Chào mừng!

ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MỚI TẢI ĐƯỢC TÀI LIỆU! Đăng ký ngay!

KHÁCH VÀ THÀNH VIÊN CÓ THỂ TẢI MIỄN PHÍ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN VÀ TẢI » THƯ MỤC MIỄN PHÍYOPOVN
ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP ĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP » ĐĂNG KÝ NGAYĐĂNG KÝ NÂNG CẤP THÀNH VIÊN VIP

Yopovn

Ban quản trị Team YOPO
Thành viên BQT
Tham gia
28/1/21
Bài viết
82,206
Điểm
113
tác giả
BỘ Kế hoạch bài dạy âm nhạc 3 cánh diều THEO CHỦ ĐỀ CẢ NĂM được soạn dưới dạng file word gồm các file trang. Các bạn xem và tải kế hoạch bài dạy âm nhạc 3 cánh diều về ở dưới.






I. MỤC TIÊU:

Sau chủ đề, học sinh sẽ:


- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.

- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.

- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, theo kí hiệu bàn tay.

- Chơi nhạc cụ (Ma-ra-cát, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định, đệm cho bài hát Nhịp điệu vui.

- Thực hiện đúng một số hoạt động Vận dụng.

- Biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

* Chuẩn bị của GV


- Đàn phím điện tử

- Tập chơi đàn và hát thuần thục bài Nhịp điệu vui.

- Tập một số động tác vận động cho bài hát Nhịp điệu vui và bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.

- Video clip bài hát bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.

- Thể hiện thuần thục kí hiệu bàn tay các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La.

- Thể hiệu đúng mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ và vận động cơ thể.

- Thực hành các hoạt động Vận dụng.

* Chuẩn bị của HS

- Có một trong số các nhạc cụ gõ như: thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

TIẾT
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1​
1. Hát: Nhịp điệu vui
2​
1. Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui
2. Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky
3​
1. Đọc nhạc: Bài 1
2. Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn
4​
1. Nhạc cụ
2. Vận dụng Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3


Chủ đề 1: Niềm vui

Tiết 1

Hát: Nhịp điệu vui


Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../09/2022.


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.

2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát)

- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc qua, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:


- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

2. Học sinh:

- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU



Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động: (3-4 phút)
*. Mục tiêu:
Tạo tâm thế thoải mái, phấn khởi trước khi vào giờ học
*. Cách tiến hành:
- GV trình chiếu bức tranh và nêu một số câu hỏi:



- GV yêu cầu học sinh nói tên những nhạc cụ có trong tranh

- GV bổ sung nhạc cụ các em chưa biết xanh-ban(cymbals) do giáo viên sử dụng và kèn hac-mo-ni-ca.
- GV giới thiệu tiết học qua nội dung bức tranh
Hoạt động cả lớp
- HS khám phá tranh và kể tên những nhạc cụ mà em biết.
Trả lời một số câu hỏi: Cô giáo và các bạn trong bức tranh đang làm gì?
Trong bức tranh có mấy loại nhạc cụ?

- HS nhận nêu một số nhạc cụ các em đã biết: trai-en-gô, xy-lo-phôn, trống, tem-bơ-rin.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (25-27 phút)
Hát Nhịp điệu vui
*. Mục tiêu
:
-Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
*.Cách tiến hành:

- Giới thiệu tên và xuất xứ bài hát



- Hướng dẫn HS đọc lời ca


- GV mở băng mẫu (hoặc hát mẫu)

- GV hướng dẫn HS khởi động giọng

- Tổ chức dạy hát (GV kết hợp đệm đàn)
- Dạy hát từng câu nối tiếp kết hợp sửa sai về cao độ, trường độ, nhịp, phách.
- Hướng dẫn HS ghép cả bài
* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành
- Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo nhịp.




- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS



*Hoạt động cả lớp: Học sinh học hát Nhịp điệu vui.
-
HS biết bài hát đươhc đặt lời Việt từ bài hát Tynom tanom(Dân ca Séc). Nhịp điệu vui là một bài hát vui chơi để mọi người vừa hát vừa vận động.
- Thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên:
+ Cả lớp đọc đồng thanh vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca .
- Lắng nghe vừa vận động cơ thể vừa biểu lộ cảm xúc.
- Thực hiện luyện mẫu âm theo hướng dẫn của GV
- HS học hát từng câu theo hướng dẫn của giáo viên (câu + nối câu + cả bài)

- HS hát ghép cả bài theo nhạc đệm với các hình thức: cá nhân,tổ,nhóm.
* Hoạt động cả lớp: HS thực hành theo hướng dẫn của GV.


* Hoạt động theo nhóm (tổ)

+ Hát gõ đệm theo nhịp kết hợp với nhạc đệm.
- Luyện theo hướng dẫn của GV
+ Tổ 1 hát
+ Tổ 2,3 đệm và ngược lại
* Hoạt động cả lớp: HS trình diễn trước lớp (1HS hát + 1 gõ đệm): có thể mời 02- 03 lượt trình bày trước lớp
3. Hoạt độngvận dụng trải nghiệm: ( 4-5 phút)
*.Mục tiêu:
Học sinh biết liên hệ bài học với cuộc sống (biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người..)
*.Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài học
- GV chốt lại các nội dung giáo dục sau bài học
- Dặn các em về nhà Hát cho người thân nghe
Hoạt động cả lớp
- HS nêu nội dung bài học
- HS liên hệ bản thân: nêu những việc làm thiết thực để đem lại niềm vui cho mọi người
- HS cả lớp trình bày lại bài hát kết hợp vỗ tay theo nhịp chia đôi và vận động theo nhạc.



KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3

Chủ đề 2: Niềm vui

Tiết 2

Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui

Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky


Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../09/2022.​

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức nối tiếp và hòa giọng

- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.

- Biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động biểu diễn bài hát, nghe nhạc).

- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:


- Video clip bài hát Cháu hát về đảo xa.

- Chơi đàn và hát thuần thục bài Quốc ca Việt Nam.

- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

2. Học sinh:

- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. HĐ Khởi động ( 3 phút)
Mục tiêu:
Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:
- GV mở File âm thanh bài hát Tổ quốc Viêt Nam
Hoạt động cả lớp
HS nhảy dân vũ theo nhạc bài hát Tổ quốc Việt Nam
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Nhịp điệu vui (16 phút)
Mục tiêu:
- Hát đúng cao độ, trường độ sắc thái bài Nhịp điệu vui. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm vận động hoặc trò chơi. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS luyện tập thực hành

- GV mở File âm thanh bài hát Nhịp điệu vui hoặc đệm hát cho HS nghe lại bài hát.
- GV hướng dẫn Ôn tập bài hát Nhịp điệu vui



- Hướng dẫn hát nối tiếp và hòa giọng









- Gv nhận xét biểu dương.

+ Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa ( GV có thể cho HS tự sáng tạo các động tác sau đó GV bổ sung).

- GV cho HS lên biểu diễn trước lớp
- GV nhận xét tuyên dương

- GV lấy động tác nhóm biêu diễn đẹp cho cả lớp cùng vận động theo nhạc đệm
- GV theo dõi bao quát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho HS
*Hoạt động cả lớp: Học ôn tập bài hát Nhịp điệu vui
- HS nghe lại bài hát đồng thời vỗ tay hoặc vận động theo bài hát.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS ôn tập bài hát tập lấy hơi và thể hiện sắc thái.
- Biết cách hát nối tiếp và hòa giọng

- HS thực hiện 2 – 3 lần
- HS xung phong sáng tạo động tác vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát
* Hoạt động theo nhóm (tổ)
- Các nhóm lên biểu diễn bài hát theo các động tác của nhóm mình.
- Nhận xét các nhóm.
*Hoạt động cả lơp
- HS hát kết hợp vận động theo nhạc đệm.
Hoạt động 2: Nghe nhạc: Hành khúc Ra-đét-ly (16 phút)
Mục tiêu:
- Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Hành khúc Ra-đét-ky.
  • Cách tiến hành:
  • Nghe nhạc
- GV giới thiệu tên và xuất xứ của bản nhạc
Tìm hiểu bài hát
  • - GV cho HS nghe bản nhạc (lần 1)



- GV cho HS nghe bản nhạc (lần 2)










Hoạt động cả lớp

-
HS nghe giới thiệu về bản nhạc: Hành khúc Ra-đét-ky do nhạc sỹ người Áo Jonhann Strauss I sáng tác.
- HS nghe bản nhạc và trả lời một số câu hỏi.
Nhịp độ bản nhạc nhanh hay chậm?
Bản nhạc do một nhạc cụ hay nhiều nhạc cụ trình diễn?
Bản nhạc phù hợp với hoạt động nào?

