2. Bố cục bài văn Nghị luận
- Mở bài: giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận
- Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận
+Nêu ý 1: (Lí lẽ+ bằng chứng)
+Nêu ý 2: (Lí lẽ+ bằng chứng)
+Nêu ý 3: (Lí lẽ+ bằng chứng)
+……
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
D. Một số đề tham khảo
Đề: 1: Kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đề: 2: Đóng vai nhân vật để kể lại một truyện cổ tích mà em đã học.( nhân vật: Thạch Sanh, Người em, Lý Thông…)
Đề: 3: Suy nghĩ của em về vấn đề đọc sách hiện nay.
| ĐỀKIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II NĂ NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: NGỮ VĂN 6 Th Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận… Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. […]
Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì:
- Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải căm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi!
Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói:
- Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm.
(Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48-51)
Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Phân biệt từ láy, từ ghép trong các từ sau: lí nhí, cái cặp, một mình, rủ rỉ.
Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xét Lộc là người như thế nào?
Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm.
Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc?
Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp?
II. Làm văn (5.0 điểm)
Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời của một nhân vật trong truyện.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI Năm học 2022 – 2023 | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUÔI HỌC KÌ II Môn: Ngữ Văn 6 |
1. Văn bản: Nắm vững đặc trưng thể loại:
a. Văn bản nghị luận
Đơn vị kiến thức | Khái niệm/ Đặc điểm |
1. Khái niệm | Văn bản nghị luận là loại văn bản chú yếu dùng để thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. |
2. Một số yếu tố cơ bản trong văn nghị luận | - Để văn bản thực sự có sức thuyết phục, người viết (người nói) cần sử dụng lí lẽ và bằng chứng. - Lí lẽ là những lời diễn giải có lí mà người viết (người nói) đưa ra để khẳng định ý kiến của minh. - Bằng chứng là những ví dụ được lấy từ thực té đới sống hoặc †ử các nguồn khác để chứng minh cho lí lẽ. |
Đơn vị kiến thức | Khái niệm/ Đặc điểm |
1. Khái niệm văn bản: | Văn bản: Là một đơn vị giao tiếp có tính hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, tồn tại ở dạng viết hoặc dạng nói. Dùng để trao đổi thông tin trình bày suy nghĩ, cảm xúc… |
Đoạn văn trong văn bản: | - Đoạn văn là bộ phận quan trọng của văn bản, có sự hoàn chỉnh tương đổi về ý nghĩa và hình thức. |
3. Văn bản thông tin | |
a. Các yếu tố và cách triển khai văn bản thông tin | - Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan để (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phân), đoạn văn, tranh ảnh,... - Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng như thời gian hoặc nhân quả Ví dụ: VB “Ai ơi mồng 9 tháng 4” là VB thông tin triển khai theo trình tự thời gian |
b. Văn bản đa phương thức | - Văn bản đa phương thức là loại văn bản có sử dụng phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện phi ngôn ngữ như kí hiệu, sơ đổ, biểu đồ, hinh ảnh... |
Kiến thức Tiếng Việt | Ví dụ |
a. Biện pháp tu từ * So sánh - So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng và khác biệt giữa chúng. * Điệp ngữ: - Khái niệm: Điệp ngữ là biện pháp tu từ lặp lại một từ ngữ (đôi khi cả một câu) - Tác dụng: làm nổi bật ý muốn nhấn mạnh, tăng ự gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. - Các kiểu điệp ngữ: Điệp ngữ có 3 dạng: + Điệp ngữ nối tiếp: là các từ ngữ được điệp liên tiếp nhau, tạo ấn tượng mới mẻ, có tính chất tăng tiến. + Điệp ngữ cách quãng + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) | |
b. Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. | |
c. Trạng ngữ: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biến là ở đầu câu. Trạng ngữ được dùng để nêu thông tin về thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức của sự việc được nói đến trong câu. Ngoài ra, trạng ngữ còn có chức năng liên kết câu trong đoạn. | |
d. Tác dụng của lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản: Để thề hiện một ý, có thề dùng những từ ngữ khác nhau, những kiểu cấu trúc câu khác nhau. Khi tạo lập văn bản, người viết thường xuyên phải lựa chọn từ ngữ hoặc cấu trúc câu phù hợp để biểu đạt chính xác, hiệu quả nhất điều muốn nói. | |
e. Từ mượn và hiện tượng vay mượn từ: Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay, tiếng Việt có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh. Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc, các ngôn ngữ thường vay mượn từ của nhau để làm giàu cho vốn từ của mình. |
- Nắm vững khái niệm, dấu hiệu nhận biết, tác dụng của các kiến thức Tiếng Việt trên.
- Vận dụng kiến thức để phân tích, viết đoạn văn cảm nhận có yêu cầu tiếng Việt.
3. Viết
Yêu cầu chung đối với một bài văn trình bày suy nghĩ về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận (đó là vấn đề gì?)
- Thể hiện được ý kiến của người viết.
- Dùng lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.
+ Lí lẽ: là những giải thích, phân tích thể hiện suy nghĩ của người viết về vấn đề. Những lời kẽ đó phải mạch lạc, rõ ràng, nhằm bảo vệ hay phản bác một ý kiến nào đó. Lí lẽ phải có tính khách quan, thuyết phục.
+ Bằng chứng lấy từ thực tế, cần được chọn lọc.
+ Lí lẽ, kết hợp bằng chứng làm cho lập luận tăng tính thuyết phục.
Yêu cầu bài làm đủ 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
- Thân bài: Ðưa ra ý kiến bàn luận.
+ Ý 1 (lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý 2 (lí lẽ, bằng chứng)
+ Ý 3 (lí lẽ, bằng chứng)
+…
- Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
- II. MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP
- Đề 1
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.
Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại gì? Kể tên một văn bản em biết cùng thể loại đó?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu văn: Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc "đời hoa” bên vệ đường.
Câu 4. Em hiểu câu nói này như thế nào: Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
Câu 5. Em có đồng tình với suy nghĩ của tác giả: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa.” không? Vì sao? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu. Trong đoạn có sử dụng trạng ngữ.
- B. VIẾT
- Trình bày ý kiến về vấn đề khẳng định giá trị của bản thân.
- Đề 2
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trỏ lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dán dần được bói đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.”
(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)
Câu 1. Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?
Câu 2. Ở đoạn trích trên, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?
Câu 3. Em hiểu như thế nào về câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”? Câu này có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân?
Câu 4. Vì sao người viết cho rằng cười nhạo người khác không phải là điều quá nghiêm trọng và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa?
Câu 5. Theo tác giả, phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác là gì? Hãy nêu ý kiến của em về “phương thuốc” đó.
Câu 6. Vì sao trong câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”, không thể dùng từ yếu điểm thay cho từ nhược điểm?
Câu 7. Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này”, theo em, có thể thay từ phương thuốc bằng từ nào mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi?
B. VIẾT
Trình bày ý kiến của em về hiện tượng bắt nạt học đường.
- Lưu ý: Trên đây chỉ là đề để học sinh tham khảo, luyện tập.
- Chúc các con ôn tập tốt, đạt kết quả cao!