- HS vừa nghe nhạc lần 2 vừa kết hợp gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu của bài hát.

3: Hoạt động ứng dụng ( 2 phút)
  • Nên nội dung cảu bài học hôm nay?
  • - Khen ngợi các em có ý thức luyện tập tích cực,hát hay biết biểu diễn bài hát, nghe nhạc và vận động tốt động viên các em còn nhút nhát cần cố gắng hơn.
  • - Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học và chuẩn bị bài sau
Hoạt động cả lớp
- Trả lời
- Rút kinh nghiệm để bản thân thực hiện ngày một tốt hơn


IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...........................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................​

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3


Chủ đề 1: Niềm vui

Tiết 3

Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn

Đọc nhạc: Bài 1


Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../09/2022​

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, theo kí hiệu bàn tay.

- Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn.

2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động Vận dụng)

- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:


- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

- Một và quả bóng để thực hiện hoạt động Vận dụng.

2. Học sinh:

- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
1. HĐ Khởi động (2 phút)
Mục tiêu:
Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách tiến hành:
- GV mở File âm thanh bài hát Lung linh ngôi sao nhỏ
Hoạt động cả lớp
HS hát kết hợp vận động bài hát Lung lih ngôi sao nhỏ
2. Hoạt đông khám phá luyện tập (18)
Hoạt động 1
Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn
Mục tiêu
- Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Chuyền bóng hoặc đồ vật theo tiếng đàn.
Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn Luật chơi và cách chơi: Nhóm đứng thành vòng tròn nghe nhạc và chuyền đồ vật



- GV kèn chậm để HS thực hiện đúng yêu cầu. Khi HS làm tốt GV kèn với nhịp độ nhanh dần để HS luyện tập phản xạ.
Hoạt động tổ (nhóm)
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV;
+ Chơi theo nhóm 6 em với 3 quả bóng (hoặc 3 khăn voan) HS có bóng xen kẽ giữa các bạn không có

- HS chơi theo các nhịp độ khác nhau để luyện tập phản xạ nhanh.
+ Chơi theo nhóm 10 em với 5 quả bóng hoặc (5 khăn voan).Chơi tương tự như nhóm 6 HS.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Hoạt động 2: Đọc nhạc:
Mục tiêu:
- Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ những nốt nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La theo kí hiệu bàn tay.
Cách tiến hành:
+ GV dùng nhạc cụ lấy cao độ chuẩn, hướng dẫn HS luyện đọc cao độ nốt: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La kết hợp kí hiệu bàn tay





- GV và HS cùng luyện tập: GV đọc nhạc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La và làm kí hiệu bàn tay
- GV đọc nhạc các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La
+ Hướng dẫn luyện tập tiết tấu
- GV dùng nhạc cụ trống nhỏ thể hiện tiết tấu cho HS nghe và thực hiện lại nhiều lần.





+ Hướng dẫn đọc nhạc Bài 1 theo kí hiệu bàn tay.
- GV làm kí hiệu bàn tay nét nhạc thứ nhất, tiếp theo nét nhạc thứ hai
- Hướng dẫn HS đọc với nhịp độ vừa phải





+ Luyện tập thực hành:
- GV mời từng tổ đọc nhạc, kết hợp thể hiện kí hiệu bàn tay.


- GV cho HS đọc nhạc kết hợp vận động,


- GV nhận xét chung.
- GV tổ chức trò chơi
Hoạt động cả lớp
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Luyện đọc cao độ:

- HS thực hiện lại theo GV


- HS làm kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc)

+ Luyện tập tiết tấu:
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV luyện tiết tấu kết hợp với trống nhỏ hoặc nhạc cụ khác


+ Đọc nhạc Bài 1 theo kí hiệu bàn tay


*Hoạt động nhóm (tổ)
- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.
Tổ 1 đọc tổ làm kí hiệu bàn tay và ngược lại.
- Đọc cặp đôi bạn đọc bạn kí hiệu và ngược lại.
- HS đọc nhạc kết hợp vận động nhịp nhàng theo giai điệu.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS chơi trò chơi: Tổ 1 đọc Đồ, Rê
Tổ 2 đọc Mi. Pha
Tổ 3 đọc Son, La
Sau đó đọc bài tập 1 theo kí hiệu bàn tay của GV.
3. HĐ Ứng dụng (2 phút)
- GV chốt lại yêu cầu của bài học và khen ngợi các em có ý thức học tập tích cực, đọc nhạc tốt, vận dụng tốt, sáng tạo.
- Về nhà học và xem lại bài chúng ta vừa học và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Hoạt động cả lớp
- Ghi nhớ nội dung của giờ học
- Về hát, đọc nhac, chơi trò chơi cho mọi người cùng thương thức.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...........................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................................................................................................................

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn: Âm nhạc lớp 3


Chủ đề 2: Niềm vui

Tiết 4

Nhạc cụ

Vận dụng Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ


Thời lượng: 01 tiết. Thời gian thực hiện: .../10/2022​

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Phát triển năng lực âm nhạc

- Chơi nhạc cụ (Ma-ra-cát, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định, đệm cho bài hát Nhịp điệu vui.

- Thực hiện đúng hoạt động Vận dụng: Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ.



2. Phát triển Năng lực chung và Phẩm chất

- Về năng lực chung:Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học (qua hoạt động cá nhân); Năng lực giao tiếp và hợp tác (qua hoạt động cặp đôi; nhóm; tổ và cả lớp); Năng lực Sáng tạo (qua hoạt động nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ)

- Về phẩm chất: Góp phần giáo dục các em biết thể hiện niềm lạc quan, đem lại niềm vui cho mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên:


- Máy tính, tivi, file âm thanh, hình ảnh, video, SGK

- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan, Trống con).

2. Học sinh:

- SGK; Nhạc cụ gõ (Thanh phách, Song loan,Trống con)

1. GV: - Đàn phím điện tử. Băng đĩa nhạc, loa đài, máy tính.

2. HS: - SGK, nhạc cụ gõ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA hs
1. HĐ Khởi động (2 phút)
Mục tiêu:
Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi bước vào tiết học
Cách thực hiện:
GV mở nhạc đệm
Hoạt động cả lớp
HS hát kết hợp vỗ tay theo bài hát: Quốc ca Việt Nam.
2. Hoạt đông khám phá luyện tập (18)
Hoạt động 1:
Nhạc cụ
Mục tiêu:
- Chơi nhạc cụ (Ma-ra-cát, động tác cơ thể) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được nhịp độ ổn định, đệm cho bài hát Nhịp điệu vui.
GV hướng dẫn các bước thực hiện nhạc cụ và chọn nhạc cụ cho phần thể hiện gõ đệm
Luyện tập tiết tấu:



















Hướng dẫn Ứng dụng đệm cho bài hát: Nhịp điệu vui

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp đệm cho bài hát trong những cách sau:
GV mở nhạc (giai điệu ) Bài Nhịp điệu vui để HS gõ đệm.
GV hát để HS gõ đệm.
Phân công tổ 1,2 hát tổ 3,4 gõ đệm và ngược lại
GV nhận xét tuyên dương.
Hoạt động cả lớp
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
+ Luyện tập tiết tấu:
- Luyện tập tiết tấu bằng nhạc cụ (chọn nhạc cụ hiện có trong phòng âm nhạc):
- HS luyện tấu tiết thứ nhất băng nhạc cụ gõ vừa đếm (1-2-3, 4-5-6-7-8-9)


- Luyện tập tiết tấu thứ hai bằng động tác tay chân vừa đếm (1-2-3-4-5-6):

Hoạt động theo tổ(nhóm)
HS tổ, nhóm, cá nhân luyện tập và thể hiện tiết tấu. HS nghe GV sửa sai ( nếu có)
Ứng dụng đệm cho bài hát: Nhịp điệu vui
Hoạt động cả lớp


- Nghe giai điệu gõ đệm theo

Nghe giáo viên hát gõ đệm theo
Thực hiện luân phiên tổ hát tổ gõ và ngược lại.
- Cá nhân, nhóm xung phong lên lớp thể hiện .
Hoạt động 2: Vận dụng: Nghe âm sác đoán tên nhạc cụ (12 phút)
Mục tiêu:
- Nghe âm sắc đoán tên nhạc cụ qua hoạt động Vận dụng.
Cách thực hiện:
-
GV hướng dẫn Nghe và đoán tên nhạc cụ.
+ Mức độ khó: Đoán tên nhạc cụ
GV đưa 4 nhạc cụ (trống nhỏ, thanh phách, trai-en-go, Ma-ra-cát) cho 4 HS ngồi dưới lớp. Người chơi xung phong lên bảng, đứng quay lưng xuống lớp. Gv điều khiển chỉ HS nào thì HS đó gõ nhạc cụ người chơi pahri đoán đúng tên nhạc cụ. Tiếp theo GV mời HS khác lên chơi.
+ Mức độ khó: Đoán tên 2 nhạc cụ
GV điều khiển: GV chỉ bất kì 2 HS cùng gõ nhạc cụ, người chơi phải đoán đúng tên 2 nhạc cụ. Tiếp theo GV mời HS khác lên chơi
Hoạt động cả lớp

- HS nghe và đoán tên nhạc cụ
- 4 HS chơi nhạc cụ
- 4 HS lên đoán nhạc cụ
Trò chơi tiếp tục ở nhóm HS khác




- HS thực hiện khi GV yêu cầu
3. HĐ Ứng dụng (3 phút)
- GV chốt lại yêu cầu của bài học, chốt lại chủ đề 1. khen ngợi các em có ý thức học tập tích cực, đọc nhạc tốt, vận dụng chính xác, sáng tạo.
Động viên những em còn rụt rè, chưa mạnh dạn cần cố gắng hơn.
- Dặn các em về nhà xem lại các nội dung đã học
Hoạt động cả lớp
- Ghi nhớ nội dung của giờ học
- Về hát kết hợp gõ đệm, chơi trò chơi cho mọi người cùng thương thức.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

1707906144685.png
 

DOWNLOAD FILE

  • yopo.vn--KHBD ÂM NHAC3 CD.rar
    13 MB · Lượt xem: 0
Nếu bạn cảm thấy nội dung chủ đề bổ ích , Hãy LIKE hoặc bình luận để chủ đề được sôi nổi hơn
  • Từ khóa
    âm nhạc lớp 3 âm nhạc lớp 3 bài 1 âm nhạc lớp 3 bài 2 âm nhạc lớp 3 bài ca đi học âm nhạc lớp 3 bài cùng múa hát dưới trăng âm nhạc lớp 3 bài em yêu trường em âm nhạc lớp 3 bài gà gáy âm nhạc lớp 3 bài hát ngày mùa vui âm nhạc lớp 3 bài lớp chúng ta đoàn kết âm nhạc lớp 3 bài lớp chúng ta đoàn kết karaoke âm nhạc lớp 3 bài ngày mùa vui âm nhạc lớp 3 bài quốc ca việt nam âm nhạc lớp 3 bài đếm sao âm nhạc lớp 3 cả năm âm nhạc lớp 3 chân trời sáng tạo âm nhạc lớp 3 chị ong nâu và em bé âm nhạc lớp 3 con gà gáy âm nhạc lớp 3 cùng múa hát dưới trăng âm nhạc lớp 3 cùng múa vui âm nhạc lớp 3 em là bông hồng nhỏ âm nhạc lớp 3 em yêu trường em âm nhạc lớp 3 gà gáy âm nhạc lớp 3 học kì 1 âm nhạc lớp 3 học kỳ 2 âm nhạc lớp 3 karaoke âm nhạc lớp 3 kì 1 âm nhạc lớp 3 kì 2 âm nhạc lớp 3 lớp chúng ta đoàn kết âm nhạc lớp 3 mèo đi câu cá âm nhạc lớp 3 ngày mùa vui âm nhạc lớp 3 ngày mùa vui lời 2 âm nhạc lớp 3 pdf âm nhạc lớp 3 quốc ca việt nam âm nhạc lớp 3 sen hồng âm nhạc lớp 3 tập 2 âm nhạc lớp 3 tiếng hát bạn bè mình âm nhạc lớp 3 tiết 1 âm nhạc lớp 3 tiết 12 âm nhạc lớp 3 tiết 14 âm nhạc lớp 3 tiết 15 âm nhạc lớp 3 tiết 16 âm nhạc lớp 3 tiết 2 âm nhạc lớp 3 tiết 30 âm nhạc lớp 3 tiết 33 âm nhạc lớp 3 tiết 6 âm nhạc lớp 3 tiết 8 âm nhạc lớp 3 trang 6 âm nhạc lớp 3 tuần 1 âm nhạc lớp 3 tuần 12 âm nhạc lớp 3 tuần 14 âm nhạc lớp 3 tuần 16 âm nhạc lớp 3 tuần 2 âm nhạc lớp 3 tuần 21 âm nhạc lớp 3 tuần 22 âm nhạc lớp 3 tuần 30 âm nhạc lớp 3 tuần 31 âm nhạc lớp 3 tuần 33 âm nhạc lớp 3 tuần 6 âm nhạc lớp 3 tuần 8 âm nhạc lớp 3 đếm sao âm nhạc lớp 6 tap doc nhac so 3 âm nhạc lớp 7 tđn số 3 âm nhạc lớp 9 tập đọc nhạc số 3 lá xanh âm nhạc lớp ba bài hát âm nhạc lớp 3 bài hát bài ca đi học âm nhạc lớp 3 chuyên đề dạy âm nhạc lớp 3 dạy âm nhạc lớp 3 dạy học môn âm nhạc lớp 3 gà gáy âm nhạc lớp 3 karaoke giáo an âm nhạc lớp 3 giáo án âm nhạc lớp 3 bài em yêu trường em giáo an âm nhạc lớp 3 cktkn giáo an âm nhạc lớp 3 học kỳ 2 giáo án âm nhạc lớp 3 mới nhất giáo an âm nhạc lớp 3 năm 2018 giáo an âm nhạc lớp 3 trọn bộ violet giáo án âm nhạc lớp 3 tuần 1 giáo an âm nhạc lớp 3 violet giáo an âm nhạc lớp 3 vnen giáo án môn âm nhạc lớp 3 violet giáo án powerpoint âm nhạc lớp 3 kể chuyện âm nhạc lớp 3 kế hoạch dạy học âm nhạc lớp 3 môn âm nhạc lớp 3 mục lục âm nhạc lớp 3 ngày mùa vui karaoke âm nhạc lớp 3 nhạc lớp 3 bài ca đi học nhạc lớp 3 ngày mùa vui nhận xét âm nhạc lớp 3 những bài hát âm nhạc lớp 3 ppct âm nhạc lớp 3 sách âm nhạc lớp 3 sách âm nhạc lớp 3 bài ca đi học sách âm nhạc lớp 3 bài quốc ca việt nam sách âm nhạc lớp 3 online sách âm nhạc lớp 3 pdf sách mềm âm nhạc lớp 3 tập bài hát lớp 3 bài ca đi học tập bài hát lớp 3 ngày mùa vui tiết dạy mẫu âm nhạc lớp 3 video âm nhạc lớp 3 vở âm nhạc lớp 3 vở âm nhạc lớp 3 bài ca đi học
  • HỖ TRỢ ĐĂNG KÝ VIP

    Liên hệ ZALO để được tư vấn, hỗ trợ: ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN VIP
    ZALO:0979702422

    BÀI VIẾT MỚI

    Thống kê

    Chủ đề
    36,153
    Bài viết
    37,622
    Thành viên
    139,818
    Thành viên mới nhất
    Mộng Du Nguyệt

    BQT trực tuyến

    • Yopovn
      Ban quản trị Team YOPO

    Thành viên Online

    Top